Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
13/12/10
338
11
18
HCMC
Em xin nói thêm mục số 2 của bác Phi_Tran:
Thực tế năm nay tuy giá nông sản tăng cao (tiêu, điều, cafe) nhưng bà con nông dân sản xuất trực tiếp không hưởng được bao nhiêu mà chủ yếu thương lái và mấy tay buôn hưởng nhiều nhất, lý do quanh quẩn ở chữ: Nợ.
Bà con nông dân vốn ít hiểu biết về các chính sách, thấy giấy tờ vay khó khăn thì cứ y như rằng vay tín dụng bên ngoài, lãi từ 2%-3%/tháng. và "khi nào đến mùa trả".
Cứ thế, muốn mua phân bón thì ra của hàng lấy phân về, "đến mùa trả", cần xăng dầu tuới tiêu "thiếu đi, đến mùa trả", cần mượn tiền chi tiêu, con cái học hành......."đến mùa trả"
và khi đến mùa, các chủ nợ đến tận vườn, nói giá nào là phải bán giá đó. Trả hết rồi lại vay tiếp và cứ "đến mùa trả".
 
Hạng B2
12/4/11
261
20
18
Bác Phi_Tran rất hiểu các vấn đề của nông dân đấy ạ. XXX ko hoàn thành, thậm chí ko thực hiện nhiệm vụ là nguyên nhân chính mà người dân ko khá lên được. Các bác bảo nông dân chỉ biết bán cho thương lái nhưng các bác có biết là có những vùng nguyên liệu mà đem trực tiếp đến nhà máy mà ko qua thương lái thì họ bị hành ntn ko? Vay vốn cũng vậy, nếu ko qua cò tín dụng thì ko vay dc. Qua cò thì mất phí nhưng vay xong thì muốn làm gì thì làm, nợ mày chịu, mày ko trả dc thì nhà nc chịu. Các chương trình khuyến nông chỉ thực hiện nửa vời, điển hình là các chương trình vùng nguyên liệu. Thôi chả nói nữa......
 
Hạng D
14/8/09
1.276
3.968
113
42
Biên Hoà
oser887 nói:
Em nghĩ nên phải chuyên biệt hóa: DBSCL khí hậu ôn hòa, phù sa thì nên tập trung trồng lúa (như ở An Giang là vựa lúa cả nước, làm ăn rất ổn) còn các vùng miền Trung nhiều bão thì đừng trồng lúa. Miền Băc chõ nào thời tiết không phù hợp thì trồng cái khác đi, như rau chẳng hạn, hay cây ăn quả.

Cảm ơn ý tưởng của bác, nhưng với thu nhập 36 triệu/ năm/ 4 người (1 gia đình) như hiện nay thì nông dân bắt buộc phải bám víu vào 2 vụ lúa để đàm bảo đủ gạo cho cả năm của gia đình. Đa phần nông dân ở các miền quê đều phải tự cung tự cấp, gạo thì từ làm ruộng, rau thì có trong vườn, 1 số loại cây có thể ăn được mọc tự nhiên như rau má, rau sam, dền, rau muống, ... vẫn có thể đảm bảo 1 bữa ăn no bụng. Còn thịt cá thì tuỳ gia cảnh và tuỳ là nhà có khách hay không. Nên nông dân không dám bỏ lúa ra khỏi cơ cấu mùa vụ. Mấy loại nông sản (bắp, đâu phộng, đỗ, ớt ...) kia chỉ là làm thêm kiếm tiền mua thịt cá thôi.
oser887 nói:
Để giảm thiểu ảnh hưởng của tự nhiên mình có thể dùng công nghệ không bác? Thí dụ để giảm bớt sâu bệnh, mình canh tác trong nhà lưới. Rồi trồng rau thủy canh, trồng trên giá thể thì đâu có cần đất gì đâu bác, tiết kiệm nước mà năng suất lại cao gấp 2-3 lần.

Thay vì cái ruộng cả đời ông cha cứ phải trồng lúa năng suất thấp, lo lũ lụt, lo hạ hán thì mình giải quyết bài toán ngược lại là cái đất đó to nhỏ như thế, chỗ đó, trồng gì là tối ưu nhất, có thể dùng công nghệ gì vv ....

Vấn đề quan trọng nhất là vốn đầu tư ban đầu ? Ngoài khả năng của đa phần nông dân.
Thứ nữa là sản xuất nông nghiệp không thể chuyên canh cả năm 1 loại được, lý do là mùa sâu bệnh. Nông dân từ ngàn xưa đã biết điều này, nên luôn luôn chia sản xuất nông nghiệp ra thành 3-4 vụ khác nhau. Nếu trồng trái vụ thì khả năng mất trắng do sâu bệnh là rất cao.
 
Tập Lái
20/7/11
4
0
0
Chủ đề rất hay. Nhưng ai tiếp xúc và làm việc trực tiếp với nông dân rồi mới biết: tại sao họ nghèo, tại sao vẫn nghèo, nghèo có phải do họ?. Theo mình, nghèo là do họ. Để họ giàu, phải có tư duy. Chắc các bác sẽ phản đối, đã nông dân mà còn tư duy gì? Do đó, họ vẫn nghèo cho đến khi nào thay đổi được tư duy
 
Hạng B2
4/4/07
301
2
16
54
conhantao nói:
Chủ đề rất hay. Nhưng ai tiếp xúc và làm việc trực tiếp với nông dân rồi mới biết: tại sao họ nghèo, tại sao vẫn nghèo, nghèo có phải do họ?. Theo mình, nghèo là do họ. Để họ giàu, phải có tư duy. Chắc các bác sẽ phản đối, đã nông dân mà còn tư duy gì? Do đó, họ vẫn nghèo cho đến khi nào thay đổi được tư duy
Em đồng ý với bác, nhưng vấn đề là làm sao để thay đổi được tư duy của đại đa số nông dân khi họ không đủ no, không đủ ấm !!! Do vậy mới cần lắm những nhà hoạch định, kế hoạch và những người có tầm có Tâm từ trong và ngoài nhà nước.
 
Hạng D
14/8/09
1.276
3.968
113
42
Biên Hoà
conhantao nói:
Chủ đề rất hay. Nhưng ai tiếp xúc và làm việc trực tiếp với nông dân rồi mới biết: tại sao họ nghèo, tại sao vẫn nghèo, nghèo có phải do họ?. Theo mình, nghèo là do họ. Để họ giàu, phải có tư duy. Chắc các bác sẽ phản đối, đã nông dân mà còn tư duy gì? Do đó, họ vẫn nghèo cho đến khi nào thay đổi được tư duy

Có thể bác có 1 cách tiếp cận khác, 1 cách nhìn khác để khái quát lên phát biểu này, bác có thể chia sẻ với em được không ?
 
Hạng D
14/5/08
2.537
22.450
113
lovecarsaigon nói:
conhantao nói:
Chủ đề rất hay. Nhưng ai tiếp xúc và làm việc trực tiếp với nông dân rồi mới biết: tại sao họ nghèo, tại sao vẫn nghèo, nghèo có phải do họ?. Theo mình, nghèo là do họ. Để họ giàu, phải có tư duy. Chắc các bác sẽ phản đối, đã nông dân mà còn tư duy gì? Do đó, họ vẫn nghèo cho đến khi nào thay đổi được tư duy
Em đồng ý với bác, nhưng vấn đề là làm sao để thay đổi được tư duy của đại đa số nông dân khi họ không đủ no, không đủ ấm !!! Do vậy mới cần lắm những nhà hoạch định, kế hoạch và những người có tầm có Tâm từ trong và ngoài nhà nước.
Các bác bảo nông dân tư duy (em đoán tư duy là kinh doanh) thì ai tư duy về việc trồng lúa, bón phân, diệt sâu rầy, nhìn trời, nhìn mây ... ??

Quản lý tầm vĩ mô chỉ có các bạn đầy tớ nhân dân mà thôi.
 
Tập Lái
20/7/11
4
0
0
koonjang nói:
lovecarsaigon nói:
conhantao nói:
Chủ đề rất hay. Nhưng ai tiếp xúc và làm việc trực tiếp với nông dân rồi mới biết: tại sao họ nghèo, tại sao vẫn nghèo, nghèo có phải do họ?. Theo mình, nghèo là do họ. Để họ giàu, phải có tư duy. Chắc các bác sẽ phản đối, đã nông dân mà còn tư duy gì? Do đó, họ vẫn nghèo cho đến khi nào thay đổi được tư duy
Em đồng ý với bác, nhưng vấn đề là làm sao để thay đổi được tư duy của đại đa số nông dân khi họ không đủ no, không đủ ấm !!! Do vậy mới cần lắm những nhà hoạch định, kế hoạch và những người có tầm có Tâm từ trong và ngoài nhà nước.
Các bác bảo nông dân tư duy (em đoán tư duy là kinh doanh) thì ai tư duy về việc trồng lúa, bón phân, diệt sâu rầy, nhìn trời, nhìn mây ... ??

Quản lý tầm vĩ mô chỉ có các bạn đầy tớ nhân dân mà thôi.
Nói thật với bác, mình từng là nông dân, con của nông dân, sống ở nông thôn, tiếp xúc hàng ngày với nông dân do đó mình không muốn là nông dân kiểu như vậy được.
1. Vấn đề về tư duy kinh doanh chắc có lẽ chưa cần bàn tới đâu. Họ đã làm hết trách nhiệm là một nông dân đâu là còn lo về tư duy kinh tế? Tư duy ở đây là sự chuyên nghiệp. Thiếu tính chuyên nghiệp lắm bác ạ. Bác thử đi thuyết phục nông dân mà xem, bác sẽ hiểu ngay mà.
2. Một vấn đề nữa là: nông dân hãy tự cứu lấy mình. Không ai cứu họ đâu. Nhà nước chỉ hỗ trợ mang tính vĩ mô mà thôi. Vấn đề vi mô thì ai lo cho họ? Tư duy ở đây là độc lập, tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc sống của mình. Từ đó có những cách thích ứng tốt hơn.
3. Tiếp theo, cách nhìn của xã hội-nông dân. Tự nông dân nhìn mình: "sao không ai quan tâm tới tôi", tự cho mình đáng được giúp đỡ. Ở ngoài nhìn vào: "sao họ khổ quá, cực quá", nhìn với ánh mắt thương hại. Thử hỏi khi nào họ khá lên được???
=====>Cho nên, họ đang thiếu tư duy trầm trọng. Mà không có tư duy thì lấy nền tảng đâu mà họ khá được???
 
Hạng D
14/8/09
1.276
3.968
113
42
Biên Hoà
conhantao nói:
Tư duy ở đây là sự chuyên nghiệp. Thiếu tính chuyên nghiệp lắm bác ạ. Bác thử đi thuyết phục nông dân mà xem, bác sẽ hiểu ngay mà.



Em chia sẻ chuyện thiếu tính chuyên nghiệp của bác nói, chỉ là đối với 1 vấn đề liên quan đến "tiền" nhiều khi người ta phải cân nhắc, như em đây chỉ có ông bà là nông dân thôi. Nhưng nếu em chưa thấy cái lợi mà em có thể nhận được, thì em thà bảo thủ vẫn hơn. Ao hồ nguy hiểm lắm.
Em nghĩ nếu chứng minh được tính hiệu quả nông dân sẽ chạy theo ào ào, chỉ là mấy bác có chuyên môn đi minh chứng cho nông dân thấy cái lợi, đã trả hết chữ cho thầy. Không cho người ta thấy cái lợi thôi. Thấy lợi ai mà không làm, chỉ thấy "lo lo" mới không làm thôi.

conhantao nói:
2. Một vấn đề nữa là: nông dân hãy tự cứu lấy mình. Không ai cứu họ đâu. Nhà nước chỉ hỗ trợ mang tính vĩ mô mà thôi. Vấn đề vi mô thì ai lo cho họ? Tư duy ở đây là độc lập, tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc sống của mình. Từ đó có những cách thích ứng tốt hơn.

Lực bất tòng tâm bác ạ !
Trên bảo dưới không nghe là nỗi (em không biết dùng từ gì cho đúng) của tất cả mọi người. Không riêng gì xxx đâu.

conhantao nói:
3. Tiếp theo, cách nhìn của xã hội-nông dân. Tự nông dân nhìn mình: "sao không ai quan tâm tới tôi", tự cho mình đáng được giúp đỡ. Ở ngoài nhìn vào: "sao họ khổ quá, cực quá", nhìn với ánh mắt thương hại. Thử hỏi khi nào họ khá lên được???

Cái này em nghĩ là bác nhận định sai rồi, bác về quê mà nói câu này trước mặt các bác nông dân tầm 30-40 tuổi thử.
Haizz, chỉ sợ bác không còn mà lên OS để tranh luận với em.
 
Tập Lái
20/7/11
4
0
0
Phi_Tran nói:
conhantao nói:
Tư duy ở đây là sự chuyên nghiệp. Thiếu tính chuyên nghiệp lắm bác ạ. Bác thử đi thuyết phục nông dân mà xem, bác sẽ hiểu ngay mà.



Em chia sẻ chuyện thiếu tính chuyên nghiệp của bác nói, chỉ là đối với 1 vấn đề liên quan đến "tiền" nhiều khi người ta phải cân nhắc, như em đây chỉ có ông bà là nông dân thôi. Nhưng nếu em chưa thấy cái lợi mà em có thể nhận được, thì em thà bảo thủ vẫn hơn. Ao hồ nguy hiểm lắm.
Em nghĩ nếu chứng minh được tính hiệu quả nông dân sẽ chạy theo ào ào, chỉ là mấy bác có chuyên môn đi minh chứng cho nông dân thấy cái lợi, đã trả hết chữ cho thầy. Không cho người ta thấy cái lợi thôi. Thấy lợi ai mà không làm, chỉ thấy "lo lo" mới không làm thôi.

conhantao nói:
2. Một vấn đề nữa là: nông dân hãy tự cứu lấy mình. Không ai cứu họ đâu. Nhà nước chỉ hỗ trợ mang tính vĩ mô mà thôi. Vấn đề vi mô thì ai lo cho họ? Tư duy ở đây là độc lập, tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc sống của mình. Từ đó có những cách thích ứng tốt hơn.

Lực bất tòng tâm bác ạ !
Trên bảo dưới không nghe là nỗi (em không biết dùng từ gì cho đúng) của tất cả mọi người. Không riêng gì xxx đâu.

conhantao nói:
3. Tiếp theo, cách nhìn của xã hội-nông dân. Tự nông dân nhìn mình: "sao không ai quan tâm tới tôi", tự cho mình đáng được giúp đỡ. Ở ngoài nhìn vào: "sao họ khổ quá, cực quá", nhìn với ánh mắt thương hại. Thử hỏi khi nào họ khá lên được???

Cái này em nghĩ là bác nhận định sai rồi, bác về quê mà nói câu này trước mặt các bác nông dân tầm 30-40 tuổi thử.
Haizz, chỉ sợ bác không còn mà lên OS để tranh luận với em.

Hồi xưa em có triển khai chương trình của tổ chức lương nông thế giới (FAO) về sản xuất bền vững. Em mới thấy và nói với bác những điều trên.
Cuối cùng, như bác nói, nông dân nghèo chả phải do họ???. Họ nghèo là do người khác làm họ nghèo???
Theo em, khi nào họ còn đổ lỗi cho người khác, khi đó họ vẫn còn nghèo
 
Status
Không mở trả lời sau này.