Dạ em là nông dân nên lót dép lắng nghe các bác phân tích. Em thích kiểu phân tích của bác Phi Trânngr040 nói:Mấy người chỉ biết chỉ trích cá nhân mà không có chút đóng góp ý kiến gì thì không nên tham gia làm gì đâu bác à.
Bomlaem nói:Bác nguy hiểm quángr040 nói:Em ghét nghe cái điệp khúc tại xxx không a, b, c, ... nên người dân mới chịu thiệt x, y, z, ... "Tiên trách kỉ, hậu trách nhân", việc của mình mình phải tự tìm hướng đi chứ có chuyện thì đổ cho người khác mà tại sao không chính ở bản thân mình?!
- Status
- Không mở trả lời sau này.
Bác này nói đúng nè. Nguyên nhân chính là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. 1h ruộng trồng lúa kiểu gì thì cũng giàu sao được. Còn các bác đại gia có nhiều ruộng lúa ở ĐBSCL thì cũng ổn lắm, đi xe hơi như ai. Nói so sánh kiểu như làm quán cóc vỉa hè vs. người làm siêu thị vậy. Diện tích lớn thì phải cơ giới hóa, có công nghệ thì vẫn làm được dù ít người. Tuy nhiên cái này cần vốn và hỗ trợ kỹ thuật và xxx phải chủ động hỗ trợ trong việc này.
tuonglahay nói:Các hoạt động nông nghiệp, trong xã hội có nền kinh tế phát triển về nguyên tắc đều là các hoạt động có thu nhập thấp.
Giả sử 1 người nông dân có 1ha ruộng (1 con số được coi là lớn hiện nay). Trồng lúa 3 vụ/năm, năng suất cả năm là 20 tấn (con số tương đối tối ưu, hiện có những nơi vụ chính đạt năng suất 10tấn/ha nhưng tính cả năm cũng chỉ 20tấn). Cho rằng giá lúa là 6000/kg và lợi nhuận là 30% như mục tiêu chính phủ đề ra. Vậy người nông dân đạt được thu nhập 36 triệu/năm, một con số khó tự hào được.
Chính vì vậy, các nước Phương Tây/Mỹ đã giảm tỷ lệ dân nông thôn xuống rất thấp (20%) cho phép nông dân canh tác trên diện tích >4ha/người. Ngoài ra còn có nhiều biện phát tập trung hoá/cơ giới hoá để nâng cao năng suất lao động của nông dân. Tuy vậy, thu nhập của nông dân ở các nước tiên tiến này vẫn không đủ để hấp dẫn nông dân, vì vậy Nhà Nước của họ phải đưa ra đủ các biện pháp để hỗ trợ nông dân: trợ giá, ưu đãi xã hội, xuất khẩu...
Nông dân VN hiện chiếm 70% dân số (tính cả già trẻ lớn bé) với diện tích SX chỉ khoảng 1000m2/người, quy mô thì manh mún thì làm sao mà giàu lên nổi. Em kính phục những người nông dân tuy có thu nhập thấp nhưng vẫn nuôi dưỡng được con cái thành tài.
Về vai trò của xxx, đáng trách thì nhiều mà đáng thông cảm cũng lắm, không phải điều gì báo chí nêu lên cũng là lỗi của xxx đâu.
Em nghĩ nên phải chuyên biệt hóa: DBSCL khí hậu ôn hòa, phù sa thì nên tập trung trồng lúa (như ở An Giang là vựa lúa cả nước, làm ăn rất ổn) còn các vùng miền Trung nhiều bão thì đừng trồng lúa. Miền Băc chõ nào thời tiết không phù hợp thì trồng cái khác đi, như rau chẳng hạn, hay cây ăn quả.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của tự nhiên mình có thể dùng công nghệ không bác? Thí dụ để giảm bớt sâu bệnh, mình canh tác trong nhà lưới. Rồi trồng rau thủy canh, trồng trên giá thể thì đâu có cần đất gì đâu bác, tiết kiệm nước mà năng suất lại cao gấp 2-3 lần.
Thay vì cái ruộng cả đời ông cha cứ phải trồng lúa năng suất thấp, lo lũ lụt, lo hạ hán thì mình giải quyết bài toán ngược lại là cái đất đó to nhỏ như thế, chỗ đó, trồng gì là tối ưu nhất, có thể dùng công nghệ gì vv ....
Thực tình mà nói có nông dân mình cả đời trồng lúa chỉ biết trồng lúa, kinh nghiệm trồng lúa thì rất nhiều nhưng về khoản kinh doanh có mấy ai được đào tạo bài bản, rồi bị thương lái ép, sao không tìm đầu ra, sao không làm thương hiệu vv....
Rồi về thông tin thì có trên internet, em đã gặp các bác nông dân tiên tiến dùng internet đọc thông tin, tài liệu và tạo lợi thế canh tranh. Rồi áp dụng công nghệ. Em thấy một số bác nông dân thế hệ mới làm ăn rất ổn.
Em đi xem các nước thấy phần lớn nông dân mình thiệt thòi nhiều quá, chủ yếu lớn nhất là về vốn và quan trọng hơn là về kiến thức kinh doanh, nông nghiệp công nghệ cao. Đã gọi là nông dân VN thì phần lớn có mấy ai được đào tạo bài bản đâu? Nhưng trách nông dân sao được, cái này là xxx phải chủ động hỗ trợ.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của tự nhiên mình có thể dùng công nghệ không bác? Thí dụ để giảm bớt sâu bệnh, mình canh tác trong nhà lưới. Rồi trồng rau thủy canh, trồng trên giá thể thì đâu có cần đất gì đâu bác, tiết kiệm nước mà năng suất lại cao gấp 2-3 lần.
Thay vì cái ruộng cả đời ông cha cứ phải trồng lúa năng suất thấp, lo lũ lụt, lo hạ hán thì mình giải quyết bài toán ngược lại là cái đất đó to nhỏ như thế, chỗ đó, trồng gì là tối ưu nhất, có thể dùng công nghệ gì vv ....
Thực tình mà nói có nông dân mình cả đời trồng lúa chỉ biết trồng lúa, kinh nghiệm trồng lúa thì rất nhiều nhưng về khoản kinh doanh có mấy ai được đào tạo bài bản, rồi bị thương lái ép, sao không tìm đầu ra, sao không làm thương hiệu vv....
Rồi về thông tin thì có trên internet, em đã gặp các bác nông dân tiên tiến dùng internet đọc thông tin, tài liệu và tạo lợi thế canh tranh. Rồi áp dụng công nghệ. Em thấy một số bác nông dân thế hệ mới làm ăn rất ổn.
Em đi xem các nước thấy phần lớn nông dân mình thiệt thòi nhiều quá, chủ yếu lớn nhất là về vốn và quan trọng hơn là về kiến thức kinh doanh, nông nghiệp công nghệ cao. Đã gọi là nông dân VN thì phần lớn có mấy ai được đào tạo bài bản đâu? Nhưng trách nông dân sao được, cái này là xxx phải chủ động hỗ trợ.
Phi_Tran nói:kimlong501 nói:@Phi_tran: Như vậy, việc ngèo của nông dân là do lỗi của xxx ta, từ thiếu thông tin đến hỗ trợ cho nông dân đúng ko a ?? Nếu như a sản xuất những sản phẩm khác, khi a gặp khó khăn thì a có đổ lỗi là do xxx cung cấp thông tin thiếu cho a ko ??? Quan điểm của e là xxx phải hỗ trợ nhưng mà phần nào thôi, chứ ko phải mình ngèo là do lỗi của họ.
Nông thôn và nông dân hoàn toàn không giống như sản xuất công nghiệp. Đối với sản xuất công nghiệp, em chỉ việc đầu tư vào máy móc thiết bị để ra sản phẩm. Nên nếu sản phẩm này không bán được em có thể đầu tư thay đổi công nghệ để sản xuất ra sản phẩm khác . Mà không bị điều kiện tự nhiên ràng buộc, chỉ bị luật pháp ràng buộc thôi.
Còn đối với sản xuất nông nghiệp còn phải gánh nặng vào tự nhiên, thiên nhiên, mùa vụ....
Nó nôm na là thế này:
Đối với ruộng nước thỉ em chỉ có thể canh tác được lúa nước, hoặc các loại cây có khả năng cho nông sản mà có thể sinh trưởng trong điều kiện ngập nước. Rồi xen canh bằng việc nuôi cá trong ruộng, vấn đề này rất khó, yêu cầu kỹ thuật cao, dự báo thời tiết phải chính xác. Nếu không có 2 điều này thì cây cũng chết mà cá cũng không sống được. Nước thuỷ lợi lại phụ thuộc vào nguồn nước của sông ngòi và người nông dân thì phải bỏ tiền ra mua (mua ở đây không giống như mình mua nước máy về sử dụng đâu, mua nước thuỷ lợi đóng theo năm - và cũng phải phụ thuộc vào kế hoạch của cơ quan thủy lợi và đia phương). Nên ví dụ em bỏ tiền ra nuôi cá trong ruộng nước, nhưng năm đó hạn hán, thì em sẽ lỗ nặng (cá phải có thời gian phát triển ít nhất là 4 tháng). Chính vì lý do này mà người nông dân không ham hố việc nuôi cá trong ruộng nước.
Đối với ruộng cạn: Việc gieo trồng bắt buộc phải theo mùa vụ. Mùa lúa bắt buộc phải trồng lúa, mùa bắp bắt buộc trồng bắp, cái này là theo cơ cấu mùa vụ của địa phương. Và cây trồng thì phải tránh mùa sâu bệnh. Nên mới có tình trạng ở miền Bắc và miền Trung chỉ có thể sản xuất lúa vào 2 vụ trong năm. Vụ tháng 05 và vụ tháng 10. Còn những vụ khác thì thay thế bằng đậu phộng, bắp, khoai lang, đậu, ớt ....
Em cũng có ý đúng là không thể đổ hết lỗi lên đầu xxx, nhưng với tình trạng hiện nay, thì có thể khẳng định nông dân nghèo là do các cơ quan chức năng được lập ra hỗ trợ nông dân không hoàn thành trách nhiệm trên giao. Nói chung không lo chuyên môn, chỉ lo làm kinh tế, dân chết mặc dân.
Để hiểu rõ tầng lớp nào, em hãy lại gần họ, sống cạnh họ, thở dài theo hơi thở của họ, giật mình giữa đêm như họ. Lau nước mắt vì "hết tiền" như họ. Như thế em mới hiểu hết cái khổ của họ.
Anh có thể khẳng định câu này: "Không 1 cha mẹ nào cam chịu cho con cái mình thiếu thốn, nghèo khổ, đói rách như họ. Chỉ là họ không thể vuợt qua được, và họ cùng con cái họ phải cam chịu"
khi nào nông dân Việt nam có thể mang lúa, khoai, cá.,... ra ủy ban nhân dân tỉnh đổ thay vì bán cho thương lái thì mới có thể giàu chứ như hiện nay thì muôn kiếp làm trâu ngựa cho xxx
Cái kiểu ăn vạ thế thì hay ho gì mà lăng xê?
Nông Dân SG nói:khi nào nông dân Việt nam có thể mang lúa, khoai, cá.,... ra ủy ban nhân dân tỉnh đổ thay vì bán cho thương lái thì mới có thể giàu chứ như hiện nay thì muôn kiếp làm trâu ngựa cho xxx
có nghĩa là không làm việc, suy nghĩ theo kiểu nông dân bác ạkimlong501 nói:@bravia:sao vậy bác ?? Ko lẽ mình ăn cơm bằng niềm tin ??
Em xin nêu nhận xét CÁ NHÂN, nếu các bác thấy sai thì ném đá cho em nó tỉnh ra
Mục tiêu sống của phần đông nông dân ta :
-"Thôi mày cứ đi học, thầy u khổ mấy cũng ráng cho mày thoát khỏi con trâu cái cày".
Đấy nhé, mục tiêu của bà con vất vả là cho con nó đi học đại học, rồi ra thành phố... làm thuê .
Vậy là những người ở lại, sản xuất hạt lúc nuôi đời mặc nhiên coi như là kẻ thất bại, thối chí, chấp nhận số phận hẩm hiu !
Mục tiêu sống của phần đông nông dân ta :
-"Thôi mày cứ đi học, thầy u khổ mấy cũng ráng cho mày thoát khỏi con trâu cái cày".
Đấy nhé, mục tiêu của bà con vất vả là cho con nó đi học đại học, rồi ra thành phố... làm thuê .
Vậy là những người ở lại, sản xuất hạt lúc nuôi đời mặc nhiên coi như là kẻ thất bại, thối chí, chấp nhận số phận hẩm hiu !
tuonglahay nói:Các hoạt động nông nghiệp, trong xã hội có nền kinh tế phát triển về nguyên tắc đều là các hoạt động có thu nhập thấp.
Giả sử 1 người nông dân có 1ha ruộng (1 con số được coi là lớn hiện nay). Trồng lúa 3 vụ/năm, năng suất cả năm là 20 tấn (con số tương đối tối ưu, hiện có những nơi vụ chính đạt năng suất 10tấn/ha nhưng tính cả năm cũng chỉ 20tấn). Cho rằng giá lúa là 6000/kg và lợi nhuận là 30% như mục tiêu chính phủ đề ra. Vậy người nông dân đạt được thu nhập 36 triệu/năm, một con số khó tự hào được.
Chính vì vậy, các nước Phương Tây/Mỹ đã giảm tỷ lệ dân nông thôn xuống rất thấp (20%) cho phép nông dân canh tác trên diện tích >4ha/người. Ngoài ra còn có nhiều biện phát tập trung hoá/cơ giới hoá để nâng cao năng suất lao động của nông dân. Tuy vậy, thu nhập của nông dân ở các nước tiên tiến này vẫn không đủ để hấp dẫn nông dân, vì vậy Nhà Nước của họ phải đưa ra đủ các biện pháp để hỗ trợ nông dân: trợ giá, ưu đãi xã hội, xuất khẩu...
Nông dân VN hiện chiếm 70% dân số (tính cả già trẻ lớn bé) với diện tích SX chỉ khoảng 1000m2/người, quy mô thì manh mún thì làm sao mà giàu lên nổi. Em kính phục những người nông dân tuy có thu nhập thấp nhưng vẫn nuôi dưỡng được con cái thành tài.
Về vai trò của xxx, đáng trách thì nhiều mà đáng thông cảm cũng lắm, không phải điều gì báo chí nêu lên cũng là lỗi của xxx đâu.
Em cảm ơn bác Cựu HT vào đây chia sẻ cùng em. Em vẫn tiếp tục cách tiếp cận từ dưới lên trên, với cái nhìn của nông dân bàn về nông dân.
Em xin nói về chỗ bôi đậm: Hiện tại nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ trợ ở tầng vĩ mô cho nông dân. Nhưng thực tế ta nhìn theo con mắt vi mô sẽ thấy các chương trình đó chẳng có thể áp dụng nổi.
1) Giảm các khoản phí, lệ phí cho nông dân: Vấn đề này báo giới đã nói nhiều rồi, em chỉ nhắc lại. Trên là thế, nhưng dưới thì không thế đâu, nông dân vẫn phải è cổ ra đóng rất nhiều khoản phí, lệ phí cho chính quyền địa phương. Nếu chưa đóng thì lúc cần lên xã chứng hồ sơ giấy tờ, xã sẽ không đồng ý chứng mà phải có chứng từ thể hiện đã nộp các khoản phí, lệ phí do xã quy định. Vậy là phép vua là 1 chuyện, còn lệ làng này thế, không sống được thì qua làng khác mà sống nha con
2) Các chương trỉnh cho vay để giảm tải cho nông dân: Sự thật là ở nông thôn, nông dân không thể tiếp cận các khoản vay này. Dù theo quy định khoản cho nông dân vay có thể được phép cho vay tín chấp và NHNN sẽ xử lý các khoản nợ xấu có thể phát sinh. Một sự thật đau lòng.
3) Diện tích sản xuất 1000 m2/người: Không nhận thì lấy gạo đâu mà ăn. Có 1 thực tế là đa phần nông dân sử dụng lúa từ mùa vụ để dành ăn cả năm. Chứ với thu nhập hiện tại của nông dân, chuyện mua gạo ăn như dân thành thị là một XA XỈ PHẨM đích thực. Chuyện manh mún là chuyện phải thông cảm bác ạ, không ai dám bỏ mảnh ruộng nhỏ ấy ra đâu, nếu không muốn chết đói.
- Status
- Không mở trả lời sau này.