Cám ơn những thông tin từ chủ thớt và chia sẻ trải nghiệm rất giá trị của các bác. Ngoài cái ý nghĩa từ nội dung thông tin, mình học hỏi thêm một điều là các tài xế phải có cách nào, không chỉ đọc "chay" từ tài liệu, forum như thế này mà còn nên tự tập dợt, thực hành trước những tình huống, để đến khi có sự cố thì chính mình không bị lúng túng, lúc ấy những phản xạ tự nhiên có ý thức từ những đợt tập dợt trước đây sẽ phát huy tác dụng ngay lập tức. Hiện nay, một số nơi có tổ chức những đợt huấn luyện lái xe gọi là lái xe "phòng vệ", công ty củ của mình trước đây theo yêu cầu của chính sách sức khỏe, an toàn, môi trường, bảo an (HSES) cũng phải định kỳ gửi tất cả tài xế lái xe con, lái xe chở nhân viên đi tham dự các khóa huấn luyện, có kiểm tra cuối khóa. Tài xế nào không qua khỏi những đợt huấn luyện như thế này thì khả năng cho nghỉ việc là rất lớn...
Trả về số N là an toàn nhất nhưng có thể động cơ gầm rú rất dữ trước khi xe dừng và tắt máy. Điều này có thể làm banh động cơ. Trước tiên là : dùng chân trái đạp phanh, bàn chân phải bẩy bàn đạp ga lên. Nếu không bẩy lên được lúc đó mới trả về số N như bài viết.
Bác nò đồng ý cho em một lời khen.
Bác nò đồng ý cho em một lời khen.
Cho phép em phân tích ý kiến của bác theo quan điểm cá nhân em:Trả về số N là an toàn nhất nhưng có thể động cơ gầm rú rất dữ trước khi xe dừng và tắt máy. Điều này có thể làm banh động cơ. Trước tiên là : dùng chân trái đạp phanh, bàn chân phải bẩy bàn đạp ga lên. Nếu không bẩy lên được lúc đó mới trả về số N như bài viết.
Bác nò đồng ý cho em một lời khen.
- Thứ nhất: thao tác mà bác đề xuất rất khó thực hiện, vì chân trái vốn quen với vị trí của chân côn ở bên trái, bàn đạp thắng lại nằm ở bên phải trục tay lái, do bị vướng nên rất khó chuyển chân qua một cách nhanh chóng và nhịp nhàng, ngay cả đối với các tay lái già.
- Thứ hai, bác đề xuất phanh khi chưa cắt côn, lúc này lực ma sát của các má phanh phải thắng được tổng hai lực: lực quán tính của xe đang chuyển động và lực kéo từ động cơ đang gầm rú tạo ra. Nếu bác cắt côn thì các má phanh chỉ phải làm việc để thắng lực quán tính. Sự khác biệt ở hai tình huống là khá lớn, dẫn đến sự khác nhau hoàn toàn về quãng đường phanh. Mà các bác cũng biết, đôi khi quãng đường phanh ngắn hơn 1 - 2m cũng đủ cứu một mạng người....
- Bác có thể quan ngại việc banh động cơ và đưa ra hướng xử lý trên nhưng theo em việc đạp lút ga khi cắt côn cũng như công đoạn kiểm tra khói khi đi đăng kiểm. Có thể hại động cơ ít nhiều nhưng, theo những ý em phân tích trên, so sánh giữa tổn hại động cơ và an nguy của bản thân lẫn người khác thì các bác chỉ được chọn một. Nên luyện tập cho những tình huống như vậy, và người tài xế chỉ có khoảng 0.3 đến 0.5 giây để đưa ra quyết định - một khoảnh khắc có thể thay đổi cuộc đời.
Bác thuanbkck ơi, mình đang nói về xe hộp số tự động. Các tai nạn tăng tốc đột ngột xảy ra ở Mỹ đều là xe AT.
Đây là lý do em thích xe MT, vì sự chủ động trong vận hành.Bác thuanbkck ơi, mình đang nói về xe hộp số tự động. Các tai nạn tăng tốc đột ngột xảy ra ở Mỹ đều là xe AT.
Theo em vẫn nên cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe thì hiệu quả phanh sẽ tăng lên nhiều, dù là AT hay MT. Các bác có thể chọn một đoạn đường vắng và rộng để thử nghiệm và so sánh.
Tôi đã bị một lần ,kẹt bàn đạp ga,lúc đó khoảng 4 h sáng,tài xế kêu ốm nghỉ 1 ngày nên mình chạy thay khi quẹo khúc cua ,tôi phát hiện xe cứ chạy băng băng..ngay lạp tức tôi đạp 2 chân côn,thắng hết cỡ..,tay trả số về mo..xe gầm rú nhưng đứng yên,mình nhấp nhấp coi cần ga có bật lên không,nó càng lún sau đó mình móc mũi giày xuống,kéo ngược lên ,thiệt hú hồn,bà con chạy ra coi ,vì xe kẹt ga rú rất to,giờ mới nhớ tắt chìa khoá..trong bụng lẩm nhẩm may..