Đây nè bác, em mới google nhưng ko biết thằng cha luật có chém ko
Theo quy định tại Điều 492 Bộ Luật Dân sự 2005, hợp đồng cho thuê nhà ở có thời hạn trên 6 tháng thì phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Nếu việc thuê nhà tuân thủ quy định này thì thời hạn chấm dứt hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sẽ được giải quyết theo quy định trong Hợp đồng. Nếu Hợp đồng thuê nhà không tuân theo hình thức nêu trên thì bạn phải chứng minh với cơ quan có thẩm quyền về thời hạn thuê nhà đã chấm dứt.
Về nguyên tắc, khi Hợp đồng thuê nhà hết thời hạn và bên cho thuê không muốn cho thuê tiếp thì Hợp đồng này đương nhiên chấm dứt, quan hệ thuê nhà giữa hai bên chấm dứt. Kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng, bên thuê có nghĩa vụ trả lại nhà cho bên cho thuê, vì vậy bạn có quyền quản lý và định đoạt tài sản của mình. Việc bạn khóa cửa, hay mở cửa nhằm quản lý ngôi nhà là hoàn toàn hợp pháp, không vi phạm pháp luật và không phải là hành vi “bắt người” hay “xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp”. Vì vậy, nếu người thuê trước đó tiếp tục ở lại trong nhà bạn, hành vi này xâm phạm quyền sở hữu của bạn mà pháp luật bảo vệ.
Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, tại điểm d khoản 1 Điều 18 quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi: “Sử dụng trái phép tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 142 Bộ Luật Hình sự, nếu hành vi chiếm giữ nhà ở này “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì có dấu hiệu hình sự và bị xử lý theo quy định của Bộ Luật Hình sự.
Do vậy, bạn có thể viết Đơn tố cáo gửi chính quyền địa phương để can thiệp xử lý, trường hợp có dấu hiệu hình sự thì họ sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan công an có thẩm quyền.