Hạng D
10/1/07
2.397
4
38
Việt Nam
RE: Làm thế nào chặn đừng hành vi lái xe coi thường tính mạng người khác?

có một điều rất rỏ ràng nhưng chưa thấy ai nhắc đến đó là :
- tất cả các tai nạn kinh hoàng đều không phải do chủ xe cầm vô lăng ,nghĩa là chỉ toàn tài xế chạy thuê gây ra mà thôi . tại sao vậy ? tại sao không ai nghiên kíu để tìm nguyên nhân vậy ?
- Chưa thấy xe nhà nào ,xe do chính chủ xe cầm vô lăng mà gây tai nạn cả ( rất hiếm ).
- Lương tài xế chạy thuê 2,5 tr/tháng (chưa kể phụ cấp,..),cứ chạy xã láng , một mạng người có ....30 tr (chưa đến 2,000$!!! quá rẻ ), .....nếu có gì cũng có ....X lo cho rồi ,cùng lắm ở vài năm là ra thôi !!
Nhưng luật quy định người điều khiển PT GT chịu trách nhiệm ,chứ ......đâu có chịu . các bác có biết có nhiều trường hợp nhẩn tâm đến mức không tưởng tượng nổi đó là ...chưa die ,tài xế cho xe de lại ...run over cho die luôn !!! vì die chỉ có 30tr ,nhưng chưa die thì rắc rối vô cùng !!!.
 
Hạng B2
23/11/06
363
8
18
44
Tp.HCM
RE: Làm thế nào chặn đừng hành vi lái xe coi thường tính mạng người khác?

Em thấy trên mấy xe đời mới có hệ thống chỉnh tốc độ cố định khi chạy ngoài xa lộ. Bây giờ bắt buột tất cả các xe phải có hệ thống đó nhưng kèm theo 01 bộ nhận sóng cài đặt từ xa nữa. Trên cột báo tốc độ tối đa gắn bên đường có kèm thêm bộ phát sóng, xe nào đi qua cột thì sẽ tự động chạy theo tốc độ tối đa trên cột báo đó. Không cho người lái đạp thêm ga nữa. Hi hi, lúc đó xe nào cũng chạy đúng tốc độ hết.
 
Tập Lái
19/7/07
24
0
0
RE: Làm thế nào chặn đừng hành vi lái xe coi thường tính mạng người khác?

Em nghĩ các đơn vị vận tải hành khách nên quy về một mối (giống như độc quyền), dễ kiểm tra, báo chí truyền thông theo dõi, hễ có chuyện xãy ra là đánh cho tơi bời (như cái vụ tàu hoả vừa rồi) bảo đảm mọi chuyện sẽ tốt hơn. Chứ để xe dù đầy đường, vì miếng cơm bất chấp tính mạng người khác thì chết chứ chẳng chơi. Xe tư nhân muốn bình yên hoạt động đâu phải dễ (phí này, phí nọ, phí kia, v.v... phí), nên họ tìm cách tận thu bù chi đó mà. Tóm lại là hành khách thì "Hãy là hành khách thông thái" ai cũng nói vậy nên em cũng... vậy nói!
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
RE: Làm thế nào chặn đừng hành vi lái xe coi thường tính mạng người khác?

Bác này thật là!...Ai cũng mong phá thế độc quyền,bác lại muốn.Hồi trước,ngành giao thông vận tải đã độc quyền một thời rồi!(cái thời có phim" Chuyến xe bão táp"đó).Bây giờ hết độc quyền,nhưng nhiều phương tiện kinh doanh GTVT đường bộ lại nằm trong tay một số tư bản,mà không ít trong số họ coi tiền bạc hơn sinh mạng người khác.Họ lạnh lùng thực hiện phương châm"Thương trường là chiến trường".Nên đường giao thông đã thật sự trở thành chiến trường ác liệt...!!!
 
Tập Lái
27/2/07
9
0
0
RE: Làm thế nào chặn đừng hành vi lái xe coi thường tính mạng người khác?

Chuyện này để nhà nước lo mình lo chi cho mệt. Tự mình lái xe cẩn thận đã tốt quá rồi còn tai nạn thì trời kêu ai nấy dạ biết đâu mà lường.
 
JF confirmed
Hạng D
13/5/07
2.332
29.489
113
RE: Làm thế nào chặn đừng hành vi lái xe coi thường tính mạng người khác?

Trích đoạn: hoangkhang2006

Chuyện này để nhà nước lo mình lo chi cho mệt. Tự mình lái xe cẩn thận đã tốt quá rồi còn tai nạn thì trời kêu ai nấy dạ biết đâu mà lường.

Trời kêu kịp dạ hay không thì còn tùy bác ơi. Mình lái xe cẩn thận cho mình rồi cho người, chạy đúng tốc độ, đúng phần đường: Nhưng (lại nhưng nghen bác) gặp mấy xe to xác trong tay tài xế bé đầu; lấn đường như cướp, tốc độ vượt trội thì có rớt lề xuống ruộng.
 
RE: Làm thế nào chặn đừng hành vi lái xe coi thường tính mạng người khác?

"4 giải pháp kiềm chế và tiến tới giảm hẳn tai nạn giao thông
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu 4 giải pháp chủ yếu trong thời gian tới: Trước hết, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về ATGT. Để thực hiện tốt công tác này cần phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, huy động tất cả các lực lượng từ phụ nữ, cựu chiến binh, công nhân viên chức, thanh niên, nông dân, học sinh sinh viên... tham gia; Thứ hai, cần phải có chế tài cụ thể để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm luật lệ ATGT, đặc biệt đối với những trường hợp như điều khiển phương tiện mà không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở những đoạn đường bắt buộc, uống rượu khi điều khiển phương tiện giao thông...; Thứ ba, cần phải xử lý triệt để các điểm đen về tai nạn giao thông, lập lại trật tự hành lang ATGT; Thứ tư, về lâu dài, phải tập trung thực hiện việc xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông đồng bộ, hiện đại, nhằm góp phần kiềm chế và tiến tới giảm hẳn tai nạn giao thông."

(http://www.sggp.org.vn/anninhtrattu/2007/7/111792/)

Hy vọng là 4 giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả thiết thực !
 
Hạng C
2/6/07
856
51
28
53
Hà Nội
RE: Làm thế nào chặn đừng hành vi lái xe coi thường tính mạng người khác?

hiệu quả chứ bác :)
 
Hạng C
7/3/07
574
1.843
93
HCM
RE: Làm thế nào chặn đừng hành vi lái xe coi thường tính mạng người khác?

Các tài xế xe khách, tải, cont ... chạy ẩu gây tai nạn thường có bảo hiểm và chủ xe lo nên bọn này đâu có sợ gì! Nếu có gây chết người thì thấy xử cũng chả nặng lắm. Theo em để trị bọn này thì phải treo bằng, tịch thu bằng lái, thậm chí cấm lái xe vĩnh viễn chẳng hạn. Tuy nhiên để làm được việc này thì cần phải:

- Tăng cường việc kiểm tra và thi bằng lái xe.
- Nếu lái xe không có bằng lái thì phải phạt tiền thật nặng và kèm theo luôn hình phạt tù (kể cả trong trường hợp đang bị treo bằng lái)
- Dữ liệu về việc cấp bằng lái phải được nối mạng để tránh trường hợp bị tịch thu bằng chổ này lại chạy sang chổ khác thi bằng mới.
- Cái cuối cùng để làm tốt các điều trên thì các "cán bộ có trách nhiệm" phải làm việc công tâm!
 
Last edited by a moderator:
RE: Làm thế nào chặn đừng hành vi lái xe coi thường tính mạng người khác?

Đối với xe khách và xe tải - đối tượng chủ yếu gây ra tai nạn - thì một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lái xe xem thường pháp luật và tính mạng của người khác là nằm ở đây : http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/07/3B9F8705/
Do vậy, các biện pháp chế tài nếu chỉ nhắm vào mỗi người lái xe - những người làm thuê, thôi thỉ sẽ là chưa hợp lý và không hiệu quả. Theo tôi, phải gắn trách nhiệm của những ông chủ các doanh nghiệp, chủ các xe tải, xe khách lưu thông trên đường với việc để chiếc xe thuộc sở hữu của mình vi phạm luật giao thông và gây tai nạn. Theo tôi, chỉ cần một trong số các xe thuộc đăng kỳ của doanh nghiệp anh vi phạm thì cơ quan chức năng có quyền tạm ngưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp anh trong vài tháng. Chỉ có cách đó may ra mới có tác dụng răn đe với các ông chủ này. Bởi lẽ thực tế đã chứng minh rằng, không có biện pháp nào đáng sợ hơn là biện pháp đánh thẳng vào "nồi cơm" của họ. Phải quyết liệt, quyết liệt và ....quyết liệt như thế mới ra ngô ra khoai được các bác ơi !