RE: Nhật ký hành trình Adventure Tour 2008 "HCM-Vientiane-Golden Triangle-Luang Prabang"
Qua miền biên giới ngắm chùa vàng cúng Phật
Thăm làng dân tộc ngó sơn nữ cổ dài
Khi mọi cặp mắt đổ dồn về bác trưởng thôn, thì bác ấy dõng dạc nói tiếp: “Em quên không mang theo hộ chiếu”.
Một khoảnh khắc yên lặng đáng sợ rồi sau đó là một trận cười như sấm nổ. Không khí trong xe trở nên náo nhiệt chưa từng có. Nhiều đề nghị được đưa ra ngay lập tức. Nào là bác trưởng thôn nên đứng ở bên này biên giới Thái Lan mà vọng về đất Myanmar, vẫy vẫy khăn tay trắng với đoàn ATT sang bên kia biên giới. Nào là bác trưởng thôn phải chịu hình phạt là trả tiền bữa cơm trưa cho cả đoàn. Bác trưởng thôn cứ thở dài liên tục, chắc trong lòng ruột đau như cắt, chỉ thiếu có nước mắt đầm đìa, cuối cùng xin chấp nhận hình phạt trả tiền cơm trưa.
Hội đua ngựa là vui mừng nhất vì xe lại quay về khách sạn lấy hộ chiếu cho bác trưởng thôn. Cuộc chơi lại được kéo dài thêm. Hình như chính ở thời điểm này, công ty trách nhiệm hữu hạn… hai thành viên Diễm Tý (hay Tý Diễm nhỉ, Iris không nhớ chính xác ) đã ra đời. Nghe nói "trục ma quỷ" này liên minh với nhau đã thu gom được kha khá ngân lượng của các con bạc khát nước.[8D]
Thị trấn Mae Sai nhỏ bé, khiêm nhường. Có đông đúc, có náo nhiệt, nhưng vẫn không che giấu được vẻ nghèo nàn của một vùng đất cách đây không lâu hẳn còn rất hoang vắng. Khá nhiều cửa hàng bán đủ mọi thứ đồ linh tinh, từ quần áo đến hàng lưu niệm.
Một dòng sông nhỏ nước đục cũng mang tên Mae Sai làm thành biên giới tự nhiên giữa Thái Lan và Myanmar. Nhiều nước trên thế giới cũng hay lấy sông làm đường biên giới. Dòng sông trông không có gì đặc biệt, nhịp cầu Hữu Nghị bắc qua sông trông cũng như bất kỳ một cây cầu nào ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam. Nhưng đó là dòng sông biên giới, nhịp cầu làm đường biên giữa hai đất nước. Bên kia là đất Myanmar rồi.
Ấn tượng ban đầu là về những nhân viên hải quan cửa khẩu. Không thân thiện, nhưng cũng chả lạnh lùng, chỉnh tề trong bộ đồng phục khá đẹp, họ nhanh chóng làm những thủ tục qua cửa khẩu cho cả đoàn. Hộ chiếu của mọi người bị giữ lại, thay vào đó là tờ thông hành được cấp tạm thời có giá trị 2 tuần. Nghe nói là du khách châu Á thì được 2 tuần, còn du khách phương Tây chỉ được cấp thông hành có giá trị trong vòng 24 giờ. Một minh chứng cụ thể cho sự khép cửa với phương Tây chăng?
Giá mà có thời gian để đến được Yangoon, thủ đô nay đã trở thành cố đô; đến Mandalay, kinh đô hoàng gia cuối cùng ở Myanmar để ngắm các tháp chứa kinh Phật lừng danh thế giới.
Có lẽ, một ngày nào đó…
Người dân Myanmar ở Tachilek nét mặt có phần khắc khổ hơn người Thái, đa phần mặc trang phục truyền thống, nhất là những người cao tuổi. Hôm nay có lẽ là ngày lễ gì của họ, nên nhiều người ra đường với bộ mặt được vẽ những vạch màu đỏ. Cái nghèo và sự thiếu thốn hình như vẫn lảng vảng đâu đây, qua những chiếc xe bán hàng rong, qua những ngôi nhà cũ kỹ với lối kiến trúc có từ vài chục năm trước. Ít người giao tiếp được bằng tiếng Anh, dù Myanmar ngày trước là thuộc địa của Anh. Tachilek là sự pha trộn kỳ lạ giữa cái ồn ào của một thị trấn tỉnh lẻ mới phất đang tập làm du lịch, với vẻ hoang sơ, trầm lắng của một vùng biên giới với tên gọi tam giác vàng huyền thoại.
Cả đoàn lên mấy chiếc tuk tuk để đi tham quan. Ngôi chùa vàng trên đất Tachilek là điểm đến đầu tiên.
Chùa vàng Shwedagon ở Yangoon được dát bằng vàng thật, cao 98 mét. Truyền thuyết kể rằng ngôi chùa này có từ 2.500 năm trước đây, nhưng chính xác có lẽ được xây khoảng từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ X. Ở Tachilek có một bản sao thu nhỏ của chùa Shwegadon, không thể to lớn, bề thế bằng, nhưng cũng đủ làm khách du lịch phương xa thích thú. Ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi cao, thoáng đãng, ngó xuống có thể thấy ít nhiều phong cảnh Tachilek.
Làm đủ các nghi lễ cúng Phật, té nước ba lần, bảy lần rồi chín lần cho mấy pho tượng nhỏ, thả một chú chim phóng sinh, gõ chín tiếng chuông cầu phúc. Phật giáo Tiểu thừa hay Đại thừa thì cũng cùng một gốc, đường lối tu tập có khác nhau nhưng Phật pháp thì mãi vô biên.
Rời ngôi chùa vàng trên đất Tachilek, những chiếc tuk tuk đưa đoàn đến một nơi gọi là ngôi làng dân tộc, nơi có những người phụ nữ cổ dài nổi tiếng, mà hình ảnh về họ đã được giới truyền thông trên thế giới triệt để khai thác như là một nét độc đáo của đất nước Myanmar.
Những người phụ nữ cổ dài trông như thế nào? Họ có thật là xinh đẹp không với chiếc cổ đặc biệt như vậy? Xin xem hồi sau sẽ rõ.
Qua miền biên giới ngắm chùa vàng cúng Phật
Thăm làng dân tộc ngó sơn nữ cổ dài
Khi mọi cặp mắt đổ dồn về bác trưởng thôn, thì bác ấy dõng dạc nói tiếp: “Em quên không mang theo hộ chiếu”.
Một khoảnh khắc yên lặng đáng sợ rồi sau đó là một trận cười như sấm nổ. Không khí trong xe trở nên náo nhiệt chưa từng có. Nhiều đề nghị được đưa ra ngay lập tức. Nào là bác trưởng thôn nên đứng ở bên này biên giới Thái Lan mà vọng về đất Myanmar, vẫy vẫy khăn tay trắng với đoàn ATT sang bên kia biên giới. Nào là bác trưởng thôn phải chịu hình phạt là trả tiền bữa cơm trưa cho cả đoàn. Bác trưởng thôn cứ thở dài liên tục, chắc trong lòng ruột đau như cắt, chỉ thiếu có nước mắt đầm đìa, cuối cùng xin chấp nhận hình phạt trả tiền cơm trưa.
Hội đua ngựa là vui mừng nhất vì xe lại quay về khách sạn lấy hộ chiếu cho bác trưởng thôn. Cuộc chơi lại được kéo dài thêm. Hình như chính ở thời điểm này, công ty trách nhiệm hữu hạn… hai thành viên Diễm Tý (hay Tý Diễm nhỉ, Iris không nhớ chính xác ) đã ra đời. Nghe nói "trục ma quỷ" này liên minh với nhau đã thu gom được kha khá ngân lượng của các con bạc khát nước.[8D]
Thị trấn Mae Sai nhỏ bé, khiêm nhường. Có đông đúc, có náo nhiệt, nhưng vẫn không che giấu được vẻ nghèo nàn của một vùng đất cách đây không lâu hẳn còn rất hoang vắng. Khá nhiều cửa hàng bán đủ mọi thứ đồ linh tinh, từ quần áo đến hàng lưu niệm.
Một dòng sông nhỏ nước đục cũng mang tên Mae Sai làm thành biên giới tự nhiên giữa Thái Lan và Myanmar. Nhiều nước trên thế giới cũng hay lấy sông làm đường biên giới. Dòng sông trông không có gì đặc biệt, nhịp cầu Hữu Nghị bắc qua sông trông cũng như bất kỳ một cây cầu nào ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam. Nhưng đó là dòng sông biên giới, nhịp cầu làm đường biên giữa hai đất nước. Bên kia là đất Myanmar rồi.
Ấn tượng ban đầu là về những nhân viên hải quan cửa khẩu. Không thân thiện, nhưng cũng chả lạnh lùng, chỉnh tề trong bộ đồng phục khá đẹp, họ nhanh chóng làm những thủ tục qua cửa khẩu cho cả đoàn. Hộ chiếu của mọi người bị giữ lại, thay vào đó là tờ thông hành được cấp tạm thời có giá trị 2 tuần. Nghe nói là du khách châu Á thì được 2 tuần, còn du khách phương Tây chỉ được cấp thông hành có giá trị trong vòng 24 giờ. Một minh chứng cụ thể cho sự khép cửa với phương Tây chăng?
Giá mà có thời gian để đến được Yangoon, thủ đô nay đã trở thành cố đô; đến Mandalay, kinh đô hoàng gia cuối cùng ở Myanmar để ngắm các tháp chứa kinh Phật lừng danh thế giới.
Có lẽ, một ngày nào đó…
Người dân Myanmar ở Tachilek nét mặt có phần khắc khổ hơn người Thái, đa phần mặc trang phục truyền thống, nhất là những người cao tuổi. Hôm nay có lẽ là ngày lễ gì của họ, nên nhiều người ra đường với bộ mặt được vẽ những vạch màu đỏ. Cái nghèo và sự thiếu thốn hình như vẫn lảng vảng đâu đây, qua những chiếc xe bán hàng rong, qua những ngôi nhà cũ kỹ với lối kiến trúc có từ vài chục năm trước. Ít người giao tiếp được bằng tiếng Anh, dù Myanmar ngày trước là thuộc địa của Anh. Tachilek là sự pha trộn kỳ lạ giữa cái ồn ào của một thị trấn tỉnh lẻ mới phất đang tập làm du lịch, với vẻ hoang sơ, trầm lắng của một vùng biên giới với tên gọi tam giác vàng huyền thoại.
Cả đoàn lên mấy chiếc tuk tuk để đi tham quan. Ngôi chùa vàng trên đất Tachilek là điểm đến đầu tiên.
Chùa vàng Shwedagon ở Yangoon được dát bằng vàng thật, cao 98 mét. Truyền thuyết kể rằng ngôi chùa này có từ 2.500 năm trước đây, nhưng chính xác có lẽ được xây khoảng từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ X. Ở Tachilek có một bản sao thu nhỏ của chùa Shwegadon, không thể to lớn, bề thế bằng, nhưng cũng đủ làm khách du lịch phương xa thích thú. Ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi cao, thoáng đãng, ngó xuống có thể thấy ít nhiều phong cảnh Tachilek.
Làm đủ các nghi lễ cúng Phật, té nước ba lần, bảy lần rồi chín lần cho mấy pho tượng nhỏ, thả một chú chim phóng sinh, gõ chín tiếng chuông cầu phúc. Phật giáo Tiểu thừa hay Đại thừa thì cũng cùng một gốc, đường lối tu tập có khác nhau nhưng Phật pháp thì mãi vô biên.
Rời ngôi chùa vàng trên đất Tachilek, những chiếc tuk tuk đưa đoàn đến một nơi gọi là ngôi làng dân tộc, nơi có những người phụ nữ cổ dài nổi tiếng, mà hình ảnh về họ đã được giới truyền thông trên thế giới triệt để khai thác như là một nét độc đáo của đất nước Myanmar.
Những người phụ nữ cổ dài trông như thế nào? Họ có thật là xinh đẹp không với chiếc cổ đặc biệt như vậy? Xin xem hồi sau sẽ rõ.