@ Rùa: Hồi nhỏ em có mấy cuốn sách mua ở tiệm sách cũ - sách Giáo Khoa Lịch Sử - trước 75 do VNCH, đọc rất hay rất nhiều thứ trong đó. Tiếc là sau này đi học xa, sách ở nhà bị người ta mượn bây giờ thất lạc nhiều quá, nay muốn xem lại, không biết có cơ duyên không nữa?
Trang " Việt nam thư quán " cũng có nhiều nguồn tài liệu lịch sử khác nhau , bác có thể tham khảo .
Nguồn gốc dân tộc Việt
Trong các giống người sinh sống trong bán đảo Ðông dương thì người Việt Nam là trọng yếu hơn cả .
Theo tục truyền thì người Việt Nam là nòi giống Tiên Rồng. Vua đầu tiên là họ Hồng Bàng nước Xích Quỉ là Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương. Một hôm đi ngoạn cảnh ở hồ Ðộng Ðình, thình lình gặp một thiếu nữ nhan sắc tuyệt trần tự xưng là Long nữ, con gái của Ðộng Ðình Quân. Lộc Tục kết duyên cùng nàng ấy sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi cha làm vua xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là con gái Ðế Lai, vua một nước láng giềng, sinh ra một lần trăm cái trứng, sau nở thành trăm người con trai. Một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng : " Tôi là dòng dõi Long Quân, nàng là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không thể được. Nay trăm đứa con trai thì nàng đêm 50 đứa lên núi, còn 50 đứa để tôi đem xuống Nam Hải " . Sau Lạc Long Quân phong cho người con đầu làm vua ở nước Văn Lang, người ấy là Thủy Tổ của dòng giống Việt Nam ngày nay .
Chuyện trên tuy hoang đường, song tất có ý nghĩa . Có lẽ nó chỉ sự liệt của nước Xích Quỉ thành những nước nhỏ gọi là Bách Việt (1), nhưng đó chỉ là một điều phỏng đoán. Nay ta căn cứ vào sự nghiên cứu của các nhà sử học, nhất là các vị giáo sư ở trường Viễn Ðông Bác Cổ thời Pháp thuộc mà xét xem gốc tích của dân tộc Việt Nam ta như thế nào .
(1)U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Ðòng Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Ðông, Lạc Việt ở An Nam.
Có người cho rằng tổ tiên ta phát tích từ Tây Tạng, sau theo lưu vực của sông Nhị mà di cư xuống miền trung châu Bắc Việt. Nhưng theo ông Aurousseau dẫn chứng cổ điển rất kỹ càng thì tổ tiên ta lại là người nước Việt ở miền hạ lưu sông Dương Tử, sau bị nước Sở ( đời Xuân Thu) đánh đuổi phải chạy xuống miền Nam ở vùng Quảng Ðông, Quảng Tây, rồi lần dần đến Bắc Việt và phía bắc Trung Việt.
Nhưng theo nhiều nhà nhân chủng học hiện thời thì ở đời thượng cổ, giống người Indonesien bị giống Aryan đuổi ở Ấn Ðộ mà tràn sang bán đảo Ðông Dương, làm tiêu diệt giống người thổ trước đầu tiên ở đây là giống Malaynesien, rồi một phần trong đám di dân ấy đi thẳng mãi sang quần đảo Indonesia, còn một phần ở lại bán đảo Ðông Dương. Ở phía nam thành người Chiêm Thành và Cao Miên sau đồng hóa theo văn hóa Ấn Ðộ, ở phía Bắc thì hỗn hợp với giống Mông Cổ ở Trung Hoa mà thành người Việt Nam.
Giống người Việt Nam buổi đầu ở địa vực xứ Bắc Việt ngày nay, sau khi địa thế và hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau mà chia ra làm hai nhánh : nhánh ở miền trung trù phú, dễ hấp thụ ảnh hưởng của người ngoài, thì dần dần hóa theo văn hóa Trung Quốc mà tiến thẳng vào phương nam, tức người Việt Nam ngày nay . Còn nhánh ở đồi núi thì còn duy trì được tính chất văn hóa xưa và vẫn còn tổ chức theo chế độ phong kiến, tuy có chịu ít nhiều ảnh hưởng của người Thái là giống lân bang, đó là người Mường hiện ở miền thượng du nghệ An, Thanh Hóa và Hòa Bình.
Xét về thể chất của người Việt Nam ngày nay thì ta thấy người Việt Nam là giống ngắn đầu ( chỉ suất 82.8), mình thấp (1m58), chân tay nhỏ, mặt xương, lưỡng quyền cao, mắt đen và hơi xếch, mũi hơi tẹt, môi hơi dày, tóc đen và hơi cứng, râu cứng và thưa, dáng đi nhẹ nhàng và chắc chắn. Song đem địa phương mà so sánh thì ta thấy ở Bắc Việt và phía Bắc Trung Việt người ta có dáng mạnh mẽ và cao (1m59), còn ở phía nam thì người thường yếu và thấp hơn (1m57) . Sự sai biệt ấy tất là ảnh hưởng của địa thế và khí hậu mà sinh ra . Tuy nhiên người Việt vẫn là một chủng tộc thuần nhất nếu xét về mặt sinh hoạt và văn hóa thì thấy rất rõ ràng.
Về mặt tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí tuệ nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý . Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, nhất là người miền Bắc, ít dân tộc nào bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hơi nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh thích chơi cờ bạc. Thường thì nhút nhát và chuộng hòa bình, song ngộ thì sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa . Não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hóa thì rất tài . Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo . Ðó là lược kệ những tính chất tinh thần phổ thông nhất của người Việt Nam. Cũng có tính nguyên lai từ thượng cổ mà có thay đổi chút ít, cũng có tính do lịch sử và trạng thái xã hội un đúc dần dần hình thành, cho nên ta đừng xem những tính chất ấy là bất di bất dịch.
Người Việt Nam có tục xâm mình ( văn thân), có lẻ đến đời Trần tục này mới bỏ (2) . Họ cũng búi tóc, chít khăn, ăn trầu, nhuộm răng. Quần áo thì họ mặc áo gài về tay trái ( tả nhiệm) chứ không phải gài về tay phải như ngày nay .
(2) Sử chép rằng vưa Trần Anh Tôn ( 1293- 1314) không chịu cho xâm hình rồng vào chân, từ đó dân cũng theo vua mà bỏ tục xâm hình mình. Sử cũng chép rằng sở dĩ người Việt có tục xâm hình là vì những người ở bờ biển làm nghề chài lưới, thường hay lặn xuống nước nên phải xâm mình để cho thuồng luồng sợ mà không dám làm hại .
Trong các giống người sinh sống trong bán đảo Ðông dương thì người Việt Nam là trọng yếu hơn cả .
Theo tục truyền thì người Việt Nam là nòi giống Tiên Rồng. Vua đầu tiên là họ Hồng Bàng nước Xích Quỉ là Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương. Một hôm đi ngoạn cảnh ở hồ Ðộng Ðình, thình lình gặp một thiếu nữ nhan sắc tuyệt trần tự xưng là Long nữ, con gái của Ðộng Ðình Quân. Lộc Tục kết duyên cùng nàng ấy sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi cha làm vua xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là con gái Ðế Lai, vua một nước láng giềng, sinh ra một lần trăm cái trứng, sau nở thành trăm người con trai. Một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng : " Tôi là dòng dõi Long Quân, nàng là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không thể được. Nay trăm đứa con trai thì nàng đêm 50 đứa lên núi, còn 50 đứa để tôi đem xuống Nam Hải " . Sau Lạc Long Quân phong cho người con đầu làm vua ở nước Văn Lang, người ấy là Thủy Tổ của dòng giống Việt Nam ngày nay .
Chuyện trên tuy hoang đường, song tất có ý nghĩa . Có lẽ nó chỉ sự liệt của nước Xích Quỉ thành những nước nhỏ gọi là Bách Việt (1), nhưng đó chỉ là một điều phỏng đoán. Nay ta căn cứ vào sự nghiên cứu của các nhà sử học, nhất là các vị giáo sư ở trường Viễn Ðông Bác Cổ thời Pháp thuộc mà xét xem gốc tích của dân tộc Việt Nam ta như thế nào .
(1)U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Ðòng Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Ðông, Lạc Việt ở An Nam.
Có người cho rằng tổ tiên ta phát tích từ Tây Tạng, sau theo lưu vực của sông Nhị mà di cư xuống miền trung châu Bắc Việt. Nhưng theo ông Aurousseau dẫn chứng cổ điển rất kỹ càng thì tổ tiên ta lại là người nước Việt ở miền hạ lưu sông Dương Tử, sau bị nước Sở ( đời Xuân Thu) đánh đuổi phải chạy xuống miền Nam ở vùng Quảng Ðông, Quảng Tây, rồi lần dần đến Bắc Việt và phía bắc Trung Việt.
Nhưng theo nhiều nhà nhân chủng học hiện thời thì ở đời thượng cổ, giống người Indonesien bị giống Aryan đuổi ở Ấn Ðộ mà tràn sang bán đảo Ðông Dương, làm tiêu diệt giống người thổ trước đầu tiên ở đây là giống Malaynesien, rồi một phần trong đám di dân ấy đi thẳng mãi sang quần đảo Indonesia, còn một phần ở lại bán đảo Ðông Dương. Ở phía nam thành người Chiêm Thành và Cao Miên sau đồng hóa theo văn hóa Ấn Ðộ, ở phía Bắc thì hỗn hợp với giống Mông Cổ ở Trung Hoa mà thành người Việt Nam.
Giống người Việt Nam buổi đầu ở địa vực xứ Bắc Việt ngày nay, sau khi địa thế và hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau mà chia ra làm hai nhánh : nhánh ở miền trung trù phú, dễ hấp thụ ảnh hưởng của người ngoài, thì dần dần hóa theo văn hóa Trung Quốc mà tiến thẳng vào phương nam, tức người Việt Nam ngày nay . Còn nhánh ở đồi núi thì còn duy trì được tính chất văn hóa xưa và vẫn còn tổ chức theo chế độ phong kiến, tuy có chịu ít nhiều ảnh hưởng của người Thái là giống lân bang, đó là người Mường hiện ở miền thượng du nghệ An, Thanh Hóa và Hòa Bình.
Xét về thể chất của người Việt Nam ngày nay thì ta thấy người Việt Nam là giống ngắn đầu ( chỉ suất 82.8), mình thấp (1m58), chân tay nhỏ, mặt xương, lưỡng quyền cao, mắt đen và hơi xếch, mũi hơi tẹt, môi hơi dày, tóc đen và hơi cứng, râu cứng và thưa, dáng đi nhẹ nhàng và chắc chắn. Song đem địa phương mà so sánh thì ta thấy ở Bắc Việt và phía Bắc Trung Việt người ta có dáng mạnh mẽ và cao (1m59), còn ở phía nam thì người thường yếu và thấp hơn (1m57) . Sự sai biệt ấy tất là ảnh hưởng của địa thế và khí hậu mà sinh ra . Tuy nhiên người Việt vẫn là một chủng tộc thuần nhất nếu xét về mặt sinh hoạt và văn hóa thì thấy rất rõ ràng.
Về mặt tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí tuệ nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý . Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, nhất là người miền Bắc, ít dân tộc nào bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hơi nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh thích chơi cờ bạc. Thường thì nhút nhát và chuộng hòa bình, song ngộ thì sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa . Não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hóa thì rất tài . Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo . Ðó là lược kệ những tính chất tinh thần phổ thông nhất của người Việt Nam. Cũng có tính nguyên lai từ thượng cổ mà có thay đổi chút ít, cũng có tính do lịch sử và trạng thái xã hội un đúc dần dần hình thành, cho nên ta đừng xem những tính chất ấy là bất di bất dịch.
Người Việt Nam có tục xâm mình ( văn thân), có lẻ đến đời Trần tục này mới bỏ (2) . Họ cũng búi tóc, chít khăn, ăn trầu, nhuộm răng. Quần áo thì họ mặc áo gài về tay trái ( tả nhiệm) chứ không phải gài về tay phải như ngày nay .
(2) Sử chép rằng vưa Trần Anh Tôn ( 1293- 1314) không chịu cho xâm hình rồng vào chân, từ đó dân cũng theo vua mà bỏ tục xâm hình mình. Sử cũng chép rằng sở dĩ người Việt có tục xâm hình là vì những người ở bờ biển làm nghề chài lưới, thường hay lặn xuống nước nên phải xâm mình để cho thuồng luồng sợ mà không dám làm hại .
bravia nói:@ Rùa: Hồi nhỏ em có mấy cuốn sách mua ở tiệm sách cũ - sách Giáo Khoa Lịch Sử - trước 75 do VNCH, đọc rất hay rất nhiều thứ trong đó. Tiếc là sau này đi học xa, sách ở nhà bị người ta mượn bây giờ thất lạc nhiều quá, nay muốn xem lại, không biết có cơ duyên không nữa?
dạ, e không có sách giáo khoa lịch sử của miền nam cũ bác Khoa ạ. để hôm nào họp OSFI e nói người thân của e đưa cho bác cái tài liệu cũ này ạ.
Thank bác nhìu nhìu!Quỳnh Rùa nói:bravia nói:@ Rùa: Hồi nhỏ em có mấy cuốn sách mua ở tiệm sách cũ - sách Giáo Khoa Lịch Sử - trước 75 do VNCH, đọc rất hay rất nhiều thứ trong đó. Tiếc là sau này đi học xa, sách ở nhà bị người ta mượn bây giờ thất lạc nhiều quá, nay muốn xem lại, không biết có cơ duyên không nữa?
dạ, e không có sách giáo khoa lịch sử của miền nam cũ bác Khoa ạ. để hôm nào họp OSFI e nói người thân của e đưa cho bác cái tài liệu cũ này ạ.
Em xin tản mạn cho xôm tụ tí nhé!
Trên thế giới không có dân tộc nào chịu cho mình kém thông minh hơn bất cứ dân tộc nào, và thực tế chứng minh đều đó là hoàn toàn đúng, trí thông minh được thượng đế ban phát rất công bằng. Nhưng có thể trong một quốc gia đa chủng tộc, dân tộc này tự hào về các chiến tích hùng tráng của họ thì có nhiều dân tộc khác lại mặc cảm, oán hờn, để rối từ đó có thể xảy ra các cuộc chiến sắc tộc đẫm máu. VN cũng không ngoại lệ, hôm nay tuy bờ cỏi đã được mở mang, thống nhất , nhưng đâu đó vẫn có một số dân tộc đau đáo một nỗi buồn xa xăm đến uất nghẹn. Mời các bác nghe ca khúc tâm tư của người mất tổ quốc ngay trên mảnh đất mình sinh sống.
[link]http://www.youtube.com/watch?v=FVaBczdyBCc[/link]
Tương tự như thế, ở một nơi láng giềng nào còn đó dân tộc Kinh sinh sống yên ổn trên mảnh đất của mình từ bao đời nay, để rồi một ngày định mệnh, mảnh đất của mình lại thuộc về dân tộc khác, họ cũng bị mất tổ quốc ngay trên đất tổ. Tuy thế truyền thống văn hóa dân tộc của họ có bị mai một hay không tùy vào cách đối xử của chính quyền sở tại. Mời các bác xem tiếp.
[link]http://www.youtube.com/watch?v=PX5nG2prB8E[/link]
Trên thế giới không có dân tộc nào chịu cho mình kém thông minh hơn bất cứ dân tộc nào, và thực tế chứng minh đều đó là hoàn toàn đúng, trí thông minh được thượng đế ban phát rất công bằng. Nhưng có thể trong một quốc gia đa chủng tộc, dân tộc này tự hào về các chiến tích hùng tráng của họ thì có nhiều dân tộc khác lại mặc cảm, oán hờn, để rối từ đó có thể xảy ra các cuộc chiến sắc tộc đẫm máu. VN cũng không ngoại lệ, hôm nay tuy bờ cỏi đã được mở mang, thống nhất , nhưng đâu đó vẫn có một số dân tộc đau đáo một nỗi buồn xa xăm đến uất nghẹn. Mời các bác nghe ca khúc tâm tư của người mất tổ quốc ngay trên mảnh đất mình sinh sống.
[link]http://www.youtube.com/watch?v=FVaBczdyBCc[/link]
Tương tự như thế, ở một nơi láng giềng nào còn đó dân tộc Kinh sinh sống yên ổn trên mảnh đất của mình từ bao đời nay, để rồi một ngày định mệnh, mảnh đất của mình lại thuộc về dân tộc khác, họ cũng bị mất tổ quốc ngay trên đất tổ. Tuy thế truyền thống văn hóa dân tộc của họ có bị mai một hay không tùy vào cách đối xử của chính quyền sở tại. Mời các bác xem tiếp.
[link]http://www.youtube.com/watch?v=PX5nG2prB8E[/link]
Lịch sử tiến hóa của Dân Tộc Việt Nam
Sử chép rằng Lạc Long Quân phong cho người con trưởng làm vua ở nước Văn Lang xưng là Lạc Vương. Nước Văn Lang là tên nước xưa của người Việt Nam cổ đại . Các Lạc Vương họ Hồng Bàng nối tiếp nhau được mười tám đời, đến năm 257 thì nước Văn Lang bị vua nước Thục (3) là An Dương Vương chiếm mất và đổi tên là Âu Lạc. Ðến năm 307 nước Âu Lạc lại bị Triệu Ðà thâu gồm vào quận Nam Hải, lập thành một nước gọi là Nam Việt (4). Năm 111 Lộc Bá Ðức là tướng nhà Hán đánh đuổi Triệu Dương Vương là vua thứ năm nhà Triệu, nước Nam Việt thành nội thuộc Trung Hoa đổi tên là Giao Chỉ Bộ, chia làm chín quận.
Ở đời Thục và đời Triệu, nước Văn Lang tuy bị sát nhập với nước láng giềng, nhưng chỉ thay ngôi bá chủ, chứ các Lạc hầu, Lạc tướng vẫn giữ quyền thế tập như xưa . Từ khi Lộc Bá Ðức lấy nước Nam Việt thì địa phận nước Văn Lang bị chia làm ba quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Mỗi quận có quan thái thú cai trị, nhưng vẫn không can thiệp vào nội tình các ấp, mà địa vị và quyền bính của các Lạc hầu, Lạc tướng vẫn không thay đổi, duy chỉ phải dưới quyền quan thái thúvà nộp thuế cống mà thôi nên được các Lạc hầu Lạc tướng hoan nghênh chấp thuận sự cai trị ấy . Nhưng đến khi quan thái thú tên là Tích Quang muốn lựa người bản xứ để đặt một ngạch quan lại hạ cấp cùng một quân đội thường trú, khiến số người thoát ly phạm vi quyền lực của các Lạc hầu, Lạc tướng phong kiến ngày càng đông, thì tình thế xoay ra chiều khó chịu . Các Lạc hầu Lạc Tướng thấy quyền thế của họ có nguy cơ bèn sinh lòng bất bình, nhưng chưa dám có hoạt động gì chống lại nhà nước Thiên triều.
(3) Một nước láng giềng của Văn Lang chứ không phải là nước Ba Thục ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. (4) Trong cổ sử Việt Nam có nói về mối tình chính trị giữa Mỵ Nương, con gái của An Dương Vương, và Trọng Thủy, con trai của Triệu Ðà trong giai đoạn hai nước tạm ngưng chiến tranh để kết làm xui gia . Nhưng đó là mưu kế gián điệp của Triệu Ðà để tìm hiểu tình hình quân sự của nước Văn Lang. Kết cuộc Mỵ Nương bị vua cha giết chết, còn Trọng Thủy thì hối hận đau buồn tự tử theo Mỵ Nương.
Ðến khi thái thú Tô Ðịnh thay thế Tích Quang, là người bạo ngược tàn ác, thì người Giao Chỉ lại thêm mối căm tức mà chỉ mong có cơ hội để khởi nghĩa chống lại Thiên triều. Tô Ðịnh dò biết được tình ý bèn dùng thủ đoạn khủng bố, định giết những người có uy tín với nhân dân để toan dập tắt mầm nổi loạn. Trong số những người bị hại có viên Lạc tướng Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc là con gái Lạc Tướng ở Mê Linh ( nay thuộc tỉnh Phúc Yên). Trưng Trắc thấy chồng bị giết, quyết chí báo thù, bèn thừa lúc mọi người, nhất là giới quí tộc, đương bất bình với Tô Ðịnh và chính sách của quan lại Tàu, đã hiệu triệu người Giao Chỉ nổi dậy . Tô Ðịnh và các quan tàu chống không lại, nên kẻ thì bị giết, người thì chạy trốn. Các quận khác như Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp phố cũng hưởng ứng theo Trưng Trắc mà đánh đuổi quan và quân Tàu . Chẳng bao lâu bà cùng với em là Trưng Nhị thâu được 65 thành, tự xưng là Vương, đóng đô ở Mê Linh.
Nhưng Trưng Vương không đủ sức đẻ giữ được độc lập lâu dài . Uy lực của hai bà thật ra chỉ hạn chế ở trong vòng các ấp Châu Diên, Mê Linh cùng ít nhiều ấp lân cận có quan hệ thân thích hay nhân thích, chứ các Lạc hầu Lạc tướng khác chưa chắc họ đã hoan hỉ thừa nhận hai bà là Bá chủ . Vả chăng ở xã hội không thống nhất như xã hội phong kiến, không thể có sức đoàn kết lâu dài, cho nên khi lòng hăng hái buổi đầu đã nguội mà thấy đại quân Mã Viện kéo qua thì phần nhiều người sợ họa phải đầu hàng quân Tàu. Bởi vậy Mã Viện được người bản xứ giúp sức đánh đuổi Trưng Vương rất gấp, khiến hai bà bại trận phải nhảy xuống sông Hát Giang tự vận (5).
(5) Theo H. Maspero ( Etudes d'histoire d'anname) thì bộ tướng của Mã Viện đánh đuổi luôn hai bà đến miền Kim Khê hay Cẩm Khê, hai bà bị bắt và bị giết cùng với một nghìn binh sĩ, quân Tàu đem thủ cấp hai bà về treo ở Lạc Dương, kinh đô nước Tàu thời bấy giờ .
Ðem so sánh lịch sử ta với lịch sử Tàu thì sẽ thấy rằng nước ta từ Mã Viện đã thoát hẳn chế độ phong kiến xưa, cũng như Trung Quốc từ đời nhà Tần. Từ đó về sau du nhập văn hóa Trung Hoa không còn trở ngại gì nữa . Ðến thế kỷ thứ mười, khi người Việt Nam bắt đầu cuộc chinh phục nam tiến thì phàm lễ nghi, học thuật, văn tự, nghệ thuật, tôn giáo cho đến chế độ gia tộc và chính trị, xã hội, đều theo văn hóa Trung Hoa. Trong cuộc Nam tiến ấy, người Việt gặp phải nước Chiêm Thành rất hiếu chiến và dũng mãnh, nhưng họ không có tổ chức kiên cố và kỷ luật nghiêm mật như người Việt Nam, nên rốt cuộc họ phải lùi dần cho đến khi bị tiêu diệt.
Ðối với phương Bắc, thì sau cuộc Hai Bà Trưng khởi nghĩa, còn có mấy cuộc khởi nghĩa khác của Triệu Ẩu, Lý Bôn, Mai Hắc Ðế . . .v.v đều cốt thoát ly vòng thống trị của Trung Hoa để tạo thành quốc gia độc lập. Năm 939, Ngô Quyền đánh được quân Nam Hán, rồi lại tiếp đến cuộc loạn nhị thập tứ quân, cho đến năm 968 Ðinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn thống nhất cả giải đất gồm BắcViệt và Bắc bộ Trung Việt cho đến Hoàng Sơn, đặt quốc hiệu là Ðại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư .
Năm 980 Lê Hoàn cướp ngôi nhà Ðinh lên làm vua, lấy hiệu là Lê Ðại Hành, đánh phá quân nhà Tống sang xâm lược, rồi quay lại đánh Chiêm Thành, vì vua nước ấy đã bắt giam xứ giả Việt Nam. Lê Ðại Hành thân chinh chiến được Ðịa Lý châu ( phủ Quảng Ninh, tính Quảnh bình ngày nay), phá hủy kinh đô ( Yudrapura) ở miền Trà Kiệu bây giờ, và bắt người lấy của đem về rất nhiều . Chiêm Thành phải chịu triều cống. Sau đó Lê Ðại Hành trả châu Ðịa Lý lại, nhưng Chiêm Thành đã phải dời kinh đô vào thành Phật thệ ( Vijaya), tức Bình Ðịnh bây giờ . Ðó là cuộc thắng lợi lần thứ nhất của người Việt Nam đối với Chiêm Thành trên đường Nam Tiến (6)
(6)Trước kia Chiêm Thành ( gọi là nước Lâm ấp rồi đến Hoàn Vương) có phạm cảnh giao châu nhiều lần, nhưng trong thời kỳ Nội thuộc họ chỉ xung đột với quân sĩ Trung Quốc.
Năm 1044, vua Thái Tôn nhà Lý thân chinh đánh Chiêm Thành vì họ vẫn hay quấy nhiễu biên thùy, chiếm được thành Phật thệ, lấy voi ngựa của cải và bắt 5000 người đem về cho khai khẩn đất hoang ở miền Nghệ An. Năm 1069 vua Lý Thánh Tôn cũng đại thắng Chiêm Thành, phá hủy kinh đô và bắt vua Chiêm phải cắt ba châu Ðịa Lý, Bố Chính ( Phủ Quảnh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảnh Bình ) và Ma Linh ( bắc bộ tỉnh Quảng Trị ), rồi cho người Việt Nam vào khai khẩn các châu ấy . Năm 1252, Chiêm Thành lại bị quân vua Thái Tôn nhà Trần đánh và bắt được vua cùng nhân dân. Chưa được bao lâu thì nhà Nguyên ( Mông Cổ ) lại sai Toa Ðô đem hải quân đến vấn tội Chiêm Thành không chịu triều cống. Quân Chiêm thua nhiều trận, vua phải trốn vào rừng, nhưng rốt cuộc Toa Ðô cũng không chinh phục nổi, mà bị tổn hại rất nhiều, nên phải rút quân về .
Năm 1306 Vua Chiêm Thành là Chế Mân cắt hai châu Ô và Ri cho vua Trần Anh Tôn để làm lễ cưới cho Huyền Trân Công Chúa. Vua Trần đổi hai châu ấy thành Thuận Châu và Hóa Châu ( đất Thừa Thiên ngày nay ), và sai Ðoàn Nhữ Hải vào kinh lý và đặt quan cai trị . Vì con Chế Mân là Chế Chí muốn thu phục hai châu bị cắt bỏ đó nên hay xâm nhiễu biên giới, vua Trần Anh Tôn bèn sai quân đi đánh, bắt được Chế Chí đem về nước và bắt Chiêm Thành thần phục ( 1312) . Nhưng được ít lâu thì Chiêm Thành có một vị vua anh hùng lên ngôi quyết chí rửa thù cho nước, nên hết sức chỉnh đốn binh bị để đánh Việt Nam. Từ năm 1361 đến năm 1383, Chế Bồng Nga nhân lúc Việt Nam suy nhược, nhiều lần đem binh đánh phá và tiến đánh Thăng Long đến ba lần. Bấy giờ uy thế Chế Bồng Nga chi phối đến cả miền ở phía Bắc Hoành Sơn cho đến biên giới Thanh Hóa . Năm 1390, Chế Bồng Nga lại đem thủy quân ra đánh Thăng Long, nhưng khi đem thuyền đi dò tình thế quân Việt Nam thì bị trúng đạn mà chạy tán loạn. Khi ấy tướng Chiêm là La Khải lên chiếm ngôi vua, nhưng không đủ sức giữ được đất đai của Chế Bồng Nga đã chiếm.
Năm 1402, vua Hồ Quí Ly sai quân đi đánh Chiêm Thành thu được các xứ Chiêm đồng ( phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ), và xứ Cổ Lũy ( Quảng Nghĩa ), Vua Hồ Quí Ly chia miền ấy thành châu Thăng, châu Hoa, châu Tư, châu Nghĩa, và cho dân nghèo vào đó để khai khẩn, còn người Chiêm thì bỏ đi nơi khác.
Năm 1414, nước Việt Nam bị nhà Minh chinh phục trong 14 năm nên không thể lo việc khai phá miền nam được. Ðến khi vua Lê Lợi khôi phục được nền độc lập thì lo giao hảo với Chiêm Thành ngay . Nhưng quân Chiêm vẫn cứ quấy nhiễu biên giới như trước, cho nên vua Lê Thánh Tôn đem quân vào đánh phá thành Ðồ Bàn ( Chà bàn tức là thành Phật thệ đời trước ) bắt vua là Trà Toàn, chiếm lấy các xứ Ðồ Bàn, Ðại Chiêm, chỉ đẻ lại cho người Chiêm các đất về phíc nam Ðèo Cả, nhưng chia cắt làm ba nước để cho họ yếu thế đi . Ðến đó người Việt Nam đã tiêu diệt được thế lực của Chiêm Thành mà mở mang quốc cảnh đến tận phía nam tỉnh Phú Yên ngày nay .
Về sau trong cuộc Trịnh - Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn ở Miền Nam sẽ tiếp tục sự nghiệp nam tiến. Diệt hẳn người Chiêm Thành, chỉ để cho họ một vài huyện, và chiếm vùng Nam Việt của người Cao Miên. Người Việt Nam sở dĩ chiếm đất và diệt người Chiêm Thành như thế không phải vì lòng hiếu chiến của người dân, hay vì lòng khoa đại của các vua Việt, mà thực là vì lẻ cạnh tranh sinh tồn mà ra . Người Việt nam trước kia ở miền Trung châu Bắc Việt và các miền Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ðất đai thì giới hạn mà dân số mỗi ngày một nhiều, cho nên sự thế bắt buộc phải mở thêm bờ cõi . Về phía đông thì có biển rộng, về phía tây thì có núi cao, về phía bắc thì có Trung Hoa là nước hùng cường, ở phía nam thì có nước Chiêm Thành tuy xưa cường thịnh, nhưng đến khi Việt Nam độc lập thì đã bắt đầu suy đồi . Vậy người Việt Nam trổ đường vào nam là lẽ tự nhiên.
Về phía nam ta thấy kết quả sự xung đột giữa người Việt Nam và người Chiêm Thành là như thế nào . Bây giờ ta thử xét qua cái công phu của người Việt Nam đối phó với người Trung Quốc ở phương bắc .
Từ khi nước Nam độc lập, tuy các triều vua vẫn triều cống Trung Quốc, nhưng các vua Tàu vẫn thường lăm le chờ cơ hội là ra tay chinh phục nước Việt. Vua nhà Tống nghe lời Vương An Thạch cho kinh lý việc đánh Giao Châu, nên năm 1075 triều Lý phải dùng thủ đoạn tiên phát chế nhân, sai Lý Thường Kiệt đem quân đi đánh các châu Khâm, châu Liêm, châu Ưng ( ở tỉnh Quảng Ðông và Quảng Tây ) . Nhà Tống đem trọng binh đánh lại, nhưng kết quả vì bên Tàu có nội biến ( người Kim xâm lược ) nên nhà Tống chịu hòa .
Ðến đời nhà Trần, nhà Nguyên lấy cớ rằng vua Việt Nam giúp Chiêm Thành đánh Toa Ðo và thác tử mượn đường đi đánh Chiêm Thành, sai Thoát Hoan tiến binh xâm lược ( 1284). Quân Việt Nam bị thua nhiều trận, nhưng nhờ các tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão hết sức cự địch mà rốt cuộc quân Nguyên phải thua và đành giảng hòa với Việt Nam.
Năm 1407, nhà Minh nhân việc Hồ Quí Ly thoái vị, mượn cớ khôi phục nhà Trần mà đem binh xâm lược Việt Nam, bắt Hồ Quí Ly và Hồ Hán Thương, chiếm cứ nước ta . Nhờ Lê Lợi chiến đấu trong mười năm ( 1418 - 1427 ), nước ta mới khỏi cái họa nội thuộc. Song người Tàu vẫn chưa bỏ hẳn cái dã tâm chinh phục Việt Nam. Nên đến khi Tây Sơn lấy đất Bắc Hà, vua Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Tàu cầu cứu với vua Càn Long nhà Thanh, thì vua Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đêm quân sang đánh chiếm Thăng Long. Vua Quang Trung ( Nguyễn Huệ ) nghe tin ấy bèn từ Thuận hóa thống lĩnh thủy bộ đại binh ra đánh quân Thanh ( 1789). Tôn Sĩ Nghị bại trận và phải chạy về Tàu, thế là nước ta lại thoát khỏi ách nội thuộc. Từ đó, các vua nước ta vẫn thụ phong ở nước Tàu như các đời trước, cho đến khi Pháp lấy đất Nam Việt và lập bảo hộ ở Trung Việt và Bắc Việt thì nước Tàu mới hết ngấp nghé đến đất nước ta mà xưa họ vẫn xem là phiên quốc.
Tóm lại về phía bắc thì nước ta vãn hăng hái chống cự không để cho Tàu chinh phục, nhưng vẫn biết phận mình nhỏ yếu nên đời vua nào cũng chịu xưng thần, còn về mặt nam thì chính sách tiến thủ vẫn tiếp tục luôn.
Sử chép rằng Lạc Long Quân phong cho người con trưởng làm vua ở nước Văn Lang xưng là Lạc Vương. Nước Văn Lang là tên nước xưa của người Việt Nam cổ đại . Các Lạc Vương họ Hồng Bàng nối tiếp nhau được mười tám đời, đến năm 257 thì nước Văn Lang bị vua nước Thục (3) là An Dương Vương chiếm mất và đổi tên là Âu Lạc. Ðến năm 307 nước Âu Lạc lại bị Triệu Ðà thâu gồm vào quận Nam Hải, lập thành một nước gọi là Nam Việt (4). Năm 111 Lộc Bá Ðức là tướng nhà Hán đánh đuổi Triệu Dương Vương là vua thứ năm nhà Triệu, nước Nam Việt thành nội thuộc Trung Hoa đổi tên là Giao Chỉ Bộ, chia làm chín quận.
Ở đời Thục và đời Triệu, nước Văn Lang tuy bị sát nhập với nước láng giềng, nhưng chỉ thay ngôi bá chủ, chứ các Lạc hầu, Lạc tướng vẫn giữ quyền thế tập như xưa . Từ khi Lộc Bá Ðức lấy nước Nam Việt thì địa phận nước Văn Lang bị chia làm ba quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Mỗi quận có quan thái thú cai trị, nhưng vẫn không can thiệp vào nội tình các ấp, mà địa vị và quyền bính của các Lạc hầu, Lạc tướng vẫn không thay đổi, duy chỉ phải dưới quyền quan thái thúvà nộp thuế cống mà thôi nên được các Lạc hầu Lạc tướng hoan nghênh chấp thuận sự cai trị ấy . Nhưng đến khi quan thái thú tên là Tích Quang muốn lựa người bản xứ để đặt một ngạch quan lại hạ cấp cùng một quân đội thường trú, khiến số người thoát ly phạm vi quyền lực của các Lạc hầu, Lạc tướng phong kiến ngày càng đông, thì tình thế xoay ra chiều khó chịu . Các Lạc hầu Lạc Tướng thấy quyền thế của họ có nguy cơ bèn sinh lòng bất bình, nhưng chưa dám có hoạt động gì chống lại nhà nước Thiên triều.
(3) Một nước láng giềng của Văn Lang chứ không phải là nước Ba Thục ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. (4) Trong cổ sử Việt Nam có nói về mối tình chính trị giữa Mỵ Nương, con gái của An Dương Vương, và Trọng Thủy, con trai của Triệu Ðà trong giai đoạn hai nước tạm ngưng chiến tranh để kết làm xui gia . Nhưng đó là mưu kế gián điệp của Triệu Ðà để tìm hiểu tình hình quân sự của nước Văn Lang. Kết cuộc Mỵ Nương bị vua cha giết chết, còn Trọng Thủy thì hối hận đau buồn tự tử theo Mỵ Nương.
Ðến khi thái thú Tô Ðịnh thay thế Tích Quang, là người bạo ngược tàn ác, thì người Giao Chỉ lại thêm mối căm tức mà chỉ mong có cơ hội để khởi nghĩa chống lại Thiên triều. Tô Ðịnh dò biết được tình ý bèn dùng thủ đoạn khủng bố, định giết những người có uy tín với nhân dân để toan dập tắt mầm nổi loạn. Trong số những người bị hại có viên Lạc tướng Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc là con gái Lạc Tướng ở Mê Linh ( nay thuộc tỉnh Phúc Yên). Trưng Trắc thấy chồng bị giết, quyết chí báo thù, bèn thừa lúc mọi người, nhất là giới quí tộc, đương bất bình với Tô Ðịnh và chính sách của quan lại Tàu, đã hiệu triệu người Giao Chỉ nổi dậy . Tô Ðịnh và các quan tàu chống không lại, nên kẻ thì bị giết, người thì chạy trốn. Các quận khác như Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp phố cũng hưởng ứng theo Trưng Trắc mà đánh đuổi quan và quân Tàu . Chẳng bao lâu bà cùng với em là Trưng Nhị thâu được 65 thành, tự xưng là Vương, đóng đô ở Mê Linh.
Nhưng Trưng Vương không đủ sức đẻ giữ được độc lập lâu dài . Uy lực của hai bà thật ra chỉ hạn chế ở trong vòng các ấp Châu Diên, Mê Linh cùng ít nhiều ấp lân cận có quan hệ thân thích hay nhân thích, chứ các Lạc hầu Lạc tướng khác chưa chắc họ đã hoan hỉ thừa nhận hai bà là Bá chủ . Vả chăng ở xã hội không thống nhất như xã hội phong kiến, không thể có sức đoàn kết lâu dài, cho nên khi lòng hăng hái buổi đầu đã nguội mà thấy đại quân Mã Viện kéo qua thì phần nhiều người sợ họa phải đầu hàng quân Tàu. Bởi vậy Mã Viện được người bản xứ giúp sức đánh đuổi Trưng Vương rất gấp, khiến hai bà bại trận phải nhảy xuống sông Hát Giang tự vận (5).
(5) Theo H. Maspero ( Etudes d'histoire d'anname) thì bộ tướng của Mã Viện đánh đuổi luôn hai bà đến miền Kim Khê hay Cẩm Khê, hai bà bị bắt và bị giết cùng với một nghìn binh sĩ, quân Tàu đem thủ cấp hai bà về treo ở Lạc Dương, kinh đô nước Tàu thời bấy giờ .
Ðem so sánh lịch sử ta với lịch sử Tàu thì sẽ thấy rằng nước ta từ Mã Viện đã thoát hẳn chế độ phong kiến xưa, cũng như Trung Quốc từ đời nhà Tần. Từ đó về sau du nhập văn hóa Trung Hoa không còn trở ngại gì nữa . Ðến thế kỷ thứ mười, khi người Việt Nam bắt đầu cuộc chinh phục nam tiến thì phàm lễ nghi, học thuật, văn tự, nghệ thuật, tôn giáo cho đến chế độ gia tộc và chính trị, xã hội, đều theo văn hóa Trung Hoa. Trong cuộc Nam tiến ấy, người Việt gặp phải nước Chiêm Thành rất hiếu chiến và dũng mãnh, nhưng họ không có tổ chức kiên cố và kỷ luật nghiêm mật như người Việt Nam, nên rốt cuộc họ phải lùi dần cho đến khi bị tiêu diệt.
Ðối với phương Bắc, thì sau cuộc Hai Bà Trưng khởi nghĩa, còn có mấy cuộc khởi nghĩa khác của Triệu Ẩu, Lý Bôn, Mai Hắc Ðế . . .v.v đều cốt thoát ly vòng thống trị của Trung Hoa để tạo thành quốc gia độc lập. Năm 939, Ngô Quyền đánh được quân Nam Hán, rồi lại tiếp đến cuộc loạn nhị thập tứ quân, cho đến năm 968 Ðinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn thống nhất cả giải đất gồm BắcViệt và Bắc bộ Trung Việt cho đến Hoàng Sơn, đặt quốc hiệu là Ðại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư .
Năm 980 Lê Hoàn cướp ngôi nhà Ðinh lên làm vua, lấy hiệu là Lê Ðại Hành, đánh phá quân nhà Tống sang xâm lược, rồi quay lại đánh Chiêm Thành, vì vua nước ấy đã bắt giam xứ giả Việt Nam. Lê Ðại Hành thân chinh chiến được Ðịa Lý châu ( phủ Quảng Ninh, tính Quảnh bình ngày nay), phá hủy kinh đô ( Yudrapura) ở miền Trà Kiệu bây giờ, và bắt người lấy của đem về rất nhiều . Chiêm Thành phải chịu triều cống. Sau đó Lê Ðại Hành trả châu Ðịa Lý lại, nhưng Chiêm Thành đã phải dời kinh đô vào thành Phật thệ ( Vijaya), tức Bình Ðịnh bây giờ . Ðó là cuộc thắng lợi lần thứ nhất của người Việt Nam đối với Chiêm Thành trên đường Nam Tiến (6)
(6)Trước kia Chiêm Thành ( gọi là nước Lâm ấp rồi đến Hoàn Vương) có phạm cảnh giao châu nhiều lần, nhưng trong thời kỳ Nội thuộc họ chỉ xung đột với quân sĩ Trung Quốc.
Năm 1044, vua Thái Tôn nhà Lý thân chinh đánh Chiêm Thành vì họ vẫn hay quấy nhiễu biên thùy, chiếm được thành Phật thệ, lấy voi ngựa của cải và bắt 5000 người đem về cho khai khẩn đất hoang ở miền Nghệ An. Năm 1069 vua Lý Thánh Tôn cũng đại thắng Chiêm Thành, phá hủy kinh đô và bắt vua Chiêm phải cắt ba châu Ðịa Lý, Bố Chính ( Phủ Quảnh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảnh Bình ) và Ma Linh ( bắc bộ tỉnh Quảng Trị ), rồi cho người Việt Nam vào khai khẩn các châu ấy . Năm 1252, Chiêm Thành lại bị quân vua Thái Tôn nhà Trần đánh và bắt được vua cùng nhân dân. Chưa được bao lâu thì nhà Nguyên ( Mông Cổ ) lại sai Toa Ðô đem hải quân đến vấn tội Chiêm Thành không chịu triều cống. Quân Chiêm thua nhiều trận, vua phải trốn vào rừng, nhưng rốt cuộc Toa Ðô cũng không chinh phục nổi, mà bị tổn hại rất nhiều, nên phải rút quân về .
Năm 1306 Vua Chiêm Thành là Chế Mân cắt hai châu Ô và Ri cho vua Trần Anh Tôn để làm lễ cưới cho Huyền Trân Công Chúa. Vua Trần đổi hai châu ấy thành Thuận Châu và Hóa Châu ( đất Thừa Thiên ngày nay ), và sai Ðoàn Nhữ Hải vào kinh lý và đặt quan cai trị . Vì con Chế Mân là Chế Chí muốn thu phục hai châu bị cắt bỏ đó nên hay xâm nhiễu biên giới, vua Trần Anh Tôn bèn sai quân đi đánh, bắt được Chế Chí đem về nước và bắt Chiêm Thành thần phục ( 1312) . Nhưng được ít lâu thì Chiêm Thành có một vị vua anh hùng lên ngôi quyết chí rửa thù cho nước, nên hết sức chỉnh đốn binh bị để đánh Việt Nam. Từ năm 1361 đến năm 1383, Chế Bồng Nga nhân lúc Việt Nam suy nhược, nhiều lần đem binh đánh phá và tiến đánh Thăng Long đến ba lần. Bấy giờ uy thế Chế Bồng Nga chi phối đến cả miền ở phía Bắc Hoành Sơn cho đến biên giới Thanh Hóa . Năm 1390, Chế Bồng Nga lại đem thủy quân ra đánh Thăng Long, nhưng khi đem thuyền đi dò tình thế quân Việt Nam thì bị trúng đạn mà chạy tán loạn. Khi ấy tướng Chiêm là La Khải lên chiếm ngôi vua, nhưng không đủ sức giữ được đất đai của Chế Bồng Nga đã chiếm.
Năm 1402, vua Hồ Quí Ly sai quân đi đánh Chiêm Thành thu được các xứ Chiêm đồng ( phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ), và xứ Cổ Lũy ( Quảng Nghĩa ), Vua Hồ Quí Ly chia miền ấy thành châu Thăng, châu Hoa, châu Tư, châu Nghĩa, và cho dân nghèo vào đó để khai khẩn, còn người Chiêm thì bỏ đi nơi khác.
Năm 1414, nước Việt Nam bị nhà Minh chinh phục trong 14 năm nên không thể lo việc khai phá miền nam được. Ðến khi vua Lê Lợi khôi phục được nền độc lập thì lo giao hảo với Chiêm Thành ngay . Nhưng quân Chiêm vẫn cứ quấy nhiễu biên giới như trước, cho nên vua Lê Thánh Tôn đem quân vào đánh phá thành Ðồ Bàn ( Chà bàn tức là thành Phật thệ đời trước ) bắt vua là Trà Toàn, chiếm lấy các xứ Ðồ Bàn, Ðại Chiêm, chỉ đẻ lại cho người Chiêm các đất về phíc nam Ðèo Cả, nhưng chia cắt làm ba nước để cho họ yếu thế đi . Ðến đó người Việt Nam đã tiêu diệt được thế lực của Chiêm Thành mà mở mang quốc cảnh đến tận phía nam tỉnh Phú Yên ngày nay .
Về sau trong cuộc Trịnh - Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn ở Miền Nam sẽ tiếp tục sự nghiệp nam tiến. Diệt hẳn người Chiêm Thành, chỉ để cho họ một vài huyện, và chiếm vùng Nam Việt của người Cao Miên. Người Việt Nam sở dĩ chiếm đất và diệt người Chiêm Thành như thế không phải vì lòng hiếu chiến của người dân, hay vì lòng khoa đại của các vua Việt, mà thực là vì lẻ cạnh tranh sinh tồn mà ra . Người Việt nam trước kia ở miền Trung châu Bắc Việt và các miền Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ðất đai thì giới hạn mà dân số mỗi ngày một nhiều, cho nên sự thế bắt buộc phải mở thêm bờ cõi . Về phía đông thì có biển rộng, về phía tây thì có núi cao, về phía bắc thì có Trung Hoa là nước hùng cường, ở phía nam thì có nước Chiêm Thành tuy xưa cường thịnh, nhưng đến khi Việt Nam độc lập thì đã bắt đầu suy đồi . Vậy người Việt Nam trổ đường vào nam là lẽ tự nhiên.
Về phía nam ta thấy kết quả sự xung đột giữa người Việt Nam và người Chiêm Thành là như thế nào . Bây giờ ta thử xét qua cái công phu của người Việt Nam đối phó với người Trung Quốc ở phương bắc .
Từ khi nước Nam độc lập, tuy các triều vua vẫn triều cống Trung Quốc, nhưng các vua Tàu vẫn thường lăm le chờ cơ hội là ra tay chinh phục nước Việt. Vua nhà Tống nghe lời Vương An Thạch cho kinh lý việc đánh Giao Châu, nên năm 1075 triều Lý phải dùng thủ đoạn tiên phát chế nhân, sai Lý Thường Kiệt đem quân đi đánh các châu Khâm, châu Liêm, châu Ưng ( ở tỉnh Quảng Ðông và Quảng Tây ) . Nhà Tống đem trọng binh đánh lại, nhưng kết quả vì bên Tàu có nội biến ( người Kim xâm lược ) nên nhà Tống chịu hòa .
Ðến đời nhà Trần, nhà Nguyên lấy cớ rằng vua Việt Nam giúp Chiêm Thành đánh Toa Ðo và thác tử mượn đường đi đánh Chiêm Thành, sai Thoát Hoan tiến binh xâm lược ( 1284). Quân Việt Nam bị thua nhiều trận, nhưng nhờ các tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão hết sức cự địch mà rốt cuộc quân Nguyên phải thua và đành giảng hòa với Việt Nam.
Năm 1407, nhà Minh nhân việc Hồ Quí Ly thoái vị, mượn cớ khôi phục nhà Trần mà đem binh xâm lược Việt Nam, bắt Hồ Quí Ly và Hồ Hán Thương, chiếm cứ nước ta . Nhờ Lê Lợi chiến đấu trong mười năm ( 1418 - 1427 ), nước ta mới khỏi cái họa nội thuộc. Song người Tàu vẫn chưa bỏ hẳn cái dã tâm chinh phục Việt Nam. Nên đến khi Tây Sơn lấy đất Bắc Hà, vua Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Tàu cầu cứu với vua Càn Long nhà Thanh, thì vua Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đêm quân sang đánh chiếm Thăng Long. Vua Quang Trung ( Nguyễn Huệ ) nghe tin ấy bèn từ Thuận hóa thống lĩnh thủy bộ đại binh ra đánh quân Thanh ( 1789). Tôn Sĩ Nghị bại trận và phải chạy về Tàu, thế là nước ta lại thoát khỏi ách nội thuộc. Từ đó, các vua nước ta vẫn thụ phong ở nước Tàu như các đời trước, cho đến khi Pháp lấy đất Nam Việt và lập bảo hộ ở Trung Việt và Bắc Việt thì nước Tàu mới hết ngấp nghé đến đất nước ta mà xưa họ vẫn xem là phiên quốc.
Tóm lại về phía bắc thì nước ta vãn hăng hái chống cự không để cho Tàu chinh phục, nhưng vẫn biết phận mình nhỏ yếu nên đời vua nào cũng chịu xưng thần, còn về mặt nam thì chính sách tiến thủ vẫn tiếp tục luôn.
Em nhớ bài này của Phạm Duy thì phải, tuy nhiên xem trên video clip này là của Xuân Tiên. Xuân Tiên và Giao Tiên có phải là một không nhỉ? vì Giao Tiên sống ở Khánh Hòa thì phải?TKM nói:Các bác cho em hỏi ông nhạc sĩ "Hận Đồ Bàn" là dân tộc gì vậy? Bài này hình như được sáng tác trước 75? Nếu vậy quốc gia có dễ dãi quá ko?
http://yeunhacvang.com/in..php?pg=play&song=42