3. Giết công thần. Người ta một mực bảo rằng LL giết Trần Nguyên Hãn, PHạm Văn Xảo, và đặc biệt là Nguyễn Trãi. Từ đó kết luận ông giống với Câu Tiễn. Đó là một sự chụp mũ (theo em là) mù quáng.
Xét hoàn cảnh lúc bấy giờ, vừa thái bình thì đã tính chuyện bè cánh, một phe đòi lập thái tử A, phe lập thái tử B, dèm pha đấu đá lẫn nhau, xuất hiện nhiều tay gian thần xu nịnh, chỉ muốn giết phe kia. Trần Nguyên Hãn cũng đứng về một phe trong đó. TNH xin quân ra đóng ở Sơn Tây (?), ngày đêm chiêu binh mãi mã, đóng thuyền bè, xây thành cao. PHe đối lập thừa thế gièm ông có lòng phản trắc. LL cho võ sĩ đến bắt về, giữa đường TNH nhảy xuống sông tự tử. Vắn tắt là: Nếu LL muốn giết TNH, sao không ban kiếm, rượu, dải lụa luôn, mà lại bắt về. Nếu TNH một lòng trung thành, sao không vào triều đối chất trước vua mà lại tự tử? Tự tử, đó cũng là hiên ngang, nhưng sự hiên ngang sai lầm, làm vậy khác gì đã công nhận có lòng phản.
Khi TNH tự tử, ắt hẳn LL càng nghi ông này làm phản, ông này có quan hệ mật thiết với Phạm Văn Xảo, là người đang ở trong triều, nêu PVX bị giết.
Nguyễn Trãi là bà con thân thiết với TNH, lại là người cùng TNH đến gặp LL từ thuở ở rừng, nên đương nhiên NT bị nghi, tạm giam, rồi thả, NT buồn quá về quê. Khi thái tử Nguyên Long lớn, NT được mời về triều trở lại làm chức dạy thái tử. Chức đó là thế nào? Phải là người thế nào mới được chức đó? Khi Nguyên Long lên làm vua, 2 người như cặp bài trùng, bọn gian thần không có đất sống, rất chi là sợ hãi. Nhân dịp Thái Tông chết trong đêm với Thị Lộ, bọn này cùng vợ Thái Tông (đang rất thù NT) vớ được cơ hội ngàn vàng, vội vã quy tội NT cùng Thị Lộ âm mưu giết vua, ép cung Thị Lộ thừa sống thiếu chết. Rồi ra lệnh giết hết 3 họ (cha, mẹ, vợ) Nguyễn Trãi. Sao tội giết NT lại bị quy cho Thái Tổ nhỉ?
Thời nếm mật nằm gai, ít nhất có 19 người. Nếu theo lý là “thỏ không còn thì chó săn bị giết” sao không giết hết 19 người, hay chọn ra những người tài nhất mà giết: Nguyễn Trãi, Nguyên Hãn, Nguyễn Xí, Lê Sát, Lê Ngân….? Sao các nhà sử thời sau không có câu hỏi này nhỉ?
4. Thái Tổ độ lượng, một lòng hiếu sinh.
Nếu TNH đã tự mình nhận tội phản vua, sao không tru di tam tộc? hoặc ít nhất là giết gia quyến? TNH tự tử, LL cho qua, không truy cứu tới con cái, gia đình. PHải kẻ nhẫn tâm, đã chớp ngay cơ hội này để tận giệt họ Trần (theo cái lý lẽ chó chết là trừ hậu hoạ). Phạm Văn Xảo quan hệ thân thiết với TNH, cũng chỉ bị giết một mình, không ai trong gia đình bị xử. Gần cuối đời, Thái Tổ ân hận vụ này, bãi chức bọn nình thần chuyên nghề gắp lửa bỏ tay người, đã viết di chúc sau này dứt khoát không dùng lại. Nguyễn Trãi bà con với Nguyên Hãn, lại là bạn rất thân thời kháng chiến, sao không giết luôn NT nhỉ? Lại mời NT về cung làm thầy thái tử Nguyên Long?
Khi bọn tướng giặc xin hàng (do bị LL vây thành quá lâu, viện quân năm lần bảy lượt cử sang đều bị giệt hết), 2 bên gặp nhau, xin tha cho về. LL tha hết, lại cấp thuyền và ngựa cho về. Tướng giặc vừa quỳ vừa khóc, thề không xâm phạm. Tại sao bọn này kiêu hùng, ngoan cố, lại có thể khóc? Phải chăng lần đầu tiên nhìn thấy người hiếu sinh như vậy?
“Bọn Mã Kỳ, Vương Chính cấp cho 500 chiến thuyền, ra đến biển còn hồn bay phách lạc
Vương Thông, Mã anh, cấp cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước còn tim đập chân run”
Vì sao? Vì
“Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đó vấy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở lượng hiếu sinh”
Đã nói tha là tha, chứ không phải nói tha rồi giữa biển cho đục thuyền để chết đuối một lũ.
5. Vì sao lịch sử lại cứ chụp mũ LL?
Vì TNH. TNH sau khi đem quân ra Sơn Tây, phao tin rằng LL có tướng giống Câu Tiễn, chỉ cùng khổ, không cùng sướng. Giống chỗ nào? Câu Tiễn môi dài mỏ quạ, còn chả có tài liệu nào nói LL môi dài mỏ quạ, chỉ nói là “ thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như huông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hồ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường”. Vua còn đang sống, tung tin đồn như vậy, vừa phạm tội khi quân, vừa thể hiện ý đồ dọn đường, nhưng LL bỏ qua. Thế có phải là người độ lượng hết mực không? Vì cái tin đồn này mà các nhà sử học đều phân tích sự kiện theo chiều hướng quy LL sao cho giống hệt Câu Tiễn. Giống là giống thế nào? Câu Tiễn mang gươm tới giường bệnh của Văn Chủng, bảo “ông có 7 kế trị nước, mới dùng 3 kế đã thành công, vậy mang 4 kế kia xuống giúp tiên đế đi” . Ôi, đờ mờ, thế mà so được với LL à?
Họ, những nhà sử học dỏm, đã bỏ qua lời nhận xét của NT khi ông viết hồi ở Côn Sơn “Câu Tiễn chỉ có cái chí phục quôc là giống với vua ta, còn lạị muôn phần không thể so với vua ta” .
6. Mấy vấn đề cần lưu ý khác để đánh giá con người LL
Nguyễn Trãi, con người ông thì khỏi cần phải ca ngợi, chỉ nên lưu ý rằng, khi LL gặp được NT như bắt được báu vật, luôn luôn giữ bên mình, bàn chuyện quân cơ, vừa thành công, liên giao cho NT làm Cáo bình Ngô, đương nhiên, khi bố cáo thiên hạ thì lời đó là của Lê Lợi, dân đen không ai biết NT. Nghĩa là sao? Là LL đã tin tưởng ý của NT cũng như ý của LL vậy. Ý NT thế nào? Thế này:
“Việc nhân nghĩa cốt ở YÊN DÂN
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Tha cho giặc, tiếp tục công nhận “thiên triều” về danh nghĩa, đó không phải là hèn, nhịn nhục,. mà mục đích là: “ta lấy TOÀN QUÂN là hơn, để NHÂN DÂN NGHỈ SỨC”. Tức là không muốn dân đổ máu nữa.
Về việc lập Trần Cảo, xong lại giết Trần Cảo. Lẽ ra là LL thừa thắng xông lên, cứ thế mà đuổi giặc, rồi làm vua. Nhưng giữa chừng, quân giặc muốn rút về mà lại sợ nhục, nên kiếm một cớ. Khi sang đây, bọn chúng lấy cớ phù Trần giệt Hồ, (giệt hồ xong thì ở lại bóc lột 20 năm). Nay muốn về, phải kiếm cớ, yêu cầu LL dựng nhà Trần lên thì chúng về. Ý là đã xong việc thì về. LL phải đi tìm Trần Cảo lập lên để chúng về (lại một lần nữa chứng tỏ ông muốn giải quyết việc theo hướng càng ít thương vong càng tốt). Trần Cảo được lập lên, nhưng bọn tận bên kia lại không muốn bỏ miêng bánh thơm, chúng xúi “thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng”, liên tiếp đưa quân cứu viện. Buộc lòng LL phải tiếp tục dùng “bạo lực cách mạng” để đi đến chung cuộc. Khi kháng chiến thành công, lẽ ra Trần Cảo nên biết thời thế, nhường ngôi cho LL để trọn vẹn đôi đường, mình thì kiếm lấy một cái dinh to, vàng gái LL ắt sẽ chu cấp đầy đủ. Đằng này lại tham cái ngôi vua bù nhìn, chắc còn tiếc cho nhà Trần, muốn khôi phục chăng? Nhà Trần đến đời Nghệ Tông thì cực kỳ thối nát, bị quân Chiêm 3 lần đốt Thăng Long, có lần Nghệ Tông bỏ Thăng Long ôm vàng chạy qua sông, bỏ mặc tướng ở lại giữ thành, một người học trò thấy nhục quá, lội xuống giữ thuyền vua lại, vừa khóc vừa bảo vua phải ở lại giữ TL, kẻo nhục với tổ tiên, vua dứt tay người học trò, cho thuyền chạy. Trần hết người tài, bị Hồ cướp ngôi, Hồ bị giặc giệt, không vua nào ra kháng chiến, TNH không đủ uy tín để tập hợp quân dân, phải đầu quân cho LL, ấy là hiểu thời thế lắm. Nay Trần Cảo tự dưng được đưa lên làm vua, còn không biết sức mình, định làm vua hoài, cướp công LL sao? Khi Trần Cảo thấy mình k có quyền gì, sao không nhường ngôi cho LL, lại bày trò trốn khỏi kinh thành, vì sao phải trốn? định khởi nghĩa chăng? Trần Cảo tự tử, hay bị LL ép tự tử? Cái chết đó là tất yếu cho kẻ không biết thời thế.
Khi kháng chiến thành công, LL ban chức, ban tước không sót một công thần nào, khoảng 200 công thần, lại phải chế thêm tước để phong, cái đó chứng tỏ con người rộng rãi, thoáng đạt.
Xét hoàn cảnh lúc bấy giờ, vừa thái bình thì đã tính chuyện bè cánh, một phe đòi lập thái tử A, phe lập thái tử B, dèm pha đấu đá lẫn nhau, xuất hiện nhiều tay gian thần xu nịnh, chỉ muốn giết phe kia. Trần Nguyên Hãn cũng đứng về một phe trong đó. TNH xin quân ra đóng ở Sơn Tây (?), ngày đêm chiêu binh mãi mã, đóng thuyền bè, xây thành cao. PHe đối lập thừa thế gièm ông có lòng phản trắc. LL cho võ sĩ đến bắt về, giữa đường TNH nhảy xuống sông tự tử. Vắn tắt là: Nếu LL muốn giết TNH, sao không ban kiếm, rượu, dải lụa luôn, mà lại bắt về. Nếu TNH một lòng trung thành, sao không vào triều đối chất trước vua mà lại tự tử? Tự tử, đó cũng là hiên ngang, nhưng sự hiên ngang sai lầm, làm vậy khác gì đã công nhận có lòng phản.
Khi TNH tự tử, ắt hẳn LL càng nghi ông này làm phản, ông này có quan hệ mật thiết với Phạm Văn Xảo, là người đang ở trong triều, nêu PVX bị giết.
Nguyễn Trãi là bà con thân thiết với TNH, lại là người cùng TNH đến gặp LL từ thuở ở rừng, nên đương nhiên NT bị nghi, tạm giam, rồi thả, NT buồn quá về quê. Khi thái tử Nguyên Long lớn, NT được mời về triều trở lại làm chức dạy thái tử. Chức đó là thế nào? Phải là người thế nào mới được chức đó? Khi Nguyên Long lên làm vua, 2 người như cặp bài trùng, bọn gian thần không có đất sống, rất chi là sợ hãi. Nhân dịp Thái Tông chết trong đêm với Thị Lộ, bọn này cùng vợ Thái Tông (đang rất thù NT) vớ được cơ hội ngàn vàng, vội vã quy tội NT cùng Thị Lộ âm mưu giết vua, ép cung Thị Lộ thừa sống thiếu chết. Rồi ra lệnh giết hết 3 họ (cha, mẹ, vợ) Nguyễn Trãi. Sao tội giết NT lại bị quy cho Thái Tổ nhỉ?
Thời nếm mật nằm gai, ít nhất có 19 người. Nếu theo lý là “thỏ không còn thì chó săn bị giết” sao không giết hết 19 người, hay chọn ra những người tài nhất mà giết: Nguyễn Trãi, Nguyên Hãn, Nguyễn Xí, Lê Sát, Lê Ngân….? Sao các nhà sử thời sau không có câu hỏi này nhỉ?
4. Thái Tổ độ lượng, một lòng hiếu sinh.
Nếu TNH đã tự mình nhận tội phản vua, sao không tru di tam tộc? hoặc ít nhất là giết gia quyến? TNH tự tử, LL cho qua, không truy cứu tới con cái, gia đình. PHải kẻ nhẫn tâm, đã chớp ngay cơ hội này để tận giệt họ Trần (theo cái lý lẽ chó chết là trừ hậu hoạ). Phạm Văn Xảo quan hệ thân thiết với TNH, cũng chỉ bị giết một mình, không ai trong gia đình bị xử. Gần cuối đời, Thái Tổ ân hận vụ này, bãi chức bọn nình thần chuyên nghề gắp lửa bỏ tay người, đã viết di chúc sau này dứt khoát không dùng lại. Nguyễn Trãi bà con với Nguyên Hãn, lại là bạn rất thân thời kháng chiến, sao không giết luôn NT nhỉ? Lại mời NT về cung làm thầy thái tử Nguyên Long?
Khi bọn tướng giặc xin hàng (do bị LL vây thành quá lâu, viện quân năm lần bảy lượt cử sang đều bị giệt hết), 2 bên gặp nhau, xin tha cho về. LL tha hết, lại cấp thuyền và ngựa cho về. Tướng giặc vừa quỳ vừa khóc, thề không xâm phạm. Tại sao bọn này kiêu hùng, ngoan cố, lại có thể khóc? Phải chăng lần đầu tiên nhìn thấy người hiếu sinh như vậy?
“Bọn Mã Kỳ, Vương Chính cấp cho 500 chiến thuyền, ra đến biển còn hồn bay phách lạc
Vương Thông, Mã anh, cấp cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước còn tim đập chân run”
Vì sao? Vì
“Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đó vấy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở lượng hiếu sinh”
Đã nói tha là tha, chứ không phải nói tha rồi giữa biển cho đục thuyền để chết đuối một lũ.
5. Vì sao lịch sử lại cứ chụp mũ LL?
Vì TNH. TNH sau khi đem quân ra Sơn Tây, phao tin rằng LL có tướng giống Câu Tiễn, chỉ cùng khổ, không cùng sướng. Giống chỗ nào? Câu Tiễn môi dài mỏ quạ, còn chả có tài liệu nào nói LL môi dài mỏ quạ, chỉ nói là “ thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như huông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hồ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường”. Vua còn đang sống, tung tin đồn như vậy, vừa phạm tội khi quân, vừa thể hiện ý đồ dọn đường, nhưng LL bỏ qua. Thế có phải là người độ lượng hết mực không? Vì cái tin đồn này mà các nhà sử học đều phân tích sự kiện theo chiều hướng quy LL sao cho giống hệt Câu Tiễn. Giống là giống thế nào? Câu Tiễn mang gươm tới giường bệnh của Văn Chủng, bảo “ông có 7 kế trị nước, mới dùng 3 kế đã thành công, vậy mang 4 kế kia xuống giúp tiên đế đi” . Ôi, đờ mờ, thế mà so được với LL à?
Họ, những nhà sử học dỏm, đã bỏ qua lời nhận xét của NT khi ông viết hồi ở Côn Sơn “Câu Tiễn chỉ có cái chí phục quôc là giống với vua ta, còn lạị muôn phần không thể so với vua ta” .
6. Mấy vấn đề cần lưu ý khác để đánh giá con người LL
Nguyễn Trãi, con người ông thì khỏi cần phải ca ngợi, chỉ nên lưu ý rằng, khi LL gặp được NT như bắt được báu vật, luôn luôn giữ bên mình, bàn chuyện quân cơ, vừa thành công, liên giao cho NT làm Cáo bình Ngô, đương nhiên, khi bố cáo thiên hạ thì lời đó là của Lê Lợi, dân đen không ai biết NT. Nghĩa là sao? Là LL đã tin tưởng ý của NT cũng như ý của LL vậy. Ý NT thế nào? Thế này:
“Việc nhân nghĩa cốt ở YÊN DÂN
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Tha cho giặc, tiếp tục công nhận “thiên triều” về danh nghĩa, đó không phải là hèn, nhịn nhục,. mà mục đích là: “ta lấy TOÀN QUÂN là hơn, để NHÂN DÂN NGHỈ SỨC”. Tức là không muốn dân đổ máu nữa.
Về việc lập Trần Cảo, xong lại giết Trần Cảo. Lẽ ra là LL thừa thắng xông lên, cứ thế mà đuổi giặc, rồi làm vua. Nhưng giữa chừng, quân giặc muốn rút về mà lại sợ nhục, nên kiếm một cớ. Khi sang đây, bọn chúng lấy cớ phù Trần giệt Hồ, (giệt hồ xong thì ở lại bóc lột 20 năm). Nay muốn về, phải kiếm cớ, yêu cầu LL dựng nhà Trần lên thì chúng về. Ý là đã xong việc thì về. LL phải đi tìm Trần Cảo lập lên để chúng về (lại một lần nữa chứng tỏ ông muốn giải quyết việc theo hướng càng ít thương vong càng tốt). Trần Cảo được lập lên, nhưng bọn tận bên kia lại không muốn bỏ miêng bánh thơm, chúng xúi “thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng”, liên tiếp đưa quân cứu viện. Buộc lòng LL phải tiếp tục dùng “bạo lực cách mạng” để đi đến chung cuộc. Khi kháng chiến thành công, lẽ ra Trần Cảo nên biết thời thế, nhường ngôi cho LL để trọn vẹn đôi đường, mình thì kiếm lấy một cái dinh to, vàng gái LL ắt sẽ chu cấp đầy đủ. Đằng này lại tham cái ngôi vua bù nhìn, chắc còn tiếc cho nhà Trần, muốn khôi phục chăng? Nhà Trần đến đời Nghệ Tông thì cực kỳ thối nát, bị quân Chiêm 3 lần đốt Thăng Long, có lần Nghệ Tông bỏ Thăng Long ôm vàng chạy qua sông, bỏ mặc tướng ở lại giữ thành, một người học trò thấy nhục quá, lội xuống giữ thuyền vua lại, vừa khóc vừa bảo vua phải ở lại giữ TL, kẻo nhục với tổ tiên, vua dứt tay người học trò, cho thuyền chạy. Trần hết người tài, bị Hồ cướp ngôi, Hồ bị giặc giệt, không vua nào ra kháng chiến, TNH không đủ uy tín để tập hợp quân dân, phải đầu quân cho LL, ấy là hiểu thời thế lắm. Nay Trần Cảo tự dưng được đưa lên làm vua, còn không biết sức mình, định làm vua hoài, cướp công LL sao? Khi Trần Cảo thấy mình k có quyền gì, sao không nhường ngôi cho LL, lại bày trò trốn khỏi kinh thành, vì sao phải trốn? định khởi nghĩa chăng? Trần Cảo tự tử, hay bị LL ép tự tử? Cái chết đó là tất yếu cho kẻ không biết thời thế.
Khi kháng chiến thành công, LL ban chức, ban tước không sót một công thần nào, khoảng 200 công thần, lại phải chế thêm tước để phong, cái đó chứng tỏ con người rộng rãi, thoáng đạt.
Last edited by a moderator: