Hạng D
30/1/07
3.021
54
113
48
Xà Ghềnh, Mobil: 0903187496
2. Hội thề Lũng Nhai và mấy chuyện vặt về gươm báu: Hội thề Lũng Nhai có hay không? chỉ có 19 người trong danh sách mới biết, họ chết hết rồi. Có 2 nghi ngờ sự tồn tại của hội thề này, đó là ghi sai năm thề, trong danh sách có Nguyễn Trãi, nhưng gia phả của họ Nguyễn thì lại bảo NTr gặp Lê Lợi vào khoảng 1421 - 1423, tức là khi LL đã có đủ bậu sậu tướng lĩnh, quân đội. Nhưng việc tồn tại của hộ thề này nếu là tự dựng lên (về sau này) thì cũng chỉ là mục đích của đại cuộc. Chuyện được gươm báu cũng vậy thôi, cũng giống mấy câu sấm truyền gì đó khi dọn đường cho Lý Công Uẩn lên làm vua. Cái này nếu là giả, cũng không chết ai, không liên quan tới đạo đức.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Dawnglow nói:
Bây giờ em xin trả lời bác Quỳnh, mặc dù sáng mai 4:45 phải dậy rồi:
1. Vấn đề chủng tộc của LL. Khi bàn về đạo đức của một con người, tại sao lại lôi chủng tộc của họ ra đề bàn, nó liên quan gì? Nói lên điều gì? Và nó đi ngược lại với chiều hướng bình đẳng dân tộc của thế giới ngày nay. 54 dân tộc trong nước ta đều bình đẳng, ai có tài thì cứ việc lên lãnh đạo (ít ra là nói được như vậy, bè cánh tính sau). Ngô Quyền có gốc Nam TQ, 7-8 đời ở VN, thành người Việt, khi bọn Nam Hán sang thì kéo quân chống lại. Lý Quang Diệu người Quảng Đông, lên làm thủ tướng SGP có nhập nước SGP vào TQ đâu, dân SGP có bảo là: thằng này người tàu, không bầu nó đâu. Lý Thừa Vãn là hậu duệ của Lý Long Tường, Lý LT là người Việt, Lý Thừa Vãn có sát nhập HQ vào VN đâu? Còn ông Ô 3 Ma có 2 dòng máu nữa, giờ làm TT Mẽo đó. Tóm lại, ai có tài thì cứ việc lên, không lấy nguồn gốc chủng tộc để đánh giá đạo đức.

Bác đi ngủ đi. Anh em mình còn nhiều dịp để tranh luận. E quý bác nên mới đem ra đàm luận uống trà (đá) cùng nhau cho vui. Thời gian còn nhiều, còn nhiều dịp e với bác tranh cãi, lý luận. Biết trước là đề tài này không hay bởi có đúng cũng không đóng góp gì cho lịch sử dân tộc, chỉ thấy tính bác vui nên e quý mà tranh cãi để hiểu thêm về bác, mai sau mà có dịp gặp gỡ thì quý biết bao.
Sử Việt còn nhiều đề tài hay, em xin đóng đề tài này lại và trình tiếp Lê Thánh Tông để bác tham khảo vì e ngờ rằng bác nhầm 2 vua này với nhau.
 
Hạng D
30/1/07
3.021
54
113
48
Xà Ghềnh, Mobil: 0903187496
Đi ngủ nha.
Bài sau sẽ nói đến:
3. Giết công thần,
4. Nhân từ độ lượng, hiếu sinh không kể xiết,
5. Vì sao lịch sử lại ác cảm với Lê Lợi, bới móc, chụp mũ?
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Dawnglow nói:
Em chỉ chịu đóng để tài khi bác công nhận Lê Thái Tổ tài đức vẹn toàn. Em hoàn toàn không nhần Lê Thái Tổ với Lê Thánh Tông.

bác nói thế e chịu, đành để bác thức thôi!............chứ mỗi người 1 quan điểm.
Với em xe Mer là đẳng cấp, bác thì thích Audi mới sang trọng, mỗi ngưởi thích và gout một khác. bác nói e bán Mer mua Aui ngay lập tức e rằng hơi khó. Chi bằng bác cứ đưa ra lập luận (ngày mai, ngày mốt) từ đó e sẽ nhìn nhận theo cách nhìn của bác mà mua Audi. Bởi tại em cũng chỉ đọc theo cái người khác viết và ca ngợi Mer nên mới thích Mer mà thôi......... khi người ta mỗi ngày mỗi phát triển, càng lên cao tầm nhìn càng lớn, càng rộng khắc thay đổi quan điểm và đôi mắt của mình.
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VUA CHÚA VIỆT NAM
1. Ở ngôi lâu nhất:

Vua Lý Nhân Tông ở ngôi 55 năm (1072- 1127). Lý Nhân Tông còn là ông vua có nhiều niên hiệu nhất: 8 niên hiệu, trong đó có niên hiệu Hội Tường Đại Khánh được dùng lâu nhất là 10 năm. Vua là con trưởng của Lý Thánh Tông và mẹ là thái hậu Ỷ Lan. Nhân Tông trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, là một vua giỏi của triều Lý, hưởng thọ 61 tuổi.
2. Ở ngôi ít nhất:

Vua Lê Trung Tông (nhà tiền Lê) và vua Nguyễn Dục Đức (Nguyễn Phúc Ưng Chân), mỗi vị ở ngôi 3 ngày, không kịp đặt niên hiệu.

Khi Lê Hoàn mất, các con chém giết lẫn nhau. Sau 8 tháng đánh nhau quyết liệt, Trung Tông lên ngôi, được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết.

Dục Đức lên ngôi theo di chiếu của Tự Đức. Hai phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nại rằng Dục Đức muốn cải di chiếu nên đã sai Trần Tiễn Thành đọc bớt đi (đoạn nói mắt vua có tật, tính thì hiếu ****....), có tang vẫn dùng áo màu.... dâng sớ lên Hoàng thái hậu đặt vua khác. Vua bị phế khi vừa lên ngôi được 3 ngày ( 20, 21, 22.7.1883), bị giam và bỏ đói, rồi chết.

3. Lên ngôi muộn nhất:

Vua Trần Nghệ Tông, lên ngôi khi đã 49 tuổi, sau việc lật đổ con rể mình là Dương Nhật Lễ.

Dương Nhật Lễ cũng là người duy nhất không mang họ Trần làm vua dưới triều Trần. Sau khi Trần Dụ Tông mất, Lễ được chính mẹ của Dụ Tông là bà Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng thái hậu đưa lên ngôi. Có được ngôi báu, Lễ quay lại bức hại bà và quý tộc họ Trần, cốt giành quyền bính cho họ Dương, ở ngôi được hơn năm thì bị Trần Nghệ Tông giết.

Lên ngôi muộn còn có Lê Thái Tổ (Lê Lợi) lúc 43 tuổi và Tiền Ngô Vương (Ngô Quyền) lúc 40 tuổi. Đây là 2 vị vua đầu triều, lên ngôi cách nhau 500 năm và đều phải trải qua chinh chiến gian khổ giành độc lập, chủ quyền cho dân tộc ta.

4. Lên ngôi sớm nhất:

Vua Lê Nhân Tông, lên ngôi khi mới được 1 tuổi 6 tháng. Vua là con thứ 3 của Lê Thái Tông. Thái Tông mất sớm, lúc 19 tuổi, trong vụ án Lệ Chi Viên, 4 tháng sau thì Nhân Tông lên ngôi, quyền bính lúc này trong tay bà Tuyên Từ hoàng thái hậu. Nhân Tông ở ngôi được 17 năm thì bị anh là Lê Nghi Dân cùng đồ đảng nổi dậy giết chết.

Các vua lên ngôi sớm còn có: Trần Thiếu Đế lúc 2 tuổi, Lý Cao Tông lúc 2 tuổi 2 tháng và Lý Anh Tông lúc 2 tuổi 6 tháng.

5. Lên ngôi ngay sau khi được lập làm Thái Tử và là nữ hoàng duy nhất:

Vua Lý Chiêu Hoàng (Lý Phật Kim), lên ngôi tháng 10 năm 1224. Vua là con thứ của Lý Huệ Tông. Huệ Tông không có con trai phải truyền ngôi cho con gái rồi đi tu. Chiêu Hoàng ở ngôi được hơn 1 năm thì bị buộc nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh 8 tuổi, chấm dứt 215 năm trị vì của nhà Lý. Tuy vậy, nữ hoàng cũng đã có niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo (1224-1225). Năm bà 19 tuổi thì bị phế và giáng làm công chúa do không có con với Trần Cảnh, thay bà là chị ruột tên Thuận Thiên. Năm 40 tuổi, bà được đem gả cho Lê Tần, một danh tướng triều Trần, sinh được 2 con, thọ 60 tuổi.

6. Sống thọ nhất:

Chúa Nguyễn Hoàng, thọ 88 tuổi. Ông là người đầu tiên khai sinh ra lịch sử nhà Nguyễn 9 chúa 13 vua, dân thường gọi là chúa Tiên. Sự nghiệp của chúa bắt đầu từ tháng 10 năm 1558 khi vào trấn thủ Thuận Hóa, hòng thoát khỏi tai mắt của họ Trịnh. Chúa có công mở rộng bờ cõi nước ta về phía Nam, biên cương trong thời chúa trị vì đến tận tỉnh Phú Yên ngày nay.

7. Thọ kém nhất:

Vua Lê Gia Tông, thọ 14 tuổi. Vua kế vị anh mình là Lê Huyền Tông lúc 10 tuổi, tôn mẹ nuôi là bà chính phi của chúa Trịnh Doanh làm Quốc Thái Mẫu, còn mẹ đẻ chỉ được tôn làm Chiêu Nghi. Vua ở ngôi được 4 năm, đặt 2 niên hiệu, mất năm 1675, không con nối dõi, ngôi báu thuộc về em là Lê Hy Tông.

Xếp vào hạng này còn có vua Kiến Phúc (Nguyễn Phúc Ưng Đăng) hưởng dương 15 tuổi, vua Lê Túc Tông hưởng dương 16 tuổi.

8. Có nhiều con nhất:
Vua Minh Mạng, 142 người con. Ngoài bà phi Hồ Thị Hoa (mẹ vua Thiệu Trị sau này), Minh Mạng còn có hàng trăm bà phi, tần khác nữa, trong đó 40 bà có con với vua, tổng cộng được 78 hoàng tử và 64 hoàng nữ. Không kể chuyện hậu cung, Minh Mạng là một ông vua văn võ kim toàn, đưa nước Việt ta trở thành một trong những nước hùng mạnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ. Vua ở ngôi 21 năm (1820- 1841), thọ 49 tuổi.

9. Đăng quang nhiều nhất:

Vua Lê Thần Tông, hai lần làm vua. Đăng quang lần thứ nhất vào năm 1619, ở ngôi 24 năm thì nhường ngôi cho con trưởng là Lê Chân Tông. Sau vì Chân Tông mất mà không có con nối dõi nên Thần Tông phải đăng quang lần nữa vào năm 1649, hai lần ở ngôi tổng cộng 37 năm, đặt 6 niên hiệu. Khi mất, vua truyền ngôi cho con thứ là Lê Huyền Tông.

10. Hai vua cùng ở một ngôi:

Nam Tấn Vương (Ngô Xương Văn) và Thiên Sách Vương (Ngô Xương Ngập), là 2 con của Ngô Quyền, lên ngôi năm 951. Ban đầu, 2 anh em cùng trông coi việc triều chính. Sau, anh là Sách Vương chuyên quyền lấn át, ở ngôi được 3 năm thì mất vì bệnh; em được 14 năm thì tử trận, đất nước rơi vào loạn 12 sứ quân.
(còn tiếp)
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Cái phần bôi đen là ý của riêng bác à

Quỳnh Rùa nói:
= > cộng với 60 184 km vuông của Lào và Campuchia, lão Minh Mạng đã trở thành kẻ bành trướng kinh khủng nhất lịch sử VN khi trong 20 năm đã cạp tới 114 824,3 km vuông, tương đương diện tích của nước Vn nguyên thủy, đạt tốc độ bành trướng gần gấp 6 lần tốc độ trung bình. Đương nhiên lão đã xém được vinh danh trong lịch sử bành trướng VN nếu không quá sức gà vịt, giữ không nổi thì chớ, còn cố gắng bám lấy, làm nghèo quốc khố, tạo ra nguyên nhân gián tiếp khiến VN sụp đổ trước 1 thiên tài bành trướng khác là Pháp.
Nếu đúng vậy thì mấy thằng làm mất Nước rơi và Quan ải đáng được vinh danh là anh hùng của dân tộc Việt, xứng đáng được tặng thưởng huy chuong .... đô thành Sài gòn
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
11. Có tư thế thiết triều xấu nhất:

Vua Lê Ngọa Triều (nhà Tiền Lê). Vua càn rỡ, **** đãng và tàn bạo, bị bệnh trĩ nên lâm triều thường phải ngồi mà coi chầu, vậy mới có tên là Ngọa Triều. Năm 1005, vua giết người anh là Lê Trung Tông mà chiếm được ngôi. Vua ở ngôi được 4 năm, hưởng dương 23 tuổi, lịch sử chuyển sang họ Lý.

12. Triều đại truyền ngôi được lâu nhất:

Nhà Hậu Lê. Xét về danh nghĩa, họ Lê truyền ngôi được 360 năm (1428- 1788), qua 27 đời vua, chia làm 2 thời kỳ: thời Lê sơ gồm 11 vua đầu, đây là thời kỳ cường thịnh; thời Lê trung hưng gồm 16 vua sau, quyền lực dần bị lấy mất, chỉ còn danh nghĩa tượng trưng.

13. Có tên tuổi rực rỡ nhất trong thời kỳ trị nước an dân:

Vua Lê Thánh Tông. Vua là con thứ tư của Lê Thái Tông và mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao, sinh năm 1442, lên ngôi năm 1460 sau khi anh là Lê Nghi Dân bị giết, ở ngôi 37 năm, đặt 2 niên hiệu là Quang Thuận và Hồng Đức, thọ 55 tuổi. Lê Thánh Tông có tư chất thông minh lại chăm học tập, biết nhiều lại giỏi thực hành. Dưới triều Thánh Tông về mọi phương diện, nước ta tiến đến một trình độ cao từ trước chưa bao giờ đạt tới, thanh thế nước ta bấy giờ lừng lẫy.

14. Để lại dấu ấn xấu xa nhất, bị lên án về tội phản quốc:

Vua Lê Chiêu Thống. Tháng 10.1788, vua cùng hoàng thái hậu rước 30 vạn quân Thanh về giày xéo non sông. Chiêu Thống chỉ là niên hiệu, còn miếu hiệu phải là Lê Mẫn Đế, các sử gia thể theo ký ức không tốt đẹp của nhân dân về vị vua này nên vẫn gọi là Lê Chiêu Thống. Đây là vị vua cuối cùng của triều Lê 360 năm, sau sống lưu vong ở Trung Quốc và mất bên đó, năm 28 tuổi.

15. Gần với thời đại chúng ta nhất, đại diện cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam:

Vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy). Vua sinh ngày 22.10.1913, con của Khải Định, lên ngôi ngày 5.1.1926, đăng quang xong lại tiếp tục sang Pháp học. Tháng 9.1932, Bảo Đại về nước, sửa sang triều chính.

Cách mạng tháng 8 thành công ở Huế, ngày 18 tháng 7 năm Ất Dậu, Bảo Đại thứ 20, tức ngày 30.8.1945, vua Bảo Đại trên lầu Ngọ Môn trao ấn kiếm cho đại diện của Cách mạng, lá cờ vàng quẻ ly kéo xuống, cờ đỏ sao vàng phấp phới trên cột cờ Phú Văn Lâu, thể hiện sự cáo chung của nền quân chủ.

16. Tự Đức: vị vua thể hiện hiếu thảo nhất
Là vị vua hiếu đạo bậc nhất trong 13 vị hoàng đế triều Nguyễn. Mẫu hậu là bà Từ Dũ được vua săn sóc, tôn kính, vâng lời hết mực. Bà truyền bảo điều gì đáng lưu tâm, vua liền ghi ngay vào sách tùy thân mà nghiền ngẫm, gọi là "Từ huấn lục" (sách chép lời mẹ dạy). Trải qua suốt 36 năm chấp chính ngai vàng, Tự Đức bao giờ cũng dành ngày chẵn vào cung vấn an sức khỏe mẹ, ngày lẻ thì lo việc triều nghi, chẳng vì ngồi trên chỗ vạn năng quyền thế mà lơ là phận làm con. Không những thế, có gì lo âu, vua liền thỉnh ý để được nghe lời dạy bảo. Chính vì thế, bà đã từng đề nghị giảm thuế má cho dân vào những khi gặp thiên tai, mất mùa, đói kém, nhà vua đều làm theo ý mẹ. Có lần, ngày mai là đến kỳ giỗ kỵ tiên đế Thiệu Trị, thế mà hôm ấy nhà vua ham săn bắn, gặp nước lụt chảy mạnh bất ngờ, quan quân chưa dám dong thuyền hồi cung, phải mắc kẹt chốn ngoại thành rừng Thuận Trực. Bà Từ Dũ sai quan Nguyễn Tri Phương đi rước, khi vào cung, vua biết lỗi, dâng roi, nằm xuống chờ quở phạt. Bà giận, quay mặt chẳng nói, sau mới tha cho hình phạt, chỉ trách dạy bằng lời mà thôi. Xem thế, đủ biết vua Tự Đức thờ mẹ rất chí hiếu.

Và có nhiều bài thơ nhất

Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Ðông Phương, nhất là Nho học. Vua giỏi về cả sử học, triết học, văn học nghệ thuật và đặc biệt là rất sính thơ. Vua đã để lại 600 bài văn và 4.000 bài thơ văn chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm. Thơ văn nhà vua phản ánh một con người nhân hậu, một tâm hồn đa cảm, một tư chất hâm mộ nghệ thuật. Tư chất ấy cũng biểu lộ rõ trên nghệ thuật kiến trúc của lăng vua. Sử cho biết chính nhà vua đã "chuẩn định" (décider) mô thức xây dựng nó. Trong vòng La thành rộng khoảng 12 ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch bát tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.

16. Nổi tiếng nhân từ độ lượng nhất :

Trần Hoảng, sinh năm 1240, hai mươi năm làm vua (1258-1278) hiệu là Thánh Tông, chăm lo khẩn hoang, giúp đỡ người nghèo an cư lạc nghiệp, khuyến học, mở nhiều khoa thi tuyển chọn nhân tài.

17. Làm vua xong rồi cắt tóc đi tu ở chùa lâu nhất :
Trần Khâm (1258-1308), làm vua hiệu là Nhân Tông 15 năm, 2 lần lãnh đạo đánh thắng Nguyên Mông xâm lược, xong việc rồi thoái vị, gọt tóc đi tu, lập ra Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử, tông phái đặc sắc đất Việt.

18. Ăn chơi đàng điếm nhất :

Chúa Trịnh Giang (1729- 1740), cho em trai tùy nghi làm việc với trăm quan, để mình rảnh rỗi thỏa sức ăn chơi **** loạn với hàng trăm cung nữ phi tần, sai người đào hầm dưới lòng đất, trốn việc chúa, xuống hầm ở với đàn bà con gái đủ loại tuổi thêm 20 năm nữa mới chết.

19. Từ nghèo hèn nhất và tiến nhanh nhất lên ngôi hoàng đế :

Vua Mạc Đăng Dung, từng đi thi đấu vật vào làm lính chuyên cầm tán và vác lọng cho xe vua, sau đó bằng 1 cuộc ép vua Lê Cung xuống chiếu nhường ngôi cho mình lên ngôi báu, lập tức ông tế trời ở đàn Nam Giao, lấy Hải Dương làm Dương Kinh, 2 năm sau ông nhanh chóng nhường ngôi cho con để làm thái thượng hoàng.

20. Chết "khổ sở" nhất:

Vua Mạc Mậu Hợp (1562-1592), lên ngôi lúc hơn 1 tuổi, ở ngôi 29 năm, sét đánh không chết; mất kinh thành, chạy trốn, đóng giả nhà sư vẫn bị lộ, vua xin: " Mấy ngày nay đói khát quá, cho xin 1 bình rượu uống cho đã". Bị quân Trịnh treo sống trên cây chịu đói khát 3 ngày, rồi đem xuống chém đầu đóng vào cọc, bêu ngoài chợ 5 ngày.

Còn Tiếp..........
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
21. Người duy nhất không làm vua nhưng có nhiều con trai làm vua nhất:

Ông Nguyễn Phúc Hồng Cai, em trai của Tự Đức; vì Tự Đức không có con nên thực dân Pháp lần lượt đưa 3 con trai của ông lên làm vua với số phận khác nhau: Kiến Phúc bị đầu độc chết, Hàm Nghi bị đi đày, còn Đồng Khánh thì rất ngoan ngoãn làm tay sai cho Pháp. Dân Huế có câu ca:

" Một nhà sinh được ba vua
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài"

22. Cai trị lãnh thổ rộng nhất

Minh Mạng (1820- 1840) cai trị lãnh thổ rộng nhất, vì thời đó, triều đình nhà Nguyễn còn cai trị 1 phần đất phía đông của nước Lào (Sầm Nưa, Xavannakhet, Kham Keut, Mương Lam, Sam Teu...) lại bỏ việc "bảo hộ" Campuchia đổi thành Trấn Tây thành, nhập vào lãnh thổ Đại Nam.

23. Làm vua nhiều "kịch tính" nhất:

Nguyễn Phúc Hồng Dật (1846-1883), con út của Thiệu Trị; năm 1883, các quan sai lính đến xóm nghèo Kim Long đón Dật về cung để đưa lên làm vua mới, Dật quá sợ khóc thét lên, cố hết sức thoái thác, nhưng lính cứ bắt về lên ngôi, hiệu là Hiệp Hòa; mấy tháng sau Hiệp Hòa viết chiếu xin thôi làm vua. Các quan giả vờ đồng ý, cho khiêng võng ra ngoài thành rồi buộc ép uống thuốc độc mà chết.

24. Tàn bạo hạng nhất:

Lê Oánh (1496-1516), cháu nội của Lê Thánh Tông, giết vua trước là Uy Mục, rồi lên ngôi báu, hiệu là Tương Dực, bắt hết cung nhân của vua quan cũ vào điện trăm nóc để gian **** suốt ngày đêm; lại bắt sư nữ cởi truồng ra chèo thuyền ở Hồ Tây để vua vui mắt. Ở ngôi báu được 7 năm thì bị dân đâm chết, xác bị đem đốt thành tro bụi.

25. Loạn luân công nhiên nhất

Nguyễn Phúc Khoát (1714- 1765), tục gọi là Chúa Võ, có 18 con trai và 12 con gái, thông **** với em con chú ruột là Nguyễn Thị Ngọc Cầu, 20 tuổi. Cuối đời Khoát, các con trai lớn đều bị gạt, bị giết hoặc giam chết trong ngục tối (như Nguyễn Phúc Cốn, cha của Nguyễn Ánh - Gia Long sau này), để khi Khoát chết, con hoang do Ngọc Cầu đẻ ra tên là Thuần 12 tuổi dễ bề lên ngôi chúa. Sau Thuần bị giết chết ngoài bãi hoang sông Cửu Long và cũng là kết thúc "sự nghiệp các chúa Nguyễn ở Đàng Trong".

26. Làm thái thượng hoàng lâu nhất:

Trần Mạnh (1300-1357), 14 tuổi làm vua, hiệu là Minh Tông, nghe nịnh thần mà giết oan cha vợ đồng thời là chú ruột; đến 29 tuổi nhường ngôi cho con để lên làm thái thượng hoàng nhiều năm nhất (trong 28 năm), chết ở tuổi 58.

27. Cứng rắn và tàn bạo nhất:


Trịnh Sâm (1738- 1782) nổi tiếng là vị chúa cứng rắn, bạo liệt nhất. Em trai là Lệ định cướp ngôi, Sâm giết luôn; sau đó tống giam thái tử Lê Duy Vĩ cho đến chết. Sâm đích thân cầm quân đánh chiếm được đất Thuận Quảng của chúa Nguyễn, rồi tự phong lên làm Thượng sư Thượng phụ Duệ Đoan Văn công Vũ đức Tĩnh Vương.

28. Nhát gan nhất:

Chúa Trịnh Bồng (1740-1787), kiêu binh đưa lên làm chúa, Bồng nhiều lần chạy trốn khỏi phủ chúa, sau gọt đầu đi tu lưu động ở Lạng Sơn – Cao Bằng; hết nạn kiêu binh, các quan tìm thấy, Bồng tự phủ định không phải là con cháu họ Trịnh; sau lộ tung tích thì vẫn 1 mực chối từ về làm chúa, tiếp đó lại trốn biệt vào rừng sâu, cho đến khi chết mất tăm mất tích.

29. Vua duy nhất có nhiều vợ mà không có dù chỉ 1 đứa con:


Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (1829- 1883), làm vua hiệu Tự Đức, có hơn ba trăm vợ (trong đó hạ cố lấy cả 1 bà đã từng có chồng, có con với chồng trước) và cũng dùng thuốc quý “Nhất dạ, lục giao, sinh ngũ tử” (1 đêm, 6 lần gặp vợ, sinh 5 con) như ông nội của Tự Đức là Minh Mạng đã từng có đến 142 người con, nhưng cuối cùng Tự Đức vẫn là ông vua duy nhất có rất nhiều vợ mà không có 1 người con ruột nào cả.

30. Thân Tây và nịnh Tây nhất:
Nguyễn Phúc Ưng Xụy, tức Ưng Đường, 2 tuổi vào làm con nuôi Tự Đức, 21 tuổi được Pháp chọn đưa lên làm vua, hiệu là Đồng Khánh, việc đầu tiên là ra ngay 3 đạo dụ phong cho 3 quan Tây làm “Bảo hộ quân vương”, “Bảo hộ công”, “Dực quốc công”; mọi sự lớn nhỏ đều nhất nhất làm theo lệnh Tây, đích thân ông ta ra lệnh trong cung vứt hết rượu ta, ông chỉ chuyên uống rượu Tây, ở ngôi được 3 năm thì ốm chết. Ở Việt Nam sau này xuất hiện loại "Bánh trung thu Đồng Khánh".
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
31. Vua bù nhìn mạt hạng nhất:
Danh hiệu này của dân chúng Huế khinh bỉ bêu tặng Nguyễn Phúc Bửu Đảo (1884-1925), làm vua lấy hiệu là Khải Định, với câu ca:

“Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây,
Nghề này thì lấy ông này (là) tiên sư”

Là vua đầu tiên ở Việt Nam xuất ngoại, sang tận châu Âu để dự hội chợ thuộc địa, bị Nguyễn Ái Quốc chế diễu qua vở kịch “Con rồng tre”; tăng 30% thuế trong cả nước để lấy tiền tổ chức sinh nhật lần thứ 40 (gọi là Tứ tuần Đại khánh) của mình. 1 năm sau, Khải Định chết, lễ tang kéo dài 86 ngày. Ông ta có 12 vợ nhưng không vợ nào có mang; công luận Huế và nhiều sách ghi rõ, Vĩnh Thụy là con 1 hoàng thân, bà mẹ có mang rồi mới được đưa vào cung để đẻ và Khải Định nhận là con để khỏi bị mang tội, mang tiếng là “tuyệt tự”.

32. Bị vu oan nhất:
Thành Thái lên ngôi đúng ngày mùng 1 Tết (dương lịch là 31/1/1889). Ông là vua duy nhất bị Pháp vu cáo là “điên rồ” rồi hất ra khỏi ngai vàng năm 1906, đẩy đi đày và chết nghèo khổ ở Sài Gòn năm 1954.

33. Vua đầu tiên lấy vợ nước ngoài:

Lê Duy Kỳ (1607- 1662), là ông vua đầu tiên lấy vợ người nước ngoài (Hà Lan), tượng bà vợ Tây này hiện vẫn còn trong ngôi điện ở đường vào thành phố Thanh Hóa, mặc dù trước đó đã có 5 vợ thuộc 5 dân tộc khác nhau (trong đó có Ngọc Trúc, con của chúa Trịnh, vốn là vợ của 1 ông chú, Kỳ thông **** rồi cướp về, việc này bia miệng rất chê cười.)

34. Trị vì ngắn nhất:

Lên ngôi vua được 3 ngày, chưa kịp chọn vương hiệu, thì đã bị em ruột giết chết, đó là Lê Long Việt (983- 1005), cũng giống như cha (Lê Hoàn) chết không có miếu hiệu; sử về sau gọi là “vua giữa” (Lê Trung Tông), vì sau khi giết anh ruột, Lê Long Đĩnh lên làm vua thứ 3 của nhà Tiền Lê, kẻ tệ hại nhất trong các vua chúa phá nước hại dân.

35. Vua đầu tiên là người ngoại tộc:

Vua thứ 8 đời nhà Trần, nhưng vốn lại là người khác họ, đó là Dương Nhật Lễ, con của kép hát Dương Khương, mẹ có thai bỏ chồng đi lấy Cung Túc vương Trần Dục (là em trai nhà vua), Dục nhận Lễ làm con. Gặp lúc vua Trần Dụ Tông chết, không có con, cha dượng Trần Dục cũng chết, Dương Nhật Lễ lên làm vua (1369) được 1 năm thì bị giết chết.

36. Người đầu tiên lãnh đạo quân chống lại phương Tây:

Năm 1644, chúa Nguyễn Phúc Lan là ông vua/chúa đầu tiên dám đứng mũi chịu sào và cầm đầu đoàn tàu chiến của thủy quân Việt Nam đánh nhau quyết liệt với 1 hạm đội có nhiều trọng pháo hùng hậu của Hà Lan. Kết quả là ta thắng lớn, tàu địch 1 chiếc nổ tung, 1 chiếc đâm vào đá ngầm mà vỡ, còn chiếc nhỏ nhất bỏ chạy trốn.

37. Có nhiều con làm vua nhất:

Lê Duy Kỳ (1607- 1662), ông có tới 4 con trai lần lượt làm vua. Đó là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông), Lê Duy Vũ (Huyền Tông), Lê Duy Hợi (Gia Tông), Lê Duy Hợp (Hy Tông), cả 4 vua anh em cùng cha khác mẹ này đã được lịch sử công bằng đánh giá, xếp vào hạng vua “chẳng có được tích sự gì”.

38. Có nhiều sáng tạo nhất:

Hồ Quý Ly, tuy chỉ làm vua chưa được 1 năm nhưng triều đại ông nổi tiếng có nhiều sáng tạo nhất: dùng chữ Nôm thay chữ Hán, phát hành tiền giấy thay tiền kẽm và bạc, xóa bỏ chế độ dùng nông nô lập đồn điền, lập bệnh viện chữa bệnh không thu tiền, thống nhất cách cân đo đong đếm, lập thủy binh giữ sông biển, đúc súng thần công, dựng tuyến phòng thủ dài hơn 400 km dọc sông Đà, theo sông Hồng xuống đến cửa sông Ninh (Nam Định)

39. Có nhiều truyền thuyết nhất:
Ông vua lên ngôi trên mình phủ nhiều truyền thuyết kỳ ảo nhất là Lý Công Uẩn (973- 1028): không biết cha mẹ là ai, sinh ra trong ngôi chùa ngào ngạt hương thơm trong 1 đêm rực sáng, 2 bàn tay đủ 4 chữ son sơn hà xã tắc, học giỏi đến nỗi trời ban tiếng khen xuống, sét đánh tung vỏ cây gạo làng Cổ Pháp để lộ ra câu sấm nhà Tiền Lê sắp đổ, vua Lý lên ngôi; rồng vàng bay lên đón vua về Đại La dựng kinh đô…..

40. Có nhiều con nhất:

Nếu như Minh Mạng theo tính số con chính thức là ông vua có nhiều con nhất với 142 con (78 trai, 64 gái) thì Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) là ông chúa có nhiều con nhất; 17 tuổi làm chúa, tuy chỉ sống đến 51 tuổi nhưng đã kịp có 146 con, trong đó có 38 con trai; quá đông con nên ông ta không sao nhớ hết tên, đứa nào vào chào, phải xưng tên, xưng tuổi. Ông có câu thơ: “Mình tuổi thọ ít, nhưng phúc nhiều….”.