Hạng D
15/2/08
1.552
65
48
54
Quỳnh Rùa nói:
những cái nhất của vua chúa Việt Nam (tiếp theo)
Về các vua

- Hoàng đế đầu tiên: Lý Nam Đế (544 - 548) với niên hiệu đầu tiên là Thiên Đức

- Hoàng đế cuối cùng: Bảo Đại (1925 - 1945)

- Ở ngôi lâu nhất: Triệu Vũ Vương Triệu Đà: 70 năm (207-137 TCN), Lý Nhân Tông Càn Đức: 56 năm (1072 - 1127), thứ đến Hậu Lê Hiển tông Duy Diêu: 47 năm (1740 - 1786).

- Ở ngôi ngắn nhất: Tiền Lê Trung Tông Long Việt: 3 ngày (1006), Dục Đức: 3 ngày (1883)

- Lên ngôi trẻ nhất: Lê Nhân Tông, lúc 1 tuổi (1442) ;Mạc Mậu Hợp, lúc 2 tuổi (1562);Lý Cao Tông,lúc 3 tuổi;Lý Anh Tông,cũng 3 tuổi; Lý Chiêu Hoàng, lúc 6 tuổi (1224)

- Lên ngôi già nhất: Trần Nghệ Tông Phủ, khi 50 tuổi (1370); Triệu Đà khi 50 tuổi (207 TCN)

- Trường thọ nhất: Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997), vua Trần Nghệ tông 74 tuổi (1321 - 1394). Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua thọ nhất: 120 tuổi (257-137 TCN) (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư). Ngoài ra, nếu tính cả các chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525 - 1613)

- Yểu thọ nhất: Hậu Lê Gia Tông Duy Khoái 15 tuổi (1661 - 1675)

- Nữ vương đầu tiên: Trưng Vương (Trưng Trắc) (vì chỉ xưng vương) (40-43)

- Nữ hoàng duy nhất: Lý Chiêu hoàng Phật Kim (1224 - 1225), vợ vua Trần Thái tông Cảnh (1226 - 1258).

- Vua duy nhất ở ngôi 2 lần: Hậu Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662)

Về các triều đại

- Triều đại tồn tại lâu nhất: nhà Hậu Lê 356 năm (1428 - 1527 và 1533 - 1788).

- Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Hồ 8 năm (1400 - 1407).

- Triều đại truyền nhiều đời vua nhất: nhà Hậu Lê: 27 vua (từ Thái Tổ đến Chiêu Thống), nhà Trần (kể cả Hậu Trần) 14 vua.

- Triều đại truyền ít đời nhất: nhà Thục 1 vua.

- Triều đại truyền qua nhiều thế hệ nhất: nhà Hậu Lê 14 đời (từ Thái Tổ Lê Lợi đến Trung Tông Duy Huyên, rồi từ Anh Tông Duy Bang đến Chiêu Thống Duy Kỳ), sau đó là nhà Lý: 9 đời (từ Thái Tổ Công Uẩn đến Chiêu Hoàng Phật Kim).

- Triều đại xảy ra phế lập, sát hại các vua nhiều nhất: Nhà Lê sơ 6/11 vua.

Về các thượng hoàng

- Thái thượng hoàng đầu tiên: Lý Huệ Tông Sảm.

- Thái thượng hoàng cuối cùng: Lê Ý Tông Duy Thận, nhưng người lên thay Ý Tông không phải là con Ý Tông mà là cháu gọi bằng chú (Duy Diêu - Hiển Tông).

- Thượng hoàng trẻ tuổi nhất: Lê Ý Tông lúc 22 tuổi (1740)

- Thượng hoàng cao tuổi nhất: Trần Nghệ Tông lúc 52 tuổi (1372)

- Thượng hoàng duy nhất chưa từng làm vua: Trần Thừa

- Thượng hoàng thọ nhất: Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321-1394)

- Thượng hoàng yểu nhất: Trần Thuận Tông 22 tuổi (1377-1399)

- Thượng hoàng ở ngôi ngắn nhất
: Hậu Trần Giản Định Đế 4 tháng (1409)

- Thượng hoàng ở ngôi lâu nhất: Trần Minh Tông 29 năm (1329-1357)

- Triều đại có nhiều thượng hoàng nhất: nhà Trần có 9 thượng hoàng

Thượng hoàng thường là cha vua, nhưng có các trường hợp không phải như vậy: Thượng hoàng Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Duệ Tông. Duệ Tông mất lại lập cháu gọi bằng bác là Phế Đế. Thượng hoàng Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho con là Thái Tông. Thái Tông mất sớm lại lập cháu nội là Hiến Tông. Thượng hoàng Lê Ý Tông là chú của vua Lê Hiển Tông.

Ngoài 7 thượng hoàng nhà Trần từ Trần Thừa tới Nghệ Tông cùng Mạc Thái Tổ, các thượng hoàng còn lại trong lịch sử Việt Nam đều không tự nguyện làm thượng hoàng mà do sự sắp đặt của quyền thần trong triều.

Em ko chắc là có nên tính Triệu Đà vô làm vua của nước Việt ta ko, Triệu Đà là người Tàu, xưng vương Nam Việt nhưng vẫn là biên cương của người TQ.
 
Hạng D
8/3/10
1.299
5.687
113
Quỳnh Rùa nói:
couto nói:
@Quỳnh rùa: nói thật bác gọi vua Gia Long là thằng nghe nó phản cảm quá, làm mất hết những suy nghĩ tốt đẹp của em dành cho bác.
Dẫu gì cũng là vị vua đầu tiên thống nhất nc Việt từ ải Nam Quan tới đất Mũi
Dù sao thì cũng là hoàng đế, nên tôn trọng chút đi.
Em muốn nghe bác nói về Mạc- trịnh -nguyễn, ngồi đợi bài cỦa bác

Dạ dạ, e xin chỉnh sử ngay, lỗi type, vô tình không phải cố ý, mong các bác bỏ qua.

Ở đầu thớt có 1 bác nói đùa gọi vua Hùng là anh Hùng bị mấy bác lên án quá trời...
Mình nghĩ khi đã nói đến lịch sử thì trước nhất phải trung thực và khách quan, vấn đề tự hào hay lên án các vị vua đó là chuyện khác..
Lúc nhỏ tui học lịch sử về nhà Nguyễn còn nhớ 1 câu : "Nhà Nguyễn đã có công mở mang bờ cõi nước ta về phương Nam...". Sau đó tui lại được dạy rằng nhà Nguyễn là bọn :"rước voi về dày mả Tổ..." tất cả cũng đều do sách giáo khoa viết ra và chúng tôi học những gì mà SGK đã viết... rồi nhận thức và quan điểm cũng từ đó mà ra thôi...
Ở SG trước kia có 1 trường trung học tên là Nữ sinh Gia Long, không biết bác có nghe tên qua chưa???
 
Hạng B2
5/6/09
419
19
18
Ba Miền Việt Nam
Em kính phục các bác OS nhà mình quá, nhất là các bác Quỳnh Rùa, Downlow, Couto… em thực sự choáng trước kiến thức của các bác, PHÍM chữ lên 4r đã chứng công, tâm các bác nhiều rồi. Cũng có ít bác chưa coi trọng sử mình, lại đùa hơi quá, mong các bác nghĩ lại. Em mong, <span style=""color: #0000ff;"">hiểu sử ta, yêu quốc gia, sẽ mau khá</span>. Em 2say.
 
Hạng B2
19/4/08
169
0
0
39
<hr/>
02 - NGÔ QUYỀN (898 - 944)

“Tiền Ngô Vương lấy quân mới họp của nước Việt ta
đánh tan cả trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao, mở
nước và xưng vương, làm cho bọn người Bắc không dám
sang nữa. Có thể nói là (Tiền Ngô Vương) một lần nổi
giận mà khiến cho trăm họ được yên, mưu đã giỏi mà
đánh cũng giỏi. Tuy chỉ mới xưng vương, chưa lên ngôi
Hoàng Đế, cũng chưa đặt niên hiệu, nhưng quốc thống
của ta cơ hồ đã được nối lại rồi vậy”

Lê Văn Hưu
(1230 – 1322)

1. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ

Ngô Quyền người đất Đường Lâm. Đất này nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Nơi đây hiện cfn có lăng và đền thờ Ngô Quyền. Về tiểu sử của Ngô Quyền, sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển 5, tờ 20-b) chép rằng:

“Thân phụ (của Ngô Quyền ) là (Ngô) Mân, làm chức Châu Mục ở bản châu (tức châu Đường Lâm – NKT). Khi Vua (chỉ Ngô Quyền - NKT) mới sinh, đầy nhà có ánh sáng lạ. Vua có ba nốt ruồi ở lưng, dáng mạo thật khác thường, thầy bói cho là có tướng tốt, có thể làm chúa cả một phương, vì thế (thân phụ của Vua) mới đặt tên (cho Vua) là Quyền. (Vua) lớn lên, khôi. ngô tuấn tú, mắt sáng như chớp, dáng đi như hổ, gồm đủ trí và dũng, sức có thể nâng được vạc lớn. (Vua từng) làm Nha Tướng cho Dương Đình Nghệ (cũng tức là Dương Diên Nghệ, người đứng đầu chính quyền độc lập và tự chủ từ năm 931 đến năm 937 – NKT), được (Dương) Đình Nghệ gả con gái cho, đồng thời, trao quyền cai quản vùng Ái Châu (tức vùng thuộc tỉnh Thanh Hóa ngày nay - NKT)”.

Các bộ chính sử cũ đều chép rằng, Dương Đình Nghệ có người con nuôi, tên là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn là kẻ bất hiếu, bất nghĩa và bất trung, kẻ bạo ngược hiếm thấy trong lịch sử. Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Kiều Công Tiễn đã giết chết Dương Đình Nghệ rồi đoạt lấy chức quyền. Căm phẫn trước hành động đó, tháng 12 năm Mậu Tuất (938), từ Ái Châu, Ngô Quyền đã đem quân ra hỏi tội Kiều Công Tiễn. Hoảng sợ trước lực lượng của Ngô Quyền. Kiều Công Tiễn đã sai sứ đem của cải sang đút lót cho vua nước Nam Hán để cầu cứu. Nam Hán nhân đó cho quân sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền lập tức giết chết Kiều Công Tiễn, chặt đứt chỗ dựa nguy hiểm của quân xâm lăng, đồng thời, đánh trận quyết chiến chiến lược với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (cũng vào tháng 12 năm 938), quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi.

Mùa xuân năm Kỉ Hợi (939), Ngô Quyền xưng vương, lập triều nghi, đặt phẩm phục, dựng nền độc lập và tự chủ, đóng đô ở Cổ Loa. Về việc làm sau chiến thắng của Ngô Quyền, sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét:

“Tiền Ngô Vương nổi lên, không chỉ có công thắng trận mà còn đặt trăm quan, chế định triều nghi và phẩm phục, có thể nói là có tầm vóc của đấng Đế Vương”[sup]1[/sup].

Năm Giáp Thìn (944), Ngô Quyển mất, hưởng thọ 46 tuổi.

Không rõ Ngô Quyền có tất cả bao nhiêu người con, nhưng có hai người con trai được sử sách chép tới. Một là Ngô Xương Văn do bà Dương Thị Như Ngọc (con gái của Dương Đình Nghệ) sinh hạ, chưa rõ là vào năm nào. Năm 951, Ngô Xương Văn lên nối ngôi (trước đó, từ năm 944 đến năm 950, ngôi vua bị em vợ của Ngô Quyền là Dương Tam Kha chiếm đoạt), xưng là Nam Tấn Vương. Năm 965, Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn chết khi đi đánh dẹp ở vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay. Người con trai thứ hai của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Ngập là anh của Ngô Xương Văn, nhưng khi Dương Tam Kha chiếm ngôi, Ngô Xương Ngập phải chạy đi lánh nạn, vì thế, phải đến cuối năm 951, Ngô Xương Ngập mới được em đón về. Cả hai anh em cùng làm vua, sử gọi đó là thời Hậu Ngô Vương. Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương, nhưng chỉ ở ngôi được ba năm thì mất (vào năm 954) vì bị bệnh.

Các con của Ngô Quyền đều không phải là những người có tài cầm quân và trị nước, vì thế, loạn lạc đã liên tiếp xẩy ra ngay khi họ đang ở ngôi. Sau khi Thiên Sách Vương rồi Nam Tấn Vương lần lượt qua đời, đất nước lâm vào một thời kì hỗn chiến ác liệt giữa các thế lực cát cứ, sử gọi đó là thờiLoạn mười hai sứ quân. Năm Đinh Mão (967), Đinh Bộ Lĩnh mới dẹp được cuộc hỗn chiến tương tàn này.
_________________________________




<hr/>
2. NGÔ QUYỀN VỚI TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC Ở BẠCH ĐẰNG NĂM MẬU TUẤT (938).

Vài nét về Nam Hán

Kẻ bị Ngô Quyền đánh cho đại bại là quân Nam Hán, vậy, Nam Hán là ai? Mưu đồ cụ thể của quân Nam Hán đối với nước ta lúc bấy giờ như thế nào?

Chính sử của Trung Quốc cho hay, năm Đinh Mão (907), nhà Lương sụp đổ, Trung Quốc lâm vào một thời kì loạn lạc, sử gọi là thời Ngũ Đại Thập Quốc (nghĩa là năm đời mười nước). Ngũ Đại gồm: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu. Còn Thập Quốc thì gồm có:

- Nước Ngô do Dương Hành Mật lập nên ở vùng An Huy của Trung Quốc ngày nay.

- Tiền Thục do Vương Kiến lập nên ở vùng Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay.

- Ngô Việt do Tiền Cù lập nên ở vùng Chiết Giang của Trung Quốc ngày nay.

- Nước Sở do Mã Ân lập nên ở vùng Hồ Nam của Trung quốc ngày nay.

- Nước Mân do Vương Thẩm Tri lập nên ở vùng Phúc Kiến của Trung Quốc ngày nay

- Nam Hán do Lưu Ẩn lập nên ở vùng Quảng Đông của Trung Quốc ngày nay.

- Nam Bình do Cao Bảo Dung lập nên ở vùng Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay.

- Hậu Thục do Mạnh Tri Tường lập nên, cũng ở vùng Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay.

- Nam Đường do Lý Thăng lập nên ở vùng Giang Tô của Trung Quốc ngày nay.

- Bắc Hán do Lưu Sùng lập nên ở vùng Sơn Tây của Trung Quốc ngày nay.

Như vậy, trong số mười nước kể trên, Nam Hán là nước có chung đường biên giới với nước ta, qua lại nước ta dù là bằng đường bộ hay đường biển đều thuận tiện. Vua sáng nghiệp của Nam Hán là Lưu Ẩn (cũng tức là Lưu Nghiễm, Lưu Yêm, Lưu Thiệp hay Lưu Cung…) vốn là kẻ kiệt hiệt. Nam Hán có tiềm lực khá mạnh. Tháng 7 năm Canh Dần (930), vua Nam Hán từng sai tướng Lý Khắc Chính (cũng có sách chép là Lương Khắc Chính) đem quân sang xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến do Khúc Thừa Mỹ lãnh đạo bị thất bại, nước ta bị quân Nam Hán thống trị từ cuối năm 930 đến cuối năm 931. Tháng 12 năm 931, vì bị Dương Đình Nghệ đem quân từ Ái Châu (Thanh Hóa) ra tấn công bất ngờ và dồn dập, chúng mới phải tháo chạy vế nước.

Thời Dương Đình Nghệ đứng đầu chính quyền độc lập và tự chủ (từ cuối năm 931 đến đầu năm 937), Nam Hán cũng từng nuôi tham vọng xâm lăng nước ta, vừa để có thể bành trướng xuống phương Nam, vừa rửa mối nhục thất bại như đã nói ở trên nhưng chúng chưa có cơ hội thực hiện. Cuối năm Mậu Tuất (938) nhân được Kiều Công Tiễn cầu cứu, Nam Hán liền quyết chí sang đánh nước ta lần thứ hai.

Bấy giờ, Nam Hán không phải là nước lớn, nhưng ta lại là một nước nhỏ, đất đai đại để mới từ vùng Quảng Bình trở ra mà thôi. Tính chất nguy hiểm của cuộc xâm lăng này không phải chỉ có từ phía quân Nam Hán mà còn có cả ở phía lực lượng phản dân hại nước do Kiều Công Tiễn cầm đầu. Vua Nam Hán tự mình soạn thảo kế hoạch, bất chấp mọi lời can ngăn của quan lại dưới quyền. Con trai của vua Nam Hán là Vạn Vương Lưu Hoằng Thao được cử làm tướng tổng chỉ huy quân xâm lăng. Bản thân vua Nam Hán thì điều thêm quân ra đóng ở Hải Môn (vùng Tây Nam, huyện Bác Bạch, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngay nay) để làm thanh viện.

Quần thần vẫn tiếp tục can ngăn. Vua Nam Hán bèn đến hỏi ý của quan giữ chức Sùng Văn Sứ là Tiêu Ích. Và, Tiêu Ích đã trả lời một cách rất khôn ngoan, vừa không làm phật lòng vua Nam Hán, vừa có thể giữ yên thân mình. Tiêu Ích nói:

“Nay mưa dầm đã mấy tuần mà đường biển thì xa xôi và nguy hiểm, trong khi đó, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể nào khinh suất được. Đại quân của ta phải tiến một cách thận trọng và chắc chắn, tốt nhất, hãy nên dùng người hướng đạo đi trước rồi sau hãy cất quân đi”[sup]1[/sup].

Nhưng. vua Nam Hán vẫn không nghe theo lời khuyên của Tiêu Ích. Tháng 12 năm Mậu Tuất (938), quân Nam Hán rầm rộ vượt biển tiến vào nước ta qua ngả sông Bạch Đằng.

Bạch Đằng là một con sông ngắn nhưng rất rộng và sâu. Sông vốn có tên Nôm là sông Rừng, nhưng vì sông này thường có sóng bạc nổi lên, nhân đó mới có tên chữ là Bạch Đằng. Cửa sông Bạch Đằng xưa nay đều có tên là cửa Nam Triệu, cũng vì thế, con sông này còn có tên là sông Nam Triệu. Tuy nhiên, cửa Nam Triệu thời Ngô Quyền nằm ở vị trí sâu hơn, vào khoảng ngã ba của sông Cấm và sông Bạch Đằng hiện nay. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì sự vận động địa chất, dẫn đến sư biến đổi địa hình của vùng Đông Bắc nước ta trong hơn một nghìn năm qua. Từ vùng biển Đông Bắc. Bạch Đằng là con sông tiện lợi nhất để thủy quân có thể men theo đó mà tiến sâu vào lãnh thổ nước ta.
_______________________________
1. Đại Việt sử kí toàn thư, ngoại kỉ, quyển 5, tờ 19-a
ip.gif
Logged <hr/>



<hr/>
Trận Bạch Đằng

Cuối năm 938, để cứu nguy cho vận nước, Ngô Quyền đã có hai quyết định quan trọng. Một là nghiêm trị Kiều Công Tiễn, kẻ đã giết hại Dương Đình Nghệ và sau đó đã cam tâm đi cầu cứu quân Nam Hán. Giết Kiều Công Tiễn tức là tiêu diệt chỗ dựa của quân xâm lăng. Giết Kiều Công Tiễn tức là để bảo vệ đạo lí và nghĩa khí của dân tộc. Giết Kiều Công Tiễn cũng tức là để tạo ra sự ổn định hậu phương trước khi đại quân xuất trận. Hai là Ngô Quyền đã vạch kế hoạch đánh gục quân Nam Hán xâm lăng. Binh pháp cổ thường nhấn mạnh câu tri bi tri kỉ bách chiến bách thắng (biết người biết ta, trăm trận trăm thắng). Những ghi chép của sử cũ cho thấy Ngô Quyền đã biết rất rõ mưu đồ của quân Nam Hán lúc bấy giờ. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển 5, tờ 19-b) chép rằng:

“Ngô Quyền nghe tin Hoằng Thao sắp đến, liền nói với các tướng dưới quyền rằng:

Hoằng Thao là đứa trẻ khờ dại. Hắn đem quân từ cõi xa đến, lính tráng đều mỏi mệt, đã thế, lại nghe tin Kiều Công Tiễn đã bị giết rồi. Mất kẻ nội ứng, hẳn nhiên là chúng đã bị mất vía từ trước. Ta nay lấy quân khỏe mạnh để đánh quân mỏi mệt, ắt là phải phá được. Nhưng, bọn chúng lợi thế ở chiến thuyền, nếu ta không lo phòng bị trước thì chưa biết sẽ ra sao. Nay, nếu ta sai người đem cọc lớn, vạt nhọn và bịt sắt, ngầm đóng sẵn ở cửa biển, rồi nhân khi nước triều lên cao (che khuất bãi cọc) mà dụ cho chiến thuyền của chúng tiến vào thì sau đó ắt sẽ dễ bề chế ngự, quyết không cho chiếc nào chạy thoát”.

Xưa nay, cửa sông Bạch Đằng đều rất sâu, có chỗ sâu đến 18 mét. Độ sâu ấy, không cho phép đóng cọc theo lối giăng ngang mà chỉ có thể đóng ở hai bên mé sông, nơi thuyền bè thường xuôi ngược. Công việc dựng bãi cọc gỗ vạt nhọn và bịt sắt được tiến hành khẩn trương nhưng cũng rất công phu. Hàng ngàn người được huy động đi đốn cây. Hàng trăm thợ được điều đến để bịt sắt vào cọc gỗ. Đông đảo quân sĩ đã tham gia vào việc tạo dựng bãi cọc này. Trước khi giao chiến với Hoằng Thao, Ngô Quyền đã nghiên cứu rất kĩ chế độ thủy văn của sông Bạch Đằng và chính phần hiểu biết quan trọng này đã dự phần không nhỏ vào thắng lợi chung.

Sau khi hoàn tất bãi cọc gỗ, Ngô Quyền đã bố trí lực lượng như sau:

- Đại binh của Ngô Quyền bố trí ở ngay phía sau bãi cọc gỗ: tất cả được mai phục sẵn trong những lùm cây mọc đầy ở ven sông.

- Phía tả ngạn sông Bạch Đằng là đạo quân do Dương Tam Kha (con Dương Đình Nghệ, em vợ của Ngô Quyền) chỉ huy.

- Phía hữu ngạn là đạo quân do Ngô Xương Ngập (con trai của Ngô Quyền) và tướng Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy.

Vị tướng trẻ có tài bơi lội và rất thông thuộc sông nước Bạch Đằng là Nguyễn Văn Tố được giao nhiệm vụ ra phía trước bãi cọc để khiêu chiến.

Về diễn biến của trận Bạch Đằng, sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển 5, tờ 19-b và tờ 20-a) chép như sau:

“Định xong kế sách rồi, (Ngô Quyền) bèn cho đóng cọc gỗ ở hai bên cửa sông. Khi nước triều lên, (Ngô) Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua để dụ địch đuổi theo. Bọn Hoằng Thao quả nhiên tiến nhanh vào. Khi chiến thuyền của chúng đã nằm hết ở trong bãi cọc thì thủy triều cũng vừa rút, khiến cho cọc nhô dần lên. Bấy giờ, (Ngô) Quyền mới tung quân ra, ai nấy cũng đều liều chết để chiến đấu. Nước triều rút quá nhanh, quân Hoằng Thao trở thuyền không kịp nên đều vướng cọc mà lật úp. Lũ giặt rối loạn rồi tan vỡ, quân lính chúng bị chết đuối đến hơn một nửa. (Ngô) Quyền thừa thắng đánh đuổi rất gấp, bắt được Hoằng Thao, đem giết đi. Vua Nam Hán (đóng ở Hải Môn, nghe tin dữ) liền thương khóc, thu nhặt tàn quân (của Hoằng Thao tháo chạy đến) và rút về. Vua Nam Hán cho rằng, tên mình là Lưu Cung thật đáng ghét lắm vậy”.


Danh thơm còn mãi với thiên thu

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trong những trận thủy chiến xuất sắc của lịch sử nước nhà. Với chiến thắng này, Ngô Quyền đã đè bẹp hoàn toàn tham vọng bành trướng xuống phương Nam của Nam Hán, khẳng định một cách hiên ngang kỉ nguyên độc lập và tự chủ của nước nhà. Với chiến thắng này, Ngô Quyền thực sự trở thành một anh hùng dân tộc, một thiên tài quân sự của nước nhà. Ngô Quyền đã để lại cho hậu thế những kinh nghiệm vô giá trong tổ chức và chỉ huy thủy chiến. Ông là người đầu tiên dùng bãi cọc và cũng là người đầu tiên biết tận dụng thủy triều vào trận mạc. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trong những trận mẫu mực của sự hợp đồng tác chiến giữa thủy binh với bộ binh, cũng là một trong những trận mẫu mực của sự kết hợp hài hòa giữa mai phục với tấn công tiêu diệt. Từ trận Bạch Đằng, tên tuổi và sự nghiệp của Ngô Quyền chói sáng trong sử sách và trong kí ức bất diệt của các thế hệ nhân dân ta. Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) viết:

“Nếu không có trận đại thắng này thì nhuệ khí của bọn Lưu Nghiễm vẫn còn, và cái cơ bị ngoại thuộc lại dần dần nổi lên. Cho nên, trận Bạch Đằng chính là gốc rễ của sự khôi phục quốc thống. Sau này, các đời Đinh, Lê, Lý, Trần... cũng được nhờ ở dư âm của sự oanh liệt ấy. Võ công hiển hách của Ngô Quyền, thực sự là để tiếng thơm đến muôn đời chứ đâu phải chỉ sáng rỡ trong nhất thời đâu”.

Sau thất bại thảm hại ở Bạch Đằng, nước Nam Hán vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển thêm một thời gian nữa, nhưng trong suốt thời gian đó, chúng không dám bén mảng đến nước ta. Nhận xét về thực trạng của Nam Hán lúc bấy giờ, sử thần Ngô Sĩ Liên viết:

“Lưu Cung tham đất của người muốn mở rộng bờ cõi, nhưng đất không lấy được mà lại để mất đứa con của mình, đã thế, còn gây hại cho dân. Mạnh Tử nói “đem cái mình chẳng yêu mà hại cái mình yêu”, đại để là như thế này chăng?”.



<hr/>
03 - ĐINH BỘ LĨNH (924 - 979)

“(Đinh) Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt, mưu lược
hơn người, dũng cảm nhất đời, đương khi nước Việt ta
không có chúa, hùng trương đua nhau cát cứ... một
phen cất quân mà khiến cả mười hai sứ quân đều phải
hàng phục. Vua mở nước định đô, đổi xưng là Hoàng Đế,
chia đặt bách quan và sáu quân, chế độ gần như đã
đầy đủ. Có lẽ trời đã vì nước Việt mà lại sinh đấng
thánh triết...”.

Lê Văn Hưu
(Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ quyển 1,tờ 2-b và 3-a)


1. THUỞ THIẾU THỜI

Đinh Bộ Lĩnh là con của Đinh Công Trứ. Thời Dương Đình Nghệ (931 - 937), Đinh Công Trứ được trao chức Thứ Sử Hoan Châu[sup]1[/sup]. Thời Ngô Quyền (938 - 944), Đinh Công Trứ cũng tiếp tục được trao chức ấy, nhưng chưa được bao lâu thì mất. Thân mẫu của Đinh Bộ Lĩnh người họ Đàm, còn như tên húy của bà là gì thì hiện vẫn chưa rõ.

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm Giáp Thân (924) tại quê cha là động Hoa Lư, châu Đại Hoàng[sup]2[/sup], mất năm Kỉ Mão (979), thọ 55 tuổi. Do thân sinh đi làm quan ở xa, cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh gắn bó với thân mẫu nhiều hơn. Sau khi Đinh Công Trứ qua đời, Đinh Bộ Lĩnh cùng thân mẫu dắt díu nhau về dựng nhà và lập nghiệp tại khu vực cạnh đền Sơn Thần động Hon Lư.

Thuở thiếu thời, Đinh Bộ Lĩnh đã có tính cách khá đặc biệt. Sử cũ viết về thời niên thiếu của Đinh Bộ Lĩnh như sau:

“Vương (chỉ Đinh Bộ Lĩnh - NKT) lúc nhỏ thường cùng lũ trẻ chăn trâu ở chốn núi rừng vui chơi, được chúng tôn là bậc huynh trưởng. Chúng vẫn thường lấy lễ (đại để như) vua tôi để giúp Vương. Khi vui chơi đùa giỡn, bọn trẻ thường đấu tay làm kiệu để khiêng Vương đi, lại còn lấy bông lau giả làm cờ cho đi trước để dẫn đường, chia làm tả hữu hai phía để theo hầu, nghi vệ chẳng khác gì Thiên Tử. Lúc rảnh rỗi, lũ trẻ lại giục nhau đi kiếm củi về cho Vương, làm y như thể là nạp thuế vậy. Chiều đến, bà thân mẫu của Vương thấy vậy thì vui mừng, bèn mổ heo đãi chúng. Các bậc trưởng lão trong làng đều nói:

- Đứa trẻ có khí chất và dung nghi phi thường này ắt sẽ trở thành đấng cứu đời, đem lại yên lành cho muôn dân. Bọn ta nếu không sớm theo về, để ngày khác hối hận thì đã muộn.

Nói rồi, họ thúc giục con em mình theo Vương”[sup]3[/sup].
_________________________________
1. Nay là vùng Nghệ An.
2. Châu Đại Hoàng nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
3. Đại Việt sử lược (quyển 1).
Logged <hr/>



<hr/>
Thời trai trẻ, Đinh Bộ Lĩnh được dồn dập chứng kiến những biến cố lớn lao của lịch sử nước nhà. Đó là thời họ Khúc khôn khéo đặt nền tảng đầu tiên cho kỉ nguyên độc lập và tự chủ. Đó là thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền liên tiếp đánh bại quân Nam Hán xâm lăng. Đó là thời mà thân sinh của Đinh Bộ Lĩnh từng góp phần vào sự nghiệp chung, làm rạng danh gia tộc. Nhưng, đó cũng là thời đau thương. Sau khi Ngô Quyền qua đời, chính quyền trung ương mau chóng suy yếu, các thế lực cát cứ ở khắp các địa phương lần lượt nổi lên. Đất nước loạn li bởi cuộc hỗn chiến giữa các thế lực cát cứ ấy. Theo quy luật đào thải nghiêm khắc và lạnh lùng, tất cả các thế lực yếu đều mau chóng bị tiêu diệt, các thế lực mạnh thì tồn tại lâu hơn. Cuối cùng, cả nước còn lại 12 thế lực mạnh, sử gọi đó là loạn mười hai sứ quân. Danh sách 12 sứ quân này cụ thể như sau:

01. Ngô Xương Xí chiếm giữ đất Binh Kiều[sup]1[/sup].

02. Kiều Công Hãn chiếm giữ đất Phong Châu[sup]2[/sup] và xưng là Kiều Tam Chế.

03. Kiều Thuận chiếm giữ đất Hồi Hồ[sup]3[/sup] và xưng là Kiều Lệnh Công.

04. Nguyễn Khoan chiếm giữ đất Tam Đái[sup]4[/sup], xưng là Nguyễn Thái Bình.

05. Ngô Nhật Khánh chiếm giữ đất Đường Lâm[sup]5[/sup], xưng là Ngô Lãm Công.

06. Đỗ Cảnh Thạc chiếm đất Đỗ Động Giang[sup]6[/sup], xưng là Đỗ Cảnh Công.

07. Lý Khuê chiếm giữ đất Siêu Loại[sup]7[/sup] và xưng là Lý Lãng Công.

08. Lữ Đường (cũng đọc là Lã Đường), chiếm giữ đất Tế Giang[sup]8[/sup] và xưng là Lữ Tá Công.

09. Nguyễn Thủ Tiệp chiếm giữ đất Tiên Du[sup]9[/sup], xưng là Nguyễn Lệnh Công

10. Nguyễn Siêu chiếm giữ đất Phù Liệt[sup]10[/sup], xưng là Nguyễn Hữu Công

11. Phạm Bạch Hổ chiếm giữ đất Đằng Châu[sup]11[/sup], xưng là Phạm Phòng Át.

12. Trần Lãm chiếm giữ đất Bố Hải Khẩu[sup]12[/sup], xưng là Trần Minh Công.

Loạn mười hai sứ quân đã khiến cho dân tình khốn khổ, thế nước suy vi và tạo điều kiện thuận lợi cho giặt ngoại xâm có thể lợi dụng để tràn vào nước ta bất cứ lúc nào. Chưa bao giờ nhu cầu tái lập vào bảo vệ nền thống nhất quốc gia lại trở nên bức thiết như lúc này.
____________________________________
1. Nay thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2. Nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú.
3. Thời Hán, đó là đất Cẩm Khê. Thời Lê, đó là đất huyện Hoa Khê. Nay là đất huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú.
4. Nay thuộc huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú.
5. Nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
6. Nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
7. Nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.
8. Nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng.
9. Nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.
10. Nay thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội.
11. Nay thuộc huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng.
12. Nay là vùng thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình.



<hr/>
2. VUNG GƯƠM DẸP LOẠN

Sứ cũ chép:

“Bấy giờ, trong cõi không có chúa, Vương (chỉ Đinh Bộ Lĩnh - NKT) nghe tin Trần Minh Công (tức sứ quân Trần Lãm - NKT) là người giỏi nhưng lại không có con nối dõi, bèn đến xin nương nhờ. Trần Minh Công thoáng trông đã biết Vương là bậc có khí chất hơn người, liền nhận làm con và đem hết binh quyền giao phó cho”[sup]1[/sup].

Đoạn ghi chép ngắn ngủi nói trên cho thấy rõ, Đinh Bộ Lĩnh đã bắt đầu sự nghiệp dẹp loạn bằng cách tìm đến để nương nhờ Trần Lãm là một trong những sứ quân mạnh nhất đương thời. Đó là một sự chọn lựa rất thông minh, bởi vì ngoài những lí do mà sử cũ đã kể, lãnh địa của Trần Lãm có một vị trí rất quan trọng đối với cục diện chung. Nắm giữ được lãnh địa ấy cũng có nghĩa là nắm được kho lương thực và thực phẩm lớn nhất.

Dựa vào ưu thế đặc biệt của mình, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt đánh bại các sứ quân. Đến cuối năm Đinh Mão (967), sự nghiệp dẹp loạn của Đinh Bộ Lĩnh hoàn thành. Sang đầu năm Mậu Thìn (968), ngay sau khi Trần Lãm qua đời, Đinh Bộ Lĩnh đã lên ngôi Hoàng Đế, xưng là Đinh Tiên Hoàng, định đô ở Hoa Lư, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Đến năm Canh Ngọ (970), Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu là Thái Bình.

Từ đây, triều Đinh được dựng lên và với tư cách là Hoàng Đế Đinh Bộ Lĩnh đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp kiến thiết quốc gia. Sứ thần Ngô Sĩ Liên nói rằng:

“Đế vương dấy nghiệp, không có ai là không nhờ ở mệnh trời. Nhưng, thánh nhân không bao giờ cậy có mệnh trời mà không làm hết phận sự của mình. Khi việc lớn đã thành thì lại càng phải lo nghĩ cách đề phòng. Sửa sang lễ nhạc, hình án và chính sự là để phòng giữ lòng người. Đặt nhiều lần cửa và đánh hiệu canh là để phòng kẻ hung bạo. Lòng dục không cùng, việc đời vô bờ vô bến, không thể không đề phòng trước được. Đó là cách nghĩ xa cho đời sau, mưu tính cho con cháu”[sup]2[/sup].

Tuy nhiên, là người xưng Đế đầu tiên của kỉ nguyên độc lập tự chủ và thống nhất, mọi việc mà Đinh Tiên Hoàng đã làm đều chỉ mới có ý nghĩa mở đầu. Một số Nho sĩ đời sau lấy khuôn mẫu chặt chẽ của thời đại họ làm chuẩn để đánh giá, đã có ý chê Đinh Tiên Hoàng sơ sài trong việc trị nước. Những lời chê ấy quả là không sai nhưng thật khó mà nói là đúng.

Đinh Bộ Lĩnh không phải là danh tướng chống xâm lăng, nhưng, võ công oanh liệt của ông thực sự đã góp phần rất to lớn vào sự nghiệp giữ nước. Từ đây, độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, trở thành hai mặt bản chất nhất, nổi bật nhất của lịch sử nước ta. Thắng lợi của mặt này là tiền đề, là cơ sở thắng lợi của mặt kia và ngược lại.

Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh bị kẻ phản nghịch là Đỗ Thích giết hại. Ông mất khi triều Đinh mới được hơn mười năm, khi vận nước đang bắt đầu lâm nguy bởi mưu đồ bành trướng của nhà Tống ở phương Bắc.
__________________________________
1. Đại Việt sử lược (quyển l).
2. Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 1, tờ 6-b và tờ 7-a).
ip.gif
Logged <hr/>


<hr/>
04. LÊ HOÀN (941 – 1005)

“Vua đánh đâu được đấy: Chém vua Chiêm Thành để
rửa mối nhục bị bọn phiên di bắt giữ sứ giả của mình;
đánh tan quân của vua nước Tống là người vốn dòng họ
Triệu, mau chóng đập tan mưu đồ của họ. Có thể coi
vua là đấng anh hùng nhất đời vậy”.

Ngô Sĩ Liên
(Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển l)

1. ĐẠI LƯỢC VỀ LÍ LỊCH

Sách Đại Việt sử lược[sup]1[/sup] chép rằng Lê Hoàn người Trường Châu[sup]2[/sup], nhưng sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 1, tờ 13-a) lại nói Lê Hoàn người Ái Châu[sup]3[/sup]. Sử cũ chép không nhất quán, song, các cuộc khảo sát sau này đều cho kết quả chung, rằng Lê Hoàn người làng Trung Lập, Ái Châu, nay làng này thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Các bộ chính sử và dã sử xưa đều chép rằng Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (tức năm 941) tại Ái Châu. Thân sinh của Lê Hoàn là Lê Mịch, thân mẫu người họ Đặng nhưng chưa rõ tên là gì. Gia đình Lê Hoàn thuộc tầng lớp nghèo khổ ở Ái Châu, đã thế, cả thân sinh lẫn thân mẫu đều nối nhau qua đời sớm, cho nên, tuổi thơ của Lê Hoàn đầy gian nan, cơ cực. Sách Khâm định&nb
 
Hạng D
30/1/07
3.021
54
113
48
Xà Ghềnh, Mobil: 0903187496
Em xin tóm tắt ý bác Quỳnh và đưa ra ý của em thế này:
1. Lời thề Lũng Nhai là giả, đã là giả nghĩa là lừa, không xứng đáng bậc anh quân. Ý em là để đạt mục đích cao cả, lừa tí cũng chả sao.
Bác Q lại bảo mục đích ban đầu không cao cả, chỉ là một nhóm cao bồi chống lại bọn đô hộ, không có ý khởi nghĩa phục quốc, sau này gặp được Nguyễn Trãi mới có ý đuổi Minh làm vua, vì vậy phải bịa lời thề. Em cho rằng việc cho LL và các đồng chí là một nhóm cao bồi xóm là đoán mò, mục đích dìm hàng thương hiệu LL.

2. Mấy năm đầu khởi nghĩa, thua chạy cong đít mấy lần, quân bị vây trên núi chết đói mấy lần. Chứng tỏ LL bất tài. Trả lời rằng đâu phải ai có chí đều có cái tài giống Nguyễn Huệ, chắc ai cũng phải như NH bác mới khen, còn khác NH là bác chê à?
Vua thua chạy, quân thiệt hại, kết luận vua ham sống sợ chết, không vào sinh ra tử cùng lính. Trả lời rằng thua trận, vua chạy trước là đương nhiên. Vua nào chẳng vậy, không lẽ chạy thì vua phải đi sau, tả xung hữu đột, múa thương như Triệu Tử Long, đảm bảo cho quân chạy hết thì mình mới chạy hả? Còn vua là còn nghiệp lớn, mất vua là đen tối. Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông từng bi bọn Mông đuổi chạy thấy bà nội. Các cảm tử quân phải bố trí những trận đánh cảm tử trên sông Hồng ngăn giặc để vua chạy, mà cứ ngăn là bị phá, thiệt hại rất lớn. Nhưng 2 vua còn, cuộc KC thắng lợi. Lưu Bị, Lưu Bang đã từng bị đánh không còn manh giáp, cuôi cùng vưỡn thắng lợi. Không thể lấy việc vua chạy, lính chết mà đánh giá vua sai do "không ở lại chết cùng binh sĩ"
...
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.809
5.393
113
thanhmap nói:
Quỳnh Rùa nói:
những cái nhất của vua chúa Việt Nam (tiếp theo)
Về các vua

- Hoàng đế đầu tiên: Lý Nam Đế (544 - 548) với niên hiệu đầu tiên là Thiên Đức

- Hoàng đế cuối cùng: Bảo Đại (1925 - 1945)

- Ở ngôi lâu nhất: Triệu Vũ Vương Triệu Đà: 70 năm (207-137 TCN), Lý Nhân Tông Càn Đức: 56 năm (1072 - 1127), thứ đến Hậu Lê Hiển tông Duy Diêu: 47 năm (1740 - 1786).

- Ở ngôi ngắn nhất: Tiền Lê Trung Tông Long Việt: 3 ngày (1006), Dục Đức: 3 ngày (1883)

- Lên ngôi trẻ nhất: Lê Nhân Tông, lúc 1 tuổi (1442) ;Mạc Mậu Hợp, lúc 2 tuổi (1562);Lý Cao Tông,lúc 3 tuổi;Lý Anh Tông,cũng 3 tuổi; Lý Chiêu Hoàng, lúc 6 tuổi (1224)

- Lên ngôi già nhất: Trần Nghệ Tông Phủ, khi 50 tuổi (1370); Triệu Đà khi 50 tuổi (207 TCN)

- Trường thọ nhất: Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997), vua Trần Nghệ tông 74 tuổi (1321 - 1394). Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua thọ nhất: 120 tuổi (257-137 TCN) (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư). Ngoài ra, nếu tính cả các chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525 - 1613)

- Yểu thọ nhất: Hậu Lê Gia Tông Duy Khoái 15 tuổi (1661 - 1675)

- Nữ vương đầu tiên: Trưng Vương (Trưng Trắc) (vì chỉ xưng vương) (40-43)

- Nữ hoàng duy nhất: Lý Chiêu hoàng Phật Kim (1224 - 1225), vợ vua Trần Thái tông Cảnh (1226 - 1258).

- Vua duy nhất ở ngôi 2 lần: Hậu Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662)

...

Em ko chắc là có nên tính Triệu Đà vô làm vua của nước Việt ta ko, Triệu Đà là người Tàu, xưng vương Nam Việt nhưng vẫn là biên cương của người TQ.
Theo em thì nên tính cả Triệu Đà
Ở đây có 2 khái niệm cần phân biệt tí
Ta thường nói Vua Hùng nhưng thực chất ĐInh Tiên Hoàng mới là vị hoàng đế (Vua) đầu tiên của nước Việt.
Vậy Hùng Vương, Thục Phán An Dương Vương, Nam Việt Vương Triệu Đà, HAi BÀ Trưng Vương,TRiệu quang Phục, Lí Bí, Ngô Quyền... đều dc tính là các vị vương của nước Việt cho dù là có thể nhà nc ko có quy mô hoành tráng như cụ Đinh Bộ Lĩnh.
@Đào Lỗ: E xin bổ sung thêm 1 tý về cụ Lê Lợi.
Trong khởi nghĩa Lam Sơn, cụ Lê Lợi lúc mới khởi binh gặp nhiều khó khăn.
Thời Trần, chống giặc Nguyên Mông là kỵ binh, thạo nghề cung nỏ, đao bén nhưng sang đến thời Minh thì bọn giặc Minh đã phát triển hoả khí nên tính công phá rất lớn, thêm nữa các trận đánh ban đầu khi sang đánh nhà Hồ và hậu Trần đều có viên tướng Trương Phụ.
Sử chép:
Khi Vương Thông bị vây hãm trong thành Đông Quan có gửi thư về cầu viện bị Lê Thái Tổ bắt được, trong đó có viết về Trương Phụ: "... quân để dùng phải được như số quân đi đánh lúc đầu, và phải được 6, 7 viên đại tướng như Trương Phụ mới có thể đánh được...".

Vậy rõ ràng khi đó, cùng với binh mã hùng mạnh hơn, nhà vua phải có vũ khí tiên tiến hoặc ít ra cũng bằng với vũ khí của bọn giặc Minh hoặc "lấy súng của địch để đánh địch". Vương Thông, Liễu Thăng đều là những viên tướng giỏi của nhà Minh, đệ của TRương Phụ cũng ko phải là hạng gà mờ nên chiến thắng của nhà vua càng nói lên võ công hiển hách của ngài.

T<span style=""color: #0000ff;"">rong một tiểu luận được viết vào sau năm 2000[14][/sup], một sử gia là Sun Laichen (Tôn Lai Thần) cho rằng, khi khởi nghĩa, Lê Lợi cũng học hỏi từ cách cầm quân của Trương Phụ, sử dụng hỏa khí rất hữu hiệu để đánh lại quân Minh và giành được những thắng lợi quan trọng, như trận đánh Vương Thông ngày 8/5/1426, quân Lam Sơn đánh bại 10 vạn quân Vương Thông, tiêu diệt trên 5 vạn, bắt sống 1 vạn, khiến "vô số" quân Minh chết đuối (Minh sử ghi từ 2 đến 3 vạn quân tử trận). Nếu như trước kia thành Đa Bang thất thủ là điểm khởi đầu cho thất bại của nhà Hồ, thì sau khi khi 8 vạn quân Lam Sơn vây hạ thành Xương Giang có 2000 quân cố thủ, quân Minh cũng không gượng dậy được. Trong số 15 vạn quân tiếp viện nhà Minh gửi sang, có tới 9 vạn quân bỏ mạng trong các trận đánh tiếp theo, dù rằng cả hai tướng chỉ huy, Liễu ThăngMộc Thạnh đều đã từng tham gia các chiến dịch chinh phạt An Nam, bản thân Liễu Thăng cũng tử trận.</span>
<span style=""color: #0000ff;"">Sun Laichen (Tôn Lai Thần) tỏ ra thiếu thuyết phục khi ông nêu ra luận điểm: Chiến thắng tại trận Tốt Động-Chúc Động khiến quân khởi nghĩa thu được rất nhiều khí cụ của quân Minh, trong đó có hỏa pháo và do đó biết cách sử dụng chiến cụ này, cũng như việc Thái Phúc- viên Đô đốc trấn thành Nghệ An đầu hàng quân Lam Sơn đã khiến người Việt học được từ chính viên tướng đầu hàng này cách chế súng máy để đánh lại kẻ thù đang chiếm đóng đất nước họ.</span>
<span style=""color: #0000ff;"">Trên thực tế, các chi tiết về Thái Phúc chỉ được đề cập rất giản lược trong sử Việt Nam. Trong bộ sử chính thức của Trung Quốc-tác phẩm Minh thực lục- cũng chỉ tường thuật là Thái Phúc bày cho Lam Sơn cách đánh thành, không kèm theo chi tiết "bày cách chế tạo súng". Và thuyết phục hơn cả, những tường thuật về diễn biến chiến trận tại thành Xương Giang trong Minh thực lục cũng nói quân Đại Việt hạ được thành sau khi họ tăng cường tấn công, thắng cả 3 trận chiến liên tiếp ngay dưới chân thành rồi sau đó dùng thang leo được vào thành. Vai trò của hỏa pháo chỉ được đề cập như 1 công cụ hỗ trợ bên cạnh máy bắn đá, tên có đầu tẩm dầu và câu liêm.</span>
<span style=""color: #0000ff;"">Ngoài ra, trong tiểu luận của mình, tác giả Sun Laichen cũng tỏ ra nhầm lẫn khi ông viết rằng "theo sách Đại Việt sử kí toàn thư thì trong trận đánh quyết định, thắng quân 10 vạn quân tiếp viện nhà Minh tại Xương Giang vào cuối năm 1427, quân Đại Việt đã thu được khối lượng chiến lợi phẩm gấp 2 lần so với những gì họ đã thu được sau trận Tốt Động-Chúc Độngmột năm trước đó (cuối năm 1426)." Trên thực tế, chi tiết này không có trong sách Toàn thư.</span>
<span style=""color: #0000ff;"">Bởi lẽ đó, sẽ là xác đáng khi cho rằng trong tiểu luận của mình, Sun Laichen đã đề ra những giả thiết có sức thuyết phục và hấp dẫn nhất định; tuy nhiên những giả thiếtluận điểmcủa ông không được hỗ trợ bởi những ghi chép chính xác và cụ thể được ghi lại trong chính sử.</span>

<span style=""color: #000000;"">Cũng có thể là nhà vua gặp may khi ko phải đụng độ với Trương Phụ hoặc giả nếu có Trương Phụ đối địch thì cụ Lê Lợi cũng bắt bài bằng cách đúc rút kinh nghiệm của Hồ Quý LY và các vua Hậu Trần.</span>
<span style=""color: #000000;"">May thay là thằng dog die Trương Phụ cũng vùi thân nơi sa mạc Mông Cổ khi chinh chiến phía Bắc.</span>
<span style=""color: #000000;"">Cuối cùng là cái tội ác tày trời của nó đem đốt hết sách của nước Việt ta cho nên bây h sử Việt bị khuyết mịa nó quãng thời gian khá dài.</span>
<span style=""color: #000000;"">Mong cho con cháu nhà thằng Trương Phụ nó trai thì bị tù đày, gái thì đi lên Hà Khẩu cả lũ.</span>
Tội ác của nó:
" Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.393
113
Quỳnh Rùa nói:
couto nói:
@Quỳnh rùa: nói thật bác gọi vua Gia Long là thằng nghe nó phản cảm quá, làm mất hết những suy nghĩ tốt đẹp của em dành cho bác.
Dẫu gì cũng là vị vua đầu tiên thống nhất nc Việt từ ải Nam Quan tới đất Mũi
Dù sao thì cũng là hoàng đế, nên tôn trọng chút đi.
Em muốn nghe bác nói về Mạc- trịnh -nguyễn, ngồi đợi bài cỦa bác

Dạ dạ, e xin chỉnh sử ngay, lỗi type, vô tình không phải cố ý, mong các bác bỏ qua.
Hơ hơ, thực tình thì em cũng có ngưỡng mộ Gia Long thật, quan điểm của em là 1 trong 3 vị vua vĩ đại nhất
có Gia Long và Đinh Tiên Hoàng
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.525
113
@Đào Lỗ: bác chưa "phản pháo" hôm nay, em vẫn đợi bác khai hỏa. Em vẫn còn đạn, nếu bác đồng ý hòa, e xin ngưng chuyện Lê Lợi ở đây. Em chỉ xin giữ nguyên ý kiến, quan điểm của mình. Còn e thấy ý bác cũng hay, cũng đúng. Chỉ là khác cách nhìn mà thôi. Mong được bác chỉ bảo thêm nhiều.
@ngocphungnguyen: đại việt sử ký toàn thư e có đọc qua nhưng e vẫn chưa tìm ra quốc hiệu của nước việt ta lúc ấy, thận là thổ thẹn. chắc Ngô Sĩ Liên quên viết.
@Vesau:dạ em có nghe qua trường nữ sinh Gia Long, nghe nói bây giờ là trường Nguyễn Thị Minh Khai, hồi thành lập là nữ sinh áo tím do một trong tứ đại phú hào Sài Gòn (là Tổng Đốc Phương) xây dựng phải không bác? Mong bác nói qua về lịch sử và truyền thống của trường và tên trường cho bọn em được biết thêm ạ. Kính bác.
@Couto: bác cho e xin 3 nốt nhạc để tìm tài liệu và trình ý ạ. Còn vị vua bác kính trọng nữa là ai ạ? cảm ơn bác đã chỉ bảo e.
 
Last edited by a moderator: