Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
couto nói:
E sáng nay ko thấy bác Quỳnh đâu, e định pot bài về Hồ quý Ly và Trương Phụ nhưng thấy thớt sắp bị xoá nên cũng nản
Haizzzzzz, vẫn biết là luẬt nhưng sao vẫn thấy lòng trống trải, buồn

đêm qua e thức tới 3h, làm "cố vấn"cho thầy DER nè. sáng nay mắt mở không lên luôn. giờ rảnh mới vô được. e và bác sát cánh bên nhau mấy bài rồi, xem chừng hiếu ý nhau lắm..... Cũng quyến luyến.
 
O.S.P.D
25/5/05
636
15
18
44
Hóc Môn
Kính các bác,những bài có chất lượng dù nằm trong Box CNL sẽ không bị xoá,nhưng vào thời điểm cũng như những yếu tố nhạy cảm thì có thể sẽ tạm thời ..."mất tích" :D
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Loạt bài này nhiều công sưu tầm , trích lục công phu , không có gì đi quá xa , bác Rùa chỉ cất tạm đâu đó cho các bác qua cơn dọn dẹp CNL thôi !
Bây giờ bác ấy trả lại nè !
 
Hạng C
9/8/07
506
4
18
42
Hoan hô các Mod đã chuyển thớt này vào Cà phê Xuyên Việt. Cái thớt này quá hay, hổm rày em đọc mà dài quá, chưa đọc hết, vẫn cứ lo là nằm bên CNL sẽ bị xóa. Giờ qua đây thì yên tâm rồi, cứ từ từ mà xem :):).
 
Tập Lái
26/4/11
1
0
1
42
Q7.TpHCM
Mấy Bác cho em xi ngang tí ạ,nghề của e chinh chiến online suốt,biết OSG từ lâu mà giờ mới tham gia được.Thưa các bác từ Bắc-Trung-Nam quê của e ở tận Quảng Bình lận,từ lúc nhỏ sinh ra đã nghe mấy Cụ,mấy Bác trong làng kể về thời kỳ bom đạn,chiến tranh,ly tán người thân rồi.Bây giờ có điều kiện tiếp xúc nhiều với sách báo,tư liệu củ,intercap mới thấy "Để Có Mảnh Đất Rộng Lớn Từ Hà Giang Tới Mủi Cà Mau" tổ tiên chúng ta đã hy sinh biết bao nhiêu mà kể.NẾU MẤY TRĂM NĂM TRƯỚC CÁC CỤ KHÔNG NAM TIẾN thì bây giờ con cháu người Việt chúng ta không khác "Tây Tạng "bây giờ.Tôi thấy thế hệ trẻ có khoảng trống rất lớn lịch sử về quảng thời gian Nam Tiến này.Chúng ta mãi kiếm tiền nhiều quá để con em chúng ta quên mất rằng nơi mảnh đất này từ đâu mà có.Nếu thế hệ trẻ người Việt ý thức được điều này thì tôi tin rằng,20 năm 30 năm sau không còn có chuyện người ngoại quốc bốc lột sức lao động của Chúng Ta trên chính mảnh đất tổ tiên chúng ta trả giá bằng máu mà có.Lịch sử dân tộc sẽ thúc đẩy Chúng Ta sánh vai ngang tầm Nhật Bản.Đây là ý kiến của cá nhân tôi,rất cám ơn OSG.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
à dạy lịch sử cho con là trách nhiệm của cha mẹ hả bác

hoangphuongqb.bds nói:
Mấy Bác cho em xi ngang tí ạ,nghề của e chinh chiến online suốt,biết OSG từ lâu mà giờ mới tham gia được.Thưa các bác từ Bắc-Trung-Nam quê của e ở tận Quảng Bình lận,từ lúc nhỏ sinh ra đã nghe mấy Cụ,mấy Bác trong làng kể về thời kỳ bom đạn,chiến tranh,ly tán người thân rồi.Bây giờ có điều kiện tiếp xúc nhiều với sách báo,tư liệu củ,intercap mới thấy "Để Có Mảnh Đất Rộng Lớn Từ Hà Giang Tới Mủi Cà Mau" tổ tiên chúng ta đã hy sinh biết bao nhiêu mà kể.NẾU MẤY TRĂM NĂM TRƯỚC CÁC CỤ KHÔNG NAM TIẾN thì bây giờ con cháu người Việt chúng ta không khác "Tây Tạng "bây giờ.Tôi thấy thế hệ trẻ có khoảng trống rất lớn lịch sử về quảng thời gian Nam Tiến này.Chúng ta mãi kiếm tiền nhiều quá để con em chúng ta quyên mất rằng nơi mảnh đất này từ đâu mà có.Nếu thế hệ trẻ người Việt ý thức được điều này thì tôi tin rằng,20 năm 30 năm sau không còn có chuyện người ngoại quốc bốc lột sức lao động của Chúng Ta trên chính mảnh đất tổ tiên chúng ta trả giá bằng máu mà có.Lịch sử dân tộc sẽ thúc đẩy Chúng Ta sánh vai ngang tầm Nhật Bản.Đây là ý kiến của cá nhân tôi,rất cám ơn OSG.
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.473
113
Nói thêm về hồ quý Ly. Đại việt sử ký toàn thư viết: Năm 1389 mùa ùa đông, tháng 10, ngời Chiêm đến cướp Thanh Hóa, thượng hoàng sai Quý Ly đem quân đi chống giữ. Giặc đắp ngăn thượng lưu sông, quan quân đóng cọc dày đặc để chống cự.
Ngày 20, giặc phục sẵn quân và voi, rồi giả vờ bỏ doanh trại rút về. Quý Ly lựa lấy quân tinh nhuệ, dũng cảm, làm quân cảm tử, truy kích giặc. Thủy [15a] quân mở hàng cọc xông ra đánh. Giặc liền phá đập chắn nước, tung voi trận xông ra. Lúc ấy, quân tinh nhuệ dũng cảm đã đi xa rồi, quân thủy khó tiến ngược dòng, tiến lên rất khó khăn, vì thế bị thua. Tướng chỉ huy quân Hữu Thánh Dực là Nguyễn Chí (có sách chép là Trần Đình Quý) bị giặc bắt sống, 70 tướng còn lại đều bị chết trận. Quý Ly để tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về. Nguyễn Đa Phương tạm chỉ huy quân Thánh Dực. Đêm đó, Đa Phương bàn với Khả Vĩnh:
"Thế giặc như vậy, bọn ta cô quân, khó lòng cầm cự được lâu. Nếu rút quân về, giặc nhất định thừa cơ đuổi theo".
Bèn hạ lệnh các quân giăng nhiều cờ xí, buộc thuyền lớn vào cọc, sai người canh giữ, rồi lấy thuyền nhẹ đang đêm trốn chạy. Quý Ly về đến triều đình, xinh phái thêm thuyền chiến Châu Kiều nhưng Thượng hoàng không cho, Quý Ly do vậy xin thôi nắm quyền cầm quân, không đi đánh nữa.

Rõ ràng là Hồ Quý Ly ko có đủ tài năng làm tướng để chống lại với Chế Bồng Nga chứ ko nói đến Trương Phụ, viên dũng tướng tài ba của nhà Minh.
Trong lúc đó tài năng quân sự của nhà Trần còn sót lại là Trần Khát Chân đã bị Hồ Quý Ly giết
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.473
113
Nói về cái chết của Trần khát Chân, DVSKTT chép:
Hôm ấy, Quý Ly họp thề ở Đốn Sơn(Cao Mật, huyện Vĩnh Lộc, thuộc tỉnh Thanh Hóa) . Bọn Khát Chân đã có ý giết Quý Ly. Quý Ly ngồi trên lầu nhà Khát Chân [34a] để xem, y như lệ thiên tử ngự đến miếu đến chùa . Cháu Khả Vĩnh là Phạm Tổ Thu và thích khách là Phạm Ngưu Tất cầm gươm định lên, Khát Chân trừng mắt ngăn lại, nên việc không xong.
Quý Ly chột dạ đứng dậy, vệ sĩ hộ vệ xuống lầu.
Ngưu Tất vứt gươm xuống đất nói: "Chết uổng cả lũ thôi".
Sự việc bị phát giác, bọn tôn thất Hãng, Trụ quốc Nhật Đôn, tướng quân Trần Khát Chân, Phạm Khả Vĩnh, hành khiển Hà Đức Lân, Lương Nguyên Bửu, Phạm Ông Thiện, Phạm Ngưu Tất và các liêu thuộc, thân thích gồm hơn 370 người đều bị giết cả, tịch thu gia sản, con gái bắt làm nô tỳ, con trai từ 1 tuổi trở lên bị chôn sống, hoặc bị dìm nước. Lùng bắt dư đảng liền mấy năm không ngớt. Người quen biết nhau chỉ đưa mắt ra hiệu, không dám nói chuyện với nhau. Nhà dân không được chứa người đi đường ngủ trọ, hễ có người [34b] ngủ trọ, thì phải báo nhà láng giềng, cùng nhau xét hỏi giấy tờ, hành lý, lý do đi qua để làm chứng cứ bảo lĩnh. Các xã đều đặt điểm tuần, ngày đêm tuần tra canh giữ. Lễ minh thệ từ đó không cử hành nữa.
Khát Chân người Hà Lãng, huyện Vĩnh Linh, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá , ba đời làm thượng tướng quân. Người đời truyền Khát Chân khi sắp bị hành hình, lên núi Đốn Sơn gào thét 3 tiếng, chết qua 3 ngày sắc mặt vẫn như khi sống, ruồi nhặng không dám bâu. Sau có hạn hán, cầu mưa thì ứng nghiệm ngay.

Hồ Quý Ly là nhà kinh tế tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách,quyền uy dưới 1 người trên vạn người , vậy mà do quá ham muốn quyên lực mà cướp ngôi vua, để lại tiếng xấu muôn đời, đẩy nước Việt vào cuộc chiến thảm khốc nhất với Minh Thành Tổ,để lại hậu hoạ đến tận bây h là các sách sử gần như bị mất sạch, đến nỗi bây h dân Việt phải ngồi tra Gúc Gồ xem từng niên đại, từng nhân vật đối chiếu sang bên Tầu thì mới có chứng cứ để viết sách sử, đau đớn thay.
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.473
113
Khi đạo quân Minh do Minh thành Tổ CHu Đệ điều sang do Trương Phụ cầm đầu chỉ trong vòng 1 năm (1406-1407) mà đánh quân nhà Hồ thua tan tác. Mọi người thường nói rằng do lòng dân không phục nhưng nhìn lại cuộc chiến em nghĩ rằng không phải vậy:
1. Tài năng quân sự của các viên tướng tham gia đánh nước Việt cực xuất sắc
2. Vũ khí của quân Minh vượt trội so với quân của nhà Hồ ( đặc biệt là hoả khí)
3. Nhà Hồ bị sức ép trên cả 2 mặt trận, phía Bắc bị Trương Phụ đánh, sau lưng thì có quân Chiêm Thành đánh
4. Cuối cùng là các kế hoạch nội gián chia rẽ người Việt , dùng người Việt chỉ điểm cho người Việt tàn sát lẫn nhau, cái này là đau lòng nhất.

Nhà vua bị giặc bắt, đã ko chịu tự tử lại còn làm tù binh lưu đày sang đất bắc, nước Nam từ lúc có Triệu Vương lập quốc thì ông này là hèn số 1.
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Xin tiếp lời bác Couto để biết rõ hơn về nhà Hồ (chắc chắn có họ hàng với 3 anh em nhà họ Hồ sau này- mà nổi tiếng nhất là Hồ Thơm - Quang Trung Nguyễn Huệ, không biết có họ hàng gì với Hồ Ngọc Hà không???)
Tuy Nhà Hồ tồn tại chỉ trong vòng 7 năm với 2 đời vua Hồ Quý Ly (1400-1401), Hồ Hán Thương (1401-1407), nhưng nhà Hồ đã cải cách và có những thành tựu nhất định về cải cách duy tân kinh tế, chính sách thuế má, học hành, chữa bệnh làm tiền đề để những triều vua sau của nước Việt noi theo.
VD: 1. Việc thu thuế: +tăng thuế đinh và điền với ruộng tư và ruộng dâu, ruộng nghạch của dân. Quy định thêm ai không có ruộng và cô nhi quả phụ thì được tha thuế. Bắt đầu đánh thuế các tàu buôn từ nước ngoài đến buôn bán tại nước Việt. (không rõ gọi thuế gì)
2. Việc xã hội-hành chính-kinh tế: cho làm sổ hộ tịch, có chính sách hạn chế gia nô. Tiền giấy lần đầu tiên xuất hiện và được lưu hành tại Việt Nam qua sự quyết định của vua nhà họ Hồ. (Thể thức tiền giấy: tờ 10 đồng vẽ rong, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu.)
Lập kho thường bình dự trữ thóc lúa để ổn định kinh tế và tình hình xã hội.
3. Việc học hành và thi cử: lần đầu tiên tách toán học ra thành một trường riêng biệt. Trong các khoa thi có thêm 1 kỳ thi toán pháp (tức là bắt đầu thi 2 môn Văn - Toán).
Việc chữa bệnh, y tế trong nước, lập ra một chức riêng: gọi là y tỳ để coi việc thuốc thang.
Việc buôn bán, đo lường cho ban hành định mức: ban, thước, thưng, đấu để làm chuẩn mực cho người dân có thể buôn bán trao đổi hàng hóa với nhau dễ dàng.
Qua đó ta thấy việc kinh doanh, buôn bán lúc ấy cũng bắt đầu phát triển lắm.
Đây là những thay đổi chính trong thời kỳ "quá đội" chuyển từ nhà Trần sang nhà Hồ. Những cải cách này mang một số yếu tố tích cực đáng kể. Đặc biệt là việc làm hộ tịch nghiêm chỉnh đầy đủ giúp nhà Trần có thể kiểm soát về nhân khẩu mà qua đó tận thu thuế má đầy đủ, mà khi cần dùng bắt dân đi lính cũng dễ dàng hơn.
 
Last edited by a moderator: