Hạng D
5/4/07
1.809
5.453
113
về nhân vật đời Trần, ngoài Trần Bình Trọng là nhân vật e ưa thích thì có 2 nhân vật nữa e thấy rất đặc biệt:
Trần Quang Khải là viên tướng có vẻ đánh đấm rất tốt, binh lực của ông đóng ở Nghệ An và ông đánh chắc chắn, ko để hao quân như Trần Quốc Tuấn ở phía Bắc, và khi nhà Trần phản công thì đội quân tinh nhuệ Quả Đấm Thép đánh trận CHương Dương nổi tiếng mà ông chính là viên tư lệnh.
Xét về tài năng chính trị thì có vẻ ông ko bằng Trần Quốc Tuấn, nhưng cầm quân đánh dẹp, đánh thuỷ, đánh bộ thì Trần Quang Khải là đệ nhất võ tướng đời Trần

Nhân vật thứ 2 mà em ưa thích là Trần Khánh Dư
Trần Khánh Dư máu ...ái ( giống em hi hi):
Trần Khánh Dư có công đánh giặc, được vua Trần Thánh Tông lập làm Thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua). Sau Trần Khánh Dư thông dâm[1][/sup] với công chúa Thiên Thụy là vợ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong phiên tòa xử tội ông, vua Trần Thánh Tông đã phạt tội đánh đến chết, nhưng vì quá yêu người con nuôi này, nên vua Thánh Tông lại ngầm hạ lệnh cho lính đánh chúc đầu gông xuống, nhờ thế mà qua 100 gậy Trần Khánh Dư vẫn sống, và theo luật thời đó qua 100 gậy mà không chết nghĩa là trời tha, nhờ vậy mà ông đã được miễn tội chết. Sau đó, ông bị phế truất binh quyền, tịch thu gia sản phải trở về Chí Linh làm nghề bán than.u

Trần Khánh Dư đánh giặc giỏi:
Trần Khánh Dư kinh doanh giỏi:
Trong thời gian bị bãi chức, Trần Khánh Dư về đất cũ của cha mình (thượng tướng Trần Phó Duyệt) ở Chí Linh, Hải Dương làm nghề buôn bán than để sống. Tác giả các bộ sử cũ, với quan điểm "sĩ, nông, công, thương", coi việc ông buôn than, bán nón là nghề "hèn mọn".
Trong thời gian làm tướng ông cũng kinh doanh. Đây là điểm đặc biệt ở ông, khác với nhiều quan lại chỉ sống nhờ bổng lộc do chức tước, không quan tâm đến sản xuất và kinh doanh.

Trần Khánh Dư tham nhũng:
Ông cũng nổi tiếng về tính "con buôn" khi đối xử với dân chúng và binh lính, chẳng hạn như khi ông trả lời vua Trần năm 1296"Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?". Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết: Khánh Dư tính tham lam, thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét. Nhân Tông chỉ tiếc ông có tài làm tướng, nên không nỡ bỏ mà thôi.

Túm lại là con người hiện đại, mấy ông nhà văn nhà mình nên tìm hiểu về ông để viết kịch bản phim thì em đảm bảo phim bán chạy lắm chứ ko có cái cảnh:

Ngồi buồn cởi cúc xem t.r.y.m
Còn hơn đến rạp xem phim xứ mình
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.453
113
Một điều nữa em ngán ngẩm nhất ở nhà Trần là chuyện kết hôn cùng huyết thống làm cho các đời vua sau này càng kém đi.
E trích đoạn trên Gúc Gồ:
Để tránh "họa ngoại thích", nhà Trần chủ trương chính sách "hôn nhân nội tộc". Chính sự nhà Trần bắt đầu suy từ đời vua Dụ Tông xa hoa hưởng lạc, xa lánh lương thần, tin dùng gian thần. Nhưng đó đơn giản chỉ là sự hưởng thụ như Lý Cao Tông trước đây mà thôi. Tới các đời sau, đặc biệt là Trần Nghệ TôngTrần Phế Đế (Đế Hiện), có hàng loạt biểu hiện của sự mê muội, u tối của người cầm quyền. Trần Nghệ Tông tin dùng một mình Lê Quý Ly, nghe lời Quý Ly sát hại hàng loạt con cháu, người thân tộc họ Trần. Nhiều hành động của Nghệ Tông như thể để "dọn đường" cho Quý Ly cướp ngôi nhà Trần sau này. Thời kỳ Nghệ Tông trở về sau, vấn đề chống Chiêm Thành là lớn nhất, vậy mà một Quý Ly luôn chạy dài trước những đợt tấn công của địch, không hề lập được công bao giờ, lại vẫn được tin dùng đến như vậy. Còn Đế Hiện đối với Đỗ Tử Bình, gian thần xảo trá gây ra cái chết của cha mình (Duệ Tông), không những không trừng trị đích đáng mà còn nhiều lần thăng lên làm đại thần cấp cao hơn trước, khi chết (1382) còn được truy tặng gia phong. Những hành động tối tăm, mê muội đó phải chăng là sản phẩm của sự "thoái hóa giống nòi" do "hôn nhân nội tộc" nhiều đời gây ra? Những lần tiếm quyền, thoán ngôi khác trong lịch sử Việt Nam như Dương (Tam Kha) đoạt Ngô, Tiền Lê đoạt Đinh, Trần đoạt Lý, Mạc cướp Lê, Trịnh át Lê đều là "cường thần hiếp chúa". Quan hệ giữa Quý Ly với Nghệ Tông, Tử Bình với Đế Hiện không thể như Trần Thủ Độ với Lý Huệ Tông, Mạc Đăng Dung với Lê Cung Hoàng... Việc dung túng cho cấp dưới, những kẻ trực tiếp đụng chạm tới quyền lợi của dòng tộc mình mà vẫn "không hay biết" như các vua Trần quả là hiếm có [11][/sup].
Các vua Trần thời hậu kỳ, kể cả Minh Tông, đều không biết chiêu mộ nhân tài; lực lượng quan lại đều kém tài. Nếu thế hệ trước thắng Mông-Nguyên khổng lồ một cách oai hùng bao nhiêu thì đời con cháu phải chạy trốn một Chiêm Thành nhỏ bé, từng núp bóng mình trong chiến tranh chống Mông-Nguyên xưa kia, một cách thảm hại bấy nhiêu. Tới lúc bị Chiêm Thành xâm lấn, không hề có một gương mặt nào của dòng họ Trần đứng ra chống được giặc mà phải dựa vào một tướng ngoài hoàng tộc (Trần Khát Chân vốn mang họ Lê). Nếu trong tông thất nhà Trần thời kỳ sau có những nhân tài như giai đoạn đầu thì dù Quý Ly có manh tâm cũng không thể tính chuyện cướp ngôi. Nhà Trần trượt dốc từ Trần Dụ Tông, sau sự kiện Dương Nhật Lễ và cái chết của Duệ Tông đã không gượng dậy được nữa. Đó chính là thời cơ cho Hồ Quý Ly làm việc chuyên quyền và chiếm lấy ngôi nhà Trần [12][/sup].
 
Tập Lái
20/2/11
44
1
0
47
Nhà Trần giỏi ngoại ngữ và phong tục nhất là Trần Nhật Duật, bọn Tàu qua đây mà còn lầm, tưởng ông cũng ....cùng quê, nhưung rất tiếc TND k phải là người ..Kinh
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Hic, bác Couto ngán ngẩm điều đó thì e ngán ngẩm điều khác về Nhà Trần.
Nguyên do Ô Mã Nhi là tướng dưới soái Thoát Hoan, theo chân chủ tướng 2 lần qua chinh phạt Đại Việt. Oai phong lẫm liệt, trí dũng song toàn. Hắn cùng Toa Đô là những dũng tướng của nhà Nguyên mà Thoát Hoan vô cùng tin cẩn, đã gây không biết bao nhiêu phen khốn đốn cho quan quân nhà Trần. Dưới lưỡi gươm của 2 dũng tướng này, không biết bao nhiêu mạng quân sĩ mang trên mình 2 chữ "Sát Thát" đã ngã xuống. Nghĩ lại thật đau lòng và thương xót.
Toa Đô bị quân cùa Hưng Đạo vương bắn tên chết tại trận Tây Kết, chặt đầu đem về cho vua Trần. Khi thấy thủ cấp Toa Đô thì vua Trần Nhân Tông lại lấy áo mình phủ lên, cho khâm liệm tử tế rồi phán " người làm tôi phải như thế náy!"
Trong khi đó Ô Mã Nhi là tù binh của nhà Trần trong trận Bạch Đằng, cũng chính là người cùng Toa Đô san phẳng lăng tẩm tổ tiên nhà Trần. Ấy vậy mà vua Trần lại không giết giam giữ rồi đến khi Nguyên chủ đòi lại viên dũng tướng ấy về thì lại giả cho thuyền chở ra biển lớn như đang cho về cố quốc, nhưng lại sai người ngấm ngầm đánh đắm thuyền để sát hại. Hành động đó thật là hèn khém.
Hai viên dũng tướng kiêu hùng lại phải chọn 2 cách chết khác nhau, thật là lạ lùng và thắc mắc tự hỏi: hành động như vậy thì Trần Nhân Tông là vi vua thế nào trong mắt người viết sử?
Trần Nhân Tông đáng ra với tài năng của mình đã là một đấng minh quân, văn võ toàn tài, một trong những vị vua tài năng trí dũng nhất nước Việt. Phải chăng chỉ hành động sai lầm đó mà mỗi khi nhắc đến cuộc chống quân Nguyên thần thánh của dân tộc người ta lại hay nhắc đến công lao của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và thường quên đi người chỉ đạo và chịu trách nhiệm lớn nhất với triều đình và dân tộc Việt lúc này là ai....... ???
Xét cho cùng, ai cũng có lúc sai lầm và nóng giận nhất thời, nhưng qua đó chúng ta thấy được nhà Trần lúc ấy thiếu một người "nhân nghĩa như Nguyễn Trãi" trong triều phò tá lúc bất giờ. Âu cũng là sử sách, đọc qua để nhớ - học hỏi, để hành động đúng như một anh hùng và vị thế của một nước chiến thắng.
(Đây chỉ là quan điểm của riêng e, do e bất tài vô dụng giống ông vua Tự Đức, suốt ngày chỉ biết văn thơ chữ nghĩa, thi phú, cầu bình an nên không thể hiểu được thế nào là trí dũng mưu mẹo trong chính trị và chiến tranh cả. Thật đáng thổ thẹn!)
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Quỳnh Rùa nói:
Hic, bác Couto ngán ngẩm điều đó thì e ngán ngẩm điều khác về Nhà Trần.
Nguyên do Ô Mã Nhi là tướng dưới soái Thoát Hoan, theo chân chủ tướng 2 lần qua chinh phạt Đại Việt. Oai phong lẫm liệt, trí dũng song toàn. Hắn cùng Toa Đô là những dũng tướng của nhà Nguyên mà Thoát Hoan vô cùng tin cẩn, đã gây không biết bao nhiêu phen khốn đốn cho quan quân nhà Trần. Dưới lưỡi gươm của 2 dũng tướng này, không biết bao nhiêu mạng quân sĩ mang trên mình 2 chữ "Sát Thát" đã ngã xuống. Nghĩ lại thật đau lòng và thương xót.
Toa Đô bị quân cùa Hưng Đạo vương bắn tên chết tại trận Tây Kết, chặt đầu đem về cho vua Trần. Khi thấy thủ cấp Toa Đô thì vua Trần Nhân Tông lại lấy áo mình phủ lên, cho khâm liệm tử tế rồi phán " người làm tôi phải như thế náy!"
Trong khi đó Ô Mã Nhi là tù binh của nhà Trần trong trận Bạch Đằng, cũng chính là người cùng Toa Đô san phẳng lăng tẩm tổ tiên nhà Trần. Ấy vậy mà vua Trần lại không giết giam giữ rồi đến khi Nguyên chủ đòi lại viên dũng tướng ấy về thì lại giả cho thuyền chở ra biển lớn như đang cho về cố quốc, nhưng lại sai người ngấm ngầm đánh đắm thuyền để sát hại. Hành động đó thật là hèn khém.
Hai viên dũng tướng kiêu hùng lại phải chọn 2 cách chết khác nhau, thật là lạ lùng và thắc mắc tự hỏi: hành động như vậy thì Trần Nhân Tông là vi vua thế nào trong mắt người viết sử?
Trần Nhân Tông đáng ra với tài năng của mình đã là một đấng minh quân, văn võ toàn tài, một trong những vị vua tài năng trí dũng nhất nước Việt. Phải chăng chỉ hành động sai lầm đó mà mỗi khi nhắc đến cuộc chống quân Nguyên thần thánh của dân tộc người ta lại hay nhắc đến công lao của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và thường quên đi người chỉ đạo và chịu trách nhiệm lớn nhất với triều đình và dân tộc Việt lúc này là ai....... ???
Xét cho cùng, ai cũng có lúc sai lầm và nóng giận nhất thời, nhưng qua đó chúng ta thấy được nhà Trần lúc ấy thiếu một người "nhân nghĩa như Nguyễn Trãi" trong triều phò tá lúc bất giờ. Âu cũng là sử sách, đọc qua để nhớ - học hỏi, để hành động đúng như một anh hùng và vị thế của một nước chiến thắng.
(Đây chỉ là quan điểm của riêng e, do e bất tài vô dụng giống ông vua Tự Đức, suốt ngày chỉ biết văn thơ chữ nghĩa, thi phú, cầu bình an nên không thể hiểu được thế nào là trí dũng mưu mẹo trong chính trị và chiến tranh cả. Thật đáng thổ thẹn!)

Vậy theo ý bác nhà Trần phải trả lại cho kẻ thù viên tướng nguy hiểm nhất để chúng nhanh chóng quay lại làm thịt dân tộc và cầu mong kẻ thù sẽ hành xử "chính nhân quân tử" với mình ư? Còn nếu đã bắt sống rồi lại đem giết đi thì mối thù giữa 2 bên có nguy cơ bùng lên, tạo nên 1 mối nguy cho đất nc. Em lại thấy vua Trần thật thông minh !
So sánh lực lượng, xét về toàn cục nc Việt ta dù có hùng mạnh đến đâu cũng ko phải là đối thủ của anh hàng xóm khổng lồ. Thế nên các triều Việt, dù có thắng lợi lẫy lừng trước họ thì cũng ngay lập tức có những động thái xoa dịu, vãn hồi hoà bình. Mục đích tối thượng là bảo tồn quốc gia, dân tộc và vương triều, chứ ko phải là thể diện "quân tử" hão của cá nhân nhà vua hay thậm chí cả vương tộc.
Bác thất vọng về nhà Trần vì chi tiết LS này, vậy em xin cam đoan rằng nếu bác bỏ công ra nghiên cứu kỹ lưỡng LS thế giới từ cổ chí kim thì chắc chắn bác sẽ thất vọng với tất cả các vương triều, tất cả các danh nhân, tất cả các thể chế.
Em rất quí bác vì những tư liệu bác dạy công đọc rồi post lên đây cho ACE tham khảo, nhưng quả thật bác hơi ngây thơ và idealistic quá !
 
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
Nguyên do Ô Mã Nhi là tướng dưới soái Thoát Hoan, theo chân chủ tướng 2 lần qua chinh phạt Đại Việt. Oai phong lẫm liệt, trí dũng song toàn. Hắn cùng Toa Đô là những dũng tướng của nhà Nguyên mà Thoát Hoan vô cùng tin cẩn, đã gây không biết bao nhiêu phen khốn đốn cho quan quân nhà Trần. Dưới lưỡi gươm của 2 dũng tướng này, không biết bao nhiêu mạng quân sĩ mang trên mình 2 chữ "Sát Thát" đã ngã xuống. Nghĩ lại thật đau lòng và thương xót.
Toa Đô bị quân cùa Hưng Đạo vương bắn tên chết tại trận Tây Kết, chặt đầu đem về cho vua Trần. Khi thấy thủ cấp Toa Đô thì vua Trần Nhân Tông lại lấy áo mình phủ lên, cho khâm liệm tử tế rồi phán " người làm tôi phải như thế náy!"
Trong khi đó Ô Mã Nhi là tù binh của nhà Trần trong trận Bạch Đằng, cũng chính là người cùng Toa Đô san phẳng lăng tẩm tổ tiên nhà Trần. Ấy vậy mà vua Trần lại không giết giam giữ rồi đến khi Nguyên chủ đòi lại viên dũng tướng ấy về thì lại giả cho thuyền chở ra biển lớn như đang cho về cố quốc, nhưng lại sai người ngấm ngầm đánh đắm thuyền để sát hại. Hành động đó thật là hèn khém.
Hai viên dũng tướng kiêu hùng lại phải chọn 2 cách chết khác nhau, thật là lạ lùng và thắc mắc tự hỏi: hành động như vậy thì Trần Nhân Tông là vi vua thế nào trong mắt người viết sử?
--------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi bác Rùa ,nhà sử học nào chứng kiến hay thu nhập từ tài liệu của các ông quan nào để viết vụ việc như thật ấy? Hậu sinh chúng ta đọc sử ,nhưng phải luận vì tài liệu lưu truyền nhiều nguồn đâu là xác thực.
 
Hạng D
2/3/11
2.337
32.440
113
Thớt này bàn rộng quá, theo thiển ý của tại hạ thì các các hạ có thể chia lịch sử vn ra thành từng thời kỳ để dễ bằm luận không zị. Tôi có 2 vụ việc ấy náy mãi là vụ Lê Hoàn cưới D.V.Nga và triều Nguyễn. Vụ trước thì ls ca ngợi nhưng thấy có vẻ sao sao ấy, lúc đó Lê Hoàn đang nắm binh rất tốt thì đâu cần phải lên ngôi mới đánh giặc được. Vụ sau thì tuy triều Nguyễn bị chửi te tua nhưng hình như nước Việt nam lúc đó có diện tích rộng nhất thì phải. Tất nhiên cũng có ông vua khôn ông vua ngu, nhưng các đế quốc họ cũng lựa lúc vua nước ta ngu mà xâm lược đó chứ vì chắc vua họ lúc đó là ông vua khôn hơn thôi.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
--------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi bác Rùa ,nhà sử học nào chứng kiến hay thu nhập từ tài liệu của các ông quan nào để viết vụ việc như thật ấy? Hậu sinh chúng ta đọc sử ,nhưng phải luận vì tài liệu lưu truyền nhiều nguồn đâu là xác thực.

<span style=""color: #ff0000;"">Xét cho cùng, ai cũng có lúc sai lầm và nóng giận nhất thời, nhưng qua đó chúng ta thấy được nhà Trần lúc ấy thiếu một người "nhân nghĩa như Nguyễn Trãi" trong triều phò tá lúc bất giờ. Âu cũng là sử sách, đọc qua để nhớ - học hỏi, để hành động đúng như một anh hùng và vị thế của một nước chiến thắng. </span>
<span style=""color: #ff0000;"">(Đây chỉ là quan điểm của riêng e, do e bất tài vô dụng giống ông vua Tự Đức, suốt ngày chỉ biết văn thơ chữ nghĩa, thi phú, cầu bình an nên không thể hiểu được thế nào là trí dũng mưu mẹo trong chính trị và chiến tranh cả. Thật đáng thổ thẹn!) </span>
Dạ, đây là nguồn.
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_M%C3%A3_Nhi
Ngoài ra, trong đại việt sử ký toàn tư hay Việt Nam lược sử của Trần Trọng Kim đều có ghi chi tiết này.

Em không hiểu sao lúc bắt được Ô Mã Nhi không chém quách đi cho rồi, nuôi cho tốn cơm rượu rồi về sau lại chơi chiêu "ném đá dấu tay mà thôi". Hành động và sử lý vậy thật quá cao, ngoài tầm suy nghĩ của e.

Hành động như vua Nhà Trần kiểu này giống như ra chợ Phú Nhuận vào tiệm vàng hỏi mua USD sau đó chỉ điểm để tiệm vàng bị "soi" vào tội "buôn bán trao đổi ngoại tệ" vậy. Thấy nó hèn hèn.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.809
5.453
113
@quỳnh rùa: e vừa xem lại gúc gồ
Thấy trần ích tắc: 1254-1329
Trần hữu Lượng: 1320-1363

Vậy trần ích tắc phải đến năm 66 tuổi mới sinh con, khả năng này 90% là sai
Vậy e nghĩ Trần Hữu Lượng nhận là con của Trần Ích Tắc có khi chỉ là chủ trương lợi ích muốn liên thủ với nhà Trần để đánh Chu nguyên Chương chứ ko đúng là con ruột
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
ngkim2010 nói:
Thớt này bàn rộng quá, theo thiển ý của tại hạ thì các các hạ có thể chia lịch sử vn ra thành từng thời kỳ để dễ bằm luận không zị. Tôi có 2 vụ việc ấy náy mãi là vụ Lê Hoàn cưới D.V.Nga và triều Nguyễn. Vụ trước thì ls ca ngợi nhưng thấy có vẻ sao sao ấy, lúc đó Lê Hoàn đang nắm binh rất tốt thì đâu cần phải lên ngôi mới đánh giặc được. Vụ sau thì tuy triều Nguyễn bị chửi te tua nhưng hình như nước Việt nam lúc đó có diện tích rộng nhất thì phải. Tất nhiên cũng có ông vua khôn ông vua ngu, nhưng các đế quốc họ cũng lựa lúc vua nước ta ngu mà xâm lược đó chứ vì chắc vua họ lúc đó là ông vua khôn hơn thôi.
Dạ, chắc hẳn bác chưa đọc hết thớt nên thấy thớt hơi lan man. Nhưng chú ý một chút, bác sẽ thấy e và một số bác khác đang cố gắng trình bày đi từ trên xuống, từ đời Hồng Bàng đến các đời vua sau này theo từng bậc thang lịch sử của dân tộc. Còn nếu có thắc mắc gì bác cứ cho câu hỏi cụ thể, trong diễn đàn còn rất nhiều "tàng long ngọa hổ" có nhiều quan đểm và suy nghĩ rất hay sẽ giải thích cặn cẽ cho bác tham khảo.
Còn vụ thái hậu Dương Vân Nga, e đã trình ở thớt trên rồi, bác chịu khó tìm lại ạ. Triều Nguyễn cũng rất hay, đúng là dưới thời Minh Mạng là nước ta rộng lớn nhất.
Em thấy rằng sự việc nào, nhân vật nào cũng có ý nghĩa lịch sử riêng của nó nên nếu "nhảy cóc" lung tung em e rằng không nắm được xuyên suốt và khó nhớ.
@Couto: dạ. Thật ra hắn họ Tạ, do sống trong nhà nhà Trần nên có 2 trường hợp để thành họ Trần: 1 lấy con gái Trần Ích Tắc-đổi họ. 2: được Ích Tắc nhận làm con nuôi-đổi họ.
 
Last edited by a moderator: