O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
Đa số chi tiết là dã sử nên mức độ chính xác có hạn thôi các bác ạ .
Chính sử được ghi chép chính thức còn lại bút tích ,lưu truyền hậu thế đôi khi vì 1 lý do nào đó cũng bị phiến diện .
39.gif

Ở đây ta chỉ nhận xét cách hành xử thôi ......Mà nhận xét đánh giá lịch sử thì kỳ công lắm bởi vì chỉ 1 vài chi tiết thông tin có sai lệch là dễ gây ngộ nhận rồi.( lấy đơn cử vụ ông Khương - sorry Airline ra thì biết ...... Chỉ cần thiếu 1 ,2 chi tiết là có nhiều luồng dư luận ngay hé các bác .)
39.gif

Tôi trở lại vụ Toa Đô và Ô Mã Nhi :
Ô. Toa Đô bị trúng tên mà chết Đức THánh Trần cho phủ áo chôn cất ,ban lời khen có 2 mặt :
1- Cùng là Tướng với nhau ( nhiệm vụ tận trung báo quốc ) khi ra trận là kẻ thù đối nghịch . Nhưng khi 1 bên tử trận chăc chắn bên thắng vui mừng.... nhưng cũng là 1 vị tướng xông pha trận tiền cũng có chỗ ngậm ngùi thương cảm chứ .... ??? may mà ng nằm đó kg phải là mình ....? an táng trọng thể cũng là điều nên làm.
080402cool_prv.gif

2- Về mặt dân vận & binh vận thì cũng quá hay..... quân sĩ ,thủ hạ thấy cách trọng người tài của chủ soái như thế há chẳng cảm kích và hết lòng tận trung . Tôi nhớ hành động này cũng nằm trong binh pháp .....
39.gif

Vê vụ Ô. Ô Mã Nhi thì lại khác ổng là Tù Binh Hay Hàng Binh chưa biết ???
18.gif

nhưng bị bắt sống ? thông tin có rõ ràng .... Giết hay tha cũng phải tính kế vẹn toàn chứ.? Tha thì thả hổ về rừng - Giết thì nhỏ nhen ( sau này trong chiến tranh quy ước có quy định rõ ) THật khó xử ...... và nó cũng mang nhiều mục đích cho việc giết - tha ...
17.gif
18.gif

1- Bắt sống đc tướng giặc lợi hại lắm chứ ,..1 con tin lớn có thể dùng để thương thuyết sau này ......đâu giết ngay chi .... ( trừ khi thế quân ta quá mạnh và thể hiện ý chí quyết chiến ...để thị chúng ....)
2- Lỡ giam rồi tới đợt trao trả tù ,hàng binh theo thỏa thuận .....mà tha cho ổng thì có khi nguy to vì lý do nào đấy khuất tất ..... Đành phải ra hạ sách ,xuống độc chiêu .....( Vô độc bất trượng phu ) Cái này trong binh pháp cũng có luôn ....
39.gif

Vậy thì tóm lại đúng sai hay dở thì ng trong cuộc mới .....thấm .
AE ta bàn cho rộng đường suy luận và cho ý kiến riêng của mình thôi.... chứ khoan đánh giá hén các bác.:D
Chúc các bác tranh luận vui vẻ sổi nổi cho em hóng hớt nghe thêm tý .:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Tình cờ biết dzụ...lần đầu tiên luôn:
Lê Thần Tông (1607 – 1662) là vị vua hiếm có trong lịch sử 108 vua chúa Việt Nam, có 6 vợ thì 4 bà là người ngoại quốc. Ngoài bà vợ đầu tiên là Trịnh Thị Ngọc Trúc, vua Lê Thần Tông có 5 phi tần nữa và điều kỳ lạ rằng, mỗi bà thuộc một dân tộc: vợ thứ 2 là người Thái, vợ thứ 3 là người Mường, vợ thứ 4 là người Hán, vợ thứ 5 người Lào và vợ thứ 6 người Hoà Lan.
http://diendan.lyhocdongp...o-la-vua-le-than-tong/
 
Hạng D
30/1/07
3.021
54
113
48
Xà Ghềnh, Mobil: 0903187496
Ô Mã Nhi phải chết vì:
- Hắn sang ta nhiều lần, rất thuộc đường đi lối lại
- Hắn đào mả cha ta lên, tội này không mổ bụng là may
- Hắn cực giỏi võ, chắc là giết rất nhiều lính ta.
Không thể chém ÔMN vì
- Lỡ bắt sống mịa nó rồi
- Chém tù binh thì hèn quá
- Chém tù binh thì bên kia điên máu làm quả chiến lần 4 nữa thì sao?
Vậy thì phải làm gì? Giả tha rồi ngâim giết đi. Ông nào quân sư quả này thực quả là cao thủ đầu có mủ.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Ngoài việc 3 lần chống quân Nguyên đời nhà Trần - đầu nhà Trần từ (1225-1324) và nhất là sau khi Hưng Đạo Vương mất(1300) thế sự nhà Trần bắt đầu ngày càng đi xuống, triều đình bắt đầu có sự lơi lỏng chính sự. Người tài như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn dần dần mất đi vì tuổi tác. Triều Trần bắt đầu bước qua 1 thời đại mới. Thời đại suy thoái, nhất là từ đời vua Trần Dụ Tông lên ngôi năm 1358, nước ta bắt đầu rơi vào vòng suy thoái, thế nước bắt đầu yếu đi, nông dân khắp nơi nổi dậy khởi nghĩa vì quá khổ sở, đói kém....... Thì có 2 việc hệ trọng xảy ra trong thời suy thoái này cần chú ý quan tâm như sau:
Việc 1: Chiêm Thành đánh tan tác Đại Việt ta. Giết cả vua Duệ Tông.
Người Chiêm Thành thấy tình hình nước ta ngày càng suy nhược, đâm ra có ý khinh dễ, thường xuyên đem binh mã qua xâm chiếm và cướp phá đất ta. Năm 1367 vua Trần Dụ Tông sai Trần Thế Hưng và Đỗ Tử Bình mang quân sang chinh phạt nhưng thất bại, từ đó Chiêm Thành lại càng hoe6nh hoang tự đắc, coi thường nước Đại Việt, lại còn bắt vua trần trả lại vùng đất Hóa Châu đã dâng ngày trước.
Nguyên do vào năm 1360, Chế Bồng Nga - một trong những vị vua anh minh thần võ nhất của Chiêm Thành lên làm vua đã biến CHiêm Thành một quốc gia cường thịnh nhất trong lịch sử của nước Chiêm Thành từ ngày lập quốc đến khi bị Đại Việt thôn tính. Chế Bồng Nga làm vua Chiêm Thành 30 năm từ 1360-1390, trong thời gian này, đã rất nhiều lần tấn công xâm chiếm Đại Việt ta, thậm chí 4 lần tiến quân tận Thăng Long cướp phá, làm vua tôi nhà Trần kinh sợ chạy như "chuột trốn mèo" mấy phen.

Đây là những lần Chế Bồng Nga xâm phạm Đại Việt:
  1. Năm 1361 ... tháng 3, Chiêm Thành vào cướp phủ Lâm Bình. Quan quân đánh bại được địch.
  2. Năm 1365, tháng giêng, Chiêm Thành cướp bắt dân Hoá Châu.
  3. Năm 1366... tháng 3, Chiêm Thành lấn cướp phủ Lâm Bình. Phạm A Song đánh phá được địch.
  4. Năm 1371... tháng 3 nhuận. Chiêm Thành vào cướp kinh đô. Vua (Trần Nghệ Tông) chạy sang huyện Đông Ngàn. Người Chiêm bắt con trai, con gái, cướp bóc ngọc lụa, của cải, thiêu đốt cung điện, đồ thư và sổ sách. Kinh thành, vì thế, hết sạch sành sanh. Từ đấy, năm nào, Chiêm Thành cũng thường vào xâm lấn khuấy nhiễu; do đó biên giới mới xảy ra lắm việc.
  5. Năm 1376...tháng 5. Chiêm Thành vào cướp Hóa Châu...Tháng 12, vua tự làm tướng, đi đánh Chiêm Thành. Rồi bị chết tại Thành Đồ Bàn.
  6. Năm 1377 tháng 6. Chiêm Thành vào cướp kinh đô, mặc sức cướp bóc vơ vét.
  7. Năm 1378, tháng 5, Chiêm Thành cướp kinh đô. Đỗ Tử Bình chống giữ, nhưng chống không nổi. Quân giặc xâm phạm kinh đô: cướp của, bắt người, rồi rút về.
  8. Năm 1380 tháng 2, Chiêm Thành lấn cướp Nghệ An, Thanh Hóa. Tháng 5, Lê Quý Ly đánh bại được quân Chiêm. Chế Bồng Nga thua trận, trốn về.
  9. Năm 1382 tháng 2, Chiêm Thành cướp Thanh Hóa. Quan quân đánh bại được giặc.
  10. Năm 1383 tháng 6, Chiêm Thành cướp phủ Quảng Oai. Lê Mật Ôn đi chống giữ, nhưng bị thua. Thượng hoàng phải tránh sang Đông Ngàn. Quân Chiêm lại cướp phá Thăng Long.
  11. Năm 1389 tháng 10, Chiêm Thành vào cướp Thanh Hóa. Sai Quý Ly đem quân đi chống cự. Bị thua, Quý Ly trốn về. Tháng 11. Quân Chiêm Thành xâm phạm đến Hoàng Giang. Trần Khát Chân đem quân chống cự. Ngày 23 tháng giêng năm 1390, Trần Khát Chân nhờ hàng tướng Chiêm Thành là Ba Lậu Kê chỉ cho thuyền vua Chiêm, chĩa hết hỏa pháo bắn vào. Chế Bồng Nga bị trúng đạn tử trận.
Đọc qua tưởng là HOANG ĐƯỜNG, đạo quân của một nước nhỏ bé Chiêm Thành- tưởng là thuộc quốc của Đại Việt lại được 1 đấng quân sự thiên tài Chế Bồng Nga dẫn quân tiến chiếm, cướp phá Đại Việt nhiều lần, lại giết cả vua Duệ Tông; Xem qua cứ nghĩ, Chiêm Thành xâm chiếm Đại Việt giống tựa như Đại Việt tiến chiếm Trung Hoa , đánh đến tận Bắc Kinh, giết hoàng đế Trung Hoa. Thật không thể tin vào mắt mình, phải tra cứu mấy lần, xé vài cuốn sách vì tức tối vẫn không muốn tin đấy là sự thật........... Quả là nhục nhã.
2. Dương Nhật Lễ cướp ngôi nhà Trần:
Nguyên do năm 1369,vua Dụ Tông mất, không có con. triều đình định lập Cung Đinh Vương là anh vua Dụ Tông lên làm vua, nhưng do bà Hoàng Thái Hậu nhất định lập Dương Nhật Lễ là con nuôi của Cung Túc Vương lên làm vua. (Dương Nhật Lễ có cha mẹ là phường hát bội, có cha tên là Dương Khương. Mẹ Nhật Lễ có thai rồi mới về hầu Cung Túc Vương nên được nhận làm con nuôi.)
Dương Nhật Lễ lên làm vua nhà Trần nhưng lại có âm mưu cải họ là Dương để dứt ngôi nhà Trần; "đứa con hư nhà họ Trần" đem giết bà Hoàng Thái Hậu và Cung Định Vương. May mà các quan và tôn thất nhà Trần hội nhau tại Thanh Hóa đem binh về kinh mới giết được Dương Nhật Lễ để cướp lại ngôi vua về tay nhà Trần, năm đó là năm 1370.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Dawnglow nói:
Ô Mã Nhi phải chết vì:
- Hắn sang ta nhiều lần, rất thuộc đường đi lối lại
- Hắn đào mả cha ta lên, tội này không mổ bụng là may
- Hắn cực giỏi võ, chắc là giết rất nhiều lính ta.
Không thể chém ÔMN vì
- Lỡ bắt sống mịa nó rồi
- Chém tù binh thì hèn quá
- Chém tù binh thì bên kia điên máu làm quả chiến lần 4 nữa thì sao?
Vậy thì phải làm gì? Giả tha rồi ngâim giết đi. Ông nào quân sư quả này thực quả là cao thủ đầu có mủ.

Đặt giả thiết tình hình bên triều Nguyên lúc đó như sau: Trong triều có 2 phái (lúc nào chả thế) diều hâu và bồ câu. Phe diều hâu đòi oánh tiếp để rửa nhục và dạy cho bọn rợ Nam 1 bài học còn phe bồ câu thì nói: Thôi hòa đi, chỉ cần chúng (Nhà Trần) chịu cung kính xưng thần và tiến cống đầy đủ là đc. Hai phe tranh cãi nảy lửa chưa phân thắng bại. Hốt Tất Liệt tuy thân Thiên tử, nhất ngôn cửu đỉnh nhưng cũng ko thể không tham khảo ý kiến quần thần. Nay bụng ko muốn đánh nữa nhưng cũng ko thể coi thường thế lực và sức ép của phe thủ chiến. Trong tình huống đó, chỉ cần 1 động thái bất cẩn của phía vua tôi nhà Trần cũng đủ châm ngòi cho cuộc chiến rửa hận từ phía quân Nguyên. Cái chiêu cung kính trả hàng tướng, cung cấp lương thực tầu bè để hồi hương, (rồi trên đường đi, lỡ bị sóng cả nhấn chìm thì nhà Trần đâu phải chịu trách nhiệm) thật là cao cờ vì bắn 1 tên hạ 2 con thỏ: 1- Giử thể diện cho Hôt Tất Liệt để ông này rút lui trong danh dự mà ko bị mang tiếng hèn trước phe diều hâu trong triều. 2- Loại đi 1 kẻ thù nguy hiểm cho đất nc.
Thử hỏi nếu bắt rồi chém Ô Mã Nhi để thỏa cái đắc ý của kẻ phàm phu, đổi lại là nguy cơ nổ ra tiếp 1 cuộc chiến đẫm máu chưa biết kết quả sẽ thế nào, nhưng chắc chắn là hàng vạn con dân Việt đầu rơi máu chảy. Liệu có đáng ko nhỉ?
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Trong cuộc chiến với Mông Nguyên, Vua Trần đã từng tổ chức Hội Nghị Diên Hồng để lấy ý kiến của các bô lão nên chiến hay hòa, thì việc quyết định "con đường" cho Ô Mã Nhi không thể bảo rằng Vua Trần hèn kém được. Các cuộc đấu tranh của các triều đại vua Việt chống lại quân Bắc triều chỉ cốt là đuổi quân thù trong thế "châu chấu đá xe" chứ đâu phải là một cuộc chinh phạt ở thế thượng phong. Vì thế sau các trận thắng lợi vẻ vang, các Triều đình lại phải hoà hoãn, triều cống với Bắc triều mới mong được quốc thái dân an, chứ mà tiếp tục nghêng chiến thì chắc phải...thay dân! Hãy nhìn lại thời điểm ấy đế chế Mông nguyên chinh phạt các đế chế Trung Hoa, Ba Tư, rồi từ biển Nhật Bản cho đến La Mã thì Đại Việt, Chăm Pa có nghĩa gì đâu.
Em cho rằng vua Trần đã tiêu diệt Ô Mã Nhi một cách rất khôn ngoan nữa là khác, giết mà không giết, "tàn nhẫn" nhưng lại "nhân...văn", làm Bắc Triều phải tâm phục khẩu phục.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Nhà Hồ thay nhà Trần làm vua đất Đại Việt.

Trước tình hình nước nhà ngày càng thối nát, vua thì nhu nhược, triều chính bỏ bê, nhất là sau khi dẹp loạn cuộc cướp ngôi của Dương Nhật Lễ thì một nhân vật mới trong lịch sử Việt xuất hiện: Lê Quý Ly.
Nguyên Quý Ly có 2 người cô lấy vua, một người sinh ra vua Nghệ Tông, một người sinh ra vua Duệ Tông, vì thế cho nên vua Nghệ Tông, Duệ Tông tin dùng lắm, ban thưởng rất hậu và giữ chức đến Trung Tuyên hầu.
Sau khi Duệ Tông chết trận tại thành Đồ Bàn, đất Chiêm Thành, vua Phế Đế lên ngôi còn trẻ tất cả quyền hành nằm trong tay Quý Ly cả. Triều thần thì chỉ có mặt những kẻ xu nịnh,người nào cũng chỉ lo lấy thân, thế sự nhiễu nhương, thù trong giặc ngoài, thật là nhà Trần như "cây nến trước gió" sắp hết chu kỳ lịch sử của mình.
Lê Quý Ly bắt đầu có mưu đồ khởi loạn,lật đổ ngôi nhà Trần. Sau khi Chế Bồng Nga bị trúng đạn chết ở lần 4 tiến đánh Thăng Long, thì Lê Quý Ly lại càng lộng hành hơn. Bao nhiêu người không được lòng mình thì xui Thượng Hoàng giết đi, hoàng tử, thân vương đều bị giết hại. Vậy mà Thượng Hoàng Nghệ Tông vẫn tin dùng Quý Ly, thật là do "quỷ thần bịt bắt" và khí số nhà Trần đã tận.
Thượng Hòa Nghệ Tông mất rồi, Lê Quý Ly cứ chuyên quyền làm mọi việc để chực đường thoát đoạt. Việc trong nước sắp đạt lại cả, hoặc để mua chuộc những kẻ vây cánh. Quý Ly cho dời đô vào Thanh Hóa- gọi đó là Tây Đô tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương, rồi sai người giết vua đoạt ngôi, giết cả hết những người quan thần trong triều như Trần Nguyên Hãng, Trần Khát Chân và các quan trong triều có tôn thất nhà Trần.
Nguyên Lê Quý Ly, có nguồn gốc Chiết Giang, có tổ là Hồ Hưng Dật dòng dõi nhà Ngu bên Tàu, sau chạy loạn sang nước ta, mấy đời lưu lạc, sau được rơi vào nhà hào phú Lê Huấn bảo bọc, nuôi nấng đến đổi thành họ Lê. Vì thế Lê Quý Ly khi cướp ngôi nhà Trần thì đổi thành Hồ Quý Ly và đặt quốc hiệu nước ta là Đại Ngu và tháng hai năm 1400. (potay.com - Cái tên thấy nó ngu ngu)
Tóm lại: nhà Hồ lấy được đất Đại Việt trên đống "tro tàn" của nhà Trần. Mà việc thoát đoạt cướp ngôi của nhà Hồ là tất yếu, thuận theo ý trời. Một khi vua Trần đã không thể còn quyền hành điều hành đất nước, mang lại hòa bình, giữ gìn bờ cõi của tổ tông để lại, không đủ khả năng mang đến hạnh phúc ấm no cho nhân dân Đất Việt thì việc bị đảo chính, chiếm ngôi là điều sẽ chắn chắn xảy ra có thể thấy trước và nên thay đổi để lịch sử đất nước bước vào trang mới dưới sự trị vì của nhà Hồ.............
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.467
113
Họ Hồ chiếm ngôi nhà Trần thì e thấy cũng tốt, xót xa nhất là cái chết của Trầm Khát Chân, 1 viên dũng tướng đã giết chết Chế Bồng Nga, nhưng ko phải là chính trị gia kiệt xuất, ôm cái ngu trung xuống 3 tấc đất, phải là em thì em hàng mịa nó Hồ Quý Ly cho rồi để cùng nhau xây dựng đất nước
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Thớt này sắp đi về "miền cực lạc rồi". Hic, tiếc quá.........bao công của các bác ngồi "gõ phím". Giờ ngồi lưu lại vậy.
Hy vọng mai mốt lại được ngồi hầu chuyện cùng các bác. Cá nhân em được chia sẻ niềm vui, niềm đam mê với mọi người là một niềm vinh hạnh với em rồi. Chỉ tiếc, không đủ thời gian để trình bày đến cuối con đường lịch sử này.
Mod cũng không cho thời hạn xóa luôn. Nếu cho 1 tuần nữa,(qua 30/4-1/5), e tình nguyện không đi chơi lễ để post bài trình các bác cho đứt mạch truyện e cùng đành.
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.467
113
E sáng nay ko thấy bác Quỳnh đâu, e định pot bài về Hồ quý Ly và Trương Phụ nhưng thấy thớt sắp bị xoá nên cũng nản
Haizzzzzz, vẫn biết là luẬt nhưng sao vẫn thấy lòng trống trải, buồn