NHỮNG TỘC NGƯỜI CÓ LIÊN HỆ GẦN VỚI NƯỚC VĂN LANG:
Theo Thuỷ Kinh Chú là một cuốn sách viết khảo sát các con sông trong Đại lục TQ vào thời Bắc Nguỵ của Lịch Đạo Nguyên thì : - Nước Văn Lang là Sài Lang vì dân tộc nơi đây lấy biểu tượng con vật là SÓI, LANG. Nhưng không phải như vậy tên Văn Lang của chúng ta là : “ Người RẠNG SÁNG “ vì âm ngữ của người Việt cổ vần “ N “ và “ L “ như nhau chử “ S “ và “ TH “ . Cũng có thể là một sự kết hợp giửa hai tộc là Tộc Việt Lang và Tộc Bộc Lang ( ở vùng Lưỡng Quảng ) nên gọi chung là Văn Lang tức là “người rạng sáng” cũng như trước kia thời Kinh Dương Vương Lộc Tục đặt tên nước là XÍCH QUỶ có nghĩa là : “ Người Lửa Mặt Trời “. Cho nên Tứ Di mà người từ thời Nhà Chu gọi dân tộc Việt là : Người Lửa Mặt Trời ; Người Nước Mặt Trời ; Người Gió mặt Trời ; Ngưới Đá Mặt Trời . thể hiện trên là bốn chi nòng cốt của Người Việt Cổ, cho đến khi thành lập Quốc Gia Văn Lang thì ý nghĩa cũng không khác đó là : “Người Rạng Sáng” con cháu của Thần Mặt Trời.
Mãi đến đời Thục Phán An Dương Vương thì được ông kết hợp lại Tộc Au và Tộc Lạc định danh tính của 2 tộc này làm tên của Quốc Gia Au Lạc. Vì Au là theo họ Ngoại, còn Lạc là theo họ Cha, ( Thục Phán ở nước Ba Thục ( nước Tê Giác ) nằm trên phía Bắc của Văn Lang, củng là một Chi của ngành Au ) còn Văn Lang là chi ngành Lạc ).
Hiện nay tại vùng Lưởng Quảng của Trung Quốc vẫn còn dân tộc Choang hay người Thổ Lang, cách đây 4,5 thế kỷ vẩn còn được gọi là người Lang cũng là thành phần dân tộc Bách Việt là Bộc Lang và Việt Lang. Địa Danh Lưỡng Quảng chính là Lưỡng Lang ( Việt) ở vào thế kỷ thứ 6 TrCN, trở về trước, nay đã Hán hóa đọc trại âm là Lang = Wouảng , vì trong ngon ngử Hán không có Phụ âm “ R”. Xem thế thì chúng ta biết rằng thời ấy vùng Lưỡng Quảng là địa bàn sinh tụ thời kỳ cổ của dân tộc Việt, nên các thành tố ngôn ngữ “ Lang “ khá trùng hợp vào địa giới quốc gia Văn Lang vào thời cổ đại, ta có thể thấy qua các Địa Danh cổ ngữ có nhiều ở các tỉnh hiện nay ở Trung Quốc Như : Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Hồ Nam, nhất là ở Lưỡng Quảng. Qua việc nghiên cứu thời đại các vua Hùng giúp chúng ta hiểu rỏ thêm nhiều dân tộc ở Đông Nam Á.
Ở Miến Điện có tộc người Môn có Văn Hóa và ngôn ngữ cũng giống như dân tộc thiểu số người Mường , Thái nước ta.
Thời nhà Hạ năm 2020 TrCN, người TQ chia đất nước ra 9 châu lớn trong đó có Châu Kinh tức là Kinh Việt ( Châu Kỳ ) hay còn gọi là Dương Việt ( Thành Châu Dương). Khu Tứ giác bờ Tây Sông Hán chủ vùng đất cũng là một chủng gọi là Việt cạnh đó có một ngọn núi tên là núi Kinh, Tỉnh Hồ Bắc nằm trong khu tứ giác đó cũng là đất của chũng Bách Việt . Đến Thế kỷ thứ 21 Trước CN sự phân hóa hình thành các dân tộc rỏ nét trong giòng Bách Việt còn lại trong các tộc người thờ Điểu Tục gồm Việt Lang, Bộc Lang, Bạch Lang, Dạ Lang, Tchang Lang, Văn Lang tất cả những tộc người này ở từ Lưỡng Quảng Trung Quốc đến Thanh Hoa Bắc Trung bộ Việt Nam.
Khi Quốc Gia Văn Lang Thành Lập lần 2 xem Châu Phong ( Đất Tổ Hùng Vương) là Trung Tâm Văn Hóa của Nhà Nước Văn Lang
Người Trung Quốc xem các dân tộc khác là Man Di họ xếp dân tộc Bách Việt Chúng ta gồm : Tứ Di gồm Đông Di, (Tây)Âu Di, Lạc Di, Giao Di. Tất cả tứ di ở trên đều là có chung nguồn gốc tổ tiên là Đế Minh và Bà Vụ Tiên, ngoài ra còn có dân tộc người AoNaGa ở Tây Nam Trung Quốc, Vương Quốc LaNa( ở ChiangMai Thái Lan) có nghĩa là người Lang Mới là thành phần Dân tộc Bách Việt của chúng ta .( di tích khảo cổ cho thấy có những rìu bằng đồng gọi là Phủ Việt, các tầng văn hóa có vết tích lên hệ văn hoá dân tộc Việt Cổ )
Nhật Bản và Đại hàn có chung dòng máu Đông Di. Nay Tây Phương gọi là Tungus ( Đông Quốc ).
Cờ Nam Hàn có tượng Lưởng Nghi ( hình ảnh trứng Vũ Trụ ) trong cổ sử Đại Hàn Trong Thập Nhị Tứ Sử của TQ ghi : “ Rợ Đông Di Tam Hàn thành lập 3 tiểu quốc 1- Câu Cú Lệ. 2- Bách Tế. 3- Tân La ( Sila 936 S.CN). Đời Tây Chu gọi dân tộc ta là Lạc Di vốn là dân tộc Lạc Việt.
Cờ Nhật Bản có hình ảnh của hình trứng Vũ Trụ Thái Cực và Nhật Bản thì tự nhận họ là con cháu Thái Dương Thần Nữ ( đó là hình ảnh của Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ, theo cổ thư của Nhật vị Thần Nữ này là tổ đời thứ 6, cũng giống như chúng ta vì Mẹ Âu Cơ cũng là đời thứ 6 nếu tính từ đời Viêm Đế Thần Nông :
1 ) Viêm Đế Thần Nông + Nữ Thần Nòng Trứng Vô Cực.
2 ) Đế Khôi + ???
3 ) Đế Thừa + ???
4 ) Đế Minh + Vụ Tiên.
5 ) Kinh Dương Vương + Long Nữ.
6 ) Lạc Long Quân + Âu Cơ .
7 ) Hùng Quốc Vương + Hoàng Hậu vợ Hùng Quốc Vương. . .
Như vậy Nhật Bản chính là con cháu âu Cơ Thái Dương Thần Nữ thuộc chi Au Tày.
Người Mả Lai cũng là thuộc chi Giao sống trên Sông Nước thuộc dòng Lạc.
Người Au OA ở ASSAM tộc Naga là thuộc họ Nọc Việt Mặt Trời. Ơ cực Tây tỉnh Vân Nam.Trung Quốc.
TÍN NGƯỠNG NGƯỜI VIỆT CỔ:
Thời cổ đa số dân tộc Viêm Việt có Tín Ngưỡng thờ Thần Trứng vũ trụ, thờ Mặt Trời tức là Vũ Trụ Giáo, vì tất cả những vật có biểu tượng Lửa từ Bầu Trời ( Nọc ), Nước từ Bầu Trời ( Nòng ) hay từ Trứng Vũ Trụ, do đó mới có Điểu Tục xem Chim Hồng Hoàng Bồ Cắt là Linh Vật của Trời, thờ Bọc Trứng là vật Tạo Sinh
Các thị tộc bộ lạc của người Việt cổ biết trao đổi mua bán, dần dần tạo cái thế cho một quyền lực thống nhất tối cao để thống trị các bộ lạc anh em, nên vị đứng đầu quyền lực này được gọi là Hùng Vương là những người có tài trí. Chính quyền Trung Ương tức là nói đến Vua Hùng, là người đứng đầu trong thế Chính Trị và Quân sự của đất nước Văn Lang biết sử dụng Huyền thuật, Y thuật, Học thuật Dịch lý. ngòai ra Vua Hùng còn là một vị Giáo Vương thờ TRỜI một tín ngưỡng thời cổ đại lưu truyền, Vị Vua thay quyền năng TRỜI mà dẫn dắt tinh thần của dân tộc
· -Nền Tôn giáo cổ đại của người Việt là thờ TRỜI, Lưởng nghi : NÒNG ( âm ) và NỌC ( dương ) trong thế giới tạo sinh . Vị sơ nguyên tổ của Người Việt cổ biết vẻ ra Bát Quát Nòng Nọc ( Dịch Việt ) vào Thiên Niên Kỷ thứ tư Tr.CN .
· -Y thuật thời này Người Việt cổ biết nuôi trồng những cây cỏ, sản, vật để làm thuốc chửa bệnh.
· -Các Huyền thuật của các vị Tư tế trong những nơi thờ tự , là nghi thức giao cảm, thông công thế giới vô hình, họ biết cách sử dụng năng lực siêu nhiên để làm nên những sự việc ngòai năng lực con người.
Luật pháp thời này có tính chất tín ngưỡng, những tập tục, những điều cấm kỵ mang hình thức Tôn Giáo, về tinh thần Người Việt cổ ý thức kỷ luật, tính bất khuất chống ngọai xâm được rèn dủa nhạy bén qua những thời kỳ chiến tranh với các tộc người phương Bắc, nó trở thành một đặc tính của dân tộc.
Xã hội thời kỳ đầu xây dựng nước Văn Lang của người Việt cổ, là một tập hợp các dân tộc bộ lạc trong Bách Việt di cư từ lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó hình thành một nhà nước phong kiến đơn giản là những thủ lỉnh trong tập đòan chống lại kẻ xâm lược, ngay trong thời kỳ này các Vua Hùng cũng phải lao động cấy cày như dân, nhưng quyền lực Vua Hùng chi phối cả tòan dân, trên thì có Vua dưới có các lảnh chúa cai trị các vùng đất được vua phong ban, việc hình thành các đẳng cấp theo nhu cầu thời bấy giờ, Xã hội người Việt cổ đã trở thành một Nhà Nước sơ khai theo thể chế Dân Chủ quân sự liên minh các dân tộc, nó thích hợp cho quá trình đấu tranh, lao động sản xuất, bảo tồn nòi giống, người Việt đã kinh nghiệm những thất bại từng trải qua trong những cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước Việt cổ với các chủng tộc khác, đó cũng là lý do tại sao dân tộc Việt di dân từ Hòang Hà đến phía Nam núi Ngũ Lỉnh rồi sau cùng đến đất Phong Châu nay thuộc Tình Vĩnh Phú.
Khi chiến tranh xảy ra, Người Việt cổ thông báo cho nhau bằng cách đánh trống đồng, người nào có trống đồng tức là người có đầy đủ quyền năng để dân chúng phục tùng mệnh lệnh, các Bộ lạc tổ chức lực lượng vũ trang cùng liên kết với nhau chống giặc ngọai xâm, theo mệnh lệnh của Vua Hùng, Trống Đồng là một phản ảnh văn hóa kỷ thuật cao của dân tộc Việt trong thời bấy giờ, những chi tiết minh họa trên tang trống nói lên sự sinh họat và tín ngưỡng Tôn giáo thờ TRỜI và nền văn hóa Nông Nghiệp .
Những tập tục lể hội tín ngưỡng như : cầu Thủy Thần mang tính chất về Nông Nghiệp, thờ cúng Vật Tổ ( Totem ) các lòai Chim Thiêng Liêng, Phụng Hòang Đất hay con Ròng nước ( Trăn Nước ), tóm lại người Việt cổ có tín ngưỡng tổng hợp thờ cúng các hiện tượng tự nhiên và các Thần Động vật khác có khả năng sát hại con người. Tuy những hình thức thờ TRỜI và cúng bái đa thần, ngòai ra người Việt cổ còn thờ Nhân Thần, một ý thức về nòi giống và tập thể cộng đồng , đã dẫn đến người Việt cổ sùng bái trước hết là Tổ Tiên, những người đứng đầu cộng đồng dân tộc của mình, vị Nhân Thần lớn nhất, tối cao nhất làm chủ các miền đất đai của dân tộc hiển nhiên là : Các Vua Hùng qua các triều đại. Việc sùng kính các Nhân Thần cụ thể này là một tiền bản sắc dân tộc đi đến chổ đồng nhất, họ hệ thống các vị Thần Trừu Tượng tồn tại trong quan niệm tín ngưỡng từ trước như : Thủy Thần, Thần Núi, Thần Lửa, Thần Đất .v.v. . .
Hiện tượng đặc sắc tín ngưỡng thờ những vị Nhân Thần là những người dựng nước đầu tiên là Tổ Tiên của dân tộc, tức là Đức Kinh Dương Vương, Long Mẩu, Lạc Long Quân, Âu Cơ và các Anh hùng dân tộc như : Thánh Tản Viên, Thánh Gióng .v.v. . . Trên một cơ sở cho chúng ta thấy rằng vào thời Hùng Vương việc thờ Ong Bà Tổ Tiên là một nền Đạo mặc nhiên của Dân Tộc. Song song với việc thờ Tổ Tiên thời Hùng Vương còn tôn thờ những Anh Hung Văn hóa, hay có công trong cuộc chiến đấu chống ngọai xâm, dù tín ngưỡng thời Hùng Vương đa dạng pha trộn chằng chéo với nhau chưa có một hệ thống chủ đạo chung, nhưng phong cách của tín ngưỡng thời này nổi bậc nhất là nền tôn giáo thờ cúng TRỜI và Tổ Tiên rất đậm nét bản sắc văn hóa của dân tộc. Điều này đã chứng tỏ suốt một tiến trình lịch sử văn hóa tinh thần của dân tộc Việt cho mãi đến nay.. Trống Đồng cũng là vật biểu của vũ trụ giáo, bằng chứng cho chúng ta thấy là” Quốc Gia Xích Quỷ “ là nói đến Dân Tộc Lửa Mặt Trời hay là Ngưởi Lửa đỏ Mặt Trời, đó là hiện tượng sự sùng bái tự nhiên, ngay chính các Vua Hùng đều là những vị “Giáo Vương đạo Trời”dụng tín ngưỡng để cai trị dân :
_Thờ cúng Trời, Đất.
_Thờ cúng Tổ Tiên và các Đấng Thần Thánh.
_Thờ cúng các hiện tượng tự nhiên.
_Thờ Vật Tổ như : Ròng, Rắn, Chim Hồng, Chim Bổ Cắt, Chim Lạc (?) Thú Như : Hươu Sủa ( Ky Yang).
_Thờ sinh thực khí của giống Nam, Nữ.( Nguồn Âm Dương tạo sinh )
_Biểu tượng cũng như tín ngưỡng của Quốc Gia : Mặt Trời với 14 nọc tia sáng ( trên trống Đồng ) các con chim Hồng Hoàng bay lượn quanh mặt trống. . .
Các tượng thờ này tìm trong các di chỉ khảo cổ. Đào Thịnh, Sông Mã, Văn Điển, Phong Châu làng Đông kỵ Phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Điển hình có những buổi lể hội, “ngày mồng 6 tháng Giêng là lể rước Sinh Thực Khí, họ vừa đi vừa hát. . .”
Việc Vua Hùng là một vị lảnh đạo tín ngưỡng tinh thần, chúng ta thấy qua thư tịch cổ : Đại Việt Sử Lược là loại thư tịch cổ nhất còn truyền lại ngày nay, cũng nói Vua Hùng Đóng đô ở Phong Châu lập nước Văn Lang như sau : “. . . Đến đời Trang Vương Nhà Chu năm 698-682 trước CN, ở bộ Gia Ninh có người lạ thường, dùng ảo thuật áp phục các Bộ Lạc, tự xưng là Hùng Vương . . . “ Thời thái cổ những người biết được pháp thuật hô phong hoán vũ, đi mây về gió, xuống các cỏi Âm rước các hồn, chỉ có các Thầy Mo, Bà Đồng, Thầy Pháp. Như vậy Vua Hùng Vương phải là người am hiểu pháp thuật, là một vị giáo sĩ của Vũ Trụ Giáo tự xem mình là Thiên tử tức là Con Trời, lại còn là vị thầy thuốc chửa bệnh còn được gọi là Lang, và toàn dân tộc xem như con của Vua Hùng. Hùng Lân Lang là người biết làm pháp thuật và chửa bệnh bằng tín ngưỡng, cho nên Hùng Vương áp đảo được các bộ lạc khác tuân theo tôn xưng làm Vương của họ, thì quả là vị Giáo Vương của Đạo Trời.
Dân tộc Việt chúng ta là một dân tộc hiếu hòa nên thời kỳ Văn Lang phát triển giao lưu văn hóa với các nước ngòai, người Việt cổ tiếp thu nhanh những yếu tố giúp cho việc kỷ thuật sản xuất và kinh tế , về văn hóa thời này thông dụng là truyền khẩu trong Dân gian. Chữ viết người Việt cổ sử dụng chữ viết Nòng Nọc âm dương hay lối thắt gút, gồm những đọan dây to nhỏ có thắc gút màu sắc khác nhau, nó là một văn bản truyền đạt thông tin, văn hóa cho thời ấy, nếu khi dùng vào việc thống kê tính tóan, thì mổi nút thể hiện là một con số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn .v.v. . . ( cũng giống như “Kipu “ của Đế Quốc INCA ở PêRu thời cổ đại Nam Mỹ).
Một mặt khác chúng ta biết rằng vào thời Hùng Vương những người có tài, trí đều là những người sau này được đứng vào hàng lảnh đạo nhân dân, cho nên những Quang Lang ( sáng lạng ) con Vua Hùng Vương được truyền các học thuật như : VIỆT DỊCH NÒNG NỌC, Y THUẬT, HUYỀN THUẬT của Tôn Giáo MẶT TRỜI. Vì thế Hùng Vương là một người am hiểu VIỆT DỊCH NÒNG NỌC , biết sử dụng Việt Dịch để cải biến hoàn cảnh xuyên qua nhiều chiều không gian nơi cỏi tạo hoá, nên được các Bộ Lạc khác quy phục tôn xưng là người co tài trí pháp thuật. Nên tất cả con của Vua Hùng Vương phải am tường Việt Dịch bằng chứng là Hoàng Tử Tiết Liêu ( Lang Liêu ) làm Bánh Dầy và bánh Chưng dâng lên vua Hùng , sau đó được vua cha truyền ngôi.
Bánh Dầy = Bánh Thầy ( cha ) biểu tượng là NỌC = DƯƠNG.
Bánh Chưng = Bánh U ( Mẹ ) biểu tượng là NÒNG = ÂM.
Ngoài ra Bánh Dầy và Bánh Chưng còn nói lên HÀ ĐỒ Và LẠC THƯ ( ý nghĩa Trời Tròn Đất Vuông ) là một biểu tượng của VIỆT DỊCH NÒNG NỌC.
Tín ngưỡng của người Việt cổ Thờ TRỨNG VŨ TRỤ, THẦN MẶT TRỜI ( là con mắt của Vũ Trụ ), Phần Tứ Hành của cỏi tạo hoá sinh là : LỬA, NƯỚC, GIÓ, ĐẤT ĐÁ. Nên khi các dòng tộc Việt chia ra làm bốn Chi theo Âm Dương tứ hành : Chi Lửa, Chi Nước, Chi Gió, Chi Đất Đá.
Người Việt cổ có quan niệm Vũ Trụ Quan gồm ÂM DƯƠNG = LẠNH NÓNG. Chứ không như Chu Dịch của Trung Hoa là : Trời và Đất . Và như thế trải qua các thời đại Chu Dịch mới hoàn chỉnh như ta thấy hôm nay.
THỨC ĂN VÀ TẾ THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ .
Theo Lỉnh Nam Trích Quái thì người Việt cổ vào thời Nhà Nước Văn Lang “ Lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang ( bột báng ) và cây Tung Lư làm cơm, lấy cầm thú, Ba Ba làm mắm, lấy rể củ gừng làm muối, sản xuất được nhiều gạo nếp lấy ống tre mà nấu nướng trên lửa để dùng( tục này các dân tộc Tây Nguyên hiện nay vẫn còn nấu cơm bằng ống tre Lồ ồ non ). “ ở đây chúng ta chú ý cây Quang Lang ( bột báng ), con Vua Hùng cũng được gọi là Quang Lang, chử quang đây là “ Sáng , lạng “ chứ không phải là quan tước, như vậy bột báng là một loại thức ăn quý, nhu cầu cần thiết, mặc dù chúng ta cũng biết làm ra lúa gạo, là một thức ăn quốc hồn quốc tuý, còn cây tung lư là cây kè bột hiện nay thổ dân tại Nam Dương vẫn còn dùng như một thức ăn chính yếu của họ?
Mãi đến sau này Người Việt cổ biết canh tác các loại khoai củ, đậu , đổ bổ sung cho thức ăn hằng ngày của họ, khi đánh bắt được thú vật hoăc hải sản, lúc đầu họ xẻ thịt muối phơi khô, hoặc làm mắm để ăn dần, sau này mới ăn thức ăn tươi nấu nướng chín.
Tế thực là vật tế như giết thú vật Trâu, Dê, Bò, Lợn, Xôi, oản .v.v. . . Họ lấy máu và thịt đem đốt cháy dâng tế các vị thần linh của Vũ Trụ Giáo .
TRANG PHỤC VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ:
Người Việt cổ búi đầu, đội mủ lông chim, Nam thì vấn Khố, Nữ thì mặc Váy xẽ vạt kết lông chim, Nam Nữ thường ở trần . Người Việt cổ mặc khố dây, khối giải. Còn mặc áo thì phải chui qua đầu như mặc áo Poncho, Nữ mặc váy xoè kết lông chim xẽ vạt trước sau, đầu đội mủ lông chim dài, ở trần cũng là cách trang phục ăn mặc của người Văn Lang. Chính Triệu Đà thế kỷ Thứ 2 trước CN đã mệt thị Dân Tộc ta như sau : “- Cởi trần mà cũng xưng Vương “.
Người Việt Cổ làm nhà sàn hoặc nhà ở trên cây, hoặc xây nhà tròn bằng đất sét bện cỏ khô, có đường ngầm đi vào bên trong ngôi nhà. Trong sách Lâm Ap Ký có ghi “ Phía Nam Chu Ngô có giống người được gọi là Văn Lang, họ không biết xây nhà mà ở trên cây, ăn Cá, ăn thịt sống thú vật, họ buôn bán các chất thơm, các loại ngọc quý, và sơn hào, họ biết “Đao canh thuỷ chủng” loại lúa mọc dưới nước, thường ở gần con sông nhỏ tên là Bộc Văn Lang ( 2 vùng trước kia của hai họ dân tộc ta gọi là Bộc Văn Lang và Việt Văn Lang tức là Lưởng Lang ngày nay trở thành tên gọi là Lưởng Quảng : Quảng Đông và Quảng Tây TQ. Phía trên là địa phận của nước Kinh Sở cũng là một thành phần của bộ tộc Bách Việt của chúng ta địa danh ấy bây giờ cũng có tên là Quảng . . .)
Những cái vốn Văn Hóa Thái Nho mà cha ông chúng làm nên với bãn chất chân thuần chất phác của con người Việt tộc vốn gắng bó với nền nông nghiệp đã hơn năm ngàn năm qua, cái Tinh Thần bất khuất kiên cường của dân tộc không lùi bước trước áp lực của ngoại bang, chúng ta dù bị đô hộ hơn một ngàn năm nhưng không bị đồng hóa, không vong bản, mất gốc, bằng chứng tất cả các nền văn hóa khác du nhập vào đây đã bị Việt Nho Hóa, chúng ta dung hòa mọi hình thái, tư tưởng để xữ dụng làm lợi ích cho dân tộc cho đất nước.
Bàn tay thiêng liêng vô hình của cha ông chúng ta luôn gắng bó cùng vận mệnh đất nước xoay chuyễn cho dân tộc Việt luôn tiến lên theo bước tiến của nhân loại, là một dân tộc có chiều sâu về tâm linh, minh triết luôn ý thức về Dân yộc tính, là đại gia tộc có chung giòng máu Rồng Tiên, luôn giử vững chử Việt như : Viêm Việt, Việt Thường, Hoàng Việt, Hùng Việt, Lạc Việt, Nam Việt, Đại Cồ Việt rồi đến Việt Nam, sự gắng bó này rất đặt sắc chúng ta không quên nguồn cội của Dân tộc, có các tộc chi khác còn nằm sâu lại vùng đất bên Trung Hoa, không màn đến tên Việt, một mặt khác các triều đại Phong kiến Trung Hoa cố xoá bỏ cái tên Việt mà 70% dân tộc Bách Việt còn ở lại vùng đất Việt củ, ngay cả tên Lưỡng Lang : Lang Việt và Lang Bộc cũng được đổi danh tính là Lưỡng Quảng.
Ngày nay chúng ta trở về nguồn cội không có nghĩa là phải hành hương về vùng đất Việt củ, mà là quay về cái cội nguồn Tổ Tiên trong lòng Dân Tộc, xả bỏ những kỳ thị, ngăn che, thù nghịch, cùng nhau phấn đấu vực dậy cái tinh thần đoàn kết đã bị cảnh đời với bao biến cố làm thay đổi trong những thập kỷ qua, xa hơn Nữa để biết chúng ta còn có những anh em thuộc dòng Tộc Viêm Việt ở những địa phương trong Năm Châu Bốn Bể, mặc dù bây giờ đã khác tiếng nói, khác phong tục tập quán, nhưng họ vẫn còn một chút gì ảnh hưởng trong nền Văn Hóa của tổ tiên Viêm Việt, thì chúng ta đã làm trọn sứ mạng Bốn Biển là anh em, tất cả nhìn nhau trong tinh thần Đại Đoàn Kết thế giới xây dựng một thế giới hoà bình an lạc./.