Hạng D
5/4/07
1.809
5.165
113
Quỳnh Rùa nói:
couto nói:
Quỳnh Rùa nói:
couto nói:
@Quỳnh Rùa:

Bác vui lòng tham khảo thêm. Quang Trung là người trí trá, không tin được. Sử sách ghi chép, ông xin cưới con gái Càn Long và xin lại 2 tỉnh lưỡng Quảng vì đây là nơi thủy tộc của dân tộc Viêm Việt(kinh). Càng Long vốn gốc Mãn Thanh, chiếm được Trung Nguyên rộng lớn của
[/
Bác muốn diệt phản loạn ở Hà Tiên, Long Châu Sa, Trấn Biên - Gia Định ở nước Nam- cái đám chuyên gửi tiền về cho cố hương phục quốc nhà Minh ấy thì bác làm cách nào ạ? nhờ ai thì tiện nhất?
Mãn Châu-Nhà Thanh là dân tộc cướp đất của nhà Hán, trong tư tưởng chưa bao giờ dám nghĩ "hoành tráng" là sở hữu một vùng đất đai rộng lớn như vậy nên việc cắt cho Quang Trung lưỡng Quảng chỉ là bình thường. Vùng này trước đây do Ngô Tam Quế canh giữ thời Khang Hy nên ợc cũng là một vấn đề lớn.
Ặc, bác là người đọc nhiều biết nhiều sao lại si nghĩ đơn giản vậy
Bác ko coi dân tộc Mãn ra gì là tây nhung, bắc địch đi chăng nữa nhưng dòng họ Ái tân giác la nó coi là nó cao quý đó, dân Hán làm gj dc nào?
Mãn thanh vào bắc kinh và bình định hết các vùng đất , đề xướng tư tuỞng hán mãn là 1 . Muốn ổn định thì phải trị dân chứ đem cho người khác quản chắc???
Hành động của vua Quang Trung và Hoàng Lịch thì cũng như "hợp đồng ghi nhớ"
một ông thì cứ ghi là xin nhận cho nó đỡ rách việc
Một ông thì cứ ghi vào là cho để........ giải quyết khâu oai


 
Hạng B2
19/4/08
169
0
0
39
Lịch sử Việt Nam rất dài và rất hào hùng. Trong các triều đại của ta cũng có rất nhiều vị minh quân và danh tướng, nhưng quả thật không có nhiều sự pr để thấm vào những người Việt chúng ta. Nếu so sánh thì vua Lý Thái Tổ, Lý Thánh Tông, Lê Thái Tổ, Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông................. hay các danh tuớng như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Trần Nhật Duật, Trần Nguyên Hãn hay Nguyễn Trãi, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, ... xứng đáng được nhắc đến nhiều hơn tại Việt Nam so với Càn Long, Tào Tháo hay Lưu Bị...
Ý mọn của em là thế, mong các bác đóng góp ý kiến
080402cool_prv.gif
 
1/4/07
21.905
16.707
113
0913168658
couto nói:
Quỳnh Rùa nói:
couto nói:
Quỳnh Rùa nói:
couto nói:
@Quỳnh Rùa:

Bác vui lòng tham khảo thêm. Quang Trung là người trí trá, không tin được. Sử sách ghi chép, ông xin cưới con gái Càn Long và xin lại 2 tỉnh lưỡng Quảng vì đây là nơi thủy tộc của dân tộc Viêm Việt(kinh). Càng Long vốn gốc Mãn Thanh, chiếm được Trung Nguyên rộng lớn của
[/
Bác muốn diệt phản loạn ở Hà Tiên, Long Châu Sa, Trấn Biên - Gia Định ở nước Nam- cái đám chuyên gửi tiền về cho cố hương phục quốc nhà Minh ấy thì bác làm cách nào ạ? nhờ ai thì tiện nhất?
Mãn Châu-Nhà Thanh là dân tộc cướp đất của nhà Hán, trong tư tưởng chưa bao giờ dám nghĩ "hoành tráng" là sở hữu một vùng đất đai rộng lớn như vậy nên việc cắt cho Quang Trung lưỡng Quảng chỉ là bình thường. Vùng này trước đây do Ngô Tam Quế canh giữ thời Khang Hy nên ợc cũng là một vấn đề lớn.
Ặc, bác là người đọc nhiều biết nhiều sao lại si nghĩ đơn giản vậy
Bác ko coi dân tộc Mãn ra gì là tây nhung, bắc địch đi chăng nữa nhưng dòng họ Ái tân giác la nó coi là nó cao quý đó, dân Hán làm gj dc nào?
Mãn thanh vào bắc kinh và bình định hết các vùng đất , đề xướng tư tuỞng hán mãn là 1 . Muốn ổn định thì phải trị dân chứ đem cho người khác quản chắc???
Hành động của vua Quang Trung và Hoàng Lịch thì cũng như "hợp đồng ghi nhớ"
một ông thì cứ ghi là xin nhận cho nó đỡ rách việc
Một ông thì cứ ghi vào là cho để........ giải quyết khâu oai


Sử cận đại mình không quan tâm, nhưng mọi việc không giống như bác xem phim rồi suy diển.
Nhà Thanh để cho Ngô Tam Quế đất, tự Quế tiến đánh đấy chứ.
Thanh cũng để cho Tây Tạng độc lập, không phải như nhà Nguyên lúc nào cũng đánh rội tụ tiêu diệt luôn
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
20/2/11
44
1
0
47
Vậy tóm lại dân tộc Kinh ta ( dân tộc lớn nhất trong mấy chục dân tộc của nước VN) là xuất phát từ nhóm Bách Việt từ bên đất Tàu ngày nay ( hèn gì có nhà hàng tiệc cưới Bách Việt ở đường Mạc Đĩnh Chi ăn ngon ngon, ngoài đề tí ..hi hi..) . Trải qua một thời gian chiến tranh, loạn lac phát triển gì đó mà người Kinh ta đã lập nên một nước VN ngày nay và ở đây ( kinh độ gì gì đó, vĩ độ gì gì đó). Vậy là ok và đơn giản sao không đưa vào SGK để giảng dạy tụi nhỏ nhỉ ???? mà lúc nào cũng nói hàng hai làm nhiều người lớn tới giờ vẫn phải còn hỏi và sẽ hỏi hoài.
Và có một cái đặc biệt trong sử Việt, là thể hiện rõ quá về phe ta và phe địch ( ý e khong nói mấy thằng mang quân xâm lược ta nhé) mà quên rằng lịch sử là sự ghi chép mang tính khoa học sự kiện. Ta không thể gọi vua Quang TRung là phe ta mà vua Gia Long là phe địch. Họ đều là bậc tiền nhân có công với dân tộc VN mà chỉ khác nhau về lý tưởng, nhận thức rồi thành ra chiến tuyến. Em nhớ lại cuộc chiến Nam Bắc của tụi Mỹ mà thấy hay rằng, có nghĩa trang riêng của Quân đội Nam và Bắc, hình như trên bia đều ghi rằng: Đây là người đã bảo vệ lý tưởng của mình để bảo vệ cho sự thiống nhất của nước Mỹ. Không biết có chính xác không nữa nhưng đại loại tinh thần là vậy.
Từ lịch sử dân tộc, tự dưng nghĩ tới cha nhà văn Đào Hiếu vậy mà hay. Chả coi đất nước và dân tộc như là business vậy, logo là lá cờ và quốc ca là slogan. hii hii ... còn dân tộc là vĩnh viễn.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.809
5.165
113
Sử cận đại mình không quan tâm, nhưng mọi việc không giống như bác xem phim rồi suy diển.
Nhà Thanh để cho Ngô Tam Quế đất, tự Quế tiến đánh đấy chứ.
Thanh cũng để cho Tây Tạng độc lập, không phải như nhà Nguyên lúc nào cũng đánh rội tụ tiêu diệt luôn
@bác Trường: Hình như bác có đôi chút hiểu lầm ở đây
Nhà Thanh có Khang Hy ko phải là tay mơ đâu bác ạ, Ngô Tam Quế là vương gia, dc hưởng quy chế tự trị do có công đưa Đa nhĩ Cổn vào Bắc Kinh, nên Khang Hy muốn đánh ngay cũng ko có cớ, mọi chiện đều phải giải quyết bằng vũ lực thôi.
Giết Ngao Bái, đánh Mông Cổ, đánh Ngô Tâm Quế đều là chiến công của Khang Hy đó.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
19/4/08
169
0
0
39
couto nói:
Sử cận đại mình không quan tâm, nhưng mọi việc không giống như bác xem phim rồi suy diển.
Nhà Thanh để cho Ngô Tam Quế đất, tự Quế tiến đánh đấy chứ.
Thanh cũng để cho Tây Tạng độc lập, không phải như nhà Nguyên lúc nào cũng đánh rội tụ tiêu diệt luôn
@bác Trường: Hình như bác có đôi chút hiểu lầm ở đây
Nhà Thanh có Khang Hy ko phải là tay mơ đâu bác ạ, Ngô Tam Quế là vương gia, dc hưởng quy chế tự trị do có công đưa Đa nhĩ Cổn vào Bắc Kinh, nên Khang Hy muốn đánh ngay cũng ko có cớ, mọi chiện đều phải giải quyết bằng vũ lực thôi.
Giết Ngao Bái, đánh Mông Cổ, đánh Ngô Tâm Quế đều là chiến công của Khang Hy đó.
Úi cha, 2 bác đi lạc qua Tung của rồi, quay về nào. Trên đường về ghé ngang Hải Dương, vào đền Kiếp Bạc bàn về Đức Trần Hưng Đạo thì hay hơn bàn về Khang Hy hay Ngao Bái đấy 2 bác
 
Hạng B2
18/7/04
275
4
18
Hà nội
Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn riêng của tác giả Trần Kinh Nghị, nguyên là một nhà ngoại giao lâu năm, nguyên Phó Đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch.
Hồi đầu năm nay đã rộ lên sự kiện một nữ nghiên cứu sinh người Việt tại Mỹ tên là Đào Ngọc Bích viết bài cho BBC nói rằng Việt Nam là từ Trung Quốc mà ra(!) để rồi ngay sau đó bị đông đảo dư luận trong và ngoài nước "đánh" cho tả tơi, rơi rụng. Không chỉ vậy, chính cô cựu sinh viên Đại học Ngoại ngữ Hà Nội này, trong nỗ tự lực bào chữa cho mình, đã "đổ tại" quá trình đào tạo môn lịch sử khi cô còn ở Việt Nam.
Mới đây dư luận lại được một phen bức xúc nữa khi một vị giáo sư người Trung Quốc tên là Vương Hàn Lĩnh cho rằng "kể từ năm 1885 về trước Việt Nam là thuộc quốc của Trung Quốc".
Thực ra không phải chỉ một mình cô Bích hay ông Lĩnh mà còn khá đông đảo người Việt Nam và Trung Quốc đều chưa hiểu đúng về lịch sử của đất nước mình, đặc biệt là lịch sử liên quan đến mối quan hệ lâu đời của hai quốc gia dân tộc "núi liền núi, sông liền sông" này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiểu biết lịch sử "lệch lạc" như vậy nhưng có một nguyên nhân sâu xa nằm ở những "góc khuất" trong sử sách khi nói về nguồn cội dân tộc của mỗi nước.
Vẫn biết, kẻ mạnh thường thắng kẻ yếu, và sự thôn tính lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia vốn là một thực tế hiển nhiên trong lịch sử nhân loại, nhưng điều quan trọng có tính nguyên tắc là, mọi sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng và giữ gìn một cách trung thực.
Với tinh thần đó, người viết bài này xin được nêu lên một vài điều suy nghĩ lâu nay để mọi người cùng suy ngẫm nhằm tìm ra một lời giải.

Một là, về cội nguồn dân tộc, có thể nói không chỉ truyền thuyết mà cả sử sách (của cả Trung Quốc và Việt Nam) dù có nhiều điều chưa được làm sáng tỏ hoặc chưa thỏa đáng, cũng cho thấy rằng nước Việt Nam ngày nay là một thực thể thống nhất duy nhất còn lại của Bách Việt - một tên gọi chung cho nhiều tộc người Việt đã từng định cư hàng ngàn năm trước Công nguyên trên vùng lãnh thổ rộng lớn từ bờ Nam Sông Dương Tử xuống miền Bắc Việt Nam ngày nay, phía Tây giáp Tân Cương, phía Đông giáp biển Thái Bình Dương.
Sử sách cũng cho thấy Người Hán "nam tiến" với thế mạnh của kỵ binh nhưng đã phải mất hàng ngàn năm (quãng giữa thiên niên kỷ thứ 2 trước CN đến đầu thiên niên kỷ thứ nhất sau CN) để xâm chiếm, chinh phục và đồng hóa hầu hết các bộ tộc hoặc vương quốc có tên tuổi của người Bách Việt (xem bản đồ minh họa*). Đó là một quá trình kéo dài với biết bao biến cố lịch sử phức tạp mà trong đó có nhiều sự kiện đã bị lãng quên hoặc bị xuyên tạc, thậm chí bị "tráo đổi" tùy theo mục đích của các triều đại phong kiến thống trị trong các thời kỳ khác nhau, đặc biệt là thời nhà Hán và nhà Đường.
Tuy nhiên có một thực tại không thể bác bỏ là, riêng Lạc Việt mặc dù bị các triều đại phong kiến Hán Hoa thay nhau thống trị từ năm 179 TCN đến 905 nhưng vẫn tồn tại và phát triển với tư cách một quốc gia dân tộc độc lập như ngày nay. Sử sách thường gọi đó là "thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc" mặc dù đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của người Việt liên tục nỗ ra trong suốt quá trình đó.
Có thể nói, đó là quá trình lịch sử tang thương của Bách Việt nói chung, nhưng cũng là trang sử hào hùng đối với dân tộc Việt Nam nói riêng. Sự tồn tại và phát triển của Việt Nam không phải là trường hợp ngẫu nhiên mà là kết cục của cả quá trình đấu tranh sinh tồn của người Bách Việt nói chung mà các thế hệ người Việt Nam nói riêng và cội nguồn Bách Việt nói chung không bao giờ được phép lãng quên.
Theo truyền thuyết thì nguồn gốc tổ tiên của Việt Nam bắt nguồn từ Hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) bắt đầu bằng Thời đại Hồng Bàng của Kinh Dương Vương (có sách ghi cụ thể năm 2789 TCN). Thuyết này trùng khớp với các câu chuyện cổ tích về Âu Cơ-Lạc Long Quân, các Vua Hùng, mối tình Mỵ Châu-Trọng Thủy và chiếc nỏ thần v.v...
Câu dân ca Việt cổ "Công cha như núi Thái Sơn (gần Hồ Động Đình), nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..." cũng là một sự trùng hợp. Truyền thuyết này cũng được kiểm chứng bằng một số kết quả nghiên cứu quả khảo cổ, nhân chủng và ngôn ngữ, qua các di chỉ đồ đá, trống đồng, nghề trồng lúa nước và những khác biệt gen di tuyền v.v...
Kết hợp cả truyền thuyết và cổ sử ta có thể nhận thấy trong suốt quá trình "Nam tiến" và "Đông tiến" của Hán tộc, các tộc người Bách Việt như Ngô Việt, Âu Việt, Dương Việt, Đông Việt, Nam Việt, Man Việt, Di Việt v.v.... đều không thoát khỏi bị thôn tính và đồng hóa...., để cuối cùng đều biến thành "người Hoa" hiện đại. Nhưng riêng Lạc Việt vẫn tồn tại, có thời kỳ bao gồm cả vùng đất Quảng Tây, Quảng Đông và Bắc Bộ ngày nay.
Theo dòng lịch sử, ta còn thấy một thực tế là đã từng có rất nhiều người gốc Bách Việt tham gia vào bộ máy đô hộ của phong kiến Trung Hoa trong các thời kỳ khác nhau nhưng đã chọn Lạc Việt (sau là Chân Lạp, Giao Chỉ...) làm "hậu cứ" để chống lại Vương triều trung ương (như Hồ Quý Ly, Lý Bôn, Lý Bí chẳng hạn); rất nhiều người trong số họ thực sự đã tái hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam.Cũng đã từng diễn ra những đợt rời bỏ quê hương của người Hoa gốc Bách Việt thuộc nhiều thế hệ trước đến định cư tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Sử cận đại Trung Quốc cũng cho thấy, cho mãi đến những năm 1940 danh từ "dân tộc Việt" mới bị Tôn Trung Sơn chủ trương xóa bỏ trong bản đồ dân số Trung Quốc. Cho đến này nay để ý thấy ít nhiều vẫn còn những tình cảm kỳ thị giữa các cộng đồng gốc gác Bách Việt tại Trung Quốc với người "từ phương Bắc".
Bản thân người viết bài này hồi nhỏ đã có dịp học tập tại Quảng Tây nới có gần 20 triệu người dân tộc Choang (còn gọi là Tráng) vốn là họ hàng của tộc Việt, mới đây trong chuyến du lịch mấy tĩnh phía Nam Trung Quốc đã được dịp "kiểm nghiệm"điều này qua chuyện trò với một số người bản địa. Tin tức cũng cho thấy người Đài Loan gần đây đã viện dẫn đến yếu tố "người bản địa" Man Việt trong cuộc đấu tranh bảo vệ sự tồn tại độc lập với Đại lục. Nhiều thông tin, dữ liệu của các nhà nghiên cứu Bách Việt học quốc tế cũng đáng được xem xét để góp phần làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc dân tộc và nhân văn của của Việt Nam và khu vực Đông Á và Đông Nam Á nói chung.

Thiết nghĩ, những sử liệu và sự kiện trên đây ít nhiều tự chúng đã nói lên những sự thật khách quan xung quanh những "góc khuất" trong cổ sử và chính sử liên quan đến cội nguồn dân tộc và quan hệ giữa hai nước Việt-Trung. Khách quan mà nói đó là hướng đi tích cực cho mục đích xây dựng mối quan hệ hữu nghị bình đẳng lâu dài giữa hai nước và trong khu vực nói chung.
Hai là, về nhân văn, tuy chỉ dựa vào các nguồn sử sách cổ để lại từ thời "1.000 năm Bắc thuộc", ta cũng có thể thấy Việt Nam là kết tinh, là đại diện của Bách Việt. Về góc độ văn hoá, kể cả phong tục tập quán, ngôn ngữ, Việt Nam và Trung Quốc ngày nay có rất nhiều điểm tương đồng, đồng thời cũng có rất nhiều điểm khác biệt. Đặc điểm này nếu được hiểu và vận dụng một cách đúng đắn sẽ có tác dụng tích cực cho việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị và bình đẳng giữa hai nước, chứ không có gì là không tốt như một số người có thể nghĩ.
Tuy nhiên trên thực tế không được như vậy vì có quá nhiều sự thật đã bị xuyên tạc, có những giá trị đã bị "tráo đổi" trong suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm qua mà trong đó phần lợi bao giờ cũng nghiêng về phía kẻ mạnh.
Xin đơn cử vài ví dụ: Thế giới lâu nay vẫn tin rằng Kinh Dịch là của người Trung Quốc. Nhưng thực ra gần đây các chứng cứ khảo cổ quốc tế đã cho thấy trống đồng không phải của người Hán mà là của các dân tộc phương Nam. Kết luận này cho phép các nhà nghiên cứu suy ra rằng những hình khắc biểu tượng Kinh Dịch trên trống cũng không phải của người Hán; và do đó chủ nhân của Kinh Dịch chính là người Bách Việt, cụ thể hơn là của người Âu Việt và Lạc Việt.
Về ngôn ngữ, đã từ lâu người Việt Nam an phận đón nhận chũ Nho (tốt đẹp) của người Hán (còn gọi là Hán Nôm). Nhưng có một số luận điểm khác cho rằng người Hán trong quá trình xâm lược đã sử dụng ngôn ngữ của người Bách Việt, cụ thể là của Ngô Việt (tại vùng Việt Châu, tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến ngày nay) để cải tiến thành chữ Hán, rồi thành tiếng Trung hiện đại. Lập luận này dựa trên cơ sở nghiên cứu về ngữ nghĩa, âm thanh, ngữ pháp v.v... cho thấy một tỷ lệ rất cao các nhân tố ngôn ngữ Bách Việt trong tiếng Hán cỗ và tiếng Trung ngày nay. Đó là hiện tượng các danh từ nhưng có tính từ được xếp sau danh từ được thấy phổ biến trong Kinh Thi và ngay ở tên gọi các vị Thần Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn vốn được coi là truyền thuyết Trung Quốc ; từ "Việt" hiển thị với tầng số rất cao trong các tên địa danh ở miền Nam Trung Quốc; từ "giang" (sông) của tiếng Việt cổ được sử dụng cho hầu hết các con sông miền Nam Trung Quốc (trong khi ở miền Bắc gọi là "hà"); tuồng Kinh kịch ở phía Nam Trung Quốc ngày nay vẫn còn gọi là "Việt kich", v.v...
Thuyết này đồng thời cũng đặt ra mối nghi vấn rằng di chỉ thẻ tre có khắc chữ Hán cổ là "giả mạo" vì vào thời đó người Hán chưa có mặt ở miền đất phía Nam nơi có cây tre đủ to để làm thẻ viết. Tương tự cũng có sự "nhập nhằng" về chủ thể của "con đường tơ lụa" vì đúng ra người Bách Việt mới có thể là chủ thể của sản vật tơ lụa làm từ cây dâu tằm chỉ có ở vùng đất phương Nam. Rất nhiều luận điểm và luận cứ tượng tự cũng đã được nhiều học giả Việt Nam và quốc tế nêu ra.
Tóm lại, dù bị người Hán cố tình đồng hóa bằng rất nhiểu thủ đoạn tinh vi và cường bạo như đốt sách, bắt từ bỏ, xóa bỏ hoặc tráo đổi v.v..., nhưng các dấu tích Bách Việt vẫn còn đó cho đến ngày nay. Trong suốt quá trình đấu tranh sinh tồn khốc liệt bên thua trận ắt chịu nhiều mất mát, nhưng những gì là bản sắc riêng vẫn còn đó; và điều này có thể nhận thấy qua nhiều nét tương đồng giữa Việt Nam với các tỉnh phía Nam và Đông Nam Trung Quốc ngày nay cũng như với các nước Đông Nam Á.
Ba là, công tác nghiên cứu và giáo dục về lịch sử cần đi sâu hơn nữa về nguồn gốc dân tộc cùng các giá trị nhân văn trên tinh thần khách quan, dựa trên chứng cứ khoa học biện chứng lịch sử, khảo cổ, nhân chủng... (chứ không chỉ dựa vào sử sách củ để lại từ thời Bắc thuộc). Thiết nghĩ, trong việc này những kiến thức xác thực về Bách Việt sẽ giúp giải mã rất nhiều điều mà lâu nay chưa cảm thấy thỏa đáng hoặc chỉ là "ngộ nhận".
Công tác sử học cũng cần tập trung nghiên cứu và bổ cứu lại toàn diện, đặc biệt về lĩnh vực nguồn gốc dân tộc và nhân văn của người Việt nhằm làm sáng tỏ những kiến thức mang tính truyền thuyết kết hợp với những chứng cứ lịch sử dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khảo cổ và gen di truyền v.v... Khi có đủ dữ liệu thì công khai chỉnh sửa những mọi sự sai lệnh hoặc bị xuyên tạc hoặc bị giả mạo trong sách sử cũ dưới bất cứ hinh thức nào, của bất cứ thời đại nào.
Lý do là vì toàn bộ sách sử cổ của Việt Nam đều đã bị đốt và thủ tiêu trong các thời kỳ "1000 năm Bắc thuộc"; các sách sử hiện có, kể cả Đại Việt sử ký, đều là sử "chép lại" dựa chủ yếu vào các nguồn sử của các thời Hán, Đường và "hậu Hán Đường" nên không thể đảm bảo tính chính xác, trung thực và đầy đủ được; thật nguy hại nếu đã có những sự thật đã bị xuyên tạc, thậm chí đã bị tráo đổi trong đó.
Mặc khác, cũng cần thừa nhận những khiếm khuyết trong khâu giáo dục công dân về lịch sử trong thời gian qua ở nước ta với những hậu quả "nhãn tiền" như đã được nhiều lần cảnh báo trước công luận. Thật nguy hại nếu mọi công dân đều hiểu biết sơ sài, thậm chí hiểu sai lệch về lịch sử của đất nước mình. Ví dụ khi nói mình "con rồng cháu tiên" nhưng trong lòng phân vân không biết có đúng thật không vì thấy ở Trung Quốc người ta cũng nói như vậy; không biết tại sao người Việt có các họ giống như người Trung Quốc, không biết chắc nên thiếu tự tin rằng trống đồng là bảo bối của dân tộc Việt Nam; không dám đòi quyền chủ thể của Kinh Dịch, v.v...
Tương tự, trong lĩnh vực ngôn ngữ, sao ta không đặt mạnh vấn đề nghiên cứu xem tiếng Việt có chữ viết cổ? Lẽ nào ta dân tộc ta chỉ có chữ Hán Nôm? Có lẽ vì không biết mình là ai, nên đến ngày nay vẫn lúng túng không biết nên bảo tồn cái gì, thay thế, xoá bỏ cái gì để thực hiện "trong sáng tiếng Việt"?.Thậm chí có người cứ "vô tư" nhận mình là "con cháu" của người Trung Quốc (trong khi phía bên kia không nghĩ như vậy).
Cũng cần xem xét lại một số khái niệm và quan niệm như cho rằng văn hóa Việt "bị ảnh hưởng" của văn hóa Trung Quốc là không hoàn toàn chính xác (mà thực chất đó chỉ là một sự giao thoa và ảnh hưởng qua lại); cách hiểu về nguồn gốc đạo Phật, Đạo Khổng, về Chữ Nho và Nho Giáo cũng có nhiều điều phải bàn thêm, v.v... Chỉ khi nào hiểu đúng về nguồn gốc dân tộc và tự tin với những giá trị nhân văn riêng, người Việt Nam ngày nay mới thực sự tìm lại chính mình và thoát khỏi nỗi mặc cảm truyền kiếp luôn thấy yếu kém và phụ thuộc các thế lực bên ngoài.
Thay cho lời kết
Những lập luận trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của người viết để nhắc lại rằng dân tộc Việt Nam có cội nguồn lâu đời với những giá trị nhân văn không thua kém các dân tộc khác. Đó là một lịch sử cần được tôn trọng bằng các chứng cứ khoa học khách quan chứ không chỉ bằng truyền thuyết; ngay cả sử sách cũng phải được kiểm chứng lại bằng các kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
Theo hướng đó, bài viết chỉ nêu lên một thực trạng tình hình đồng thời gợi ra một số việc cần làm thêm (chứ không nhằm phê phán ai hoặc nước nào) với hy vọng góp phần đem lại sự hiểu biết đúng đắn hơn về lịch sử và cội nguồn dân tộc của Việt Nam cũng như các bên liên quan khác trong khu vực, coi đó là cơ sở để đảm bảo mối quan hệ hữu nghị, bình đẳng lâu dài giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như giữa các nước khu vực với nhau./.
---
Tài liệu tham khảo
- Mục Bách Việt trong Bách khoa toàn thư mở -Wikipedia, và rất nhiều tài liệu khác nhau được liên kết trong tài liệu này.
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
- Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê
- Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim
- Bộ sách giáo khoa môn sử học phổ thông của Nhà XB Giáo Dục Việt Nam.
- Công trình nghiên cứu nguồn gốc chủng tộc dựa vào gen di truyền (DNA) của M. Liu thuộc Mackay Memorial hospital và được Viện Nghiên Cứu Sức Khoẻ quốc gia của Đài Loan tài trợ chứng minh là các giống dân miền Hoa Nam, Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương có liên hệ gen di truyền khác biệt với chủng tộc Hán ở miền bắc.
-* Sử dụng lại bản đồ của Nhóm nghiên cứu về Bách việt trên mạng internet- Nguồn: nhatnguyen.yolasite.com
Chú ý: những tên nước trong bản đồ này chỉ mang tính chất tượng trưng; trên thực tế chúng được thay đổi hoặc biến mất trong các thời kỳ lịch sữ khác nhau.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.508
113
Các bác ơi, chúng ta đang bàn đến sử Việt Nam,xin đừng lôi chuyện bên Trung Hoa vào box để có thêm thời gian và "tài nguyên" để làm rõ thêm sử Việt, theo nguyên tắc không bàn chuyện 1954 trở lại đây.
Em và bác cò quặp cũng đang tranh luận một đề tài bên box bên libya mà lại liên quan đến sử Việt.
Tóm tắt như sau:
<span style=""color: #ff0000;"">Em: phản đối sự xâm lược của Pháp ở Việt Nam, phản đối hành động tàn ác của Pháp và ăn cắp tài nguyên, nhân lực, vật lực của nước Việt ta </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Bác cò quặp: biện minh cho hành động xâm lược và cai trị đó, ca ngợi các kiến trúc, bệnh viện, cầu đường và các văn hóa của Pháp tại Việt Nam theo kiểu "Pháp đã khai sáng nước Việt và mang văn minh đến cho dân tộc này"</span>
Em xin trích lại một số đoạn văn căm thù đến cực điểm mà bác ấy gọi là thù hằn mù quáng và phản biện của bác ấy để các bác rõ và cho chính kiến ạ.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.508
113
Em xin mượn ý của bác cò quặp để chửi tiếp thằng thực dân này, em chỉ ghét cái thằng Pháp này chứ không có xấu gì riêng với cá nhân với bác cò quặp, mong bác hiểu và bỏ qua nếu có lỡ lời bác nhé! Nhiều khi người ta có ác cảm với 1 dân tộc, 1 đất nước nào đó, mãi mãi người ta không thể vượt qua được nỗi thù riêng ấy.
1. Pháp là thằng xâm chiếm dân tộc em gần 100 năm. Nó cướp biết bao tài nguyên về chính quốc? cao su, vàng bạc, tranh ảnh, lâm, thổ sản, biết bao là tài nguyên......... há rằng không có Pháp thì không có đường sắt. dạ thưa nó làm đường sắt để vận chuyển tài nguyên ăn cướp được đến các cảng, chở khí tài, quân trang và binh lính đến các nơi với chi phí rẻ nhất. Như vậy làm đường sắt vì mục đích chiến tranh và bóc lột tài nguyên chứ không phải là phục vụ dân Việt. cảm ơn cái đường sắt làm cho Việt Nam với số tài nguyên ăn cắp trị giá vài trăm đến vài ngàn lần trị giá cái đường sắt. Àh, sẵn tiện cảm ơn cái cầu Long Biên luôn nhé! các bạn làm rất tốt, chở hàng trăm ngàn tấn quặng sắt ăn cướp qua cầu mà vẫn tốt, sử dụng đến bây giờ chưa hỏng. Còn chữ viết, không biết trước khi có chữ quốc ngữ thì ta dùng cái gì để viết văn bản? vậy là nhờ Pháp chứ không 85 tr dân ta mù chữ hết rồi. Cảm ơn nước Pháp vĩ đại. mặc dù Đắc - Lộ đến Việt nam và phổ biến chữ quốc ngữ từ thế kỷ 16-17, nhưng dù sao ông cũng sinh ở Pháp.
Còn mấy cái viện Paster và các y bác sĩ, nhà sinh vật, bác học như yersin, maricueri qua Việt nam làm việc và đóng góp cữa bệnh cho người Việt thì mục đích chính ban đầu đó là chữa bệnh và phục vụ cho binh lính và người Pháp qua xâm chiếm nước Việt. Họ không tự nhiên tình nguyện đến VN để "khám phá" hay đóng góp gì cả mà là làm cho chính phủ Pháp. Bà Nà, Đà Lạt, Vũng Tàu.......cũng chỉ là những nơi trên đất người Việt, của người Việt, bị người Pháp đô hộ, họ muốn tìm nơi giải trí và nghỉ ngơi nên phát triển những "vùng đất trên lãnh thổ người Việt" mà thôi.
2. Cách cai trị của "thực dân Pháp" ở Việt Nam là cực kỳ dã man và tàn khốc. Chắc hẵn ai đọc lịch sử cũng biết, dưới gốc cây cao su tại những đồn điền của thực dân, máu, mồ hôi và nước mắt đã chảy ra sao? Mỗi gốc cây cao su là một xác người. Rồi các vùng mỏ sắt, mỏ than, quặng thiếc..... bao nhiêu đã được chở về Pháp? Vâng, thôi thì đó là "chi phí cho chiến tranh" vậy!
3. Nhưng cái tức nhất đó chính là: chính sách chia để trị của Pháp. Ngày ấy, mắc bao công sức Gia Long mới thống nhất được nước nhà, ấy vậy mà chúng chia làm 3 miền Bắc-Trung-Nam. Chúng đánh trúng "điểm yếu" nhất của người Việt đó là "không thuận hòa", chúng chia rẻ, kích bác gây thù hằn trong "gia đình người Việt". Mỗi nơi, phong tục tập quán khác nhau dẫn đến thói quen và tính cách khác nhau nhưng chúng đẩy điều khác biệt ấy lên là thù hằn xung đột như không thể kết hợp, không thể sống cùng nhau. Chính điều này dẫn đến việc phân biệt 3 miền rõ rệt ở Việt Nam, ba miền nhìn nhau ganh tỵ, tỵ nạnh và phân biệt rõ ràng dù vẫn là người cùng dân tộc........ Nhắc đến điều này mà lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa,chỉ căm tức rằng chưa được sả thịt lột da của chúng mày, dẫu thân này phơi ngoài đồng cỏ, xác gói trong da ngựa thì cũng đành lòng.
4. Chúng thua trận, rút về nước năm 1954, nước Việt ta mở rộng lòng nhân, tha cho hơn 15 ngàn tù binh. Ấy vậy mà cũng cố mở ra hiệp định Paris đòi hỏi và lại kích động, xúi dục chia rẽ làm nước ta chia cắt thêm 20 năm nữa......... Thù hằn,máu đổ trong cuộc nội chiến lại chồng chất, đến nay chưa hết. Tất cả là do lỗi của mày.......Chính mày đã làm dân tộc tao khốn nạn như vậy. Chính mày đã thi hành chính sách ngu dân để dễ trị, khi dân trí thấp, không được mở mang thì luôn sợ hãi chúng mày, sợ hãi cái mới, sợ hãi chính quốc Pháp coi chính quốc là quốc mẫu-hoành tráng và xa hoa lộng lẫy; ôi thôi cung điện lăng tẩm đươc xây bằng tài nguyên xương máu người Việt ta; sợ hãi đến nỗi phải tìm đến thuốc phiện do chúng mày cung cấp nhằm làm giống nòi tao thái hóa.......... Làm sao e quên được những mỗi thù hằn ấy đây? làm sao để em có thể ôm và tha thứ cho Pháp? làm sao.............ai trả lời cho e với?
5. Kinh tế làm ăn củ chuối, mấy cái tập đoàn Casino(Big C) và Citroen, Renault, Peugoet mãi mãi lẹt đẹp sau Metro-Đức, Mer-Đức, thậm chí cả Fiat của Ý àm thôi. Người Việt chính vì lây cái tính "đồng bóng", bất nhất, lươn lẹo, không uy tín và "xập sùy"-lúc này lúc khác mà đến nay vẫn chưa khá lên được............
đau lòng lắm thay!