Vậy theo bác Trạng Trình làm dc gì đây, người đâu có tài cầm quân đánh dẹp và chỉ là quan văn dưới triều vua Mạc.Quỳnh Rùa nói:couto nói:Trạng Trình vốn làm quan dưới triều nhà Mạc nhưng ông ko dc lòng nhà vua khi dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan năm 1542. Dó đó ông ko phục vua nhà MẠc.Quỳnh Rùa nói:couto nói:Chúa TiênQuỳnh Rùa nói:Bác Gia Định nói về ông Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm này, cháu thấy đây là nhân vật cực kỳ lạ lùng. Ông vốn dĩ xuất thân là làm quan nhà Mạc. Thế nhưng khi người của 2 họ Nguyễn và cả Trịnh khi có việc lớn đều nhờ cậy và xin ý kiến của ông. Đặc biệt hơn nữa là cả 3 họ Mạc-Trịnh-Nguyễn đều nghe theo chỉ dạy đó mà tránh nạn diệt vong trước mắt tồn tại thêm cả gần trăm năm, có kẻ về sau còn được cả sơn hà.
Riêng cháu chả biết nói sao về việc chấp nhận tiếp và cho lời khuyên dụ với cả 3 họ. Chỉ thấy Trạng Trình giống thầy bói quá! Ai trả tiền khắc được cho biết tương lai. Hay là do ông là người tính tình nhân hậu nên ai hỏi ông, ông cũng đều khuyên tránh đi, trốn đi, đi đi, không nên can qua để nhân dân bá tánh được nhờ. Tóm lại: <span style=""color: #ff0000;"">Không hiểu lòng ông hướng về ai, vua-chúa nào là lòng ông thờ? </span>
P/S: Muốn biết thêm sự việc vui lòng ra nhà sách Fahasa Nguyện Huệ tìm mua truyện Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hoặc truy nhập vào website www.google.com.vn
Chứng minh và nguồn đi sư huynh.
ông khuyên vua tôi nhà Mạc "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể" (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được)
Cao Bằng là 1 tỉnh nhỏ, dễ thủ, nhưng ko có biển, ko thuận tiện giao thương, giữ cái đất đó thì ăn giải gì.
Đối với nhà Lê thì lòng dân đâu có phục nữa nên khi ông khuyên chúa TRịnh:
"Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn)
Vậy là chỉ nói về giữ đất, chùa chiền , miếu tổ tông chứ đâu có phát triển cơ nghiệp
Riêng câu khuyên Chúa Tiên:
"Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân"
Là ý đồ gửi gắm của ông vào cơ nghiệp nhà Chúa rồi còn gì, thế đất rộng, trải dài vào phương nam, có biển, có núi, cả vạn năm , vậy là đủ hết rồi còn gì nữa
Huynh nói vậy Đệ vẫn chưa phục.
Thứ 1: 18 người mà Trạng Trình đòi chém một số là những công thần, những người có quyền chức, yếu nhân của nhà Mạc lúc bất giờ. Chém xong lấy đâu ra người điều hành, quản lý và hỗ trợ vua Mạc thời loạn lạc ấy. Tranh đấu quan trường không được, dâng biểu đòi chém không xong ,bãi khóa từ quan về ở ẩn, lại còn chỉ cho "đối thủ" con đường sống đó là ý gì? "Ăn lộc cây đào mà đi rào cây mận" là sao? Nên nhớ đây là thời kỳ PK, chữ trung trong đạo Khổng được coi trọng, vậy mà ai đến hỏi cũng giúp, chẳng có chính kiến, quan điểm chính trị rõ ràng gì.(cái này e nói theo kiểu bôn-xê-víc)
Thứ 2: Trạng Trình vốn dĩ xuất thân là nhà Nho học, không hiểu về quân sự và chính trường chính trị. Theo e những câu phán của ngài chẳng qua là thể hiện tinh thần "nhịn nhục tránh đi" mà thôi. Chưa hẳn đã là hay. Ví như Huynh nói Trạng Trình lòng theo Nguyễn Hoàng là không đúng. Nguyễn Kim cha của Nguyễn Hoàng chính là người phù Lê-Trịnh đánh Mặc Đăng Doanh(lúc đó Trạng Trình đang làm quan nhà Mạc phụ trách việc dạy thái từ Mạc Phúc Hải và Tả Bộ Thị Lang cho nhà Mạc), tại sao lại chỉ cho Nguyễn Hoàng "con đường máu" để thoát thân sau này? Việc đó thì thể hiện lên cái gì trong chính kiến của Trạng Trình?
Ngoài ra, Phùng Khắc Hoan, chính là để tử chân truyền của Trạng Trình, ông sinh ở Hà Tây-lúc này thuộc nhà Mạc, lại nghe theo lời thầy-tức là Trạng Trình ra làm quan cho nhà Lê-Trịnh(lúc này ở Tây Đô Thanh Hóa và được Trịnh Kiểm rất trọng dụng. Như vậy là ý gì? Học thầy làm quan nhà Mạc, lại đi phò nhà Lê-Trịnh?
Thứ 3: Rõ ràng, Trạng Trình là người cực giỏi trong việc đoán trước thời cuộc (có tầm nhìn xa), bằng chứng là Ngài là người có tên trong 1 trong ba vị thần được thờ của tôn giáo người Việt sáng lập (Đạo Cao Đài). Như trong việc Ngài không có chính kiến chính trị và làm tôi, chưa biết phận tôi như vậy( một lần nữa nhắc lại đây là thời kỳ Phong Kiến) , rõ ràng em chưa phục và tâm e không thể đưa Ngài lên thành bậc thánh nhân đất Việt.
P/s: nguồn Wikipedia, ĐVSKTT, Việt Nam Sử Lược Trần Trọng Kim - Chương II trang 297-dòng 12 cùng sự hỗ trợ tích cực từ www.Google.com.vn
Chuyện TRịnh Kiểm giết NGuyễn Uông(1542) thì rõ ràng trong quãng thời gian đó Trạng Trình đã lui về ở ẩn rồi và nếu thực sự yêu mến chúa Trịnh thì ngài đã ra làm quan cho chúa TRrinh rồi.
Khi Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ xứ Thanh, có một đêm Trạng Trình đến chỗ nhà trọ của Phùng khắc Khoan gõ cửa bảo rằng: Gà gáy rồi đấy, sao anh chưa dậy nấu ăn mà còn nằm ỳ ở đó. Khắc Khoan hiểu rõ ý thầy nên vội thu xếp lẻn vào vùng Thanh Hóa, nhưng lại ẩn cư với Nguyễn Dữ, chưa chịu ra làm quan. Nguyễn Dữ có soạn ra bộ Truyền Kỳ Mạn Lục, một cuốn Thiên cổ kỳ bút, được Nguyễn Bỉnh Khiêm phụ sửa rất nhiều.
Vậy là bản thân Trạng Trình cũng có vẻ nghiêng về chúa Nguyễn nhiều hơn khi phím cho học trò chạy vào miền trong nhưng chắc là vì Phùng khắc Khoan chịu hậu ân của chúa TRịnh nên ngài phục vụ cho Đàng Ngoài.
Nói gì thì nói giai đoạn lịch sử Mạc-Lê_Trịnh -Nguyễn có lẽ là gia đoạn lịch sử lạ kỳ nhất trong lịch sử nc Việt.
2 vua, 2 chúa, trong đó ngoài nhà Mạc quê gốc ở Hải Dương thì 3 dòng tộc còn lại đều xuất phát quê Thanh Hóa.
Giai đoạn này cũng nảy sinh ra bao nhiêu vị tướng với các võ công hiển hách, tất nhiên đổi bằng máu của dân lành.
Và các chúa Trịnh xứng đáng là những nhà chính trị và võ tướng xuất sắc nhất.
Tiếc thay là cái loạn kiêu binh đã làm mất đi cả 1 thể chế.