1/4/07
21.905
16.707
113
0913168658
couto nói:
Quỳnh Rùa nói:
Nếu anh bị chém và ném đá đến chết, chú nhớ khiêng xác a về thớt này gúp nhé. Bác Cuto ở xa quá, không biết đường vào thớt kia tìm xác anh đâu...........
Hic, nghỉ một ngày thì thoải mái xả hơi đi, bày đặt nhiều chuyện, tài lanh, xí xọn đi chơi lung tung - chết mày chưa Rùa?
Bác ra đi thanh thản mát mẻ nhé:D
Bác ấy còn quyến luyến với con chiên, nên mới nhắn bác.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
II. TrỊnh NguyỄn PhÂn Tranh</h2>
[blockquote]LÊ KÍNH TÔNG (1600 – 1619)

Niên hiệu: Thận Đức (1600), Hoằng Định (1601 – 1619)

Kính Tông huý là Duy Tân, con vua Thế Tông. Ngài làm vua đến năm Kỷ Mùi (1619) bị Trịnh Tùng bắt phải thắt cổ mà tự tận. Trị vì được 20 năm thọ 32 tuổi.

*TRỊNH

BÌNH AN VƯƠNG TRỊNH TÙNG (1570 – 1620)

Miếu hiệu là: Thành Tổ Triết Vương

Trịnh Tùng tranh quyền của anh, nối nghiệp Trịnh Kiểm đánh phá nhà Mạc, lấy lại đất Đông Đô. Lập ra nghiệp chúa Trịnh, nhưng vẫn tôn vua Lê.

*NGUYỄN
ĐOAN QUẬN CÔNG NGUYỄN HOÀNG (1600 – 1613)

Truy tôn là Thái Tổ Gia dụ Hoàng đế, đương thời gọi là chúa Tiên.

Ông Nguyễn Hoàng là con thứ 2 ông Nguyễn Kim, vào trấn đất Thuận Hoá và Quảng nam lập ra nghiệp chúa Nguyễn.

Lấy đất của Chiêm Thành lập ra phủ Phú Yên. Mất năm Quý Sửu (1613), thọ 89 tuổi.

THUỴ QUẬN CÔNG NGUYỄN PHÚC NGUYÊN (1613 – 1635)

Truy tôn là Hi Tông Hiến văn Hoàng đế, đương thời gọi là chúa Sãi. Ngài là con thứ 6 ông Nguyễn Hoàng, cải họ là Nguyễn Phúc.

*LÊ THẦN TÔNG (1619 – 1643) (lần thứ nhất)

Niên hiệu: Vĩnh Tộ (1620- 1628) - Đức Long (1629 – 1634); Dương Hoà (1635- 1643).

Thần Tông huý là Duy Kỳ, con vua Kính Tông. Làm vua đến năm Quý Mùi (1643) thì nhường ngôi cho thái tử, mà làm Thái Thượng hoàng.

TRỊNH

Trịnh Tùng mất năm Quí Hợi (1623).

THANH ĐÔ VƯƠNG TRỊNH TRÁNG (1623 – 1657)

Miếu hiệu là: Văn Tổ Nghị Vương. Trịnh Tráng đánh họ Mạc ở Cao Bằng và khởi sự đánh nhau với họ Nguyễn ở đất Quảng Bình.

NGUYỄN

Ông Nguyễn Phúc Nguyên chống với họ Trịnh ở Quảng Bình. Mất năm Ất Hợi (1635), thọ 73 tuổi.

NHÂN QUẬN CÔNG NGUYỄN PHÚC LAN (1635 – 1648).

Truy tôn là Thần Tông Hiếu Chiêu Hoàng đế, đương thời gọi là chúa Thượng.

Ông Nguyễn Phúc Lan là con thứ 2 chúa Sãi, đánh nhau với họ Trịnh ở Quảng Bình.

*LÊ CHÂN TÔNG (1634 – 1649)
Niên hiệu: Phúc Thái.

Chân Tông huý là Duy Hữu con vua Thần Tông, làm vua được 6 năm, thọ 20 tuổi.

Trong đời ngài, vua nhà Minh là Quế Vương đóng ở Quảng Tây sai sứ sang phong cho ngài là An nam Quốc Vương.

TRỊNH

Trịnh Tráng đánh họ Nguyễn ở phía Nam.

NGUYỄN

Ông Nguyễn Phúc Lan mất năm Mậu Tí (1648) thọ 48 tuổi.

DŨNG QUẬN CÔNG NGUYỄN PHÚC TẦN (1648 – 1687).

Truy tôn là Thái Tông Hiếu Triết Hoàng đế, đương thời gọi là chúa Hiền.

Ông Nguyễn Phúc Tần đánh nhau với họ Trịnh ở đất Nghệ An. Lấy đất Chiêm Thành lập ra phủ Ninh Hoà và phủ Diên Khánh (tức là đất Khánh Hoà bây giờ).

*LÊ THẦN TÔNG (1649 – 1662) (Lần thứ 2)
Niên hiệu: Khánh Đức (1649 – 1652); Thịnh Đức (1653 – 1657); Vĩnh Thọ (1658 – 1661); Vạn Khánh (1662).

Chân Tông mất không có con. Trịnh Tráng lại rước Thần Tông Thái Thượng hoàng về làm vua. Lần thứ 2 này ngài làm vua được 13 năm thì mất, thọ 56 tuổi.

TRỊNH

Trịnh Tráng mất năm Đinh Dậu (1657)

TÂY VƯƠNG TRỊNH TẠC (1657 – 1682).

Miếu hiệu là: Hoằng Tổ Dương Vương

Trịnh Tạc đánh con cháu nhà Mạc lấy lại đất Cao Bằng. Đặt ra lệ vào chầu vua không lạy, sớ tấu không viết tên, và đặt giường ngồi ở bên tả ngai vua ngự.

NGUYỄN
Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền).

*LÊ HUYỀN TÔNG (1663 – 1671)
Niên hiệu: Cảnh Trị

Huyền Tông huý là Duy Vũ con thứ 2 vua Thần Tông. Trong đời ngài làm vua mới khởi đầu thông sứ với nhà Thanh, và cấm đạo Gia Tô. Ngài làm vua được 9 năm thọ 18 tuổi.

TRỊNH
Trịnh Tạc

NGUYỄN
Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền).

*LÊ GIA TÔNG (1672 – 1675)

Niên hiệu : Dương Đức (1672 – 1673); Đức Nguyên (1674 – 1675)

Gia Tông huý là Duy Hội, con thứ 3 vua Thần Tông. Lúc ngài mới lên 2 tuổi thì Thần Tông mất, Trịnh Tạc đem về nuôi trong nhà. Khi vua Huyền Tông mất, không có con, Trịnh Tạc lập ngài lên làm vua, được 4 năm thì mất, thọ được 15 tuổi.

*LÊ HI TÔNG (1676 – 1705)

Niên hiệu: Vĩnh Trị (1678 – 1680); Chính Hoà (1680 – 1705).

Hy Tông huý là Duy Hợp, con thứ 4 vua Thần Tông. Khi Thần Tông mất, bà Trịnh Thị mới có thai được bốn tháng. Trịnh Tạc đem về nuôi ở bên phủ. Gia Tông mất không có con, Trịnh Tạc lập lên làm vua được 29 năm rồi truyền ngôi cho thái tử mà làm Thái thượng hoàng.

TRỊNH
Trịnh Tạc mất năm Nhâm Tuất (1682).

ĐỊNH VƯƠNG TRỊNH CĂN (1682 – 1709).

Miếu hiệu là: Chiêu Tổ Khang Vương.

Trịnh Căn làm chúa được 28 năm thì mất, truyền ngôi chúa cho cháu huyền tôn là Trịnh Cương.

NGUYỄN
Nguyễn Phúc Tần mất năm Đinh Mão (1687), thọ 68 tuổi.

HOẰNG QUỐC CÔNG NGUYỄN PHÚC TRĂN (1687 – 1691).

Truy tôn là Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng đế, đương thời gọi là chúa Nghĩa.

Lập phủ ở Phú Xuân là chỗ kinh đô bây giờ. Mất năm Tân Mùi (1691), thọ 43 tuổi.

TỘ QUỐC CÔNG NGUYỄN PHÚC CHU (1691 – 1725).

Truy tôn là Hiến Tông Hiếu Minh Hoàng đế, đương thời gọi là Quốc chúa.

Ông Nguyễn Phúc Chu lấy hết nước Chiêm Thành (nay là đất Bình Thuận) và lại lấy đất Gia Định, Hà Tiên của Chân Lạp.

*LÊ DỤ TÔNG (1706 – 1729)

Niên hiệu: Vĩnh Thịnh (1706 – 1719) - Bảo Thái (1720 – 1729)

Dụ Tông huý là Duy Đường, làm vua được 24 năm, bị Trịnh Cương bắt phải truyền ngôi cho thái tử là Duy Phương. Mất năm Tân Hợi (1731), thọ 52 tuổi.

TRỊNH
Trịnh Căn mất năm Kỷ Sửu (1709)

AN ĐÔ VƯƠNG TRỊNH CƯƠNG (1709 – 1729).

Miếu hiệu là: Hy Tổ Nhân Vương

Mất năm Kỷ Dậu (1729)

NGUYỄN
Nguyễn Phúc Chu, mất năm Ất Tị (1725) thọ 51 tuổi, có 146 người con.

ĐỈNH QUỐC CÔNG NGUYỄN PHÚC TRÚ (1725 – 1738)

Truy tôn là Túc Tông Hiếu Minh Hoàng đế mở mang đất Gia Định và bảo hộ nước Chân Lạp.

*LÊ ĐẾ DUY PHƯƠNG (1729 – 1732)

Niên hiệu: Vĩnh Khánh

Duy Phương làm vua được 3 năm, bị Trịnh Giang vu cho tư thông với vợ Trịnh Cương, phải bỏ, giáng xuống làm Hôn Đức công, rồi đến năm Nhâm Tí (1732) thì bị giết.

TRỊNH
Trịnh Cương mất

UY NAM VƯƠNG TRỊNH GIANG (1729 – 1740)

Miếu hiệu là: Dụ Tổ Thuận Vương.

Trịnh Giang làm chúa xa xỉ và hung ác quá độ, giặc giã nổi lên rất nhiều.

NGUYỄN
Nguyễn Phúc Trú

*LÊ THUẦN TÔNG (1732 – 1735)

Niên hiệu: Long Đức

Thuần Tông huý là Duy Tường. Ngài là con Dụ Tông, trước đã được lập làm Thái tử, sau bị Trịnh Cương bỏ để lập Duy Phương. Trịnh Giang lại bỏ Duy Phương lập ngài lên làm vua, mất năm Ất Mão (1735) thọ 37 tuổi.

TRỊNH
Trịnh Giang

NGUYỄN
Nguyễn Phúc Trú

*LÊ Ý TÔNG (1735 – 1740)
Niên hiệu: Vĩnh Hữu

Ý Tông huý là Duy Thìn, con vua Dụ Tông, Trịnh Giang bỏ con vua Thuần Tông mà lập ngài.

Năm Canh Thân (1740) Trịnh Doanh bắt ngài phải nhường ngôi cho con vua Thuần Tông, rồi làm Thái thượng hoàng, mất năm Kỷ Mão (1759) thọ 41 tuổi

TRỊNH
Trịnh Giang bị bỏ năm Canh Thân (1740), làm Thái thượng vương. Em là Trịnh Doanh lên thay.

MINH ĐÔ VƯƠNG TRỊNH DOANH (1740 – 1767)

Miếu hiệu là: Nghị Tổ Ân Vương.

Trịnh Doanh đánh dẹp giặc giã trong nước.

NGUYỄN
Nguyễn Phúc Trú mất năm Mậu Ngọ (1738), thọ 43 tuổi.

VÕ VƯƠNG NGUYỄN PHÚC KHOÁT (1738 – 1755).

Truy tôn là Thế Tông Hiếu Võ Hoàng đế.

Ông Nguyễn Phúc Khoát đánh Chân Lạp mở thêm đất ở Gia Định

*LÊ HIỂN TÔNG (1740 – 1786)

Niên hiệu: Cảnh Hưng

Hiển Tông huý là Duy Diêu, con vua Thuần Tông. Làm vua được 46 năm, thọ 70 tuổi

TRỊNH
Trịnh Doanh mất năm Đinh Hợi (1767)

TĨNH ĐÔ VƯƠNG TRỊNH SÂM (1767 – 1782)

Miếu hiệu là: Thánh tổ Thịnh Vương

Trịnh Sâm dẹp yên giặc ở xứ Bắc. Lấy đất Thuận Hoá và đất Quảng Nam của chúa Nguyễn. Nhưng vì say đắm nàng Đặng Thị Huệ, mới bỏ con trưởng lập con thứ, làm thành cái mối biến loạn. Mất năm Nhâm Dần (1782)

TÔN ĐÔ VƯƠNG TRỊNH CÁN.

Làm chúa được 2 tháng bị quân Tam Phủ bỏ đi, lập anh là Trịnh Khải lên làm chúa.

ĐOAN NAM VƯƠNG TRỊNH KHẢI (1783 – 1786)

Bị Tây Sơn bắt được, phải tự tử năm Bính Ngọ (1786).

NGUYỄN
Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát xưng vương hiệu năm Giáp Tí (1744), và mất năm Ất Dậu (1765).

ĐỊNH VƯƠNG NGUYỄN PHÚC THUẦN (1765 – 1777)

Truy tôn là Duệ Tông Hiếu Định Hoàng đế.

Đời ngài làm chúa bị Trương Phúc Loan chuyên quyền. Quân Tây Sơn nổi lên đánh phía Nam, quân họ Trịnh đánh phía Bắc.

Sau quân chúa Trịnh vào lấy mất Phú Xuân, Định Vương chạy vào Gia Định bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Huệ giết mất. Ngài thọ 24 tuổi.

NGUYỄN VƯƠNG NGUYỄN PHÚC ÁNH tức là vua Thế tổ Cao Hoàng đế nhà Nguyễn khởi binh ở Gia Định.

*LÊ MẪN ĐẾ (1787 – 1788)

Niên hiệu: Chiêu Thống

Mẫn Đế là cháu đích tôn vua Hiển Tông, ngài bị quân Tây Sơn đánh thua chạy sang Tàu cầu cứu, sau đánh thua lại trở sang Tàu, bị quan Tàu làm nhục, rồi mất ở Yên Kinh.

TRỊNH
ÁN ĐÔ VƯƠNG TRỊNH BỒNG.

Khi quân Tây Sơn về Nam rồi , đảng họ Trịnh lại lập Trịnh Bồng lên làm chúa. Vua gọi Nguyễn Hữu Chỉnh ra đánh họ Trịnh. Trịnh Bồng bỏ đi tu.

NGUYỄN
Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh khôi phục đất Gia Định[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
I. Quá trình phân ly hai đàng

Trong lúc họ Trịnh loay hoay tập trung sức lực hòng tiêu diệt họ Mạc thì một thế lực khác nổi lên và lần lần tách ly khỏi quỹ đạo của họ Trịnh. Đó là họ Nguyễn, mà khởi đầu là Nguyễn Hoàng, con của Nguyễn Kim.

Sau khi Nguyễn Kim bị hại chết, quyền hành đều ở trong tay của Trịnh Kiểm, Trịnh Kiểm nắm hết quyền lãnh đạo nhưng vẫn lo sợ các con của Nguyễn Kim tranh giành nên đã giết người con lớn của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Uông, Người con khác của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng giả bị bệnh tâm thần để tránh nguy hiểm và cho người đến hỏi kế Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạnh Trình trả lời: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dãy Hoành Sơn kia có thể yên thân được muôn đời). Nguyễn Hoàng bèn nhờ chị là Ngọc Bảo xin cùng Trịnh Kiểm cho ông vào trấn đất Thuận Hóa.

Năm 1558 Nguyễn Hoàng được phép vào Nam, bèn đem theo họ hàng của mình cùng nhiều quân sĩ, nhân tài gốc Thanh Nghệ. Ông đóng tại xã ái Tử, huyện Vủ Xương, thành lập bộ máy hành chính trên vùng đất mới và tập trung vào việc khai phá đất đai. Công việc của ông đạt được nhiều kết quả. Năm 1569, ông được vua Lê cho trấn nhậm luôn cả đất Quảng Nam.

Sau khi Trịnh Tùng đuổi được họ Mạc lên Mạn Bắc và đưa vua Lê về thành Thăng Long vào năm 1592, Nguyễn Hoàng ra chầu vua và ở lại đấy trong tám năm để giúp Trịnh Tùng đánh họ Mạc. Ông đã đánh thắng nhiều trận to ở Sơn Nam, Hải Dương, Võ Nhai... hai lần hộ giá vua Lê đến Nam Quan hội kiến cùng sứ nhà Minh.

Vào năm 1600, biết Trịnh Tùng không tin tưởng mình, nhân cớ đi dẹp loạn, Nguyễn Hoàng đem binh tướng thẳng về Nam và ở lại đấy luôn. Nguyễn Hoàng vẫn giữ hòa khí với Trịnh Tùng, đem con gái là Ngọc Tú gả cho Trịnh Tráng, con của Trịnh Tùng. Đồng thời, Nguyễn Hoàng ra sức xây dựng cơ đồ, chú trọng đặc biệt đến việc phát triển nông nghiệp và trọng dụng nhân tài. Theo sách sử cũ thì ông là người khoan hòa và công bằng, được dân hai trấn Thuận Hóa và Quảng Nam yêu mến. Cuộc sống của dân chúng ở đấy tương đối sung túc và bình yên, chợ không hai giá, nhiều năm được mùa.

Nguyễn Hoàng là người mộ đạo Phật. Ông cho xây dựng nhiều chùa, trong đó có chùa Thiên Mụ xây cất vào năm 1601.

Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, người con thứ sáu là Nguyễn phúc Nguyên lên nối nghiệp, được gọi là chúa Sãi.

Chúa Sãi có nhiều nhân tài giúp sức như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến, Đào Duy Từ. Đào Duy Từ lập đồn Trường Dục ở huyện Phong Lộc (Quảng Bình) và xây một cái lũy dài ở cửa Nhật Lệ (Đồng Hới). Lũy này vẫn thường được gọi là lũy Thầy. Sau khi có được đồn lũy che chở, chúa Sãi ra mặt không phục tùng họ Trịnh nữa và cho tướng ra lấn đất cho đến phía Nam sông Gianh.

Từ đó hai bên đánh nhau. Đại Việt bị chia làm hai, phía Bắc từ sông Gianh trở ra thuộc về chúa Trịnh, được gọi là Đàng Ngoài. Phía Nam từ sông Gianh trở vào thuộc quyền họ Nguyễn. Trên danh nghĩa, cả hai họ Trịnh Nguyễn vẫn tôn xưng vua Lê, nhưng ở Đàng Ngoài, quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh, còn ở Đàng Trong, sau nhiều lần muốn thụ phong An Nam quốc vương không thành thì đến năm 1744 Nguyễn Phúc Khoát tự xưng vương.

Hai Nhà Trịnh Nguyễn đánh nhau bảy lần từ 1627 đến 1672 bất phân thắng bại. Thấy không thể áp đảo được nhau, cuối cùng cả hai lấy sông Gianh làm giới hạn. Từ đấy dân chúng không thể vượt qua sông Gianh để buôn bán với nhau nữa.
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.411
113
Trong lịch sử Việt nam, có lẽ thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh là giai đoạn luôn có chiến tranh, xuất hiện nhiều anh hùng và võ tướng nhất, nhiều chiến công dc lập, các cuộc hành quân và đánh nhau giữa ba nhà Mạc - trịnh - Nguyễn.
Trong đó nổi bật lên nhà chúa Trịnh với thế cờ kỳ lạ:
Một mặt vừa phải phù tá nhà Lê trên danh nghĩa, một mặt vừa coi chừng vua Lê "bât" lại, phía bắc đối đầu với nhà Mạc, nhà Minh thì luôn nhăm nhe dòm ngó nước Việt ,phía Nam đối đầu với chúa Nguyễn, nên bản thân các chúa Trịnh là những tài năng quân sự xuất sắc nhất, nổi bật lên 2 vị chúa xuất sắc nhất đó là Trịnh Tùng và Trịnh Căn.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.809
5.411
113
Năm canh-ngọ (1570) Trịnh Kiểm mất, trao quyền lại cho con trưởng là Trịnh Cối để lo việc đánh dẹp. Nhưng Trịnh Cối hay say đắm tửu sắc, tướng-sĩ không mấy người phục; lại có em là Trịnh Tùng ý muốn cướp quyền của anh, bèn cùng với bọn Lê cập Đệ, Trịnh Bách rước vua về đồn Vạn-lại, rồi chia quân ra chống với Trịnh Cối.
Đương khi hai anh em họ Trịnh đánh nhau, thì Mạc kính Điển lại đem hơn 10 vạn quân vào đánh Thanh-hóa, Trịnh Cối liệu thế địch không nổi, bèn đem quân về hàng họ Mạc, được giữ quan-tước như cũ.

Lúc đó Trịnh Tùng sai các tướng giữ mọi nơi rất là chắc-chắn. Mạc kính Điển đánh mãi không được, lâu ngày hết lương phải rút quân về Bắc.
Quân nhà Mạc rút về rồi, vua phong cho Trịnh Tùng làm Thái-úy Trưởng-quốc-công,
Bấy giờ việc gì cũng do Trịnh Tùng quyết-đoán cả, uy-quyền hống- hách, vua Lê anh Tông cũng lấy làm lo. Lê cập Đệ thấy vậy, mưu với vua để trừ họ Trịnh, nhưng Trịnh Tùng biết ý dùng mưu giết Cập Đệ Anh-tông chạy vào đến đất Nghệ-an, thì Trịnh Tùng sai người đến giết đi, rồi nói rằng vua thắt cổ chết.
Từ năm quí-dậu (1573) cho đến năm quí-mùi (1583) vừa 10 năm, Trịnh Tùng cứ giữ vững đất Thanh-hóa, Nghệ-an, để cho quân nhà Mạc vào đánh phải hao binh tổn tướng. Trong bấy nhiêu năm, tướng nhà Mạc là Mạc kính Điển, Nguyễn Quyện, và Mạc ngọc Liễn, khi thì vào đánh Thanh-hóa, khi thì vào đánh cả mặt Thanh và mặt Nghệ, nhưng mà không bao giờ thành công, phen nào cũng được một vài trận rồi lại thua, phải rút quân về.
Tiên đánh Thành Thăng-Long.
Đến năm 1583 Trịnh Tùng xem thế mình đã mạnh, mới cử binh mã ra đánh Sơn-nam lấy được thóc gạo đem về. Từ đó về sau năm nào cũng ra đánh, bắt quân nhà Mạc phải đổi thế công ra thủ.
Năm tân-mão ( 1591 ) Trịnh Tùng sai Diễn-quận-công Trịnh văn Hải, Thái-quận-công Nguyễn thất Lý đem binh trấn-thủ các cửa bể và các nơi hiểm-yếu. Sau Thọ-quận-công Lê Hòa ở lại giữ ngự-dinh và cả địa hạt Thanh-hóa. Phòng bị đâu đó rồi, bèn đem hơn 5 vạn quân chia ra làm 5 đội, còn Trịnh Tùng tự lĩnh 2 vạn quân ra cửa Thiên-quan (Ninh-Bình) qua núi Yên mã (ở huyện An-sơn ) đất Tân-phong (tức là Tiên-phong ) rồi kéo về đóng ở Tốt-lâm ( ? ) .
Vua nhà Mạc là Mạc mậu Hợp cũng điều-động tất cả quân bốn vệ và quân năm phủ được hơn 10 vạn, sai Mạc ngọc Liễn và Nguyễn Quyện lĩnh hai đạo tả hữu, Mậu Hợp tự dẫn trung-quân đến đóng đối trận với quân Trịnh Tùng.
Trịnh Tùng thấy quân Mạc đã đến, bèn tự mình dốc tướng-sĩ thề đánh cho được để báo thù. Quân họ Trịnh đánh rất hăng, quân nhà Mạc đánh không nổi, thua to, chết đến hàng vạn người. Mạc mậu Hợp bỏ chạy. Quân họ Trịnh thừa thế đuổi tràn gần đến thành Thăng-long. Nhưng vừa đến tết Nguyên-đán, cho nên Trịnh Tùng đình-chiến lại cho quân-sĩ nghỉ- ngơi ăn tết. Qua sang tháng giêng năm nhâm-thìn ( 1592 ) Trịnh Tùng lập đàn tế trời đất và các vua nhà Lê Mạc mậu Hợp thấy quân nhà Lê lại tiến lên, bèn sai Mạc ngọc Liễn, Bùi văn Khuê, Nguyễn Quyện và Trần bách Niên ở lại giữ thành Thăng-long, rồi đem quân sang sông Nhị-hà về đóng ở làng Thổ Khối.

Trịnh Tùng sai tướng chia quân vây đánh các cửa thành. Quân nhà Mạc giữ không nổi, ba tầng lũy đều phải phá cả bọn Mạc ngọc Liễn, Bùi văn Khuê phải bỏ thành mà chạy, Nguyễn Quyện thì bị bắt.

Nhà Mạc Mất Ngôi.
Tháng 11 năm 1592 Trịnh Tùng tự mình lại đem đại binh trở ra Tràng-an, gặp quân nhà Mạc ở sông Thiên-phái ( ở về cuối huyện Ý-yên và huyện Phong-doanh, tỉnh Nam-định ), đánh nhau một trận, lấy được 70 chiếc thuyền, tướng nhà Mạc là Trần bách Niên về hàng.
Quân Trịnh Tùng kéo ra Bình-lục, sang Thanh-oai đóng ở bãi Tinh- thần ( bây giờ là xã Thanh-thần ở huyện Thanh-oai ) rồi tiến lên đến sông Hát-giang, cửa sông Đáy ra sông Hồng-hà, gặp tướng nhà Mạc là Mạc ngọc Liễn, đánh đuổi một trận lấy được chiến thuyền kể hằng nghìn chiếc.

Mạc mậu Hợp được tin quân mình thua to, bỏ thành Thăng-long chạy sang Hải-dương về đóng ở kim-thành thuộc Hải-dương.
Trịnh Tùng ra đến Thăng-long, rồi sai Nguyễn thất Lý, Bùi văn Khuê và Trần bách Niên sang đánh Mậu Hợp ở Kim-thành, lấy được vàng bạc của cải nhiều lắm, và bắt được mẹ Mậu Hợp đem về.

Mạc mậu Hợp thấy quân mình thua luôn, bèn giao quyền chính-trị cho con là Mạc Toàn rồi tự mình làm tướng đem quân đi đánh.
Bấy giờ quan nhà Mạc là bọn Đỗ Uông, Ngô Tạo, cả thảy 17 người về hàng nhà Lê.
Trịnh Tùng sang đóng quân ở huyện Vĩnh-lại, rồi sai Phạm văn Khoái đem quân đi đuổi đánh Mậu Hợp ở huyện Yên-dũng và huyện Vũ-ninh ( nay là Vũ-giang ). Mạc mậu Hợp phải bỏ thuyền chạy lên bộ, vào ẩn trong cái chùa ở huyện Phượng-nhỡn. Văn Khoái đuổi đến đấy, có người chỉ dẫn bắt được đem về Thăng-long, làm tội sống ba ngày, rồi chém đầu vào bêu ở trong Thanh-hóa.
Bấy giờ có con Mạc kính Điển là Mạc kính Chỉ ở đất Đông-triều biết tin Mạc mậu Hợp đã bị bắt, bèn tự lập làm vua, đóng ở huyện Thanh-lâm. Con cháu họ Mạc hơn 100 người và các quan văn võ đều về đấy cả, rồi treo bảng chiêu mộ quân-sĩ, chẳng bao lâu được sáu bảy vạn người. Mạc Toàn là con Mạc mậu Hợp cũng theo về với Mạc kính Chỉ.
Trịnh Tùng thấy Kính Chỉ lại nổi lên, thanh thế to lắm, quan quân đánh mãi không được, bèn đem quân sang đánh ở huyện Cẩm-giang và Thanh-lâm, bắt được Kính Chỉ và con cháu họ Mạc cùng các quan cả thảy hơn 60 người.
Trịnh Tùng đánh được trận ấy, rồi về Thăng-long, sai quan vào rước vua Thế-Tông ra Đông-đô, mở triều và thăng thưởng cho các tướng-sĩ.
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.411
113
Hội sứ với nhà Minh, hiên ngang không sợ, đem binh mã lên thẳng Nam quan diễu võ dương oai với người Tầu:

Tháng 3 năm 1597, nhà Minh sai ủy quan là Vương Kiến Lập đến trấn Nam Giao đòi lễ cống và hội khám (diễu binh). Ngày 28 tháng 3 vua Lê Thế Tông thân đốc hữu tướng Hoàng Đình Ái, thái úy Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hữu Liêu cùng tả hữu đô đốc 7, 8 viên, voi và 5 vạn quân đến trấn Nam Giao đề phòng khi mở cửa quan, hội khám quân Minh tràn sang giúp phía Mạc lưu vong bắt vua, hiếp tướng. Hoàng Đình Ái tâu với Trịnh Tùng:
“Nhà Minh chuẩn bị chinh phục nước ta, có thể chỉ là để diễu võ dương oai, khiến nước ta phải sợ, nhưng cũng có thể muốn thực hiện mưu đồ mà xưa kia tổ tiên họ bị thất bại. Xin tiết chế cho lệnh được tùy nghi đối phó.” Trịnh Tùng liền trao cho Hoàng Đình Ái thanh gươm “An quốc” tại cửa ải Nam Quan, ủy quan Vương Kiến Lập cùng tàn quân Mạc trông thấy quân Lê đông đúc, binh tướng oai hùng, lẫm liệt khí thế phải lẳng lặng từ bỏ những ý đồ đánh chiếm. Cuộc hội khám cử hành đúng nghi lễ, nhà Minh phải công nhận nhà Lê, bỏ nhà Mạc.

Nguồn: wikipedia, việt nam sử lược
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.411
113
Cầm quyền trong thời loạn, Trịnh Tùng luôn phải đối phó với nhiều lực lượng và nguy cơ chống đối: tranh chấp quyền hành giữa anh em, vua Lê đòi lấy lại thực quyền, nhà Mạc đối lập, người cậu Nguyễn Hoàng chống đối ngầm trong nam. Vị trí "dưới một người trên vạn người" của ông khiến ông trở thành tiêu điểm cho sự tấn công bằng cả công khai lẫn ngấm ngầm của các lực lượng này.
Trong hoàn cảnh đó, muốn giữ vững ngôi vị, ngoài tài năng cầm quân và cai trị, Trịnh Tùng buộc phải trở thành người cứng rắn, quyết đoán và đôi khi trở nên tàn nhẫn. Tài năng trong thời loạn của ông biến ông thành kẻ gian hùng khuynh đảo triều chính nhà Hậu Lê. Ông là người chính thức xác định vị thế vững chắc cho cơ nghiệp hơn 200 năm của họ Trịnh với Đàng Ngoài, miền Bắc Việt Nam, sau khi được Trịnh Kiểm đặt cơ sở. Có lẽ việc giành ngôi của ông với người anh đã làm nảy sinh ý định tranh ngôi sau này của người con thứ Trịnh Xuân với con cả Trịnh Tráng.

Tài năng quân sự của nhà chúa thật hiếm có, đánh thủy, bộ,tiến lui công thủ toàn diện khi hủy diệt cơ nghiệp nhà Mạc. Nhà chúa còn là nhà chính trị kiệt xuất khi giữ vững dc thể chế nhà Lê, khống chế, giết vua khi cần thiết, ngoại giao khôn khéo với người cậu Nguyễn Hoàng giữ Thuận Quảng, cũng luôn thể hiện tính khí hiên ngang ko chịu nhục trc nhà Minh
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
(tiếp phần Trịnh Nguyễn phân tranh)
II. Các vấn đề chính trị - kinh tế
1. Đàng Ngoài
a. Vấn đề nhà Mạc

Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài dù đã đành đuổi được họ Mạc ra khỏi Thăng Long nhưng không tiêu diệt được lực lượng này mà cuối cùng phải chấp nhận cho họ Mạc hùng cứ ở đất Cao Bằng. Họ Mạc thỉnh thoảng lại đem quân quấy nhiễu làm cho quân Trịnh phải vất vả đi đánh dẹp.

Bấy giờ ở Trung Hoa, nhà Thanh đuổi được nhà Minh để chiếm ngôi Hoàng Đế (1644). Họ Mạc lại cũng nhận được sự ủng hộ của triều đình này. Nhờ thế kể từ khi Mạc Mởu Hợp bị Trịnh Tùng bắt giết đi, họ Mạc truyền đến được ba đời nữa là Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan và Mạc Kính Vũ. Về sau, họ Mạc theo Ngô Tam Quế, một phản thần của nhà Thanh cai trị Vân Nam và Quảng Tây. Sau khi Ngô Tam Quế chết, họ Trịnh liền cho quân tấn công Cao Bằng (1667), Mạc Kính Vũ cùng tùy tùng chạy sang đất Trung Hoa, nhưng bị nhà Thanh bắt và đem trao cho họ Trịnh. Từ đó mới dứt hẳn nhà Mạc.

b. Tổ chức cai trị đàng Ngoài

Vua Lê được tôn xưng nhưng thực chất chỉ làm vì mà thôi. Bao nhiêu quyền hành đều ở trong tay chúa Trịnh cả. Phía vua Lê vẫn được gọi là Triều đình còn phủ chúa Trịnh thì gọi là Phủ Liêu. Mọi quyết định đều từ Phủ Liêu mà ra, thậm chí bổng lộc và việc thế tập của vua cũng do Phủ Liêu quyết định. Chúa Trịnh lại hay lập các vua trẻ con, phần lớn được nuôi dưỡng trong phủ chúa cho dễ điều khiển. Chúa Trịnh còn tự quyền phế lập các vua nữa. Vua nào chống đối sự chuyên quyền của họ Trịnh đều bị giết hại như Lê Anh Tông (1573), Lê Kính Tông (1619), Lê Duy Phương (1732)

Trong bộ máy quan chức của họ Trịnh, ngoài quan văn và quan võ, còn có thêm quan giám. Quan giám được chúa Trịnh tin dùng và cho tham dự vào việc chính trị. Đó là điểm khác biệt của đời chúa Trịnh so với các triều trước. Việc này được duy trì cho đến đời Trịnh Doanh thì bỏ (1740).

Quan lại được tuyển lựa qua các kỳ thi văn, võ, hoặc được tiến cử. Cứ vài năm, Phủ Liêu lại tổ chức một lần khảo hạch khả năng của các quan. Ai không đạt thì bị truất chức. Để tránh việc ức hiếp, tham nhũng của quan lại, chúa Trịnh cấm các quan không được lập trang trại tại địa phương cai trị của mình. Tuy thế, về sau luật lệ của chúa không còn nghiêm minh nữa. Tệ nạn mua quan bán tước bắt đầu từ thời Trịnh Giang và cứ bành trướng lên mãi. Từ đó, hễ có tiền là có thể làm quan, không cần thông qua học vấn.

c. Về kinh tế

Nông nghiệp: Dưới thời này, ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp, còn ruộng đất tư ngày càng phát triển. Chiến tranh, nạn cường hào làm cho nông dân xiêu tán, để đất lại cho cường hào chiếm đoạt. Các trang trại do các nhà quyền thế mua rẻ lại của nông dân được thành lập và lấn chiếm đất công. Vì ruộng đất công không còn nhiều nên phép lộc điền cũng không thực hiện được. Nhà nước chỉ ban rất ít đất cho một số quan lại hạn chế. Các quan tại chức được ấp tiền gạo thu của dân chứ không có lộc điền.

Sản xuất nông nghiệp có phát triển vào đầu thế kỷ 17. Có câu ca dao nói lên việc ấy: "ời vua Vĩnh Tộ (1619-1628) lên ngôi. Cơm thổi đầy nồi, trẻ chẳng thèm ăn". Nhưng về sau, nông nghiệp càng ngưng trệ, đê điều không được tu bổ. Đê vỡ, hạn hán thường xảy ra làm cho nền sản xuất nông nghiệp suy sụp.

Thủ công nghiệp: Trong khi nông nghiệp không có những bước thuận lợi thì thủ công nghiệp lại phát triển đều đặn. Nhiều làng thủ công nổi tiếng xuất hiện như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Hương Canh, Đình Trung (Vĩnh Yên) làng tơ Thanh Oai, làng sa lĩnh La Cả, La Khê (Hà Đông) làng nhuộm Huê Cầu, các làng dệt vải ở Hải Dương... nhờ sự phát triển mạnh của thủ công nghiệp mà Đàng Ngoài đã một thời phồn thịnh trong việc buôn bán với nước ngoài.

Nghề khai mỏ cũng phát triển rất mạnh do nhu cầu kim loại của nhà nước. Đó là các mỏ vàng, đồng, kẽm, thiếc ở tại các vùng Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Sản lượng khai thác khá lớn, ví dụ như mỏ đồng Tụ Long ở Tuyên Quang nộp thuế vào năm 1773 đến một vạn cân đồng.

Hoạt động thương mại trong nước và đối với nước ngoài phát triển đáng kể. Các trung tâm buôn bán thu hút khách ngoại quốc là Kẻ Chợ (Thăng Long) và Phố Hiến
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
2. Đàng Trong

a. Khai thác đất phương Nam

Sau khi ly khai khỏi Đàng Ngoài, đối với chúa Nguyễn, việc mở mang lãnh thổ trở thành một nhu cầu bức thiết hòng có đủ thực lực mà cân bằng hoặc áp đảo chúa Trịnh. Vì thế các chúa Nguyễn tích cực đẩy mạnh cuộc Nam tiến.

Năm 1611, có cớ là người Chăm xâm lấn biên giới, Nguyễn Hoàng sai một tướng tài là Văn Phong đem quân đi đánh lấy phần đất phía Bắc của Champa và lập ra phủ Phú Yên. Sau đó, chúa cho chiêu tập lưu dân đến định cư ở đấy và khai thác đất đai. Năm 1653, nhân người Chăm hay đánh đòi lại Phú Yên, quân chúa Nguyễn lại tấn công xuống đến tận bờ Bắc sộng Phan Rang. Vua Chăm là Bà Thấm phải xin hàng. Chúa Nguyễn lấy phần đất mới chiếm lập thành dinh Thái Khang.

Sau khi chấm dứt cuộc chiến với họ Trịnh (1727 - 1772), họ Nguyễn tích cực đẩy việc mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Năm 1693, lấy cớ vua Chăm đánh phá phủ Diên Ninh, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Cảnh đem quân đi đánh Champa, bắt được vua Chăm là Bà Tranh cùng các cận thần trong đó có Kế Bà Tử. Vua Chăm cùng thuộc tướng bị đưa về giam giữ ở Ngọc Trản (Thừa Thiên). Chúa Nguyễn nhập phần đất cuối cùng của Champa vào Đàng Trong lập nên trấn Thuận Thành rồi đưa Kế Bà Tử về đấy làm Phiên Vương, hàng năm phải nộp cống.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long được các chúa Nguyễn khuyến khích khai hoang.

Năm 1659, nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn, Battom Reachea, một hoàng thân Chân Lạp lên nắm quyền và đến năm 1663 thì tức vị, trở thành Paramaraja VIII. Vì thế, Batom Reachea chấp nhận việc triều cống cho chúa Nguyễn, đồng thời cho phép người Việt được định cư trên lãnh thổ Chân Lạp, được quyền sở hữu đất đai mà họ đã khai thác cùng những quyền lợi khác giống như một công dân Khmer vậy.

Batom bị người con rể ám sát vào năm 1672, hoàng gia Chân Lạp lâm vào hoàn cảnh cực kỳ rối ren. Phó Vương Uday Surivans (tức là Ang Tan) cùng người cháu là Ang Non chạy sang nương nhờ chúa Nguyễn, trong khi tại kinh đô Oudong cuộc tranh ngôi vua xảy ra quyết liệt giữa người con rể và các người con của Batom Reachea. Ang Non được chúa Nguyễn nâng đỡ, đóng quân ở Prey Nokor.

Năm 1679, một nhóm người Trung Quốc cầm đầu là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên không chịu thần phục nhà Thanh, đã bỏ xứ, đem 50 chiếc thuyền đến đầu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn thâu nhận và phong tước cho họ rồi sai quân đưa họ vào đất Đông phố (Gia Định) và Mỹ Tho để khai khẩn đất hoang, làm ăn buôn bán. Họ lập được hai trung tâm buôn bán nổi tiếng là Nông Nại đại phố và Mỹ Tho đại phố.

Đến thập niên 90 tình trạng bất ổn của Hoàng gia Chân Lạp vẫn kéo dài. Cuối cùng một người con của Batom Reachea lên ngôi vua. Đó là Jayajettha III mà sách sử Việt Nam gọi là Nặc Thu.

Quan hệ giữa Jayajettha III cùng chúa Nguyễn trở nên căng thẳng khi Jayajettha III cho giăng xích sắt ngang sông M??g. Chúa Nguyễn hạ lệnh cho quân tiến phá xích sắt ấy đi (1689) và nâng đỡ hoàng thân Ang Non, khi ấy đang đóng tại Pey Nokor. Thoạt tiên Jaysjettha Iii nhờ Xiêm chống Ang Non, nhưng sau lại phải rước Ang Non về làm Phó vương. Sau khi Ang Non chết (1697), ông lại gã con gái của mình cho con trai của Ang Non là Ang Em (Nặc Yêm). Vào năm 1698 sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Đồng Nai, đặc nền móng hành chính của Đàng Trong tại đây Nguyễn Hữu Cảnh thiết lập các xã, thôn, phường, ấp, định thuế, lập sổ đinh, sổ điền. Ngoài ra ông còn lập hai xã Thanh Hà và Minh Hương để quy tụ những người Hoa. Tất cả những công việc này được tiến hành nhanh chóng và hòa bình dưới sự công nhận mặc nhiên của Jayajettha III.

Vào đầu thế kỷ 18, lãnh thổ của Đàng Trong được mở rộng thêm nhờ việc sáp nhập của đất Hà Tiên. Nguyên Hà Tiên do một người Trung Hoa là Mạc Cửu mở mang, lập được 7 thôn nhưng thường bị quân Xiêm quấy nhiễu. Vì thế năm 1708,Mạc Cửu đến Thuận Hóa xin quy phục. Chúa Nguyễn Phúc Chu bèn lập Mạc Cửu làm Tổng binh Hà Tiên và đổi đất Hà Tiên thành trấn.

Năm 1732, Nặc Thu chính thức nhường cho chúa Nguyễn đất Mỹ Tho và Long Hồ.

Năm 1756 vua Chân lạp lúc bấy giờ là Nặc Nguyên nhường tiếp hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp (tức là Long An và Gò Công ngày nay - 1756). Một cuộc nhượng đất khác xảy ra vào năm 1761 sau khi chúa Nguyễn giúp Nặc Tôn lên làm vua. Quà tạ ơn của Nặc Tôn đối với chúa Nguyễn là đất Tầm Phong Long (Sóc Trăng, Trà Vinh). Sau đó Nặc Tôn còn tặng cho Mạc Thiên Tứ (đã thay cha cai quản đất Hà Tiên) năm phủ khác để tạ ơn đã giúp mình trong khi còn bôn ba. Mạc Thiên Tứ sáp nhập năm phù này vào đất Hà Tiên.

Như thế, trong một thế kỷ, chúa Nguyễn đã tiến đến mũi Cà Mau, làm chủ được một vùng rộng lớn từ sông Gianh cho đến vịnh Thái Lan.

b. Tổ chức cai trị

Tổ chức bộ máy cai trị của chúa Nguyễn chuyển dần theo quá trình phân ly của mình, từ bộ máy của một chính quyền địa phương dần dần trở thành bộ máy chính quyền của một nước riêng biệt, không những độc lập mà còn có phiên quốc nữa.

Thời Nguyễn Hoàng bộ máy cai trị vẫn là bộ máy chính quyền địa phương do triều đình vua Lê cử vào. Nguyễn Phúc Nguyên lên thay cha (1613) đã sửa đổi tổ chức cai trị, ông bổ nhậm lại quan lại thay cho những người đã được chúa Trịnh cử vào trước đây.

Nguyễn Phúc Nguyên đổi "dinh" Thuận Hóa thành "phủ" Thuận Hóa. Đứng đầu triều thần là tứ trụ đại thần gồm Nội tả, Ngoại tả, Nội hữu, Ngoại hữu.

Các tổ chức địa phương vẫn được gọi la dinh. Cho đến đời Nguyễn Phúc Khoát thì Đàng Trong có tất cả 12 dinh và một trấn:

Dinh Bố Chính (dinh Ngói)
Dinh Quảng Bình (dinh Trạm)
Dinh Cựu (dinh Cát, dinh ái Tử)
Chính dinh (dinh Phú Xuân)
Dinh Lưu Đồn (dinh Mười)
Dinh Quảng Nam
Dinh Phú Yên
Dinh Bình Khang
Dinh Bình Thuận
Dinh Trấn Biên
Dinh Phiên Trấn
Dinh Long Hồ
Trần Hà Tiên
Đứng đầu các dinh là Trấn Thủ, Cai bạ, Ký lục. ở cấp phủ, huyện có tri phủ, tri huyện. Ngoài ra còn có một ngạch quan riêng gọi là Bản đường quan, chuyên trách việc thu thuế.

Quan lại không có lương mà được cấp lộc điền và thu thuế của dân làm ngụ lộc. Lúc đầu quan lại được bổ nhiệm theo cách tiến cử nhưng về sau theo thi cử. Việc bổ nhiệm quan lại không tiến hành thường xuyên mà tùy theo nhu cầu của bộ máy.

Vào cuối thời kỳ chúa Nguyễn, tệ nạn mua quan bán tước cũng bành trướng như ở Đàng Ngoài vậy. Các quan cũng được thăng chức nếu nộp một số tiền lớn.

c. Kinh tế

Trên vùng đất mới mở, ngoài một số vùng đã được dân địa phương khai phá, còn lại là đất hoang ngút ngàn. Chúa Nguyễn tích cực khuyến khích việc đưa lưu dân vào khai thác các vùng đất mới này. Các đồn điền được thành lập làm cho sức sản xuất tăng cao, nhất là đất Gia Định "ruộng không cần cày, phát cỏ rồi cấy, cấy một hột thóc, gặt được 300 hột" (Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, bản dịch, Hà Nội, 1964).

Hỗ trợ cho việc khai hoang tại Nam Bộ và tạo thuận tiện trong việc di chuyển, buôn bán, các chúa Nguyễn đã cho đào các con kênh quan trọng. Năm 1705, một con kênh được đào, nối liền hai nguồn của hai con sông Vũng Cù và Mỹ Tho. Nguyên ở hai nguồn sông này có hai điểm đô hội là chợ Thị Cai và chợ Lương Phú. Con kênh đào đã nối được hai điểm ấy lại. Tuy thế, con kênh này có giáp nước (nơi gặp nhau của hai dòng thủy triều) nên bùn cỏ hay bị tích tụ, phải đảo vét luôn. Qua đến đầu nhà Nguyễn, kênh được đào vét quy mô hơn và được đặt tên là sông Bảo Định. Một con kênh khác được đào vào năm 1972 kéo dài sông Cát ra phía Bắc (Chợ Lớn hiện nay). Kênh có hình thẳng nên được mang tên là kênh Ruột Ngựa. Tuy thế, vì đáy kênh cạn nên thuyền bè chỉ đi lại được khi nước lên mà thôi. Đến đầu đời nhà Nguyễn, kênh cũng được đào vét rộng ra. Dù việc đào kênh tại Nam Bộ vào thế kỷ XVII, XVIII chưa có quy mô lớn, nhưng nó đã tạo được tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XIX.

Hoạt động thủ công cũng phát triển, những làng thủ công nổi tiếng như xã Phú Trạch, huyện Hương Trà chuyên dệt chiếu lát, xã Đại Phước và xã Tuy Lộc (huyện Lệ Thủy) chuyên dệt chiếu cói. Đặc biệt nghề làm đường rất thịnh vượng. Đường đã từng là món hàng thu hút khách nước ngoài và trở thành phương tiện cho các chúa Nguyễn đổi lấy vũ khí của Tây phương. Ngoài ra, còn có những nghề thủ công mới hình thành nhờ vào sự giao lưu với người Tây phương như nghề làm đồng hồ, nghề đúc đồng. Có người thợ đồng hồ nổi tiếng Nguyễn Văn Tú đã từng theo học hai năm tại Hà Lan và đã truyền nghề lại cho gia đình. Tay nghề của họ đã làm cho người ngoài phải thán phục. Nghề đúc đồng có được những bước phát triển kỹ thuật Tây phương, nhất là trong lãnh vực đúc súng thần công nhờ có sự cộng tác của người thợ đúc Bồ Đào Nha Joao Da Cruz.

Hoạt động khai mỏ của Đàng Trong không được sôi động bằng Đàng Ngoài nhưng cũng đem lại cho chúa Nguyễn một nguồn lợn nhuận đáng kể. Khoáng sản được khai thác chủ yếu là sắt và vàng. Mỏ sắt có ở xã Phú Bài thuộc huyện Phú Vang, xã Điển Phúc thuộc Bố Chính. Mỏ vàng thì ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất là các mỏ ở Quảng Nam. Tại đây sông cũng có vàng mà núi cũng có vàng. Một ngày rửa đãi đất có thể tìm đầy cả bong bóng trâu. Vàng cũng như đường đã làm cho khách buôn nước ngoài đổ xô đến Hội An để tìm mua.

Buôn bán cũng được phát triển. Những trung tâm buôn bán lớn mọc ra như Nông Nại Đại Phố, hà Tiên... và nhất là Hội An.

Các chúa Nguyễn không duy trì được tình trạng phồn thịnh này vào cuối thế kỷ 18. Tham nhũng, cường hào đã là những nguyên nhân chủ yếu đưa tầng lớp nông dân vào cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
3. Việc giao thiệp với các nước phương Tây

Cả hai chúa Trịnh và Nguyễn đều mở cửa giao thiệp với nước ngoài nhất là với các người phương Tây. Hai thành phố quan trọng trong việc ngoại thương thời ấy là Phố Hiến ở Đàng Ngoài và Hội An ở Đàng Trong. Các người ngoại quốc có quyền lập thương điếm tại hai thành phố trên. Các hàng hóa xuất khẩu là tơ, lụa, kỳ nam, trầm hương, tiêu, quế, đường, vàng, tổ chim yến...

Hàng nhập chủ yếu là vũ khí và các đồ thủ công tinh xảo của Tây Phương.

Vào đầu thế kỷ 17, bạn hàng quan trọng của cả hai Đàng là Trung Quốc và Nhật Bản. Cả hai Đàng đều cố gắng chiếm độc quyền mối quan hệ với Nhật Bản, nhưng người Nhật vẫn duy trì cuộc trao đổi tam phương, cung cấp vũ khi cho chúa Trịnh lẫn chúa Nguyễn. Thương buôn Nhật nhờ đó làm giàu nhanh chóng. Việc buôn bán này kéo dài cho đến năm 1636 khi nhà cầm quyền Nhật Bản cấm người Nhật xuất dương thì chấm dứt.

Người Tây Phương đầu tiên đến lập quan hệ buôn bán với Đại Việt là người Bồ Đào Nha. họ đến Hội An vào khoảng giữa thế kỷ 16 và thực hiện thương mại ấn - ấn (tức là việc buôn bán được thực hiện trong vùng từ ấn Độ đến Đông á và ngược lại). Đến đầu thế kỷ 17, tức là khi chúa Nguyễn Hoàng đã ly khai với Đàng Ngoài rồi, công cuộc buôn bán của người Bồ tại Hội An rất phát đạt và gần như độc quyền. Vào năm 1615 các cha cố Thiên Chúa giáo theo thương nhân đến giảng đạo tại Đàng Trong và bắt đầu việc phiên tiếng Việt ra chữ Quốc Ngữ. Vào năm 1626, người Bồ ra Đàng Ngoài đặt quan hệ buôn bán và được chúa Trịnh tiếp đãi niềm nở. Từ đấy họ buôn bán với cả hai Đàng, nhưng chủ yếu là với Đàng Trong.

Năm 1636, người Hà Lan đến buôn bán tại Hội An, một thời gian sau, họ cắt đứt với chúa Nguyễn mà chỉ buôn bán với Đàng Ngoài, và trở thành đồng minh của chúa Trịnh trong việc đánh phá Đàng Trong. Năm 1644, họ đem ba chiến thuyền định kết hợp cùng quân Trịnh đánh quân Nguyễn. Nguyễn Phúc Tần, lúc ấy là Thế tử, đã đánh đắm được chiếc thuyền chỉ huy cùng viên thuyền trưởng.

Người Pháp đến Đại Việt vào thập kỷ 60. Đó là những thừa sai thuộc Hội Thừa Sai Paris. Nhưng những thừa sai này mang danh nghĩa của Hãng Đông ấn thuộc Pháp, đến Đàng Ngoài dưới bộ áo thương buôn, còn đến Đàng Trong thì phải lén lút vì bấy giờ các chúa đã có chủ trương cấm đạo. Họ thực hiện việc truyền đạo trong bí mật.

Người Anh đến Đại Việt vào năm 1762 tại Phố Hiến. Nhưng cuộc buôn bán của người Anh tại đây không lâu bền. Thị trường Đàng Ngoài không đem lại nhiều mối lợi cho thương nhân nữa. Người Anh rời thị trường này vào 1697. Ba năm sau người Hà Lan cũng ngừng buôn bán với Đàng Ngoài. Người Bồ cũng rời bỏ Đàng Ngoài, đồng thời công việc buôn bán của họ với Đàng Trong cũng trở nên rời rạc.

Qua thế kỷ 18, hoạt động ngoại thương của Đại Việt ngưng trệ. Chỉ còn ở Đàng Ngoài là các thừa sai dưới danh nghĩa thương nhân, họ làm những công việc lặt vặt như sửa đồng hồ, sửa các dụng cụ thiên văn, toán học. ở Đàng Trong thì thỉnh thoảng mới có tàu buôn của Bồ Đào Nha đến.