Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
Vấn đề về Tôn giáo

Tiếp theo thời Lê, Nho giáo vẫn được chúa Trịnh và chúa Nguyễn duy trì. Các kỳ thi nho học đều được tổ chức ở cả hai miền. Nhưng chiến tranh, việc thay vua đổi chúa xảy ra liên tục làm cho kỷ cương Nho giáo không còn cứng nhắc như trước nữa. Một số nhà nho xem họ Mạc, họ Trịnh, họ Nguyễn đều là những người theo bá đạo nhưng một số khác lại chấp nhận sự thay đổi chủ, khi theo Mạc, khi theo Trịnh, lúc đang ở với Trịnh lại về Nguyễn, không lên án những lần thí vua của họ Trịnh. Nguyên tắc của Nho giáo không còn được xem như mẫu mực cho việc xử thế nữa.

* Phật giáo

Phật giáo dần dần hưng thịnh trở lại. Các chúa Trịnh nâng đỡ việc phát triển của Phật giáo và cho xây cất cùng sửa chữa nhiều chùa chiền. Cứ mỗi lần có chùa hoặc chuông được hoàn thành là dân chúng quanh các vùng ấy được miễn thuế vì đã góp phần xây chùa. Chúa Trịnh Giang cho người sang Trung Quốc thỉnh Kim Cang hòa thượng sang giảng thiền học cho mình và cho dân chúng.

Một số phái Thiền mới xuất hiện. Vào cuối thế kỷ 16, phái Thiền Tào Mộng của Trung Hoa được truyền vào Đàng Ngoài do nhà sư Thủy Nguyệt. Vị thiền sư này đã theo học với vị tổ thứ 35 của phái Tào Động tại Trung Hoa. Khi về nước, ông lập nên phái Tào Động Việt Nam. Nhiều chùa của giáo phái này được xây lên ở Thăng Long như chùa Hòa Giao, Hàm Long, Trấn Quốc...

Một phái Thiền khác - phái Liên Tôn xuất hiện vào cuối thế kỷ 17 do thiền sư Chân Nguyên. Phái này là tái sinh của phái thiền Trúc Lâm nhà Trần. Thiền sư Chân Nguyên người quê ở Hải Dương, sinh năm 1614, xuất gia năm 19 tuổi, tu tại núi Yên Tử... Chân Nguyên có một đệ tử là vương công Trịnh Thập, và chính vị vương công này, sau khi xuất gia, đã biến nhà riêng của mình thành chùa, đó là chùa Liên Phái (ở đường Bạch Mai, Hà Nội).Thiền sư và các đệ tử hết mình khôi phục lại phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, đã cho khắc lại tác phẩm "Khóa Hư Lục", "Thiền uyển tập anh", "Tam tổ thực lực"... của đời Trần. Các tác phẩm này đã may mắn thoát khoải việc tịch thu của nhà Minh nhờ được cất giấu tại các chùa xa xôi hẻo lánh.

Cũng như họ Trịnh, họ Nguyễn nâng đỡ Phật giáo. Từ năm 1601, khi mới tách ly ra khỏi chính quyền trung ương ở Thăng Long, Nguyễn Hoàng đã cho xây ngồi chùa Thiên Mụ danh tiếng ở Huế. Nguyễn Hoàng cho phổ biến nguyên nhân việc xây chùa Thiên Mụ như sau: Dân chúng gặp bên bờ sông Hương một bà lão mặc áo đỏ ngồi trên gò đất (hiện nay là nơi tọa lạc của chùa). Bà nói cho dân chúng biết rằng sẽ có minh chủ xuất hiện để xây dựng cơ đồ bền vững tại đấy. Vì thế, để ghi nhớ đến việc này, chúa cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ (người phụ nữ linh thiêng ở trên trời). Chùa này được trùng tu nhiều lần và trở nên một danh thắng của Huế.

Phái thiền Lâm Tế Việt Nam xuất hiện dưới thời chúa Nguyễn do Tạ Nguyên Thiều, một thiền sư Trung Quốc phải lưu vong vì biến cố nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ. Nhà sư này đến Quy Nhơn vào năm 1665, tại đây, ông xây chùa và truyền bá đạo Phật. Vào những năm 80 ông đến Huế thuyết pháp và xây ngôi chùa Quốc Ân. Ông được chúa Nguyễn sai đến Quảng Châu để thỉnh tượng Phật cùng thỉnh các thiền tăng về Đàng Trong để hành pháp (cuối thế kỷ 17).

Một thiền sư xuất sắc của phái này là Liễu Quán, đã có công lập nhiều chùa quan trọng nhu chùa Thiền Tôn ở núi Thiên Thai, chùa Viên Thông ở núi Ngự Bình (Huế).

Một trong số thiền tăng được Tạ NguyênThiều mời về là Hòa thượng Thạch Liêm, tức là Thích Đại Sán, tác giả của tác phẩm Hải ngoại kỷ sự. Tác phẩm này là một sử liệu quý báu, không những chỉ cho ta biết được mức độ sùng đạo Phật của các chúa Nguyễn mà còn thể hiện sống động cuộc sống, tập tục của xã hội Đàng Trong thời ấy.

Chính Thích Đại Sán đã du nhập giáo phái Tào Động vào Đàng Trong, và nhu nhận chúa Nguyễn Phúc Chu làm đệ tử thứ 29 của giáo phái này.

Mặc dầu được khuyến khích, Phật giáo dưới thời kỳ phân liệt này vẫn không tìm lại được vẻ huy hoàng của thời Lý và Trần, thậm chí có những lúc vì nhu cầu chiến tranh, chúa Trịnh tịch thu chuông chùa để lấy đồng đúc súng và tiền.

Quang niệm Tam giáo đồng nguyên phát triển. Theo quan niệm này, cả ba tôi giáo Nho, Phật, Lão đều có cùng một nguồn gốc độc nhất. Từ đó, tư tưởng này thấm sâu vào dân chúng để biến thành một dạng tôn giáo hỗn hợp, vay mượn từ mỗi tôn giáo một số lễ nghi để thờ cúng.

* Thiên chúa giáo

Một tôn giáo mới xuất hiện tại Việt Nam vào thời ấy là Thiên Chúa giáo. Trước thời kỳ này đã có một số giáo sĩ Đại Việt truyền giáo, nhưng những hoạt động của họ không để lại dấu tích gì quan trọng. Công cuộc truyền giáo thật sự trở nên có hệ thống chỉ từ năm 1615. Năm ấy, một số giáo sĩ thuộc dòng Tên đến Đàng Trong xin giảng đạo và được chúa Nguyễn cho phép cư ngụ tại Hội An. Mười năm sau, thấy công cuộc truyền giáp gặp được thuận lợi ở Đàng Trong, các giáo sĩ dòng Tên đến Đàng Ngoài (1626) và cũng được tiếp đón niềm nở. Trong số này có Alexandre de Rhodes.

Tuy thế, việc hành đạo của tôn giáo mới này đi trái lại với một số phong tục cổ truyền chẳng hạn như không chấp nhận việc thờ cúng Tổ tiên, quan niệm tôn quân và các đạo lý của Nho giáo, vốn đã ăn sâu trong xã hội Đại Việt. Sự quy tụ các giáo dân và sự phục tùng truyệt đối của họ vào những người ngoại quốc làm cho cả hai họ Trịnh Nguyễn lo sợ. Vì thế hai nhà chúa đã hạn chế việc truyền đạo và dần dần đi đến việc cấm đạo.

Alexandre de Rhodes bị trục xuất vào năm 1630. Vào năm 1643, Trịnh Tráng ra lệnh cấm đạo. Năm 1663, Trịnh Tạc ban bố những điều giáo hóa phong tục cho toàn dân, trong đó có nhắc đến việc cấm "tà đạo". Năm 1696, Trịnh Căn lại nhắc đến lệnh cấm đạo mà ông gọi là đạo Hoa Lang.

ở Đàng Trong, chúa Nguyễn cũng cấm đạo. Chúa Nguyễn có vài lần trục xuất các nhà truyền giáo, nhưng không đến nỗi khắc khe vì chính các chúa đã dùng các nhà truyền giáo làm thầy thuốc riêng, hoặc làm nhà thiên văn, nhà toán học cho mình. Do đó, việc cấm đạo tại Đàng Trong không quá nghiên khắc như Đàng Ngoài.

Dù gặp phải nhiều khó khăn trong việc truyền đại, các giáo sĩ vẫn kiên trì hoạt động và lần hồi đạo Thiên chúa trở thành một trong những tôn giáo quan trọng của Việt Nam.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
Ngày mai em phải đi xa SG 1 tuần, nên chắc không thể post bài trong thời gian ấy. Ở nhà mong các bác giữ thớt, tranh luận sôi nổi nhé. Em sẽ chuyển đề tài đến Quang Trung - Nguyễn Huệ trước khi đi để mọi người hứng thú hơn. Mong rằng sẽ được cùng các bác ngồi xuống uống miếng trà, ăn miếng bánh để cùng đàm đạo chuyện xưa vui vẻ trong thời gian sớm nhất...........
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
Nhà Tây Sơn

Bối cảnh lịch sử
Trong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình.
Giống như Trung Quốc ở thời điểm đó, đời sống nông dân rất thấp kém. Đa số ruộng đất theo thời gian rơi vào tay số ít người. Quan lại thường áp bức và tham nhũng; các vị chúa cai trị sống hoang phí trong những cung điện lớn.
Cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh kết thúc năm 1672 và cuộc sống của những người nông dân ở phía bắc của các chúa Trịnh khá yên bình. Trong khi đó ở phía nam, các chúa Nguyễn thường gây chiến với Đế chế Khmer yếu ớt ở bên cạnh và sau đó là với cả một nước khá mạnh là nước Xiêm. Các chúa Nguyễn thường thắng trận và mở mang thêm đất đai phía nam.
Từ giữa thế kỷ 18, người nông dân bị bần cùng và họ đã đứng lên khởi nghĩa cả ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. So với Đàng Trong, phong trào nông dân Đàng Ngoài mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa quận He, quận Hẻo, chàng Lía, Hoàng Công Chất... ở Đàng Ngoài và Đàng Trong nhìn chung đều chưa đủ quy mô, sức mạnh và sự liên kết cần thiết để đánh đổ chính quyền cai trị. Mặt khác, những người cầm quyền lúc đó như Trịnh Doanh ở Đàng Ngoài và Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong có đủ tài năng, uy tín để huy động lực lượng trấn áp các cuộc khởi nghĩa.

Phát tích

Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn LữNguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Các nguồn tài liệu về thân thế Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn chưa hoàn toàn thống nhất.
Các sách Đại Việt sử ký tục biên, Hoàng Lê nhất thống chí, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều ghi các thủ lĩnh Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không nói tổ tiên là họ gì. Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thày đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655). Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam[1][/sup][2][/sup][3][/sup].
Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, các nguồn tài liệu ghi không thống nhất[4][/sup]:
  • Các sách Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Tây Sơn thuỷ mạt khảo đều thống nhất ngôi thứ trong ba anh em Tây Sơn đã khẳng định rằng: "Con trưởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ".
  • Theo thư từ của các giáo sĩ phương Tây hoạt động ở Đại Việt khi đó như Labartette, Eyet và Varen thì Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy còn Nguyễn Huệ là Đức Ông Tám.
  • Lê Trọng Hàm trong sách Minh đô sử lại cho rằng Hồ Phi Phúc sinh "Nhạc, Lữ đến hai cô con gái rồi đến Huệ".
  • Dân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi anh Hai Trầu; Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên gọi là chú Ba Thơm; Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ vì có thuở Nguyễn Lữ đi tu theo đạo Hồi Bani (Islam Bani) một hệ tôn giáo của người Chàm cổ.
Theo một tài liệu mới công bố tại Hội thảo về Tây Sơn, gia đình Nguyễn Nhạc có ít nhất 4 anh em trai, anh đầu là Nguyễn Quang Hoa. Quang Hoa có thể do bị chết sớm hoặc vì lý do nào đó không tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, nên không được sử sách ghi lại[5][/sup].
Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm: "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của ông[6][/sup].
Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu nên được gọi là Hai Trầu. Sử nhà Nguyễn chép rằng ông được chúa Nguyễn giao cho việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, cùng quẫn phải nổi dậy
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
Lật đổ chúa Nguyễn

Chính sự họ Nguyễn
Sau khi Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát chết, chính quyền họ Nguyễn rơi vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Loan thao túng triều chính, tự xưng là "Quốc phó", giết Nguyễn Phúc Luân (cha Nguyễn Phúc Ánh) và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương.
Năm 1769, vị vua mới của nước Xiêm là P'ya Taksin tức Trịnh Quốc Anh tung ra một cuộc chiến nhằm tìm cách lấy lại quyền kiểm soát nước Chân Lạp (Campuchia) vốn chịu nhiều ảnh hưởng của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn buộc phải lùi bước khỏi những vùng đất mới chiếm.
Chính sự họ Nguyễn ngay từ thời Nguyễn Phúc Khoát đã gây những ảnh hưởng tiêu cực cho dân chúng. Hệ thống thuế khóa phức tạp, cồng kềnh, nặng nề, quan dưới lạm thu khiến dân phải nộp nhiều hơn quy định[7][/sup]. Thuế thổ sản có tới hàng ngàn thứ, tính cả những sản vật nhỏ nhặt[8][/sup]. Năm 1741, Phúc Khoát ra lệnh truy thu thuế của cả những người bỏ trốn. Tới năm 1765 lại có lệnh truy thu thuế còn thiếu của 10 năm trước[9][/sup]
Sang thời Trương Phúc Loan nắm quyền, dân Đàng Trong càng bị bóc lột nặng nề hơn. Loan nổi tiếng là tham lam, vơ vét của công, mua quỵt của các thương nhân nước ngoài. Có đợt sau trận lụt, nhà Loan bày vàng ra phơi "sáng chóe" cả sân[10][/sup].
Thất bại trước những cuộc đụng độ với Xiêm La cộng với sưu thuế nặng nề cùng tình trạng tham nhũng tại địa phương khiến cho chính quyền họ Nguyễn đã yếu càng yếu thêm. Đó chính là thời cơ để ba anh em Tây Sơn bắt đầu khởi nghĩa chống lại chúa Nguyễn.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
Tây Sơn khởi nghĩa

Khởi phát từ ấp Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tập hợp lực lượng, ban đầu chủ yếu là người Thượng, đứng lên khởi nghĩa. Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Nhạc phất cờ nổi dậy năm 1771. Bởi Tây Sơn mang danh nghĩa ủng hộ hoàng tôn Dương và khi đánh trận thường la ó ầm ĩ nên dân gian có câu:
"Binh triều là binh Quốc phó Binh ó là binh Hoàng tôn" Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa như hai đạo quân của Lý Tài, Tập Đình. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Điều đó được các giáo sĩ Tây Ban Nha, điển hình là Diego de Jumilla ghi lại, sách Les Espagnols dans l’Empire d’Annam trích dẫn như sau:
"Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có ngưòi mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_T%C3%A2y_S%C6%A1n
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
Tây Sơn đánh nhà Nguyễn ở phía Bắc
Trong khi Tây Sơn Vương lo củng cố nội bộ, chiêu mộ hào kiệt, đồn lương tích thảo, thì trấn thủ Quảng nam sai quân vào đánh.
Ðất nhà Nguyễn lúc bấy giờ chạy từ Hoành Sơn đến Hà Tiên, Quy Nhơn nằm khoảng giữa, phía nam giáp Phú Yên, có dãy núi Cù Mông làm ranh giới, phía bắc giáp Quảng Nghĩa, có dãy Bình Ðê làm ranh giới. Nam cũng như Bắc đều có đèo mở lối ra vào, nhưng địa thế rất hiểm trở. Ðược tin quân nhà Nguyễn kéo vào Quy Nhơn, Tây Sơn Vương giao thành và mặt nam Quy Nhơn cho Trần Quang Diệu và các tướng tâm phúc. Còn mình và Tập Ðình, Lý Tài cử đại binh ra chống cự quân nhà Nguyễn. Trần Quang Diệu tiến cử tỳ tướng Nguyễn văn Xuân theo phò tá.
Quân nhà Nguyễn do phò mã Nhất thống lãnh. Phò mã chia quân làm hai đạo, theo hai đường thủy, bộ. Ðạo bộ binh do chưởng cơ Vệ chỉ huy, chưa qua khỏi Bình Ðê đã bị quân Tập Ðình và Lý Tài chận đánh. Trông thấy quân Trung Nghĩa và Hoài Nghĩa cao lớn dữ tợn, quân chưởng cơ Vệ khiếp sợ, chưa đánh đã thua chạy, bị truy kích giết sạch. Chưởng cơ Vệ không chống nổi Lý, Tập, bị tử trận. Còn đạo thủy quân đi đường bể làm sách ứng, thuyền bị dạt vào doi cát tại cửa sông Trà Khúc, không tiến được.
Vừa lúc ấy gặp quân Tây Sơn Vương kéo ra đánh tan hết chiến thuyền, bắt sống được 50 thủy binh và lấy được 10 khẩu đại bác. Phò mã Nhất đại bại rút tàn quân chạy về Quảng Nam bị quân Tây Sơn chặn đánh, bỏ lại bốn thớt voi và nhiều xe lương cùng vũ khí.
Tây Sơn Vương toàn thắng, đắp một lũy cát tại Bến Ván (Bình Sơn, Quảng Ngãi) giao cho Nguyễn Văn Xuân đóng giữ, rồi đem chiến lợi phẩm trở về Quy Nhơn.
Ðó là vào trung tuần tháng 11 năm Quý Tỵ (1773).
Qua tháng chạp, nhà Nguyễn lại cử hai đạo binh vào đánh Tây Sơn Vương.
- Một đạo do Tiết chế Tôn Thất Hương điều khiển kéo thẳng vào Bồng Sơn.
- Một đạo do Tổng nhung Thành và Tán lý Ðản chỉ huy, kéo đánh lũy Bến Ván. Quân số của binh nhà Nguyễn quá đông, Nguyễn Văn Xuân không chống nổi, phải bỏ bến Ván rút lên núi, theo thượng đạo về Quy Nhơn. Thành và Ðản thừa thắng kéo quân vào Bồng Sơn hiệp cùng quân Tôn Thất Hương chiếm núi Bích Kê.
Tây Sơn Vương hay tin sai Tập Ðình và Lý Tài theo đường rừng, đến Trà Câu ở Quảng Nghĩa, để chận đường về của quân Nguyễn, và Nguyễn Văn Xuân đem quân yếm phục phía nam núi Mồng Gà để làm sách ứng. Còn mình đem quân ra thẳng Bích Kê.
Tại Bích Kê, quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn kịch chiến. Tôn Thất Hương bị tử trận. Quân nhà Nguyễn bị giết gần hết. Thành và Ðản rút tàn binh chạy lui, đến Trà Câu bị phục binh Tây Sơn giết chết.
Quân Tây Sơn cướp thu được rất nhiều voi ngựa và quân lương quân dụng.
Tây Sơn Vương kéo quân chiếm phủ lỵ Quảng Nghĩa, lưu Nguyễn Văn Xuân lại giữ thành, cùng Tập Ðình, Lý Tài kéo đại binh đánh thẳng vào Quảng Nam.
Quân của Vương đóng tại sông Cối Giang, quân Lý Tài đóng tại sông Thế Giang huyện Duy Xuyên. Quân Tập Ðình đóng tại bãi cát gần Kim Sơn thuộc Hà Ðông để ứng viện[36].
Ðầu năm Giáp Ngọ (1774), quân nhà Nguyễn do Thống binh Huy và Hiến quận công Nguyễn Cửu Dật chỉ huy, kéo vào đánh. Trận đầu bị quân Tây Sơn Vương đánh thua, quân nhà Nguyễn dồn nơi phố Mỹ Thị thuộc Hòa Vang. Hai bên thường ngày kéo quân giáp trận kịch liệt, không phân thắng bại[37].
Ðể làm kế cửu trì, Tây Sơn Vương rút quân về Thế Giang, đóng nơi Thiên Lộc thuộc Duy Xuyên, trước sông sau sông cứ hiểm làm đồn lũy.
Thiên Lộc là một gò cát lớn dài hơn 30 dặm, thuộc xã Văn Ly. Hai nguồn sông phát xuất từ Kim Sơn và Ngọc Sơn hiệp lưu tại phường An Lâm huyện Hòa Nam, Hòa Vang thành sông Trừng. Sông Trừng bị gò cát Thiên Lộc chia làm hai nhánh Bắc Nam. Nhánh phía nam chạy đến xã Thi Lai huyện Duy Xuyên tách ra làm hai nhánh. Một chảy xuống đông làm dòng sông Dưỡng Châu, qua xã Mỹ Xuyên tục gọi là sông Kẻ thế, tức là Thế Giang, một nhánh phía bắc chảy qua xã Châu Nghê huyện Duyên Phước làm sông Câu Nghê. Sông Câu Nghê chảy xuống Ðông An gọi là sông Chợ Cối, tức là Cối Giang. Cối Giang và Thế Giang đều chảy vào cửa biển Ðại Chiêm.
Thiên Lộc nằm giữa nhiều nhánh sông sâu, thế rất hiểm. Quân nhà Nguyễn không đánh nổi. Nguyễn Cửu Dật bàn mưu cùng Thống binh Huy án binh bất động. Rồi cho đóng chiến thuyền, đặt đại bác, lén theo đường sông, lấy ván chận nước để đưa thuyền xuống, xuất kỳ bất ý, đánh úp đồn Thiên Lộc. Ðồn Thiên Lộc bị vỡ. Binh của Lý Tài ở Thế Giang cũng bị đánh úp, binh của Tập Ðình đến cứu không kịp. Quân Tây Sơn Vương bị đại bại rút về án cứ Bến Ván và Châu Ổ (Quảng Ngãi).
Tây Sơn Vương chỉnh đốn lại đội ngũ, rồi theo thượng đạo đi tắt ra Ginh Giang cùng Tập Ðình và Lý Tài.
Quân nhà Nguyễn đóng tại Phú Hòa thuộc huyện Hòa Vang, nương thế sông làm hiểm cứ. Tây Sơn Vương dùng chiến thuyền từ Ginh Giang đánh xuống. Nguyễn Cửu Dật dùng kế sa nang, lấy bao đựng cát ngăn nước sông, rồi giả thua chạy, đợi quân Tây Sơn qua khỏi, vớt bao cát lên, nước ào xuống, thuyền Tây Sơn bị đắm khá nhiều. Bị thua quân Cửu Dật, Tây Sơn Vương kéo binh đến Mỹ Thị đánh Thống binh Huy. Huy bị thua kéo tàn binh chạy thoát. Tây Sơn Vương đóng binh tại Mỹ Thị, sai Tập Ðình đóng ở Cối Giang, và Lý Tài đóng ở Thế Giang để làm thế ỷ giốc.
Qua mùa thu (Giáp Ngọ 1774), Hoàng Ngũ Phúc vâng lệnh chúa Trịnh ở Ðàng ngoài đem quân vào đánh lấy Phú Xuân. Chúa Nguyễn là Ðịnh vương Nguyễn Phúc Thuần cùng đình thần chạy vào Quảng Nam, đóng ở Câu Ðể thuộc Hòa Vang.
Quân Tây Sơn Vương kéo đến đánh. Chúa Nguyễn chống không nổi, chạy lên đóng ở Trà Tế Sơn thuộc huyện Quế Sơn, lập cháu là Nguyễn Phúc Dương lên làm Ðông Cung Thái Tử, để ở lại giữ Quảng Nam, rồi cùng Nguyễn Phúc Ánh xuống thuyền chạy vào Gia Ðịnh. Ðông Cung bị quân Tây Sơn đánh, chạy đến Hà Dục bị Tập Ðình và Lý Tài bắt được đem về Hội An.
Tiếp đó quân Hoàng Ngũ Phúc vượt Hải Vân vào chiếm đồn Trung Sơn và Câu Ðể. Tây Sơn Vương cùng Tập Ðình, Lý Tài kéo đại binh ra đánh. Tập Ðình đi tiên phong, bị quân Ngũ Phúc đánh thua, sợ tội bỏ chạy về Trung Quốc.
Tây Sơn Vương nhận thấy quân Hoàng Ngũ Phúc đã đông lại mạnh, mình chưa đủ sức chống cự, bèn cùng Lý Tài rút hết quân về Quy Nhơn, đem hoàng tử Dương theo. Và làm kế hoãn binh, cho người mang thư và vàng lụa ra dâng cho Hoàng Ngũ Phúc, xin nạp đất Quy Nhơn và Quảng Nghĩa, cùng xin làm tiền khu đi đánh họ Nguyễn. Hoàng Ngũ Phúc muốn lợi dụng Nguyễn Nhạc để đánh đất Gia Ðịnh, bèn làm biểu xin chúa Trịnh cho
Vương là Tiên phong Tướng quân Tây Sơn Hiệu Trưởng, sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem cờ và ấn kiếm vào Quy Nhơn ban cho Tây Sơn Vương.
Hoàng Ngũ Phúc đóng binh ở Châu Ổ, cuối năm Ất Mùi (1775) rút về Thuận Hóa. Tây Sơn Vương không lo mặt Bắc nữa, chuẩn bị đánh lấy mặt Nam.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
Tây Sơn đánh nhà Nguyễn ỏ phía Nam
Ði đánh mặt Bắc, Tây Sơn Vương không quên mặt Nam. Vương cử Nguyễn Lữ, Nguyễn Văn Lộc và Võ Văn Cao đi vào Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận để xem xét tình hình, liên lạc cùng Vua Thủy Xá (Pơtau Ea), Hóa Xá (Pơtau Apui), và vận động thân hào nhân sĩ địa phương hưởng ứng cuộc nam chinh.
Phái đoàn ra đi mùa thu năm Quý Tỵ (1773).
Thủy Xá và Hỏa Xá là con cháu của Vua Chiêm Thành, chiếm cứ sơn phần Phú Yên Diên Khánh và vùng Ðăk Lăk, Ban Mê Thuột, không thần phục chúa Nguyễn, thường kéo người Thượng xuống quấy phá xóm làng Việt Nam. Ðược nhà Nguyễn phong cho chức Chưởng Cơ, không nhận. Tây Sơn Vương hứa phục hồi danh vị Phiên Vương khi bình định xong miền Nam, hai Vua hoan nghênh phái đoàn và hứa sẽ giúp đỡ quân Nam tiến.
Mọi tầng lớp nhân dân Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận đều chán ghét quan quân nhà Nguyễn, ai nấy đều mong có cuộc đổi thay.
Còn quan quân nhà Nguyễn thì chỉ lo bóc lột nhân dân, không nghĩ gì đến việc an nguy của quốc gia, cho nên việc phòng thủ rất lỏng lẻo. Phái đoàn về trình tâu rõ tình hình, Vương liền cử Ngô Văn Sở làm Chinh Nam Ðại Tướng Quân, cùng Nguyễn Văn Lộc, Lê Văn Hưng vào đánh chiếm ba phủ Phú, Diên, Bình.
Xuất quân mùa đông năm Quý Tỵ (1773).
Mặt tây được hai Vua Thủy, Hỏa yểm hộ, binh Tây Sơn cứ thẳng tiến vào Nam. Ði tới đâu được hoanh nghênh tới đó, và lấy ba thành dễ dàng như trở bàn tay. Tướng nhà Nguyễn là Nguyễn Văn Hiền bị giết, và Nguyễn Khoa Kiên bị bắt sống.
Ðại thắng, Ngô Văn Sở kéo binh về, để Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Hưng ở lại trấn giữ.
Trong khi Ngô, Nguyễn, Lê đi chinh Nam thì ở Quy Nhơn, Nhưng Huy và Tứ Linh làm phản.
Nguyên Nhưng Huy và Tứ Linh nghe Tây Sơn Vương chuẩn bị Nam chinh, liền đến xin xung phong. Nghĩ rằng Huy, Linh trước kia đã từng quấy rối những vùng miền trong, để cho họ đem quân vào, sợ đồng bào sanh biến, nên Vương không chấp nhận lời thỉnh cầu. Hai người bất mãn, nhân dịp đem quân đi tuần phòng ban đêm, bỏ trốn về nguồn An Tượng, tập hợp đám côn đồ, kéo xuống đánh phá vùng Trường Úc. Trần Quang Diệu đem quân đánh dẹp. Huy, Linh bị bắt. Tây Sơn Vương muốn tha vì có công lấy thành Quy Nhơn. Nhưng chư tướng đồng xin giết đi bởi Công nhỏ không bù được họa lớn, giữ lại trong quân là nuôi ong tay áo, cho về An Tượng là thả cọp về rừng. Vương phải theo ý chư tướng. Huy, Linh thản nhiên ra pháp trường, cười bảo nhau:
- Ðược thì vểnh râu, thua thì đứt cổ.
Ở Phú Yên, đầu xuân năm Giáp Ngọ (1774), Châu Văn Tiếp nổi dậy.
Châu Văn Tiếp là người Phù Ly, làm nghề buôn nhưng sức mạnh võ giỏi. Khi Tây Sơn đánh chiếm thành Quy Nhơn, Châu không theo, đem gia đình vào Phú Yên, cất nhà ở dưới chân núi Trà Lương thuộc Tuy An, nuôi chí diệt Tây Sơn phò Nguyễn chúa. Kịp lúc binh Tây Sơn đánh chiếm Phú Yên, Châu chiêu mộ hơn nghìn người, dựng cờ khởi nghĩa. Cờ thêu bốn chữ lớn Lương Sơn Tá Quốc.
Trấn thủ Phú Yên là đô đốc Nguyễn Văn Lộc hay tin, đem quân đến vây đánh. Quân Châu Văn Tiếp chưa được huấn luyện kỹ càng, vừa xáp chiến đã rã tan, Tiếp tẩu thoát, chạy lên núi theo thượng đạo vào Gia Ðịnh cung thuận Ðịnh Vương.
Mùa thu năm ấy, viên lưu thủ đất Long Hồ trong Nam là Tống Phước Hiệp cử đại binh cùng Nguyễn Khoa Toàn ra đánh Tây Sơn.
Quân Nguyễn đánh chiếm Bình Thuận. Tống Phước Hiệp để Nguyễn Khoa Toàn ở lại, còn mình kéo binh ra đánh Diên Khánh. Trấn thủ Lê Văn Hưng chận đánh. Nhưng nhận thấy quân địch đã đông lại có trọng pháo yểm hộ, liệu không thắng nổi, bèn bỏ thành trống, rút toàn quân về Phú Yên cùng Nguyễn Văn Lộc chống địch.
Chiếm được Diên Khánh rồi, Tống Phước Hiệp chia binh làm hai đạo kéo ra Phú Yên. Quân bộ thì đóng tại núi Xuân Ðài thuộc Ðồng Xuân, quân thủy thì đóng ở đầm Lãnh Úc nằm phía đông nam Ðồng Xuân. Rồi đưa thư ra Quy Nhơn đòi Tây Sơn Vương trả Ðông Cung Nguyễn Phúc Dương.
Tây Sơn Vương muốn giữ kỹ Nguyễn Phúc Dương để làm con bài phòng khi dùng đến, bèn đưa lên chiến khu. Lại truyền Nguyễn Huệ xuống Quy Nhơn để lo việc Nam chinh. Nguyễn Huệ liền giao Tây Sơn cho Bùi Thị Xuân và Võ Ðình Tú quản đốc, kéo đạo binh người Thượng mới tuyển mộ xuống Quy Nhơn. Rồi vâng lệnh anh, vượt Cù Mông vào Phú Yên.
Nguyễn Huệ phóng tin cho Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Hưng biết để hợp lực công địch. Quân Tây Sơn cắt đứt liên lạc giữa thủy binh và bộ binh của địch, rồi chia quân làm hai cùng lúc đánh Xuân Ðài và Lãnh Úc. Tống Phước Hiệp không thấy Vua Tây Sơn đáp ứng lời yêu sách của mình, cũng không thấy quân Tây Sơn khởi động, đương nghi nghi ngờ ngờ, thì bị đánh úp. Không kịp trở tay, binh của Tống cả thủy lẫn bộ đều bị tiêu diệt. Tống tẩu thoát về Nam. Quân Tây Sơn tiến đánh, lấy lại Diên Khánh và Bình Thuận. Nguyễn Huệ giao việc phòng thủ cho Nguyễn Văn Hưng và Lê Văn Lộc rồi kéo đạo binh người Thượng trở về Quy Nhơn[38].
Ðể giữ yên mặt Bắc, Tây Sơn Vương đưa tin thắng trận cho Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Phúc liền xin chúa Trịnh phong cho Vương làm Tây Sơn Hiệu Trưởng Tráng Tiết Tướng quân và phong Nguyễn Huệ làm Tây Sơn Hiệu Tiên Phong tướng quân.
Vương lại sai Lý Tài vào trấn Bình Thuận, hiệp lực cùng Lê Văn Hưng ở Diên Khánh để phòng thủ mặt Nam. Trần Quang Diệu can:
- Lý Tài là người Tàu, bụng dạ khó lường, không nên cho đi xa. Cọp sẩy chuồng khó bắt lại. Vương cười:
- Ðã biết vậy. Song Lý Tài đánh giặc có công mà lòng phản bội chưa có hình tích. Trừ đi không khỏi mang tiếng bẻ ná quên nôm. Hống nữa cũng như Tập Ðình, Lý Tài mạnh là nhờ nanh vuốt. Nay đám thủ hạ đã tử trận gần hết, thì con cọp già không nanh vuốt dù hung hãn đến đâu cũng không đáng sợ. Hiện còn dùng được cứ dùng.
Ðó là cuối đông năm Giáp Ngọ (1774).
Mùa xuân năm Ất Mùi (1775), Tây Sơn Vương sai Nguyễn Lữ và Phan Văn Lân đem thủy quân vào đánh Gia Ðịnh.
Quân Tây Sơn vây đánh Sài Côn (tức Sài Gòn). Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần khiếp sợ, chạy về Trấn Biên (tức Biên Hòa). Tướng sĩ mở thành đầu hàng. Quân Tây Sơn kéo vào thành. Nguyễn Lữ cho khuân hết lương thực vũ khí xuống thuyền rồi sai Phan Văn Lân tải về Quy Nhơn, một mình giữ Gia Ðịnh.
Sang năm Bính Thân (1776), Ðỗ Thành Nhân ở Ðông Sơn (Tam Phụ, Mỹ Tho) dấy binh giúp nhà Nguyễn, kéo đánh Sài Côn. Nguyễn Lữ không chống cự, bỏ thành rút quân về Quy Nhơn, Ðỗ Thành Nhân rước Ðịnh Vương về Sài Côn lo việc phòng thủ.
Tháng 10 năm ấy, Tây Sơn Vương sanh đặng con trai đặt tên là Bảo và mở yến tiệc ăn mừng. Ðông Cung Nguyễn Phúc Dương lúc bấy giờ ở tại chùa Thập Tháp, thừa dịp quân canh ham vui lơ là canh gác, lẻn trốn xuống thuyền chạy về Gia Ðịnh.
Lý Tài ở Bình Thuận biết rằng Vua tôi Tây Sơn Vương có ý nghi mình, bèn bỏ vào đầu hàng chúa Nguyễn. Nhưng rồi lại bỏ chúa Nguyễn, kéo quân đến chiếm cứ núi Chiêu Thái ở Biên Hòa. Nghe tin Ðông Cung Dương vào Gia Ðịnh, Tài đón về tôn làm Tân Chính Vương, rồi đưa vào Sài Côn, tôn Ðịnh Vương làm Thái Thượng Vương. Ðỗ Thành Nhân không phục bỏ về Ðông Sơn.
Ðược tin lủng củng giữa bầy tôi nhà Nguyễn, tháng 3 năm Ðinh Dậu (1777), Tây Sơn Vương sai Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đem thủy binh vào đánh Gia Ðịnh.
Lý Tài không chống nổi, cầu viện quân Ðông Sơn, Ðỗ Thành Nhân làm ngơ. Thành Sài Côn thất thủ, Lý Tài chạy trốn ở núi Chiêu Thái, Thái Thượng Vương Thuần chạy qua Long Xuyên. Tân Chánh Vương Dương chạy đến Vĩnh Long. Cả hai đều bị quân Tây Sơn bắt giết. Các quan võ nhà Nguyễn đều quy hàng.
Hạ xong thành Sài Côn, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ kéo binh về Quy Nhơn, giao cho đám hàng thần là Tổng Ðốc Chu, Hổ Tướng Hãn, Tư Khấu Uy, Hộ Giá Phạm Ngạn trấn thủ đất Gia Ðịnh.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
Tây Sơn xưng vương
Thanh toán xong Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần và Ðông Cung Nguyễn Phúc Dương thì mặt Nam gọi là tạm yên.
Còn mặt Bắc. Tháng chạp năm Ất Mùi (1775) Hoàng Ngũ Phúc đóng tại Châu Ổ (Quảng Nam), được chúa Trịnh cho rút về Thuận Hóa. Ðến Phú Xuân thì chết, Chúa Trịnh sai Bùi Thế Ðạt vào thay và cho Lê Quý Ðôn làm Tham Thị vào cùng giữ Thuận Hóa.
Từ ấy Quảng Nam thuộc về Tây Sơn.
Hai cựu thần của nhà Nguyễn là Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân nổi dậy chống Tây Sơn, đánh lấy phủ Thăng Bình và phủ Ðiện Bàn .
Tây Sơn Vương liền sai Ðặng Xuân Phong đi đánh dẹp. Ðặng Xuân Phong nguyên là người Dõng Hòa thuộc Tây Sơn Hạ (Bình Khê), sức mạnh võ giỏi lại có tài cưỡi ngựa bắn cung, nhưng tánh ưa nhàn tản, nên không hưởng ứng lời chiêu mộ của Tây Sơn Vương.
Một hôm nữ tướng Bùi Thị Xuân đứng ở trường trầu Kiên Mỹ, chợt thấy một tráng sĩ trẻ tuổi cầm côn đồng, mang cung sắt, cỡi ngựa ô, từ Thuận Nghĩa chạy lên Phú Lạc[39], thái độ hiên ngang nhưng tướng mạo trung hậu. Nữ tướng lấy làm lạ, theo dò xem. Ðến Trưng Sơn, tráng sĩ cho ngựa lên núi. Ðường núi gập ghềnh mà ngựa chạy như nơi bình địa. Ngựa chạy quanh quất hồi lâu rồi mới dừng lại nơi khoanh đất bằng và rộng nằm ở lưng chừng núi. Chợt một bầy quạ bay ngang, tráng sĩ liền trương cung bắn liên tiếp hai phát: hai con quạ rơi xuống như hai quả chín cây. Rồi tráng sĩ xuống tháo cương cho ngựa đi ăn. Ðoạn xăn tay múa côn. Tiếng gió vun vút. Khí lạnh ớn người. Diễn liên tiếp mấy bài mà khí sắc không đổi. Tráng sĩ lên núi lúc mới tảng sáng. Mặt trời lên quá sào thì thắng ngựa trở về.
Nữ tướng khen thầm:
Thật là một dũng sĩ !
Và tự trách:
Anh tài ở trước mặt mà bấy lâu mình có mắt cũng như không!
Dò biết được lai lịch của tráng sĩ Ðặng Xuân Phong và Trưng Sơn là nơi tráng sĩ thường đến tập luyện, nữ tướng liền về chiến khu, rồi cùng Ðại Tổng Lý Vũ Ðình Tú xuống Dõng Hòa mời họ Ðặng tham gia đại sự. Lạ gì thanh khí lẽ hằng. Không đợi thuyết phục, họ Ðặng hưởng ứng ngay lời mời của họ Võ họ Bùi.
Ðặng Xuân Phong liền được tiến cử lên Vua Tây Sơn, và được đi đánh dẹp Quảng Nam để lập công.
Không phải dùng nhiều công sức, Ðặng Xuân Phong mới xáp chiến trận đầu là lấy ngay được Thăng Bình rồi Ðiện Bàn. Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân đều tử trận.
Quảng Nam được dẹp yên, Tây Sơn Vương gọi Nguyễn Văn Xuân ở Quảng Nghĩa về Qui Nhơn cử Ðặng Xuân Phong thay thế, và cử nguyễn Văn Tuyết[40] ra trấn thủ Quảng Nam, cùng họ Ðặng làm răng môi giữ gìn mặt Bắc.
Bắc Nam được yên ổn, Tây Sơn Vương đổi thành Minh Ðức Vương và cho sửa lại thành Qui Nhơn[41].
Thành Qui Nhơn tức là thành Ðồ Bàn cũ của Chiêm Thành.
Thành nằm trên dãy gò sỏi thuộc hai thôn Nam An và Bắc Thuận thuộc huyện Tuy Viễn (tức An Nhơn ngày nay). Ðịa thế rất lợi về mặt chiến thủ.
Thành do Vua Chiêm Thành là Xá Lợi Ðà Bàn Ngô Nhật Hoan (Indravarman IV) xây vào thế kỷ thứ X. Tường bằng gạch và đá ong. Mặt hướng vào Nam, chu vi hơn 10 dặm, có bốn cửa. Bên ngoài có dãy Kim Sơn che phía tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thâïp Tháp yểm hậu. Bốn nhánh sông Côn hội nước ở Lý Nhơn, tạo thành cái thế nước chảy bao quanh, nhờ thế mà hào thành không bao giờ khô cạn. Ngoài xa nữa, khắp bốn mặt lại có núi non trùng điệp, biển nước mênh mông, triều ủng. Như phía Bắc có các núi Sa Lung, Cung Quăng, Thạch Ðê... làm bình phong ngăn từ xa, và núi Phú Cũ, Hải Lương (tức Ðèo Nhông), Ô Phi làm bình phong thứ hai ở mặt Bắc. Phía Nam có trấn sơn Phước An và An Tượng cùng nhiều núi nối tiếp rất hiểm trở. Phía Tây có núi Hương Sơn với ba ngọn tháp nơi gò Dương Long rất tráng lệ. Phía đông có đầm Hải hạc chu vi trên 9.000 trượng, với núi Tháp Thầy, Bãi Nhạn, Gành Hổ, rừng Hoàng Giản có thể đồn binh ngăn giặc. Và đầm Thị Nại với dãy núi Triều Châu, một dãy cát trắng vun cao chất ngất, thỉnh thoảng nhô lên những ngọn núi đá, chạy từ Cách Thử đến Phương Mai là mũi đá làm cánh cửa của biển Thị Nại.
Nhờ địa thế của thành Ðồ Bàn mà Chiêm Thành đã ngăn chặn được ngoại bang vào xâm nhập bờ cõi. Mãi đến thế kỷ thứ XV, năm Canh Thìn (1470) Vua Chiêm là Trà Toàn gây sự, Vua Lê Thánh Tông mới cử binh vào đánh. Ðịa thế tuy hiểm, thành trì tuy kiên cố, song nhuệ khí của quân Chiêm lúc bấy giờ đã nhụt, nên Vua Lê chỉ mấy hôm công phá đã hạ được thành và bắt sống được Trà Toàn.
Vua Lê Thánh Tông đổi tên Ðồ Bàn thành Hoài Nhân.
Chúa Nguyễn Hoàng đổi tên Hoài Nhân thành Quy Nhơn (1605).
Chúa Nguyễn Phúc Tần đổi Quy Nhơn làm Quy Ninh (1651).
Chúa Nguyễn Phúc Khoát lại lấy lại tên Quy Nhơn (1741).
Từ 1741 cho đến năm 1776 là năm tu bổ lại, tên thành không thay đổi.
Nhà Tây Sơn cho mở rộng quy mô. Trước kia chu vi thành chỉ có 10 dặm. Nay mở thêm mặt đông, chu vi nới rộng ra thành 15 dặm. Xây toàn đá ong, cao 1 trượng 4 thước và dày 2 trượng. Trước chỉ có 4 cửa. Nay mở thêm một cửa nơi mặt thành phía nam, khoảng mới xây thêm, và gọi là Tân Môn. Còn cửa Nam Môn cũ gọi là Vệ Môn. Trong thành đắp nhiều thổ môn đặt giàn súng, dùng làm đài quan sát và tự vệ khi bị địch vây thành. Phía tây thành đắp để Ðỉnh Nhĩ để ngăn nước lụt. Phía tây nam đắp đàn Nam Giao để tế Trời Ðất. Phía trong thành lại xây một lớp thành nữa gọi là Càn Thành, chính giữa dựng điện bát giác là nơi Vua ngự. Phía sau dựng điện Chánh Tẩm để Hoàng Hậu và cung nhân ở, phía trước dựng lầu Bát Giác, bên tả bên hữu dựng hai tự đường, một thờ cha mẹ, một thờ cha mẹ vợ nhà vua. Trước lầu bát giác có cung Quyển Bồng và liền với mặt nam Càn Thành, có cửa tam quan gọi là Quyển Bồng Môn xây cổ lầu nên cũng gọi là Nam Môn Lâu. Trong thành, ngoài thành, bài trí la liệt những voi đá, ngựa đá, nghé đá, tượng nhạc công, vũ nữ... di tích của người Chiêm Thành xưa kia.
Thành sửa từ 1776 đến 1778 mới hoàn tất. Tráng lệ nguy nga. Thành Quy Nhơn sửa xong, nhà vua xưng đế hiệu Minh Ðức Hoàng Ðế, niên hiệu Thái Ðức.
Thành Quy Nhơn đổi tên là Hoàng Ðế Thành. Nhà vua rước thầy học Trương Văn Hiến về làm quân sư. Và phong:
- Nguyễn Huệ làm Long Nhương Tướng quân.
- Nguyễn Lữ là Tiết Chế.
- Phan Văn Lân làm Nội Hầu.
- Trần Quang Diệu làm Thiếu Phó.- Võ Văn Dũng làm Ðại Tư Khấu.
- Võ Ðình Tú làm Thái Uùy.
- Ngô Văn Sở làm Ðại Tư Mã.
Các tướng khác đều phong Ðô Ðốc và Ðại Ðô Ðốc.
Còn bên văn thì phong Võ Xuân Hoài làm Trung Thư Lệnh. Các quan khác đều sắp xếp từ Thị Lang, Thượng Thư đến Ðại Học Sĩ.
Bà họ Trần được rước về Hoàng Ðế Thành phong Chánh Cung Hoàng Hậu. Bà người Thượng được rước về phong Thứ Phi. Nhưng không chịu nổi cảnh phồn hoa náo nhiệt và nghi lễ nơi cung cấm, bà xin trở về vui với ruộng lúa.
Bà Bùi Thị Xuân được phong làm Ðại Tướng Quân, tự hiệu là Tây Sơn nữ tướng, quản đốc mọi việc quân dân trong Hoàng Thành và tuần sát vùng Tây Sơn.
Bok Kiơm không nhận chức tước cũng không nhận tiền của, chỉ xin mỗi năm được nhà vua cấp muối và cá khô để nuôi lòng trung thành của đồng bào Thượng.
Hai Vua Thủy Xá và Hỏa Xá được phong Vương tước, sai sứ đưa ra những trầm hương, kỳ nam, hổ phách và voi ngựa làm cống vật và nguyện giữ một lòng trung thành với Tây Sơn.
Nhà vua cũng không quên họ Ðinh ở Bằng Châu.
Truyền rằng:
Họ Ðinh lúc bấy giờ chỉ còn một ông lão trên bảy mươi, tánh khí ngang tàng bướng bỉnh. Vua vời ông lão đến, ông lão nói:
- Ông làm vua là làm vua với thiên hạ, chớ với tôi ông vẫn là con cháu. Con cháu mà ban chức tước cho cha ông, tôi thấy hơi nghịch. Chi bằng để tôi phê rồi ông lục thì hơn.
Nhà vua chuẩn y. Ông lão viết:
- Bùng binh chi tướng.
- Uýnh ướng chi quan.
- Bộn bàng chi chức.
- Chảng chảng ngang thiên.
Rồi mỗi lần ông lão đi thăm Vua Thái Ðức, thì ngồi trên một cái ghế có bốn người khiêng, hai bên có vài chục người cầm cào cỏ, cuốc chĩa, xuổng, cuốc... thay thế cho cờ biển hèo tua... và hai cây dù tát nước che thế lọng. Phía sau phía trước lại có hai đoàn người thổi kèn đánh trống bằng miệng. Tưng bừng rộn rịp. Thiên hạ kéo ra xem đông và vui như hội.
Thăng thưởng cho mọi người xong, nhớ đến Nhưng Huy và Tứ Linh, nhà vua bùi ngùi nói:
- Huy, Linh công chưa được thưởng, tội đã bị trừng, đối với ta thật chẳng khác tự mình cầm lấy đao xẻo miếng thịt hư nơi vai vế!
Ai nấy đều cảm động. Long Nhương Tướng quân nói:
Làm việc lớn không nên bận đến điều nhân nghĩa nhỏ. Thà chịu cắn răng trong chốc lát, còn hơn phải nhăn mặt suốt đời.
Rồi cuộc vui mở khắp nơi.
Ðồng bào vô cùng hoan hỷ.
Sau mười ngày yến tiệc, Vua Thái Ðức lo chỉnh đốn việc dân việc quân.
Thời chúa Nguyễn, từ Hoành Sơn đến Cà Mau, đất chia làm 12 dinh:
Chính dinh, Cựu dinh, Quảng Bình dinh, Vũ Xá dinh, Bố Chính dinh, Quảng Nam dinh, Phú Yên dinh, Bình Khang dinh, Bình Thuận dinh, Trấn Biên dinh, Phiên Trấn dinh, Long Hồ dinh.
Dinh chia ra phủ, phủ chia ra huyện.
Quy Nhơn, Quảng Nghĩa thuộc Quảng Nam dinh.
Gia Ðịnh gồm các dinh Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ.
Gia Ðịnh ở xa, nhà vua giao quyền cai trị cho cựu thần nhà Nguyễn đã quy thuận, để lo cho được chu đáo phần đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
Nhà vua bỏ dinh, chỉ để phủ, huyện.Từ Bắc đến Nam có sáu phủ: Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quy Nhơn, Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận.
Huyện ở dưới quyền phủ. Trừ phủ Quy Nhơn, ba huyện Tuy Viễn, Phù Ly, Bồng Sơn trực thuộc trung ương.
Danh hiệu Tuần Phủ đổi là An Phủ Sứ, Phòng Ngự Sứ, An Phủ cầm đầu phủ lớn. Phòng ngự coi giữ phủ nhỏ[42].
Quân số lúc bấy giờ phỏng chừng 15 vạn (150.000) Theo binh chế đời nhà Chu, binh chia làm 6 cấp: Quân, Sư, Lữ, Tốt, Lượng, Ngũ. Ngũ gồm có 5 người. Lượng gồm có 5 ngũ tức 25 người. Tốt gồm có 4 lượng tức 100 người. Lữ gồm có 5 tốt, tức 500 người. Sư gồm có 5 lữ, tức 2.500 người. Quân gồm có 5 sư, tức 12.500 người.
Tổng số là 12 quân đoàn, có bộ binh và thủy binh. Binh chủng nào cũng tinh nhuệ.
Ðặt biệt nhất là:
- 2 quân đoàn người Thượng, với 2.000 chiến mã.
- 4 lữ đoàn nữ binh, với 100 thớt voi.
Hai quân đoàn người Thượng do Long Nhương Tướng Quân Nguyễn Huệ tổ chức và thường do Long Nhương chỉ huy.
Người nào cũng cao lớn, gan dạ. Tay cầm mác hay cầm ná, lưng giắt dao bảy. Phóng mác trăm phát trăm trúng, bắn ná không cần nhắm cũng trúng đích. Lại có tài cỡi ngựa. Ngựa đang chạy, lên lưng một cách nhẹ nhàng gọn gàng, ngựa đang sải, nhảy xuống ngựa cũng gọn gàng lẹ làng không kém. Ra trận chỉ biết tới chớ không biết lui.
Họ hết lòng trung thành với chủ tướng. Ðó là vì chẳng những chủ tướng tài cao, lượng rộng, đối với họ hết nghĩa hết tình, mà còn vì tin chắc rằng chủ tướng là người của Trời sai xuống điều khiển họ.
Không phải họ tin mù quáng, mà chính mắt họ cũng thấy rõ ràng.
Khi cùng Võ Ðình Tú quản lý Tây Sơn, Nguyễn Huệ thường đi chiêu mộ binh Thượng. Một hôm, trời vừa hửng sáng, đám tân binh đi đến chân đèo An Khê, thì trong sương mờ, xa xa thấy hai con rắn mun cực kỳ to lớn. Không ai dám đi tới.
Nguyễn Huệ chắp tay khấn:
- Nếu quỷ thần có phù hộ tôi để tôi dựng nên nghiệp lớn thì xin tránh đường cho tôi đi. Bằng không thì cắn chết tôi chớ đừng làm hại những người theo tôi.
Khấn rồi đi tới. Hai rắn cuối xuống ngậm một thanh đao, cán đen như mun, lưỡi sáng như nước, kính cẩn dâng cho Nguyễn Huệ rồi bò vào bụi biến mất. Ðám tân binh liền quỳ xuống tung hô Nguyễn Huệ là «Tướng nhà trời «.
Thanh đao đó Nguyễn Huệ gọi là Ô Long Ðao và thường dùng lúc ra trận.
Và để nhớ ơn quỷ thần tặng đao, một ngôi miếu dựng nơi chân đèo An Khê, tục gọi là Miếu Xà. Người qua lại thường thắp hương cúng[43].
Còn 4 lữ đoàn nữ binh thì do nữ tướng Bùi Thị Xuân và bà họ Trần vợ tướng Nguyễn Văn Tuyết tổ chức và điều khiển.
Bà họ Trần, song kiếm tuyệt luân, côn quyền cũng xuất chúng. Ngày ngày lo huấn luyện nữ binh. Giảng dạy rất kỹ, thưởng phạt rất nghiêm. Võ nghệ của chị em ai nấy đều tinh luyện. Ðứng xa nhìn chị em tập thì chẳng khác nhìn cánh đồng hoa trước gió nồm. Nhưng nếu bước đến gần thì sát khí đằng đằng đến lạnh mình dựng tóc.
Còn voi thì do bà Bùi huấn luyện.
Voi, phần của bà mua, phần do người Thượng tặng bà, phần là chiến lợi phẩm, cống phẩm... Bà thường dùng dãy gò ở Xuân Hòa, quê hương bà, để luyện voi[44].
Voi đã được tập luyện thuần thục thì không cần người quản tượng. Voi mới thì mỗi thớt phải có một nữ binh cỡi khi tập.
Ðể điều khiển voi, bà thường dùng ngọn cờ đỏ. Khi bà chưa ra diễn trường, thì voi đi đứng lộn xộn. Ra diễn trường, bà phất ngọn cờ thì con voi đầu đàn vội đến đứng nghiêm chỉnh trước mặt bà. Bà lẹ làng nhảy lên voi, vỗ nhẹ đầu voi. Voi cong vòi rống lên một tiếng. Tất cả đàn voi răm rắp đến sắp hàng ngay ngắn trước đầu voi đầu đàn. Rồi theo hiệu cờ, tới lui, rẽ bên nam, sang bên bắc, khi chậm khi mau, nhịp nhàng đều đặn.
Ban đầu phải tập từng thớt một.
Sau mới tập từng đoàn.
Khi tập từng đoàn, thì nữ quản tượng nào đi kèm theo voi nấy. Hàng ngũ sắp chỉnh tề rồi. Nữ tướng phất cờ hiệu, tất cả nữ quản tượng nhảy lên voi một lượt, gọn và nhanh như người kỵ mã có tài nhảy lên lưng ngựa. Rồi theo hiệu cờ mà tập... Thân vóc voi ngó nặng nề, mà bước chân voi trông lẹ làng lanh lẹ. Khí thế hùng dũng như gió cuốn sóng dồn, nhưng diễn trường im phăng phắc, khách bàng quan không nghe tiếng, chỉ thấy hình, những hình sống động vừa mạnh mẽ vừa đẹp đẽ, nửa cổ kính nửa tân kỳ... Tập xong, theo hiệu cờ, đoàn nữ quản tượng nhảy xuống voi cũng lẹ làng nhịp nhàng, với những nụ cười đắc ý.
Voi được luyện kỹ càng rồi mới đưa xuống Hoàng Ðế Thành. Ai điều khiển cũng được.
Quân số cần phải gia tăng mới đánh Nam dẹp Bắc.
Nhưng lính phải mộ chớ không bắt.
Và những lính cũ bị đau yếu được cho về nhà hoặc đưa lên các trại sản xuất để điều dưỡng nghỉ ngơi cho đến khi mạnh. Những nông dân ở các trại đã được huấn luyện quân sự rồi thì nhập ngũ để thay những người đi nghỉ, hoặc để thêm vào số quân đương cần.
Vì chế độ rộng rãi nên quân số gia tăng một cách mau chóng.
Nhà vua còn cho mở nhiều xưởng đóng chiến thuyền và xây nhiều lò đúc vũ khí. Có hai xưởng đóng thuyền lớn nhất, một ở Phương Mai thuộc Quy Nhơn, một ở Nha Trang thuộc Diên Khánh[45]. Và lò đúc lớn nhất ở Quang Hiển thuộc Tuy Phước, dưới chân hòn Bà. Ở các cửa sông lớn và nơi núi non hiểm trở đều có đồn kiên cố. Ở Phương Mai lại có xây pháo đài để canh giữ cửa bể Thị Nại [46].
Việc chiêu mộ hào kiệt vẫn tiếp tục.
Kẻ sĩ bốn phương lần lượt đến phò tá. Văn thì có một nhân vật xuất sắc:
Lê Văn Nhân, tự Nghĩa Tiên, người An Nhơn, học rộng, thơ hay lại sở trường về văn tứ lục. Ở nhà, hễ ai cầu thơ văn thì đem giống hoa thơm và cây ăn trái đến làm nhuận bút. Do đó người đương thời gọi vườn của ông là Chủng tự lâm tức là Rừng trồng chữ. Vì là người địa phương nên được bổ ngay làm Tri huyện Tuy Viễn. Làm quan thanh liêm, chuộng phong tiết, giàu phong lực, đầy phong nhã[47]. Người đời xưng tụng là Tam Phong thái thú.
Bên võ, siêu quần thì có:
Nguyễn Quang Huy, người Phú Yên, thiện dụng ngân câu (móc câu bạc), ưa cỡi bạch mã. Ðã có sức mạnh, lại giỏi võ nghệ, thông binh pháp. Vua Thái Ðức rất ái trọng, phong làm Phòng Ngự Sứ vào trấn Bình Thuận.
Lúc bấy giờ, Vua Thái Ðức đã 35, 36 tuổi. Nhà vua có hai người con gái đã đến tuổi lấy chồng và một trai là Nguyễn Bảo mới lên ba.
Trong các tướng tài, Vũ Văn Nhậm là người chưa vợ, nhà vua bèn đem con gái lớn gả cho. Còn người con gái thứ nhì gả cho người con trai của thầy học là Trương Văn Ða, tuổi mới trên hai mươi mà văn võ đã xuất chúng. Nhà vua cho ở luôn trong cung với ý định sẽ nhờ dạy dỗ Nguyễn Bảo.
Nơi triều đường, trong cung cấm cũng như ngoài nhân gian, đâu đó đều thuận thỏa yên vui. Mùa màng lại được. Người Kinh bắt chước người Thượng gọi Thái Ðức Hoàng Ðế là Vua Trời (Thiên Vương).
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
Tây Sơn bình Gia định
Trong khi Nguyễn Nhạc xưng đế ở Quy Nhơn thì ở Gia Ðịnh Nguyễn Phúc Ánh quật khởi.
Năm Giáp Tý chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng Vương hiệu (1744) và chia đất Gia Ðịnh ra làm ba dinh: Trấn Biên dinh (Biên Hòa hiện nay), Phiên Trấn dinh (Vũng Sài Gòn, Gia Ðịnh hiện nay), Long Hồ dinh (vùng Long Xuyên, Vĩnh Long hiện nay).
Nguyễn Phúc Ánh là cháu nội Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát, kêu Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Tần bằng chú, đối với Ðông Cung Nguyễn Phúc Dương là vai anh con ông bác.
Nguyễn Phúc Ánh theo Ðịnh Vương vào Gia Ðịnh năm Giáp Ngọ (1774). Năm Tân Dậu, Tây Sơn đánh chiếm Gia Ðịnh (1777), Ðịnh Vương và Ðông Cung bị giết. Phúc Ánh chạy thoát. Sau khi binh Tây Sơn rút về Quy Nhơn, giao thành Sài Côn cho Tổng đốc Chu trấn thủ, thì Nguyễn Phúc Ánh tụ tập đám thủ hạ cũ của chúa Nguyễn tại Long Xuyên, tấn cứ đất Tam Thụ (tục gọi là Ba Giồng thuộc Ðịnh Tường). Tháng giêng năm Mậu Tuất (1778), được quân của Ðỗ Thành Nhân ở Ðông Sơn đến giúp, Nguyễn Phúc Ánh bèn kéo binh đánh Phiên An. Không phòng bị thành Sài Côn bị thất thủ. Ðất Gia Ðịnh lọt vào tay Nguyễn Phúc Ánh. Phúc Ánh được Ðỗ Thành Nhân và tướng sĩ tôn làm Ðại Nguyên Súy Nhiếp Quốc Chánh. Phúc Ánh lúc bấy giờ mới mười bảy tuổi.
Bị mất Gia Ðịnh, Tổng Ðốc Chu cùng thủ hạ chạy về Quy Nhơn. Ðược ít lâu, Vua Thái Ðức sai đem thủy binh vào đánh Gia Ðịnh. Tổng đốc Chu bị Ðỗ Thành Nhân đánh thua. Quân Tây Sơn tan rã. Thừa thắng Nguyễn Phúc Ánh sai Lê Văn Quân kéo quân ra đánh Bình Thuận.
Bình Thuận, từ khi Lý Tài làm phản, thì giao cho Trấn thủ Diên Khánh là Lê Văn Hưng kiêm nhiệm. Do đó mà thành bị Lê Văn Quân đánh lấy được dễ dàng. Nhưng khi quân Nguyễn thừa thắng kéo ra Diên Khánh thì bị Lê Văn Hưng chận đánh phải thối lui vào Bình Thuận. Binh Tây Sơn truy kích, đánh cho một trận tơi bời, Lê Văn Quân vội rút tàn quân chạy về Gia Ðịnh. Từ ấy quân Nguyễn rất sợ Lê Văn Hưng và Nguyễn Phúc Ánh gọi Hưng là Lê Vô Ðịch.
Từ ấy Bình Thuận trở ra thuộc về Tây Sơn, từ Bình Thuận trở vô thuộc về Nguyễn Phúc Ánh.
Nguyễn Phúc Ánh sau khi chiếm được Gia Ðịnh một mặt lo sửa sang mọi việc về quân sự và nhân sự, một mặt sai sứ sang giao hiếu cùng Xiêm La.
Chỉ trong vòng hai năm, Nguyễn Phúc Ánh đã có ba vạn quân thủy bộ, tám mươi thuyền chiến hạng vừa, ba thuyền chiến lớn, hai chiếc tàu kiểu Châu Âu. Ngoài ra còn có thêm ba chiếc tàu đồng do các sĩ quan và thủy thủ Bồ Ðào Nha điều khiển. Ba tàu này đều đặt dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan Pháp là Manuel tục gọi là Mạn Hòe.
Tự thấy mình đủ sức đối đầu cùng Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh bèn xưng Vương hiệu. Lễ tấn phong cử hành vào cuối năm Canh Tý (1780). Ðỗ Thành Nhân được phong chức Ngoại Hữu Phụ Chánh Thượng Tướng Công. Tất cả tướng sĩ đều được thăng thưởng. Binh quyền do Ðỗ Thành Nhân nắm trọn, chống giữ Tây Sơn ở mặt Bắc, đánh phạt Chân Lạp ở mặt Tây. Thành Nhân lập được nhiều công lớn, nha tướng mỗi ngày mỗi thêm đông. Sợ Thành Nhân tiếm vị, Phúc Ánh bèn tìm cách giết chết năm Tân Sửu (1781).
Ðỗ Thành Nhân chết rồi, Phúc Ánh không còn lo họa bên trong, liền cử binh đánh Tây Sơn tại Bình Khang (tức Khánh Hòa hiện thời).
Ba đạo quân được điều động. Hai đạo bộ binh do Chu Văn Tiếp ở Phú Yên đánh vào, và do Tôn Thất Dụ ở Bình Thuận đánh ra. Một đạo thủy quân do Tống Phước Thiêm, Nguyễn Hữu Thụy, Dương Công Trừng chỉ huy, xuất phát từ Gia Ðịnh kéo ra chận quân Quy Nhơn ở mặt biển.
Bình Khang là dinh nằm giữa dinh Bình Thuận ở phía Nam và dinh Phú Yên ở phía Bắc, dinh Bình Khang chia làm hai phủ: phủ Bình Khang ở phía Phú Yên, phủ Diên Khánh ở phía Bình Thuận. Trấn thủ dinh Bình Khang lúc bấy giờ là Lê Văn Hưng có một đội tượng binh thiện chiến. Phần lớn quân lực đóng ở Diên Khánh.
Bình Thuận thuộc quyền chiếm đóng của Nguyễn Phúc Ánh.
Phú Yên do tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Lộc trấn thủ. Chu Văn Tiếp chỉ chiếm cứ một vùng ở Trà Lương (Tuy An).
Quân Tôn Thất Dụ kéo ra đến Diên Khánh chưa kịp đóng quân thì bị Lê Văn Hưng cho đoàn chiến tượng xung trận. Quân nhà Nguyễn vốn đã sợ uy thế Lê Văn Hưng, lại còn sức hùng mãnh của chiến tượng, đều khiếp đảm, rùng rùng bỏ chạy. Quân Nguyễn chưa đánh đã tan! Còn Chu Văn Tiếp kéo quân ra chưa khỏi Phú Yên đã bị Nguyễn Văn Lộc chặn đánh tơi bời. Binh bị giết gần hết, một mình Tiếp tẩu thoát, chạy về trốn ở Trà Lương. Trong tình hình nguy ngập của bộ binh, thì thủy binh của Tống Phước Thiêm lại không rời khỏi Gia Ðịnh được. Bởi bộ hạ của Ðỗ Thành Nhân ở Ba Giồng nổi loạn.
Không thể để yên cho Phúc Ánh phát triển lực lượng và chiếm giữ lâu dài đất gia Ðịnh, Vua Thái Ðức lo việc chinh Nam.
Tháng 3 năm Nhâm Dần (1782), nhà vua cùng Nguyễn Huệ, Phạm Ngạn đem 200 chiến thuyền vào Gia Ðịnh. Binh đi thẳng vào cửa biển Cần Giờ.
Ðược tin Nguyễn Phúc Ánh hạ lệnh cho Tống Phước Thiêm đem thủy quân ra chận đánh. Ðạo thủy quân của nhà Nguyễn gồm trên 400 chiếc thuyền, lại có một số tàu đồng của Pháp và Bồ Ðào Nha tham dự.
Tống Phước Thiêm dàn thuyền chiến thành hàng tại sông Thất Kỳ tức ngã Bảy, quyết tiêu diệt binh Tây Sơn. Hai bên kịch chiến. Bên ngoài có súng trường và đại bác bắn rền trời. Thuyền Tây Sơn anh dũng xông vào bám sát thuyền địch, dùng pháo lửa (fusée)[48] ném sang vùn vụt. Thuyền địch bị đốt cháy dữ dội. Tàu của Pháp do Mạn Hòe chỉ huy, có 10 khẩu đại bác, bị hãm không sao ra khỏi vòng vây, cố sức chống cự cuối cùng bị đốt cháy và đánh chìm, Mạn Hòe tử trận. Thuyền của nhà Nguyễn không thoát được một chiếc. Tướng sĩ bị chết gần hết!
Một đội thuyền do Nguyễn Phúc Ánh trực tiếp chỉ huy đến cứu cũng bị hỏa lực đánh tan, Phúc Ánh vội rút tàn quân chạy về Bến Nghé. Binh Tây Sơn lớp đuổi theo Phúc Ánh, lớp kéo lên đánh chiếm Thị Nghè, Gia Ðịnh. Phúc Ánh phải chạy trốn về Ba Giồng, theo phò vừa tướng vừa quân chỉ trên dưới 300 người; nhưng chưa ở yên thì bị binh Tây Sơn kéo đến đánh, phải chạy hết từ chỗ này đến chỗ khác từ Gia Ðịnh đến Hậu Giang.
Quân Nguyễn ở Bình Thuận nghe tin Gia Ðịnh thất thủ liền tiến về cứu viện. Nhưng vừa đến Biên Hòa thì Tôn Thất Dụ bị tướng Tây Sơn là Phạm Ngạn chận đánh, quân Nguyễn phải thối lui. Vừa lúc đó Châu Văn Tiếp kéo quân ở Phú Yên vào tiếp ứng. Phạm Ngạn đương đuổi theo quân Nguyễn, giết được một viên tướng Nguyễn là Hồ Công Siêu, thì bị Châu Văn Tiếp tiếp chiến thình lình trở tay không kịp liền bị giết. Quân Tây Sơn không dám đuổi tiếp. Tôn Thất Dụ cùng Châu Văn Tiếp rút ra Bình Thuận.
Nguyễn Phúc Ánh ở Hậu Giang nghe tin quân mình thất bại khắp mọi nơi, liệu không đủ sức đối phó với Tây Sơn, bèn sai Nguyễn Hữu Thụy cùng 150 người tùy tùng sang Xiêm cầu viện, còn mình thì chạy đến Hà Tiên cùng Lê Văn Duyệt và một số quan tòng vong chạy ra Phú Quốc.
Thế là đất Gia Ðịnh được bình định. Bộ tướng của Ðỗ Thành Nhân kéo binh từ Ðông Sơn đến hàng. Vua Thái Ðức thu nạp và trọng dụng.
Tháng 5 năm Nhâm Dần (1782) tình hình Gia Ðịnh đã tương đối ổn định, Vua Thái Ðức cùng Nguyễn Huệ kéo quân về Quy Nhơn. Ðất Gia Ðịnh giao cho Ðỗ Nhàn Trập và Hộ Bộ Bá trấn thủ.
Vua Thái Ðức cùng Nguyễn Huệ rút quân về Quy Nhơn chưa được bao lâu thì ở Gia Ðịnh một cựu tướng của Nguyễn Phúc Ánh là Hồ Văn Lân tập hợp một số tàn quân của nhà Nguyễn còn lẩn lút ở miền Hậu Giang, nổi lên đánh chiếm dinh Long Hồ. Một số tướng khác như Dương Công Trừng, Nguyễn Văn Quý cũng đem tàn quân hợp với Hồ Văn Lân đánh úp thủy quân Tây Sơn ở Lật Giang. Trong khi bọn Hồ Văn Lân hoạt động ở Gia Ðịnh thì ở Phú Yên Châu Văn Tiếp cũng mộ quân kéo vào giúp rập.
Ðỗ Nhàn Trập và Hộ Bộ Bá chỉ có 3.000 quân trong tay, phải chia ra chống đỡ các mặt. Thành Gia Ðịnh bị yếu thế không trì thủ được lâu. Ðỗ Nhàn Trập và Hộ Bộ Bá phải bỏ chạy về Quy Nhơn.
Lấy lại được Gia Ðịnh, Châu Văn Tiếp và các tướng sai người ra Phú Quốc rước Nguyễn Phúc Ánh trở về.
Ðầu năm Quý Mão (1783) Vua Thái Ðức sai Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Lữ, Lê Văn Hưng, Trương Văn Ða cử đại binh vào đánh Nguyễn Phúc Ánh.
Biết trước thế nào Vua Tây Sơn cũng đem quân vào đánh, Nguyễn Phúc Ánh lo phòng bị cẩn mật. Một mặt sai Lê Phúc Diễn, Lê Phúc Bình đem vàng bạc sang Xiêm La, cầu xin Vua Xiêm cứu viện khi Gia Ðịnh bị Tây Sơn tấn công. Một mặt lo tăng cường phòng thủ thành Gia Ðịnh: đồn Bến Nghé ở phía nam thành và đồn Thị Nghè ở phía bắc thành là hai đồn lớn nhất và đã xây đắp từ lâu. Ðồn Bến Nghé là bình phong của thành. Ðồn Thị Nghè nằm trên ngã ba sông Thị Nghè, có thể khống chế mấy ngã sông Thị Nghè và sông Gia Ðịnh, do đó đủ sức che chở cho thành một cách vững vàng kín đáo. Hai đồn này được tu bổ nghiêm túc. Hai đồn mới được xây đắp: đồn Thảo Câu ở phía nam thành, trên sông Vàm Cỏ Ðông; đồn Dác Ngư ở phía bắc thành, trên sông Gia Ðịnh. Ðồn nào cũng có tướng sĩ canh giữ nghiêm ngặt. Ðồng thời Nguyễn Phúc Ánh cho khôi phục thủy quân, đóng chiến thuyền. Trên khúc sông rộng ở hạ lưu Gia Ðịnh giang có đóng nọc ngầm và hai bên sông có hàng nghìn bè tre chất đầy củi khô và thuốc súng sẵn sàng đánh hỏa công. Một toán chiến thuyền trên 100 chiếc trang bị đầy đủ dàn sẵn trên sông Gia Ðịnh.
Việc phòng bị lần này nghiêm chỉnh hơn lần trước thập bội.
Thủy binh Tây Sơn đến cửa Cần Giờ ngày 24 tháng 2 năm Quý Mão (1783).
Nắm vững tình hình của địch. Nguyễn Huệ đợi lúc thủy triều dâng, gió từ cửa biển thổi mạnh vào đất mới đốc suất chiến thuyền vào cửa sông.
Châu Văn Tiếp chỉ huy chiến thuyền Nguyễn kéo binh ra chống cự. Tiếp đã bố trí chiến trường, quyết dùng hỏa công tiêu diệt thuyền địch, ít ra cũng đẩy lui địch không cho tiến vào nội địa. Cho nên mới vừa giáp chiến đã vội rút lui. Biết rằng có mưu gian, song Nguyễn Huệ vẫn hô quân tiến đánh.
Khi chiến thuyền Nguyễn đã qua khỏi khúc sông bố trí đánh hỏa công và thuyền Tây Sơn đã lâm vào khu vực bố trí, thì các bè cũi khô nổi lửa và cắt dây neo để cho trôi xuống thuyền địch. Nhưng vì thủy triều đương lên mạnh và gió biển theo nước triều thổi mạnh, bè lửa trôi ngược trở lên và lửa đốt cháy thuyền Nguyễn. Triều càng lên cao, gió càng thổi to, thuyền Tây Sơn đuổi theo càng gấp, Châu Văn Tiếp liệu không chống cự nổi liền bỏ trốn, rồi theo đường núi chạy sang Xiêm. Thủy binh của Phúc Ánh hoàn toàn bị tiêu diệt. Nguyễn Huệ chia quân đến đánh hai đồn Thảo Châu và Dác Ngư. Tướng giữ đồn Dác Ngư là Tôn Thất Mãn bị Lê Văn Hưng giết chết. Tướng giữ đồn Thảo Châu là Dương Công Trừng bị Trương Văn Ða bắt sống. Nguyễn Huệ kéo quân đánh thành Gia Ðịnh. Nguyễn Phúc Ánh hốt hoảng, bỏ thành đem gia đình chạy đến Ba Giồng, chỉ có năm, sáu viên tướng và chừng trăm quân chạy theo. Tướng sĩ ở Bến Nghé và Thị Nghè cũng bỏ đồn chạy.
Nguyễn Huệ kéo quân vào thành, phủ dụ nhân dân và tướng sĩ còn ở lại.
Chạy về Ba Giồng, Nguyễn Phúc Ánh tổ chức lại quân đội.
Ðầu tháng 4 năm Quý Mão (1783) cất quân đánh Tây Sơn.
Quân hai bên gặp nhau ở Ðồng Tuyên (Kiến An, Ðịnh Tường). Quân nhà Nguyễn vừa thấy quân Tây Sơn hùng hổ kéo đến thì đã muốn bỏ chạy. Do đó mới vừa giáp chiến thì binh liền tan rã, tướng phần nhiều bị giết. Nguyễn Văn Quý bị Trương Văn Ða chém trên mình ngựa. Nguyễn Huỳnh Ðức bị Lê Văn Hưng bắt sống. Quân sĩ bị bắt sống trên nghìn người. Quân Nguyễn bị tiêu diệt toàn bộ.
Nguyễn Phúc Ánh tẩu thoát, chạy đến Lật Giang, chạy sang Mỹ Tho, rồi chạy đến Ba Thắc, cuối cùng chạy đến Hà Tiên để xuống thuyền ra Phú Quốc.
Về việc chạy trốn của Nguyễn Phúc Ánh, sử nhà Nguyễn chép:
Vương chạy đến Lật Giang thì trên sông tuyệt không có đò sang ngang. Ngài bỗng thấy một con trâu nằm ngay nơi mé tả, Ngài bèn cỡi lên lưng trâu để qua sông. Nhưng khi đến giữa dòng thì nước rút quá mạnh, trâu không bơi được. May một con cá voi nổi lên há miệng ngậm lấy Ngài đưa sang bờ bên kia. Nhờ vậy mà ngụy quân không nhận được vết tích để truy tìm. Tới xứ Vịnh Cù, Ngài gặp Thái giám Duyệt đem theo ấn nhỏ bằng vàng cùng các quan tòng vong. Mọi người xuống thuyền tới cửa Kinh Hào (Long Xuyên) rồi sang thuyền đi Phú Quốc... (Nguyễn Triều Long Hưng sự tích).
Ðược tin Nguyễn Phúc Ánh chạy ra Phú Quốc, Nguyễn Huệ sai Phan Tiến Thận đi đánh bắt. Một số tướng lãnh bị bắt sống. Nguyễn Phúc Ánh thoát chết chạy ra đảo Cổ Long (KohRong). Trương Văn Ða đem một lực lượng thủy quân lớn đến vây đánh. Nhưng rủi gặp ngày mưa gió lớn thuyền không thể dàn ra để bao vây mà phải dồn lại ghì chặt vào nhau để chống lại sóng gió. Nhờ vậy Nguyễn Phúc
Ánh có cơ hội đem tàn quân chạy thoát, trốn sang đảo Cổ Cốt (Koh Kut) rồi chạy về Phú Quốc.
Ðất Gia Ðịnh đã được hoàn toàn giải phóng, việc phòng thủ đã được tổ chức nghiêm mật, tình hình trong cõi đã tương đối ổn định. Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Lữ và Lê Văn Hưng rút quân về Quy Nhơn để Trương Văn Ða cùng một số tướng sĩ ở lại giữ thành Gia Ðịnh. Nguyên trước khi Nguyễn Huệ xuất binh, Trương Văn Hiến tâu cùng Vua Thái Ðức:
- Gia Ðịnh ở xa Phú Xuân, nhân dân chưa bị khổ sở về nạn Trương Phúc Loan, nên không căm thù nhà Nguyễn như người miền Trung. Quân ta vào đánh quân nhà Nguyễn, nhân dân miền Nam coi là cuộc tranh giành quyền vị với nhau, chớ không phải để giải phóng họ. Bởi vậy hễ bên nào mạnh, được thì họ theo, theo trong nhất thời. Rồi ai được ai thua, họ bàng quan tọa thị. Do đó quân ta cứ lấy được Gia Ðịnh rồi lại mất... Muốn giữ đất được lâu bền, thì phải làm thế nào chiếm cho được lòng dân, nhất là lòng của kẻ sĩ.
Do đó Nguyễn Huệ mới để Trương Văn Ða, một người văn võ toàn tài, ở lại trấn thủ Gia Ðịnh. Và khi quân thắng trận về đến Quy Nhơn, Vua Thái Ðức sai thêm hai văn thần là Cao Tắc Tựu và Triệu Ðình Tiệp vào trợ lực.
Họ Cao họ Triệu vào đến nơi lo tìm hiểu dân tình dân ý. Hai ông giả làm thầy địa lý và thầy tướng số để được gần gũi nhân dân. Hai ông nhận thấy miền Nam hầu hết đều chất phác nhân hậu. Sĩ phu giữ khư khư lời dạy của thánh hiền, chữ Trung của Hán Nho, Tống Nho đã in sâu vào tâm phủ. Lòng họ đối với nhà Nguyễn tuy không sâu đậm bằng lòng người miền Bắc đối với nhà Lê, song có tài chinh phục đến đâu cũng khó thu về cho nhà Tây Sơn trong hôm sớm. Muốn thu phục nhân tâm miền Nam, thì phải làm sao cho họ thấy nhà Tây Sơn hơn nhà Nguyễn về mọi mặt.
Trước hết phải có một chính sách tốt.
Chính sách đã có sẵn từ nghìn xưa. Chẳng qua tám chữ Thân Dân, Ái Dân, An Dân, Lợi Dân. Khó nhất là làm sao thực thi cho được tám chữ ấy.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
Trong khi ở Gia Ðịnh nhà Tây Sơn lo việc an dân thì ở Phú Quốc Nguyễn Phúc Ánh lo cầu cạnh nước ngoài cứu viện để đánh cướp đất.
Nguyên Nguyễn Phúc Ánh có quen cùng hai giáo sĩ Cơ Ðốc Tây Phương là Linh mục Ly-ô (Liot), người Bồ Ðào Nha, và Giám mục Bá Ða Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine Evêque dAdran), người Pháp, trước kia truyền giáo ở Gia Ðịnh, sau chạy sang Săn Ta Buôn (Chantabuon) ở Xiêm La lập giáo sở. Phúc Ánh bắt liên lạc cùng hai nhà truyền giáo ấy, nhờ Linh mục Bồ Ðào Nha mua lương thực và Giám mục Bá Ða Lộc sang cầu viện nước Pháp. Phúc Ánh hứa bằng giấy tờ, sẽ cắt đất nhượng cho nước Pháp, và để cho người Pháp được đặc quyền vào buôn bán ở Việt Nam sau khi chiến thắng. Con trai đầu của Phúc Ánh là Hoàng Tử Cảnh theo Bá Ða Lộc làm con tin.
Giám mục chưa kịp xuống tàu sang Pháp thì Phúc Ánh được mật thư của Châu Văn Tiếp mời sang Vọng Các (Bangkok) hội kiến cùng Vua Xiêm.
Nguyễn Phúc Ánh sang Xiêm vào khoảng tháng giêng năm Giáp Thìn (1784).
Vua Xiêm tiếp đãi nồng hậu.
Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều Vua Chất Trị (Chakkri) đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng nuốt Chân Lạpvà Gia Ðịnh để mở rộng cõi bờ. Ðược Nguyễn Phúc Ánh xin cứu viện, Vua Xiêm chụp ngay cơ hội tốt.
Ðể chuẩn bị cuộc xâm lăng, Vua Xiêm giúp Phúc Ánh tổ chức một đạo binh gồm đám tàn quân và bọn người Việt lưu vong trên dưới nghìn người do Châu Văn Tiếp làm Ðại Ðô Ðốc và Mạc Tử Sinh làm Tham Tướng.
Mùa hạ năm Giáp Thìn (1784), Vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương làm tiên phong, thống lĩnh hai vạn thủy quân và 300 chiến thuyền, hợp cùng đạo quân của Phúc Ánh từ Vọng Các vượt biển sang Gia Ðịnh. Ðồng thời nhà vua lại phái hai tướng là Lục Côn và Sa Uyển cùng với Chiêu Thùy Biện, một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm, đem hai đạo binh trên 3 vạn người, tiến sang Chân Lạp rồi từ đó kéo xuống Gia Ðịnh phối hợp cùng thủy binh của Chiêu Tăng và Chiêu Sương.
Châu Văn Tiếp đã thuộc được lối và biết rõ các nơi hiểm yếu ở Gia Ðịnh, nên dẫn quân đi trước.
Thủy quân Xiêm đổ bộ lên Rạch Giá.
Bộ binh Xiêm đánh xuống Châu Ðốc.
Ðể phòng ngự mặt biển và mặt sông, thời chúa Nguyễn, Nguyễn Cư Trinh đã lập ra 5 đạo là Tân Châu Ðạo ở Cù Lao Giêng thuộc Tiền Giang, Châu Ðốc Ðạo ở Hậu Giang sát biên giới Chân Lạp, Ðông Khấu Ðạo ở Sa Ðéc, Kiên Giang Ðạo ở Rạch Giá và An Xuyên Ðạo ở Cà Mau.
Quân Xiêm kéo vào Gia Ðịnh một cách rầm rộ.
Trấn thủ Gia Ðịnh là Trương Văn Ða thấy sức giặc quá mạnh, ra lệnh cho các nơi vừa chận đánh vừa rút lui từng bước để bảo toàn lực lượng.
Quân Tây Sơn giữ đạo Kiên Giang ở Rạch Giá và đạo Châu Ðốc ở biên cương rút về Cần Thơ. Quân giặc đuổi theo. Quân Tây Sơn theo bờ sông Hậu Giang lui dần xuống Ba Thắc.
Ba Thắc (Srok Pra-sak) là một vùng rộng lớn bao trùm Sóc Trăng, Bạc Liêu... Dân cư phần đông là người Cao Miên. Ðất đai phần lớn là rừng và bưng biền nước ngập.
Quân Xiêm đuổi đến Ba Thắc bị quân Tây Sơn phục kích đánh cho một trận tơi bời phải thối lui. Quân Tây Sơn thừa thế vượt sông Hậu Giang sang Trà Ôn để rồi lui về Ðông Khấu Ðạo ở Sa Ðéc. Quân đóng ở An Xuyên Ðạo (Cà Mau) bị cô thế cũng rút về Trà Ôn. Giặc lại đuổi theo... Nhưng đến Man Thiếc (Mânthít) thuộc Vĩnh Long thì gặp đạo quân của Trương Văn Ða từ Sa Ðéc kéo xuống đánh kịch liệt. Châu Văn Tiếp bị Trương Văn Ða chém chết. Quân giặc rút lui xuống Trà Cú. Nhưng Trương Văn Ða liệu thế không thắng nổi giặc bèn bỏ vùng đất miền Tây về phía hữu ngạn sông Tiền Giang, kéo đại binh về đóng ở Mỹ Tho.
Vì mất người hướng đạo là Châu Văn Tiếp, giặc không dám sang sông, lấy Ðông Khấu Ðạo ở Sa Ðéc làm Tổng Hành dinh .
Sau trận kịch chiến ở Man Thiếc vào khoảng trung tuần tháng 10 năm Giáp Thìn (tháng 11/1784) có vài trận nhỏ kế tiếp, đáng kể là trận tháng 11 năm Giáp Thìn (tháng 12 năm 1784) tại đồn Ba Lai ở giữa Ðịnh Tường và Vĩnh Long. Chỉ huy trận này là Ðặng Văn Lương, người Ðịnh Tường, theo Phúc Ánh làm tới chức Chưởng Cơ và Lê Văn Quân cũng người Ðịnh Tường, theo Phúc Ánh làm đến chức Ðô Ðốc. Ðô Ðốc lên thay Châu Văn Tiếp làm Tổng Nhung. Họ Ðặng và họ Lê cậy mình là người địa phương thông thạo đường lối, đương tính đem quân đánh úp quân Tây Sơn. Chẳng ngờ bên Tây Sơn đã phòng bị trước, cho phục binh ở ngoài, đợi quân Nguyễn vào đồn rồi trong đánh ra ngoài đánh vô. Khí thế quân Tây Sơn rất mạnh, quân Nguyễn không chống nổi bị giết gần hết. Ðặng Văn Lương bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Kim chém chết. Lê Văn Quân bị Lê Văn Kế đánh trọng thương, chạy thóat nhưng phẫn uất mà tự sát.
Từ đó quân Xiêm - Nguyễn đóng yên một chỗ.
Trương Văn Ða với số quân không quá 10 nghìn, phải tận lực giữ vững nửa phần đất còn lại ở phía Ðông từ Tiền Giang trở ra. Vùng đất phía Tây từ Tiền Giang, Hậu giang trở vô đều thuộc quyền kiểm soát của quân Xiêm - Nguyễn.
Chiếm được nửa phần đất Gia Ðịnh, tướng sĩ Xiêm sanh ra kiêu căng. Chúng xem thường quân Tây Sơn, khinh mạn Phúc Ánh, không lo chiến đấu mà chỉ lo tìm cách cướp bóc của cải, hãm hiếp phụ nữ, sát hại những người Việt Nam tỏ thái độ hay có hành động chống đối. Chúng đã dùng chiến thuyền chở về Xiêm không biết bao nhiêu con gái, vàng bạc của cải đã cướp được. Nhân dân ta thán. Hành động bạo ngược của quân giặc đào sâu lòng căm thù của toàn dân miền Tây và cả miền Ðông Gia Ðịnh, căm thù cả Xiêm lẫn Nguyễn kẻ rước giặc về phá quê hương, và hết lòng ủng hộ tướng sĩ Tây Sơn.
Nhờ lòng dân ủng hộ mà Trương Văn Ða với một số quân ít ỏi có thể chặn đứng được bước tiến của giặc. Nhưng liệu thế không thể kéo dài được mãi. Cuối năm 1784 Trương Văn Ða sai Ðô Uùy Ðặng Văn Trấn về Quy Nhơn báo cáo rõ tình hình ở Gia Ðịnh.
Nghe qua lời tấu của Ðô úy Ðặng Văn Trấn, triều đình Tây Sơn biết rằng lực lượng của giặc mạnh hơn mấy lần trước thập bội, Vua Thái Ðức liền sai Nguyễn Huệ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu cùng bộ tướng đem đại binh vào tảo trừ. Bùi Thị Xuân xin tòng chinh.
Binh Tây Sơn xuống thuyền vào Nam khoảng hạ tuần tháng 11 năm Giáp Thìn (tức khoảng đầu năm 1785). Quân thiện chiến chừng 2 vạn, danh tướng, ngoài Võ, Trần, Bùi, còn có Ðô úy Ðặng Văn Trấn và một số thuộc tướng.
Thủy binh Tây Sơn vào cửa Cần Giờ, nhưng không vào Vũng Tàu để lên Gia Ðịnh như mấy lần trước, mà đi thẳng vào Nam theo cửa sông Tiền Giang kéo đến Mỹ Tho. Chủ lực của Tây Sơn do Trương Văn Ða chỉ huy đóng tại Mỹ Tho.
Nguyễn Huệ sai Trương Văn Ða ra giữ thành Gia Ðịnh, còn mình thì đóng quân tại Mỹ Tho quyết một trận tiêu diệt toàn bộ quân địch.
Trước hết Nguyễn Huệ thân hành đi xem xét địa hình địa thế, và cho người do thám tình hình của địch.
Mỹ Tho lúc bấy giờ gọi là Trường Ðồn, đất đai phì nhiêu, rừng núi hiểm trở, sông ngòi lưu thôn. Có thành bằng đất, chu vi độ bốn dặm, có hai cửa tả hữu, hào rộng 4 trượng, ngoài cửa có cầu ván vững chắc để qua hào, ngoài hào còn có lũy che chở. Trước mặt đồn có sông Ðại Giang gọi là sông Mỹ Tho, một chi lưu của sông Tiền Giang. Mặt sau có sông Vàm Cỏ Tây. Nước sông theo thủy triều mà lên xuống, rất tiện cho việc giao thông. Ở phía tây đồn lại có một cánh rừng rộng làm hào thành. Rừng ngập sình lầy và mọc toàn dừa nước, nên tục gọi là Rừng Dừa.
Ðịa thế khá hiểm trở.
Trên sông Ðại Giang tức sông Mỹ Tho lại có một khúc vừa sâu vừa rộng vừa dài. Ðó là nhờ nước sông Sầm Giang tục gọi là Rạch Gầm và sông Hiệp Ðức tục gọi là Rạch Cái La hay Rạch Xoài Mút chảy vào tăng lưu lượng cho nước sông Tiền Giang. Từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dông dài 5 dặm (khoảng 6 cây số), và rộng gần cả dặm (1 cây số). Thủy triều lên thì tràn đầy, khi xuống vẫn không cạn. Giữa sông có một gò đất bồi chu vi khoảng 5 dặm, gọi là Cù lao Thới Sơn và một cù lao nhỏ gọi là cù lao Hộ hay bãi Tôn. Hai bên bờ sông và trên cù lao lau lách và cây bần mọc um tùm và không có vết chân người qua lại.
Nguyễn Huệ dùng khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút và Rừng Dừa làm trận địa để diệt quân thù. Vì quân Xiêm - Nguyễn tập trung toàn bộ lực lượng, cả thủy quân tại đạo Ðông Khấu ở Sa Ðéc, lực lượng quá lớn (300 chiến thuyền và 5 vạn thủy lục quân), không thể nào đánh thẳng vào đại doanh của địch với số quân không đầy một nửa. Nguyễn Huệ phải dụ địch ra ngoài nơi có lợi thế cho mình. Nguyễn Huệ cho thủy binh mai phục trong các nhánh sông Rạch Gầm, Xoài Mút và trong các con sông nhỏ chảy quanh các cù lao. Còn bộ binh thì một đạo mai phục ở hai bên bờ sông và trên cù lao Thới, trên bãi Tôn, một đội mai phục nơi Rừng Dừa. Thủy binh do Nguyễn Huệ và Võ Văn Dũng chỉ huy. Bộ binh do vợ chồng Trần Quang Diệu điều khiển.
Vạn sự cụ bị Nguyễn Huệ cho Võ Văn Dũng kéo binh đến khiêu chiến. Ðó là chiều ngày mùng 9 tháng chạp năm Giáp Thìn, tức 19 tháng 11 năm 1785.
Quân Xiêm - Nguyễn khi được tin binh Tây Sơn kéo đến Mỹ Tho thì liền chuẩn bị sẵn sàng để đối phó. Nhưng do chưa biết được rõ lực lượng của địch mạnh yếu thế nào nên chưa tấn công. Bị khiêu chiến, Chiêu Tăng liền cắt Sạ Uyển cùng một vạn bộ binh ở lại giữ đại bản doanh và các nơi hiểm yếu, còn mình thống lãnh đạo thủy lục quân đi đánh Tây Sơn.
Bộ binh do Lục Côn chỉ huy theo tả ngạn sông Tiền Giang đi xuống.
Thủy binh do Chiêu Sương làm tiên phong kéo thẳng xuống sông Mỹ Tho.
Hai đạo thủy bộ đều có tướng sĩ của Nguyễn Phúc Ánh dẫn đường, hẹn nhau sau khi chiến thắng Mỹ Tho thì đồng kéo nhau ra đánh thành Gia Ðịnh.
Trời tháng chạp quang đãng. Trăng thượng huyền treo cao.
Quân giặc kéo đi rầm rộ. Nhưng không thể tiến nhanh, vì trên bờ lau lách, dưới sông thì nước triều đương dâng.
Võ Văn Dũng vừa đánh vừa lui.
Ðến giang đầu sông Mỹ Tho thì trời bắt đầu tối. Ðèn được treo trên thuyền đôi bên thắp sáng rực trời. Thuyền Tây Sơn núp trong Rạch Gầm kéo ra hợp lực cùng thuyền Võ Văn Dũng chặn không cho thuyền giặc tiến. Ðợi khi trăng sắp lặn, thủy triều sắp rút thì Võ Văn Dũng trá bại. Thuyền giặc ra sức đuổi theo. Ðến Rạch Gầm, một phần lớn thuyền Tây Sơn tắt hết đèn đuốc, trẽ vào rạch, còn phần nhỏ thì chạy thẳng theo dòng sông Mỹ Tho. Thuyền giặc cứ trông theo ánh sáng mà đuổi. Khi thuyền giặc đã lọt trọn vào trận địa, thì một tiếng pháo lệnh nổ vang. Thuyền của Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy từ rạch Xoài Mút và các sông nhỏ kéo ra chặn đánh. Ðồng thời súng đại bác trên cù lao Thới Sơn và hai bên bờ sông nã liên thanh vào thuyền giặc. Bị đánh thình lình, Chiêu Sương hoảng hốt cho dừng thuyền lại. Thuyền trước dừng lại một cách đột ngột, những đoàn thuyền đi sau đương đà tiến nhanh theo nước triều rút, không sao hãm kịp, bị va vào nhau, hết lớp này đến lớp khác. Ðoàn thuyền đi sau rốt vừa quay trở lại thì bị thuyền ở Rạch Gầm kéo ra đánh thối lui vào trận địa.
Phần bị trước chặn đánh, sau đuổi đánh, phần bị hai bên hông và trên đầu đại bác nã, phần thuyền va vào nhau, hàng ngũ rối loạn, hết phương day trở, hết phương chống đỡ, thuyền địch lớp bị tan vỡ, lớp bị bắn chìm không còn một chiếc. Quân sĩ lớp nhảy xuống nước bị chết chìm, lớp bị giết chết, trăm phần không còn được một, hai. Thế là 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm và một số quân của Phúc Ánh bị hoàn toàn tiêu diệt.
Còn đạo bộ binh của giặc đương đi bỗng nghe tiếng đại bác nổ, liền dừng bước. Thình lình trong lau lách phục binh của Tây Sơn vừa hét vừa xông ra. Lục Côn trở tay không kịp, bị Bùi Thị Xuân chém một nhát bay đầu [49]. Binh lính hết hồn, đều bỏ chạy tán loạn. Nhưng sau lưng có quân đánh, hai bên tả hữu cũng có quân đánh, chúng ùa nhau chạy về phía trước, nhảy ào vào rừng dừa. Hai vạn binh Xiêm và số quân nhà Nguyễn, lớp bị đao kiếm, lớp bị sình lầy, chết không còn một mống !
Trời vừa rạng đông thì chiến cuộc cũng vừa dứt. Quân Tây Sơn toàn thắng, Chiêu Tăng và Chiêu Sương tẩu thoát. Nguyễn Phúc Ánh được một bộ tướng là Nguyễn Văn trị cứu khỏi và cõng chạy đến trốn nơi Mỹ Ðức ở Thi Giang, rồi chạy lần ra náu ở Cồn Khơi thuộc Hà Tiên.
Tướng Xiêm Chiêu Tăng và Chiêu Sương[50] trốn thoát chạy về Sa Ðéc, bị quân Tây Sơn truy kích, hối hả cùng Sạ Uyển kéo tàn quân chạy bộ về Xiêm. Kiểm điểm quân số thì khi xuất quân, thủy bộ cả thảy 5 vạn, lúc trở về chỉ còn mươi ngàn lục quân và không đầy vài ngàn thủy quân! Như vậy chỉ trong một trận Tây Sơn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm và 300 thuyền chiến.
Còn Nguyễn Phúc Ánh hết trốn nơi này đến nơi khác, liệu không thoát khỏi tay đối phương luôn luôn cho lùng bắt, bèn cùng một số tướng sĩ chạy qua Xiêm xin tị nạn[51].
Quét sạch quân xâm lăng, đuổi được Nguyễn Phúc Ánh ra khỏi nước, Nguyễn Huệ lo sắp đặt tề chỉnh việc quân việc dân, rồi giao Gia Ðịnh cho Trương Văn Ða và Ðặng Văn Chấn trấn thủ, còn mình cùng Võ Văn Dũng và vợ chồng Bùi Thị Xuân kéo đại binh về Quy Nhơn.
Cao Tắc Tựu và Triệu Ðình Tiếp bàn cùng nhau:
+ Cuộc chiến thắng này đã làm sáng tỏ chính nghĩa của nhà Tây Sơn. Cái tội rước voi của Nguyễn Phúc Ánh đã sờ sờ ra đó, và có công giải thoát ách ngoại xâm của Long Nhương Tướng quân đã đủ trang bị cho chúng ta để chinh phục nhân tâm của sĩ phu và lê thứ đất Gia Ðịnh.
+ Phần đông sĩ phu Gia Ðịnh hiểu nghĩa chữ trung một cách lệch lạc. Họ chỉ nghĩ đến Vua, cho rằng trung quân tức ái quốc. Cho nên cứ khư khư ôm chữ trung quân vào lòng, mặc dù Vua kia, chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng của mình mà dẫm đạp lên trên quyền lợi chung của Tổ quốc và Dân tộc. Họ nghĩ rằng đất này là của nhà Nguyễn bị nhà Tây Sơn chiếm đoạt, thì Nguyễn Phúc Ánh có quyền nhờ ngoại bang giúp mình đánh lấy lại. Phá nước hại dân là tội của quân Xiêm, chớ không phải tội của Phúc Ánh. Cho nên họ không oán giận họ Nguyễn mà chỉ căm thù quân Xiêm. Phải đả phá cho được tư tưởng sai lầm đó, thì lời nói phải của chúng ta mới lọt được vào tai.
+ Ðất Gia Ðịnh rộng mênh mông mà chỉ có hai chúng ta thì không thể nào dẫy hết cỏ dại đã ăn sâu vào trí não, để cấy lúa trồng dâu.
Hai ông liền bàn cùng Trương Văn Ða và Ðặng Văn Chấn rồi một mặt làm sớ gởi về Quy Nhơn xin thêm người, một mặt chiêu nạp nhân tài ở địa phương làm phụ tá.
Vua Thái Ðức liền sai Huỳnh Văn Thuận và Lưu Quốc Hưng vào tăng cường.
Từ ấy đồng bào Gia Ðịnh được an cư lạc nghiệp.
Việc học hành được tổ chức khắp nơi. Ruộng đất mỗi ngày mỗi thêm mở rộng. Quân sĩ thay phiên nhau làm việc canh tác với đồng bào. Gia Ðịnh trở thành nơi trù phú