Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Để nói rõ hơn về dòng họ Nguyễn ở phía Nam, em xin giới thiệu Chín Chúa Nguyễn thời Trịnh - Nguyễn phân tranh này:

1. Chúa Nguyễn Hoàng còn gọi là Chúa Tiên (1558-1613).

Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa
Nguyễn Kim có hai con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng cùng làm tướng lập được nhiều công trạng. Trịnh Kiểm là anh rể sợ họ Nguyễn tranh giành mới tìm cách giết Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng sợ vạ lây, nhưng không nghĩ ra cách gì bèn sai người đem vàng bạc làm lễ vật biếu quan nhà Mạc đã hưu trí là Trình quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi kế giữ thân. Trình Quốc Công lấy giấy bút viết 8 chữ giao cho người tâm phúc của Nguyễn Hoàng đem về. Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng mở thư đọc, thấy 8 chữ "Hoành son nhất đái, vạn đại dung thân" (Hoành sơn một giải, dung thân muôn đời).
Hiểu được ý nghĩa của lời chỉ bảo, Nguyễn Hoàng cầu cứu với chị là Ngọc Bảo, xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam.
Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm mới thuận, tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Bấy giờ những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng quân lính ở đất Thanh Nghệ nhiều người đưa cả vợ con đi theo, khoảng một ngàn quân sĩ. Đầu tiên Nguyễn Hoàng vào đóng ở xã ái Tử thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị và bắt đầu thu phục nhân tâm, rộng ban ơn đức, anh hùng hào kiệt hấp nơi kéo nhau về giúp. Họ Nguyễn bắt đầu khởi nghiệp và bành trướng ở xứ Đàng Trong.

Khi nên trời cũng chiều người
Khi Nguyễn Hoàng rời đất Bắc, vào đóng dinh ở đất ái Tử, tướng Lập Bạo của nhà Mạc đem một toán quân đi 60 chiến thuyền, theo đường hải đạo vào đóng ở làng Hồ Xá và ở làng Lạng Uyển, thuộc huyện Minh Linh, để đánh Nguyễn Hoàng. Hai bên đánh nhau nhiều lần chưa phân thắng bại. Một đêm chúa Nguyễn đang đóng binh bên bờ sông, nghe dưới sông có tiếng trảo trảo, Chúa lấy làm lạ ra xem thì thấy sóng gió rất hãi hùng. Nhân đó chúa quỳ xuống khấn nguyện rằng : Thần sông linh thiêng thì cố giúp ta trừ giặc. Đêm hôm ấy chúa nằm mộng thấy một người đàn bà sắc đẹp lộng lẫy, dáng dấp uyển chuyển nhẹ nhàng đi lại gần chúa và bảo rằng: "Nhà ngươi hãy dùng mỹ nhân kế mới thắng được giặc". Thức dậy, Chúa vui mừng vì được điềm lành. Bỗng nàng hầu Ngô Thị mang nước vào cho chúa. Nàng cũng xinh đẹp khác thường. Chúa liền sai Ngô thị dùng mỹ nhân kế để giết Lập Bạo. Về phần Lập Bạo, y dương dương tự đắc vì thấy chúa Nguyễn không làm gì được mình, nên chè chén, hát xướng suốt ngày. Đang ngất ngưởng, Lập Bạo thấy nàng Ngô Thị sắc nước hương trời mang lễ vật và thư giảng hòa của Chúa Nguyễn xin vào yết kiến. Lập Bạo vốn là người hiếu sắc, thấy Ngô Thi liếc mắt đưa tình, nên bị mê hoặc đồng ý để hai bên giảng hòa trong một thời gian. Được việc, Ngô Thị xin cáo lui, nhưng đi mà đôi mắt Ngô Thị không rời Lập Bảo. Nàng cứ liếc mắt đưa tình ra chiều lả lơi. Bạo vội vàng đi theo nhưng không thể nào bắt kịp Ngô Thị. Cứ thế đến chỗ phục binh của chúa Nguyễn, một phát súng lệnh nổ, quân mai phục tỏa ra. Lập Bạo biết mắc mưu liền lao nhanh xuống nước. Nhưng y lặn đến đâu trên mặt nước có con chim chài cá kêu vang bay theo đến đó. Quân Chúa Nguyễn nhờ vậy mà theo dõi được đường bơi của Lập Bạo. Lập Bạo lặn mãi cho đến làng Vân Trình cuối sông Vĩnh định mới nổi lên. Quan quân Chúa Nguyễn giết được vô số quân Mạc.
Để tưởng nhớ ơn sâu của thủy thần giúp, Chúa Nguyễn cho lập đền thờ ngay tại làng ái Tử và phong là Trảo Trảo Linh Thu Phổ Trạch Tướng Hiệu Phu Nhân. Miếu Trảo Trảo rất linh ứng được nhân dân lo hương khói hàng năm.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Chúa Nguyễn Hoàng - Khai quốc công thần đất phương Nam
[blockquote]Lịch sử dân tộc Việt Nam thường có những bước ngoặc tạo nên những trang sử mới.

450 năm trước, câu nói đầy ẩn dụ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) nói với chúa Nguyễn Hoàng ( 1542- 1613) sau khi người anh ruột của ông là Nguyễn Uông đã bị anh rễ Trịnh Kiểm giết chết :

” Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân “

Câu nói như là một dẫn dắt, liên quan đến cả vận mệnh dân tộc. Sự tranh giành quyền lực của họ Trịnh đã tạo nên một biến động lớn để đưa Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa (1558), đến nơi “ô châu ác địa “, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng đã thực sự tự nguyện đi đày. “Ở nơi ấy, Nguyễn Hoàng không thể tranh chấp quyền hành với mình “; nghĩ như thế nên Trịnh Kiểm đã đồng ý để vua Lê cử ông đi ngay. Và cũng nhờ thế , từ thời điểm đó, lịch sử Việt Nam đã mở ra một trang sử mới cho sự phát triển Tổ Quốc : đất nước đã được mở rộng về tận phương Nam !

Được lệnh vào Nam năm Mậu Ngọ (1558 ), bất chấp cả thời tiết mùa đông giá rét, ông giong buồm đi ngay. Hàng ngàn đồng hương và nghĩa dũng ở Tống Sơn Thanh Hóa theo ông rất đông. Khi đoàn thuyền đi qua Thanh Nghệ Tĩnh, nhiều người hưởng ứng đem cả vợ con theo ông. Các danh thần cùng đi có Nguyễn Ư Dĩ, Tống Phước Trị, Mạc Cảnh Huống…

Nguyễn Hoàng thực sự là người có tài đức, chỉ với tư cách là người trấn thủ , nhưng ông còn là một vị tướng mưu lược, đồng thời cũng là một vị lãnh đạo khôn ngoan, lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng và chăm lo phát triển kinh tế trong vùng mình trấn nhậm, nên dân chúng Thuận Hóa rất cảm mến ông, họ đã gọi ông là Chúa Tiên, mặc dù đương thời ông chỉ có chức Đoan Quốc Công. Ông đã nhẫn nhịn để chờ thời cơ, không manh động với địch thủ đã giết người thân của mình, lập chí lớn, gây dựng cơ nghiệp lâu dài để lại cho con cháu mai sau. Lịch sử đã có lần coi ông như một Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người sáng lập ra nhà Hậu Kim, tiền thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc sống cùng thời với ông .

Cũng nhờ tài năng đặc biệt , năm 1569 khi ra chầu vua Lê, ông được giao trấn thủ luôn đất Quảng Nam. Ảnh hưởng chính trị của ông lan rộng đến tận Đồng Xuân ,Tuy Hòa.

Năm Quý Tỵ (1593), Nguyễn Hoàng đem quân ra Đông Đô yết kiến vua Lê. Vua an ủi rằng :” Ông trấn thủ hai xứ, dân nhờ được yên, công ấy rất lớn” ( ĐNTL, trang 33) , lần ra bắc này, ông đã giúp Trịnh Tùng đánh dẹp dư đảng họ Mạc. Trong suốt 8 năm, vì lập được nhiều chiến công nên ông lại bị Trịnh Tùng lo ngại, nảy ý hãm hại, nên năm Canh Tý (1600) một lần nữa , ông đã giong buồm chạy thẳng ra khơi , để lại con trai thứ nam là Hải và cháu là Hắc ở lại làm con tin, còn ông một mình trốn vàoThuận Hóa tìm đường sống. Từ đó, ông vượt đèo Hải Vân vào Quảng Nam, xây Trấn Dinh ở Cần Húc ( Duy Xuyên) , cử con trai thứ sáu vào trấn nhậm. Quảng Nam là nơi đất tốt, dân đông, sản vật giàu có.

Thế lực của Nguyễn Hoàng ở phía Nam được xác lập khi Khám lý phủ Hoài Nhơn ( Bình Định ) Trần Đức Hoa ( thuộc một gia đình có thế lực lớn nhiều đời, ông nội, cha, và bản thân vốn là bề tôi của nhà Lê) đến yết kiến.

Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn ( 1726- 1784)- nhà bác học thời Lê mạt, đã viết về xứ Thuận Quảng đưới sự cai quản của ông ( trong năm 1572) như sau :

“ Đoan Quận Công có uy lược, xét kỹ, nghiêm minh, không ai dám lừa dối. Cai trị hơn 10 năm, chính sự khoan hòa, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, dùng phép công bằng, răn giữ bản bộ, cấm đoán kẻ hung dữ. Quan dân hai xứ thân yên tín phục, cảm nhân mến đức, dời đổi phong tục, chợ không bán hai giá, người không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang, ai cũng cố gắng, trong cõi đều an cư lạc nghiệp. Hàng năm nộp thuế mà để giúp việc quân, việc nước, triều đình cũng được nhờ…” (Phủ Biên Tạp Lục,NXB Khoa Học, 1964, trang 42).

Năm Giáp Thìn( 1604), ông chia đặt lại các đơn vị hành chánh thuộc xứ Thuận Hóa, đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình ( ngày nay là nửa phía bắc tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình); lấy huyện Điện Bàn phủ Triệu Phong( phần còn lại ngày nay là nửa phía nam tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) đổi làm phủ Điện Bàn, Quảng Nam,; đổi phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi; đổi phủ Thăng Hoa làm phủ Thăng Bình, trong phủ này, huyện Lê Giang đổi làm huyện Lễ Dương, Hy Giang làm huyện Duy Xuyên; phủ Hoài Nhơn như cũ.

Thuận Quảng vốn là đất cũ của Chiêm Thành, vùng đất này chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Chăm-pa, ông đã lấy giáo lý Phật giáo để thuần hóa, thuần tính nhân dân dưới quyền ông. Ông cho sửa sang và xây dựng nhiều ngôi chùa: năm 1602 cho sửa chùa Thuần Hóa ở xã Triêm Ân ( huyện Phú Vang) ; dựng chùa Long Hưng ( phía đông Trấn Dinh( huyện Duy Xuyên). Năm 1607 dựng chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu. Năm 1609 dựng chùa Kính Thiên ở Quảng Bình.

Nhưng công việc có giá trị nhất là ông đã cho xây dựng chùa Thiên Mụ ( 1601) tại Thuận Hóa . Ngôi chùa lịch sử đã có mối quan hệ rất mật thiết với quá trình phát triển đất Thuận Hóa và triều Nguyễn của nước ta.

Sách Đại Nam Thực Lục chép:

” Năm Tân Sửu 1601, bắt đầu dựng chùa Thiên Mụ. Bấy giờ chúa dạo xem hình thể núi sông, thấy trên cánh đồng bằng ở xã Hà Khê ( thuộc Huyện Hương Trà) giữa đồng bằng nổi lên một gò cao, như hình đầu rồng quay lại, phía trước thì nhìn ra sông lớn, phía sau thì có hồ rộng, cảnh trí rất đẹp. Nhân thể hỏi chuyện người địa phương, họ đều nói rằng gò này rất thiêng. Tục truyền rằng, xưa có người đêm thấy bà già áo đỏ quần xanh ngồi trên đỉnh gò nói rằng :” sẽ có vị chân chúa đến xây chùa ở đây, để tụ khí thiêng, cho bền long mạch” ; nói xong bà già biến mất. Bấy giờ nhân đấy mới gọi là núi Thiên Mụ. Chúa cho là núi ấy có linh khí, mới dựng chùa gọi là chùa Thiên Mụ.”

Ngoài việc chăm lo cho đời sống nhân dân trong xứ, Nguyễn Hoàng đã tổ chức được một đội quân hùng mạnh, đủ sức bảo vệ vùng đất mới, nhất là đội thủy binh, như vào năm Kỷ Mùi (1559) , khi mới ”định cư “chưa tròn 1 năm, tàu Tây Ban Nha đã đến gây rối vùng biển nước ta, chúng đã bị lực lượng phòng thủ vùng biển của ta cảnh cáo. Theo tài liệu “ Thủy quân Việt Nam ngày xưa “ ghi lại:

“ …Mờ sáng ngày 3/9/1559 quân Tây Ban Nha thấy cả một rừng lưỡi giáo tua tủa quanh các núi dọc nơi đậu thuyền, đồng thời có nhiều chiếc thuyền mang chất cháy đi hàng ba nhằm thẳng tàu Tây Ban Nha tiến tới; cùng lúc đó, pháo từ các đồn lũy trên bờ phát hỏa. Cảm thấy bị phục kích và tấn công, hạm thuyền Tây Ban Nha vội bỏ chạy và nhờ trận gió Tây, quân Tây Ban Nha mới thoát nạn …”.

Vào năm Ất Dậu (1585) , thuyền Tây phương lại đến quấy nhiễu, Sách Đại Nam Thực Lục chép :

“ Năm Ất Dậu (1585), bấy giờ có giặc nước Tây dương hiệu là Hiển Quý đi 5 chiếc thuyền lớn đến đậu ở Cửa Việt đẻ cướp bóc ven biển. Chúa sai hoàng tử thứ sáu lĩnh hơn 19 chiếc thuyền, tiến thẳng đến cửa biển, Hiển Quý sợ chạy. Chúa cả mừng nói rằng:” Con ta thực là anh kiệt” và thưởng cho rất hậu. Từ đó, giặc biến im hơi…”.

Năm Tân Hợi ( 1611), quân Chiêm Thành vượt đèo Cù Mông xâm phạm biên giới, ông sai người đem quân đánh đuổi và lấy đất đặt thêm phủ Phú Yên, mở rộng xứ Quảng Nam đến đèo Cả

Một trong những lĩnh vực được chúa quan tâm đó là thương mại, chỉ trong vòng mấy thập niên , ông đã biến đổi Đàng Trong trở nên một xứ giàu có và đủ mạnh để có thể duy trì được nền độc lập của mình đối với phía Bắc và mở rộng về phía Nam. Ngoại thương là một yếu tố quyết định cho sự phồn vinh đó. Trước khi Nguyễn Hòang vào trấn Thuận Hóa, ở Đàng Trong việc buôn bán phần lớn nằm trong tay người dân, phủ chúa ít khi can thiệp.

Có thể nói rằng, vùng Thuận Hóa sau khi được Nguyễn Hoàng an định, đã trở thành vùng đất sống cho hàng ngàn người dân trải dài từ Thăng Long đến Thanh Hóa, họ là nạn nhân của những năm mất mùa đói kém và chiến tranh thảm khốc giữa nhà Lê và nhà Mạc. Trong tác phẩm Xứ Đàng Trong, tác giả Ly Tana- mọt nhà Việt nam học đã cho biết:

“ Việc người Việt Nam di dân xuống phía Nam thường vẫn được giải thích là do áp lực dân số trên một vùng đất nông nghiệp có giới hạn. và những nguyên nhân trực tiếp đẩy một số đông dân đi về phía Nam lại là đói kém và chiến tranh. ….”

“…Hai thời kỳ thảm khốc diễn ra vào giữa thế kỷ 16 ( và 18) là nguyên nhân chính cuả việc gia tăng số người tỵ nạn. Thời kỳ thứ nhất xãy ra vào nửa sau thế kỷ 16. Trong Toàn Thư, các năm 1561, 1570, 1671, 1572, 1586, 1588, 1569, 1592, 1594, 1595, 1596, 1597 và 1608 đều nhấn mạnh đến số người tỵ nạn. Chẳng hạn vào năm 1572, chúng ta thấy ghi : “ Nghệ An năm đó không thu được hạt thóc nào…lại bị bệnh dịch, chết đến quá nửa. Nhân dân nhiều người xiêu giạt hoặc tản đi miền Nam hoặc giạt về Đông Bắc.

Vào năm 1594:
Bấy giờ các huyện ở Hải Dương nhân dân mất mùa to, đói kém đến ăn thịt lẫn nhau, chết đói đến một phần ba

Đây có lẽ là thời kỳ thảm họa dài nhất trong lịch sử Việt Nam với một cuộc nội chiến dữ dội kéo dài mấy thập niên. Với 14 năm mất mùa trong vòng 48 năm. Trong lịch sử Việt Nam trước đó không hề thấy nhắc đến một cách liên tục con số đông đảo dân tỵ nạn trong một thời gian ngắn như vậy. Trong thực tế, chữ phiêu tán rất ít dùng trong chính sử Việt Nam…”

“… Ngược lại, vùng Thuận Hóa được xem là tương đối yên tĩnh. Nhà Mạc tuy có tìm cách tấn công Thuận Hóa vào năm 1571, nhưng họ đã bị Nguyễn Hoàng đánh bại. Cả Toàn Thư và Tiền Biên đều nói rằng vùng đất này “ dân không trộm cắp, cổng ngoài không phải đóng, thuyền buôn nước ngoài đều đến buôn bán.

Thuận Hóa dĩ nhiên trở thành nơi trú ẩn của dân tỵ nạn từ phía Bắc. Tiền Biên ghi nhận có hai làn sóng tỵ nạn đổ về Thuận Hóa vào các năm 1559 và 1608. Toàn Thư cũng thường nói đến việc người dân trốn khỏi quê vào thời kỳ này để “ hoặc đi vào Nam hoặc đi về phía Đông Bắc” . cả hai vùng này đều là những vùng thưa dân.

Một làn sóng di dân vĩ đại của người Việt Nam đã diễn ra vào cuối thế kỷ 16. Về phương diện lịch sử, nó có thể sánh với cuộc di dân của người Trung Hoa, tuy với tỷ lệ nhỏ hơn, từ phía Bắc tới đồng bằng sông Dương Tử dưới thời Đông Tấn( thế kỷ thứ 4 sau CN). Trước thời kỳ này, số người Việt Nam di dân xuống phía nam không nhiều, có vẻ lác đác. Nhưng bây giờ động cơ thúc đẩy họ di dân trở nên mạnh hơn và mục đích của họ cũng rõ ràng hơn. Nếu Thuận Hóa trước đây xem ra còn là một vùng đất đầy bất trắc, bấp bênh về một số lĩnh vực thì việc Nguyễn Hoàng thiết lập chính quyền ở đây được coi như là việc tái khẳng định quyền của người Việt Nam được định cư ở vùng đất này và vì thế là một khuyến khích lớn đối với việc di dân…”
( Trong Xứ Đàng Trong, Li Tana , tr 37, 38)

Với sự mở đầu ra đi của Nguyễn Hoàng ,và kế tục là các đời chúa con cháu của ông, đất nước đã tiếp thụ một nguồn của cải mới, đó là cả một vùng đất phía Nam giàu có, là các cuộc giao thương cường thịnh với các trung tâm thương mại mới : Hội An; Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên…; là các tri thức mới khi tiếp cận ở nhiều dân tộc phương Nam hay đến từ phương Nam. Nhờ vào luồng của cải mới được tìm thấy ấy, nước ta đã trở nên cường thịnh nhất sau mấy trăm năm suy sụp. Ở đây, một lần nửa, cần khẳng định lại vai trò của Nguyễn Hoàng - người đã dấn thân khởi nghiệp để từ đó, tìm ra những luồng của cải mới cho đất nước.

Tất cả cuộc đời của ông đã hy sinh cho sự nghiệp xứ Đàng Trong, gia đình của ông đã gặp nhiều cảnh phân ly; hai người con thứ 7 và thứ 8 can tội loạn quốc chánh, bị tước tông tịch, con cháu của họ phải đổi ra họ Nguyễn Thuận. Để lấy lòng tin của chúa Trịnh, ông đã phải để người con thứ 5 và các cháu nội ở lại trên đất Bắc, con cháu của họ lại phải đổi tên thành họ Nguyễn Hựu.

Năm 1613, biết mình không thể sống lâu hơn, ông cho triệu công tử thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên đang làm trấn thủ Quảng Nam ra. Ông bảo các cận thần rằng:

“ Ta với các ông cùng nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng nên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông nên cùng lòng giúp đỡ, cho thành công nghiệp”.

Cầm tay hoàng tử thứ sáu , ông dặn bảo rằng;

“ Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung; anh em trước hết phải thân yêu nhau. Con phải giữ được lời dặn đó thì ta không ân hạn gì’. Lại nói :” Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang( Hoành Sơn) và sông Gianh ( Linh Giang) hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia ( Thạch Bi Sơn) vững bền. Núi sẳn vàng sắt, biển có cá muối , thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh chống chọi với Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta “ ( Đại Nam Thực Lục, T1, NXB Thuận Hóa,2007, trang37).

Một Quận công, lãnh Tổng trấn khi phát hiện ra cơ hội đã nuôi chí tổ chức để mở rộng lãnh thổ đến thế là cùng…

Nói đến lịch sử Việt Nam và nhất là lịch sử Nam Bộ, có nhiều dư luận rất băn khoăn, thậm chí bất bình đối với cách đánh giá trước đây về lịch sử đối với các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Nếu không có công lao mở cõi của các chúa Nguyễn thì làm sao chúng ta có được vùng đất Nam Bộ như hiện nay ?

Một nhà văn ở Sài Gòn đã viết:

“ Tôi nghĩ, chúng ta tôn kính các vua Hùng đã có công dựng nước và dựng đền thờ là phải đạo. Nhưng ai dám chắc đây là những vị vua huyền thoại hay sự thực ? Trong khi đó, các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi gấp đôi như ngày nay là một sự thực lịch sử thì chúng ta lại…quên một cách có ý thức…”

“ Hôm nay mỗi lần nhắc đến vựa lúa lớn nhất nước đồng bằng sông Cửu Long đã có bao nhiêu người Việt hôm nay nhớ đến vị chúa Nguyễn Hoàng ? Một nửa dân số Việt Nam đứng trên đất các chúa Nguyễn, người đứng đầu là chúa Nguyễn Hoàng, một vùng đất trù phú, một vùng đất có khí hậu lý tưởng ! Mọi việc không bao giờ tự trên trời rơi xuống ! Cũng không phải đi xin mà có ! Tất cả từ cái tầm, từ cái tâm, từ bao nhiêu công sức của tiền nhân hôm qua để hôm nay chúng ta có hoa và trái…
Dựng tượng ghi công những người anh hùng mở cõi là đạo nghĩa của nền văn hóa người Việt…”

Một nhà thơ khác cũng bày tỏ quan điểm :

“ Nhà Nguyễn đã có công lao rất lớn đối với nước Việt Nam, đó là một sự thật hiển nhiên, vậy mà, không hiểu tại sao và từ lúc nào, lại bị bóp méo đến biến dạng, bị sai lệch đi trong cái nhìn chính thống, bị hạ thấp một cách oan ức về thang bậc giá trị lịch sử và văn hóa, bị ruồng bỏ nhiều bài vị tôn kính, bị xóa tên đường phố nhiều vua chúa kiệt xuất ? Tại sao ? Tại sao ?… "[/blockquote]
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.809
5.359
113
@Quỳnh Rùa: hổ chết để da, ngừoi chết nhưng danh tiếng còn mãi, họ Nguyễn Phúc có công với nước Việt thì ko hôm nay thì mai sau sử sách hậu thế sẽ ghi nhận, ngày hôm nay ko dc đặt tên đường nhưng trăm năm sau thì mọi chiện sẽ khác đi, nhưng bác mà cứ khen cổ chê kim thì dễ Min mod cho bay cái thớt này lắm, lúc đó hậu quả nhãn tiền là bao công ghi chép của bác và anh em sẽ bị lên đường chỉ bởi 1 nút nhấn delete thôi
 
Bò Hóng
13/12/06
8.361
75.944
113
Nhiều chữ quá, Min mod không đọc đâu! cứ viết đừng nhạy cảm quá là được. LS cứ trước 1930 về trước là ok
 
Tập Lái
11/6/10
28
0
0
37
Quỳnh Rùa nói:
Chúa Nguyễn Hoàng - Khai quốc công thần đất phương Nam
[blockquote]Lịch sử dân tộc Việt Nam thường có những bước ngoặc tạo nên những trang sử mới.

450 năm trước, câu nói đầy ẩn dụ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) nói với chúa Nguyễn Hoàng ( 1542- 1613) sau khi người anh ruột của ông là Nguyễn Uông đã bị anh rễ Trịnh Kiểm giết chết :

” Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân “

Câu nói như là một dẫn dắt, liên quan đến cả vận mệnh dân tộc. Sự tranh giành quyền lực của họ Trịnh đã tạo nên một biến động lớn để đưa Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa (1558), đến nơi “ô châu ác địa “, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng đã thực sự tự nguyện đi đày. “Ở nơi ấy, Nguyễn Hoàng không thể tranh chấp quyền hành với mình “; nghĩ như thế nên Trịnh Kiểm đã đồng ý để vua Lê cử ông đi ngay. Và cũng nhờ thế , từ thời điểm đó, lịch sử Việt Nam đã mở ra một trang sử mới cho sự phát triển Tổ Quốc : đất nước đã được mở rộng về tận phương Nam !

Được lệnh vào Nam năm Mậu Ngọ (1558 ), bất chấp cả thời tiết mùa đông giá rét, ông giong buồm đi ngay. Hàng ngàn đồng hương và nghĩa dũng ở Tống Sơn Thanh Hóa theo ông rất đông. Khi đoàn thuyền đi qua Thanh Nghệ Tĩnh, nhiều người hưởng ứng đem cả vợ con theo ông. Các danh thần cùng đi có Nguyễn Ư Dĩ, Tống Phước Trị, Mạc Cảnh Huống…

Nguyễn Hoàng thực sự là người có tài đức, chỉ với tư cách là người trấn thủ , nhưng ông còn là một vị tướng mưu lược, đồng thời cũng là một vị lãnh đạo khôn ngoan, lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng và chăm lo phát triển kinh tế trong vùng mình trấn nhậm, nên dân chúng Thuận Hóa rất cảm mến ông, họ đã gọi ông là Chúa Tiên, mặc dù đương thời ông chỉ có chức Đoan Quốc Công. Ông đã nhẫn nhịn để chờ thời cơ, không manh động với địch thủ đã giết người thân của mình, lập chí lớn, gây dựng cơ nghiệp lâu dài để lại cho con cháu mai sau. Lịch sử đã có lần coi ông như một Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người sáng lập ra nhà Hậu Kim, tiền thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc sống cùng thời với ông .

Cũng nhờ tài năng đặc biệt , năm 1569 khi ra chầu vua Lê, ông được giao trấn thủ luôn đất Quảng Nam. Ảnh hưởng chính trị của ông lan rộng đến tận Đồng Xuân ,Tuy Hòa.

Năm Quý Tỵ (1593), Nguyễn Hoàng đem quân ra Đông Đô yết kiến vua Lê. Vua an ủi rằng :” Ông trấn thủ hai xứ, dân nhờ được yên, công ấy rất lớn” ( ĐNTL, trang 33) , lần ra bắc này, ông đã giúp Trịnh Tùng đánh dẹp dư đảng họ Mạc. Trong suốt 8 năm, vì lập được nhiều chiến công nên ông lại bị Trịnh Tùng lo ngại, nảy ý hãm hại, nên năm Canh Tý (1600) một lần nữa , ông đã giong buồm chạy thẳng ra khơi , để lại con trai thứ nam là Hải và cháu là Hắc ở lại làm con tin, còn ông một mình trốn vàoThuận Hóa tìm đường sống. Từ đó, ông vượt đèo Hải Vân vào Quảng Nam, xây Trấn Dinh ở Cần Húc ( Duy Xuyên) , cử con trai thứ sáu vào trấn nhậm. Quảng Nam là nơi đất tốt, dân đông, sản vật giàu có.

Thế lực của Nguyễn Hoàng ở phía Nam được xác lập khi Khám lý phủ Hoài Nhơn ( Bình Định ) Trần Đức Hoa ( thuộc một gia đình có thế lực lớn nhiều đời, ông nội, cha, và bản thân vốn là bề tôi của nhà Lê) đến yết kiến.

Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn ( 1726- 1784)- nhà bác học thời Lê mạt, đã viết về xứ Thuận Quảng đưới sự cai quản của ông ( trong năm 1572) như sau :

“ Đoan Quận Công có uy lược, xét kỹ, nghiêm minh, không ai dám lừa dối. Cai trị hơn 10 năm, chính sự khoan hòa, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, dùng phép công bằng, răn giữ bản bộ, cấm đoán kẻ hung dữ. Quan dân hai xứ thân yên tín phục, cảm nhân mến đức, dời đổi phong tục, chợ không bán hai giá, người không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang, ai cũng cố gắng, trong cõi đều an cư lạc nghiệp. Hàng năm nộp thuế mà để giúp việc quân, việc nước, triều đình cũng được nhờ…” (Phủ Biên Tạp Lục,NXB Khoa Học, 1964, trang 42).

Năm Giáp Thìn( 1604), ông chia đặt lại các đơn vị hành chánh thuộc xứ Thuận Hóa, đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình ( ngày nay là nửa phía bắc tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình); lấy huyện Điện Bàn phủ Triệu Phong( phần còn lại ngày nay là nửa phía nam tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) đổi làm phủ Điện Bàn, Quảng Nam,; đổi phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi; đổi phủ Thăng Hoa làm phủ Thăng Bình, trong phủ này, huyện Lê Giang đổi làm huyện Lễ Dương, Hy Giang làm huyện Duy Xuyên; phủ Hoài Nhơn như cũ.

Thuận Quảng vốn là đất cũ của Chiêm Thành, vùng đất này chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Chăm-pa, ông đã lấy giáo lý Phật giáo để thuần hóa, thuần tính nhân dân dưới quyền ông. Ông cho sửa sang và xây dựng nhiều ngôi chùa: năm 1602 cho sửa chùa Thuần Hóa ở xã Triêm Ân ( huyện Phú Vang) ; dựng chùa Long Hưng ( phía đông Trấn Dinh( huyện Duy Xuyên). Năm 1607 dựng chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu. Năm 1609 dựng chùa Kính Thiên ở Quảng Bình.

Nhưng công việc có giá trị nhất là ông đã cho xây dựng chùa Thiên Mụ ( 1601) tại Thuận Hóa . Ngôi chùa lịch sử đã có mối quan hệ rất mật thiết với quá trình phát triển đất Thuận Hóa và triều Nguyễn của nước ta.

Sách Đại Nam Thực Lục chép:

” Năm Tân Sửu 1601, bắt đầu dựng chùa Thiên Mụ. Bấy giờ chúa dạo xem hình thể núi sông, thấy trên cánh đồng bằng ở xã Hà Khê ( thuộc Huyện Hương Trà) giữa đồng bằng nổi lên một gò cao, như hình đầu rồng quay lại, phía trước thì nhìn ra sông lớn, phía sau thì có hồ rộng, cảnh trí rất đẹp. Nhân thể hỏi chuyện người địa phương, họ đều nói rằng gò này rất thiêng. Tục truyền rằng, xưa có người đêm thấy bà già áo đỏ quần xanh ngồi trên đỉnh gò nói rằng :” sẽ có vị chân chúa đến xây chùa ở đây, để tụ khí thiêng, cho bền long mạch” ; nói xong bà già biến mất. Bấy giờ nhân đấy mới gọi là núi Thiên Mụ. Chúa cho là núi ấy có linh khí, mới dựng chùa gọi là chùa Thiên Mụ.”

Ngoài việc chăm lo cho đời sống nhân dân trong xứ, Nguyễn Hoàng đã tổ chức được một đội quân hùng mạnh, đủ sức bảo vệ vùng đất mới, nhất là đội thủy binh, như vào năm Kỷ Mùi (1559) , khi mới ”định cư “chưa tròn 1 năm, tàu Tây Ban Nha đã đến gây rối vùng biển nước ta, chúng đã bị lực lượng phòng thủ vùng biển của ta cảnh cáo. Theo tài liệu “ Thủy quân Việt Nam ngày xưa “ ghi lại:

“ …Mờ sáng ngày 3/9/1559 quân Tây Ban Nha thấy cả một rừng lưỡi giáo tua tủa quanh các núi dọc nơi đậu thuyền, đồng thời có nhiều chiếc thuyền mang chất cháy đi hàng ba nhằm thẳng tàu Tây Ban Nha tiến tới; cùng lúc đó, pháo từ các đồn lũy trên bờ phát hỏa. Cảm thấy bị phục kích và tấn công, hạm thuyền Tây Ban Nha vội bỏ chạy và nhờ trận gió Tây, quân Tây Ban Nha mới thoát nạn …”.

Vào năm Ất Dậu (1585) , thuyền Tây phương lại đến quấy nhiễu, Sách Đại Nam Thực Lục chép :

“ Năm Ất Dậu (1585), bấy giờ có giặc nước Tây dương hiệu là Hiển Quý đi 5 chiếc thuyền lớn đến đậu ở Cửa Việt đẻ cướp bóc ven biển. Chúa sai hoàng tử thứ sáu lĩnh hơn 19 chiếc thuyền, tiến thẳng đến cửa biển, Hiển Quý sợ chạy. Chúa cả mừng nói rằng:” Con ta thực là anh kiệt” và thưởng cho rất hậu. Từ đó, giặc biến im hơi…”.

Năm Tân Hợi ( 1611), quân Chiêm Thành vượt đèo Cù Mông xâm phạm biên giới, ông sai người đem quân đánh đuổi và lấy đất đặt thêm phủ Phú Yên, mở rộng xứ Quảng Nam đến đèo Cả

Một trong những lĩnh vực được chúa quan tâm đó là thương mại, chỉ trong vòng mấy thập niên , ông đã biến đổi Đàng Trong trở nên một xứ giàu có và đủ mạnh để có thể duy trì được nền độc lập của mình đối với phía Bắc và mở rộng về phía Nam. Ngoại thương là một yếu tố quyết định cho sự phồn vinh đó. Trước khi Nguyễn Hòang vào trấn Thuận Hóa, ở Đàng Trong việc buôn bán phần lớn nằm trong tay người dân, phủ chúa ít khi can thiệp.

Có thể nói rằng, vùng Thuận Hóa sau khi được Nguyễn Hoàng an định, đã trở thành vùng đất sống cho hàng ngàn người dân trải dài từ Thăng Long đến Thanh Hóa, họ là nạn nhân của những năm mất mùa đói kém và chiến tranh thảm khốc giữa nhà Lê và nhà Mạc. Trong tác phẩm Xứ Đàng Trong, tác giả Ly Tana- mọt nhà Việt nam học đã cho biết:

“ Việc người Việt Nam di dân xuống phía Nam thường vẫn được giải thích là do áp lực dân số trên một vùng đất nông nghiệp có giới hạn. và những nguyên nhân trực tiếp đẩy một số đông dân đi về phía Nam lại là đói kém và chiến tranh. ….”

“…Hai thời kỳ thảm khốc diễn ra vào giữa thế kỷ 16 ( và 18) là nguyên nhân chính cuả việc gia tăng số người tỵ nạn. Thời kỳ thứ nhất xãy ra vào nửa sau thế kỷ 16. Trong Toàn Thư, các năm 1561, 1570, 1671, 1572, 1586, 1588, 1569, 1592, 1594, 1595, 1596, 1597 và 1608 đều nhấn mạnh đến số người tỵ nạn. Chẳng hạn vào năm 1572, chúng ta thấy ghi : “ Nghệ An năm đó không thu được hạt thóc nào…lại bị bệnh dịch, chết đến quá nửa. Nhân dân nhiều người xiêu giạt hoặc tản đi miền Nam hoặc giạt về Đông Bắc.

Vào năm 1594:
Bấy giờ các huyện ở Hải Dương nhân dân mất mùa to, đói kém đến ăn thịt lẫn nhau, chết đói đến một phần ba

Đây có lẽ là thời kỳ thảm họa dài nhất trong lịch sử Việt Nam với một cuộc nội chiến dữ dội kéo dài mấy thập niên. Với 14 năm mất mùa trong vòng 48 năm. Trong lịch sử Việt Nam trước đó không hề thấy nhắc đến một cách liên tục con số đông đảo dân tỵ nạn trong một thời gian ngắn như vậy. Trong thực tế, chữ phiêu tán rất ít dùng trong chính sử Việt Nam…”

“… Ngược lại, vùng Thuận Hóa được xem là tương đối yên tĩnh. Nhà Mạc tuy có tìm cách tấn công Thuận Hóa vào năm 1571, nhưng họ đã bị Nguyễn Hoàng đánh bại. Cả Toàn Thư và Tiền Biên đều nói rằng vùng đất này “ dân không trộm cắp, cổng ngoài không phải đóng, thuyền buôn nước ngoài đều đến buôn bán.

Thuận Hóa dĩ nhiên trở thành nơi trú ẩn của dân tỵ nạn từ phía Bắc. Tiền Biên ghi nhận có hai làn sóng tỵ nạn đổ về Thuận Hóa vào các năm 1559 và 1608. Toàn Thư cũng thường nói đến việc người dân trốn khỏi quê vào thời kỳ này để “ hoặc đi vào Nam hoặc đi về phía Đông Bắc” . cả hai vùng này đều là những vùng thưa dân.

Một làn sóng di dân vĩ đại của người Việt Nam đã diễn ra vào cuối thế kỷ 16. Về phương diện lịch sử, nó có thể sánh với cuộc di dân của người Trung Hoa, tuy với tỷ lệ nhỏ hơn, từ phía Bắc tới đồng bằng sông Dương Tử dưới thời Đông Tấn( thế kỷ thứ 4 sau CN). Trước thời kỳ này, số người Việt Nam di dân xuống phía nam không nhiều, có vẻ lác đác. Nhưng bây giờ động cơ thúc đẩy họ di dân trở nên mạnh hơn và mục đích của họ cũng rõ ràng hơn. Nếu Thuận Hóa trước đây xem ra còn là một vùng đất đầy bất trắc, bấp bênh về một số lĩnh vực thì việc Nguyễn Hoàng thiết lập chính quyền ở đây được coi như là việc tái khẳng định quyền của người Việt Nam được định cư ở vùng đất này và vì thế là một khuyến khích lớn đối với việc di dân…”
( Trong Xứ Đàng Trong, Li Tana , tr 37, 38)

Với sự mở đầu ra đi của Nguyễn Hoàng ,và kế tục là các đời chúa con cháu của ông, đất nước đã tiếp thụ một nguồn của cải mới, đó là cả một vùng đất phía Nam giàu có, là các cuộc giao thương cường thịnh với các trung tâm thương mại mới : Hội An; Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên…; là các tri thức mới khi tiếp cận ở nhiều dân tộc phương Nam hay đến từ phương Nam. Nhờ vào luồng của cải mới được tìm thấy ấy, nước ta đã trở nên cường thịnh nhất sau mấy trăm năm suy sụp. Ở đây, một lần nửa, cần khẳng định lại vai trò của Nguyễn Hoàng - người đã dấn thân khởi nghiệp để từ đó, tìm ra những luồng của cải mới cho đất nước.

Tất cả cuộc đời của ông đã hy sinh cho sự nghiệp xứ Đàng Trong, gia đình của ông đã gặp nhiều cảnh phân ly; hai người con thứ 7 và thứ 8 can tội loạn quốc chánh, bị tước tông tịch, con cháu của họ phải đổi ra họ Nguyễn Thuận. Để lấy lòng tin của chúa Trịnh, ông đã phải để người con thứ 5 và các cháu nội ở lại trên đất Bắc, con cháu của họ lại phải đổi tên thành họ Nguyễn Hựu.

Năm 1613, biết mình không thể sống lâu hơn, ông cho triệu công tử thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên đang làm trấn thủ Quảng Nam ra. Ông bảo các cận thần rằng:

“ Ta với các ông cùng nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng nên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông nên cùng lòng giúp đỡ, cho thành công nghiệp”.

Cầm tay hoàng tử thứ sáu , ông dặn bảo rằng;

“ Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung; anh em trước hết phải thân yêu nhau. Con phải giữ được lời dặn đó thì ta không ân hạn gì’. Lại nói :” Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang( Hoành Sơn) và sông Gianh ( Linh Giang) hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia ( Thạch Bi Sơn) vững bền. Núi sẳn vàng sắt, biển có cá muối , thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh chống chọi với Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta “ ( Đại Nam Thực Lục, T1, NXB Thuận Hóa,2007, trang37).

Một Quận công, lãnh Tổng trấn khi phát hiện ra cơ hội đã nuôi chí tổ chức để mở rộng lãnh thổ đến thế là cùng…

Nói đến lịch sử Việt Nam và nhất là lịch sử Nam Bộ, có nhiều dư luận rất băn khoăn, thậm chí bất bình đối với cách đánh giá trước đây về lịch sử đối với các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Nếu không có công lao mở cõi của các chúa Nguyễn thì làm sao chúng ta có được vùng đất Nam Bộ như hiện nay ?

Một nhà văn ở Sài Gòn đã viết:

“ Tôi nghĩ, chúng ta tôn kính các vua Hùng đã có công dựng nước và dựng đền thờ là phải đạo. Nhưng ai dám chắc đây là những vị vua huyền thoại hay sự thực ? Trong khi đó, các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi gấp đôi như ngày nay là một sự thực lịch sử thì chúng ta lại…quên một cách có ý thức…”

“ Hôm nay mỗi lần nhắc đến vựa lúa lớn nhất nước đồng bằng sông Cửu Long đã có bao nhiêu người Việt hôm nay nhớ đến vị chúa Nguyễn Hoàng ? Một nửa dân số Việt Nam đứng trên đất các chúa Nguyễn, người đứng đầu là chúa Nguyễn Hoàng, một vùng đất trù phú, một vùng đất có khí hậu lý tưởng ! Mọi việc không bao giờ tự trên trời rơi xuống ! Cũng không phải đi xin mà có ! Tất cả từ cái tầm, từ cái tâm, từ bao nhiêu công sức của tiền nhân hôm qua để hôm nay chúng ta có hoa và trái…
Dựng tượng ghi công những người anh hùng mở cõi là đạo nghĩa của nền văn hóa người Việt…”

Một nhà thơ khác cũng bày tỏ quan điểm :

“ Nhà Nguyễn đã có công lao rất lớn đối với nước Việt Nam, đó là một sự thật hiển nhiên, vậy mà, không hiểu tại sao và từ lúc nào, lại bị bóp méo đến biến dạng, bị sai lệch đi trong cái nhìn chính thống, bị hạ thấp một cách oan ức về thang bậc giá trị lịch sử và văn hóa, bị ruồng bỏ nhiều bài vị tôn kính, bị xóa tên đường phố nhiều vua chúa kiệt xuất ? Tại sao ? Tại sao ?… "[/blockquote]
Thật là phục bác Quỳnh Rùa khi mà bác có cách trích dẫn, tổng hợp tài liệu và dẫn chuyện khá tốt, nhứt là bác lại có cuốn "Xứ Đàng Trong" của Li Tana.


Nhân nói về nhà Nguyễn thì tui mạn phép bàn ra nói một chút về chuyện kị huý trong việc đặt tên, vì chuyện này vào thời nhà Nguyễn được áp dụng vào rất khắt khe so với các nhà trước.

Ví dụ như họ Huỳnh, họ này chỉ có ở Đàng Trong, vì ngày xưa do đụng với tên của Nguyễn Hoàng nên nhứt thiết những ai họ Hoàng ở xứ Đàng Trong đều cải thành Huỳnh. Tương tự vậy đối với họ Võ, do những người họ Vũ cải lại, vì đụng với Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Trùng tên của vợ vua cũng được cải lại, như tỉnh Thanh-hoá, ngày xưa có tên là Thanh-hoa, sau đổi lại Thanh-hoá do vợ của vua Minh Mạng tên là Hồ Thị Hoa. Rồi tên của sự vật, sự việc cũng bị đổi, như cây cảnh còn được gọi là cây kiểng, do đụng với hoàng tử Cảnh; hay như tên gọi "tôn giáo" mà ngày nay hay nói là từ chữ "tông giáo" mà ra, do đụng với tên của vua Thiệu Trị (huý là Miên Tông).

Ở trên chỉ là một số ví dụ tiêu biểu (mà có lẽ nhiều người cũng đã biết rồi), ngoài ra có thể coi thêm chi tiết tại đây:
dunglac.org/upload/book/f__1191579231.htm
Cũng nhân tiện giới thiệu cho bà con biết luôn trang dunglac.org, đó là một trang khá hay nói về văn hoá Việt.
 
Hạng B2
5/6/09
419
19
18
Ba Miền Việt Nam
couto nói:
@Quỳnh Rùa: hổ chết để da, ngừoi chết nhưng danh tiếng còn mãi, họ Nguyễn Phúc có công với nước Việt thì ko hôm nay thì mai sau sử sách hậu thế sẽ ghi nhận, ngày hôm nay ko dc đặt tên đường nhưng trăm năm sau thì mọi chiện sẽ khác đi, nhưng bác mà cứ khen cổ chê kim thì dễ Min mod cho bay cái thớt này lắm, lúc đó hậu quả nhãn tiền là bao công ghi chép của bác và anh em sẽ bị lên đường chỉ bởi 1 nút nhấn delete thôi

Em kính phục các bác quá.
@ Bác Couto: bác cảnh báo bác Quỳnh Rùa là ý tốt, nhưng em nghĩ bác còn liều gấp bội. Bác Quỳnh khen Cổ chê Kim là chuyện trong nhà, lỡ bị Delete cũng không chắc nguy hiểm bằng cái Avatar và Chữ Ký của bác, lỡ người Tàu mà biết, nhấn nút destroy cả 4r luôn! Quả là nguy hiểm.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
2say nói:
couto nói:
@Quỳnh Rùa: hổ chết để da, ngừoi chết nhưng danh tiếng còn mãi, họ Nguyễn Phúc có công với nước Việt thì ko hôm nay thì mai sau sử sách hậu thế sẽ ghi nhận, ngày hôm nay ko dc đặt tên đường nhưng trăm năm sau thì mọi chiện sẽ khác đi, nhưng bác mà cứ khen cổ chê kim thì dễ Min mod cho bay cái thớt này lắm, lúc đó hậu quả nhãn tiền là bao công ghi chép của bác và anh em sẽ bị lên đường chỉ bởi 1 nút nhấn delete thôi

Em kính phục các bác quá.
@ Bác Couto: bác cảnh báo bác Quỳnh Rùa là ý tốt, nhưng em nghĩ bác còn liều gấp bội. Bác Quỳnh khen Cổ chê Kim là chuyện trong nhà, lỡ bị Delete cũng không chắc nguy hiểm bằng cái Avatar và Chữ Ký của bác, lỡ người Tàu mà biết, nhấn nút destroy cả 4r luôn! Quả là nguy hiểm.
Thật ra viết sử và trích sử rất khó. Khó vì làm sao để thật khách quan mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố xã hội, chính trị nào cả......thật là vô cùng bất khả thi.
Ví như: triều Tây Sơn với triều Nguyễn là phản thần tặc tử, ngụy triều. Thế nhưng với hiện tại thì lại là tiên tiến, chính thống. Ôi cái sự đời thật khó mà biết đâu là đúng là sai........ Mà thật ra chúng ta có sống ở hoàn cảnh hay thời điểm ấy đâu mà biết rõ hết được nguộn nghành mấu chốt sự việc đã xảy ra. Chẳng qua cũng chỉ là thấy cái nào có ích cho quốc gia cho dân tộc ắt sẽ được lưu danh muôn thuở, sử sách khắc ghi, bia miệng truyền mãi ngàn đời..... Cái nào làm sai, ảnh hưởng đến sự an nguy của giống nòi, thui chột đi tương lai của đất nước, hại dân, nghèo nước thì dù có là ai, dù có là thế lực chính trị nào bưng bít thông tin tung hô- khắc tượng - đúc tiền chăng nữa cũng sẽ bị người đời phỉ nhổ khi thường và sẽ chìm vào quên lãng bởi lớp bụi thời gian mà thôi.
Chỉ có những con người, những dòng tộc đã có công với dân tộc, với đất nước nhưng vì lý do nào đó mà quên đi sự đóng góp của họ, những hy sinh mất mát mà họ đã phải đổ xương máu của cả gia đình hay cả dòng tộc để có được hình hài đất nước như ngày hôm nay; mà lại chỉ phiến diện nhìn vào cái xấu, cái chưa hay của họ để chê bai, xóa tên, "dìm hàng" như vậy sẽ thật là bất công, chua xót.
Với tư cách là người yêu sử Việt, đã học, đã nghiện cứu và tìm tòi. Tri thức không cho phép chúng ta bưng bít hay bẻ cong sự thật theo bất kỳ một thế lực hay mục đích chính trị nào khác ngoài sự thật lịch sử đã xảy ra, Đó chính là tôn trọng chân lý, tôn trọng lẽ phải và tôn trọng sự thật; cho dù nó có đau buồn, nhục nhã hay đớn hèn tới mức nào. Vì chỉ khi đó chúng ta mới biết đâu thực sự là đúng - sai mà dạy bảo con cháu đời sau giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ gìn quê hương đất nước mà cha ông đã mất bao công sức gây dựng- để lại.
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.359
113
2say nói:
couto nói:
@Quỳnh Rùa: hổ chết để da, ngừoi chết nhưng danh tiếng còn mãi, họ Nguyễn Phúc có công với nước Việt thì ko hôm nay thì mai sau sử sách hậu thế sẽ ghi nhận, ngày hôm nay ko dc đặt tên đường nhưng trăm năm sau thì mọi chiện sẽ khác đi, nhưng bác mà cứ khen cổ chê kim thì dễ Min mod cho bay cái thớt này lắm, lúc đó hậu quả nhãn tiền là bao công ghi chép của bác và anh em sẽ bị lên đường chỉ bởi 1 nút nhấn delete thôi

Em kính phục các bác quá.
@ Bác Couto: bác cảnh báo bác Quỳnh Rùa là ý tốt, nhưng em nghĩ bác còn liều gấp bội. Bác Quỳnh khen Cổ chê Kim là chuyện trong nhà, lỡ bị Delete cũng không chắc nguy hiểm bằng cái Avatar và Chữ Ký của bác, lỡ người Tàu mà biết, nhấn nút destroy cả 4r luôn! Quả là nguy hiểm.
Nếu cái tổ bị vỡ, trứng sao còn lành dc.
E sống làm dân nước Việt, chết làm ma nước Việt, có sợ đâu mất cái nick
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
2. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn gọi là Chúa Sãi (1613-1635)

Buổi đầu chúa tôi tương ngộ
Nguyễn Hoàng sắp mất, gọi người con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn rằng "Đất Thuận Quảng này bên bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam thì có núi Hải Vân và núi Bi Sơn thật là một nơi trời để cho người anh hùng dựng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập binh sĩ mới gây dựng cơ nghiệp muôn đời".
Nguyễn Phúc Nguyên khóc mà bái tạ lãnh mạng. Bấy giờ Thụy Quân Công 51 tuổi lên nối ngôi, tên hiệu là Sãi Vương. Vương cho dời cung phủ về xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, ngày đêm lo việc chính sự, thu dụng nhân tài. Quan khám lý Trần Đức Hòa tiến cử Đào Duy Từ trong cơ hội đó. Sự kiện kiến Đào Duy Từ với chúa Sãi trở thành một giai thoại.
Sau khi được sự chấp thuận của chúa Sãi, cách mấy tháng sau, Trần Đức Hòa cùng đi với Duy Từ ra công phủ chờ đợi. Đức Hòa sắm mũ chầu cho Duy Từ đội để cho đầy đủ nghi thức tiến dẫn, nhưng Duy Từ gạt đi. Có chức thì mới có mũ đội, không có chức thì không dám đội mũ. Rỗi cứ để đầu trần đi vào phủ chúa.
Bấy giờ chúa Sãi đang ngồi trên điện, nghĩ ngợi tìm cách thử tài Duy Từ. Chúa mặc áo trắng, đi hài xanh, tay cầm long trượng, vai khoác tủi vải. Khi thấy Duy Từ tiến vào, bèn ra ngoài cửa đứng chờ, nét mặt vui vẻ rạng rỡ. Duy Từ khẽ hỏi Đức Hòa:
Người là ai vậy, thưa cha?
Quan khám lý khẽ đáp:
- Vương thượng đấy,con mau đến lạy chào.
Duy Từ nghe nói thế chỉ cười nhạt, không chịu đến chào rồi rảo chân bước đi ra, gần ra khỏi sân, Đức Hoa đuổi kịp trách rằng:
- Chúa ngự ra đây để đợi, sao con không lạy chào. Con không chịu lạy thì tội tất phải qui vào ta thôi.
Duy Từ đáp:
- Đây là tư thế của Vương Thượng lúc sắp đi dạo chơi với bọn con gái, không phải là nghi lễ tiếp khách đãi hiền. Nếu con lạy chào tức là phạm tội khi quân, vì thế không dám lạy, có tội gì đâu? Khám lý nghe vậy phát gắt, thúc giục đến lạy chào nhưng Duy Từ vẫn đứng yên một chỗ. Thế là Sãi Vương biết ý, trở vào trong phủ sửa sang áo mũ, lên ngồi ở công đường sai nội giám lấy áo mũ quan văn đem ra ban cho Duy Từ rồi mới vào sảng đường bái yết. Duy Từ lúc ấy mới cùng đi với viên nội giám vào trong sảnh bái kiến Sãi Vương. Chúa tôi đàm đạo tương đắc. Từ đó Sãi Vương thường gọi Duy Từ vào phòng riêng, bàn mưu kế chống nhau với chúa Trịnh, xây dựng quốc gia, có khi bàn suốt cả ngày không biết chán.

Bài thơ trong mâm hai đáy

Năm Đinh Mão (1627), Trịnh Tráng sai quan vào Thuận Hóa giả tiếng nhà vua sai vào đòi tiền thuế từ 3 năm trước. Chúa Sãi tiếp sứ nhưng không chịu nộp thuế. Trịnh Tráng lại sai sứ mang sắc vua Lê vào dụ chúa Sãi cho con ra chầu và lấy 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền để đưa cống nhà Minh.
Nhận được sắc phong, chúa Sãi họp triều thần hỏi mưu kế. Đào Duy Từ dâng kế, cho người làm một cái mâm hai đáy, trên sắp sản vật, giữa để sắc thư, lại cử Lai Văn Khuông làm chánh sứ đưa phẩm vật ra tạ ơn chúa Trịnh.
Nhờ đã được chuẩn bị trước, khi ra kinh đô yết kiến chúa Trịnh, Lại Văn Khuông ứng đối khá trôi chảy.
Chúa hậu đãi, cho phép Khuông cùng phái đoàn đi thăm kinh thành để chờ chúa dạy bảo. Trên đường đi, Khuông lén mở cẩm nang mà Đào Duy Từ trao cho từ trước. Sau khi đọc cẩm nang, Khuông cùng cả phái đoàn lẻ trốn về Nam. Thấy phái đoàn đột ngột trốn về, Chúa Trịnh nghi hoặc, bèn cho người đập vỡ mâm mới thấy tờ sắc trước, và một bài thơ 4 câu, mỗi câu bốn chữ như sau:
Mâu nhi vô địch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.
Triều thần không ai hiểu ý nghĩa. Trịnh Tráng phải nhờ trạng Bùng Phùng Khắc Khoan giải mã. Đọc xong Phùng Khắc Khoan giải thích.
Đây là lối chơi chữ của Đào duy Từ, chữ mâu không có dấu phẩy là chữ dư, Chữ mịch không thấy chữ kiến thì còn chữ bất, chữ ái rơi chữ tâm thành chữ thụ, chữ lực cùng đối địch với chữ lai thi thành chữ sắc. Vậy ý nghĩa của bài thơ 4 câu trên là "Dư bất thụ sắc" tức là "Ta không nhận sắc". Nghe xong, Trịnh Trạng vội cho người tìm bắt Văn Khuông, nhưng Khuông đã cao chạy xa bay rồi.
Trạng muốn phát binh vào đánh, gặp Cao Bằng và Hải Dương có giặc, bèn thôi.
Văn Khuông về đến nơi, Chúa mừng lắm nói rằng:"Duy Từ là Tử Phòng và Khổng Minh ngày nay", thưởng cho rất hậu, lại cho Văn Khuông thăng Cai Hợp.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Nhân vật đăc biệt gắn liền với Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên thời này chính là Đào Duy Từ, tuy ông làm quan cho nhà Nguyễn chỉ có 8 năm thế nhưng công lao đóng góp cho nhà Nguyễn ở xứ Đàng Trong là rất lớn- ông được coi là đệ nhất công thần của nhà Nguyễn; để không tốn tài nguyên của OS, xin các bạn tìm hiểu thêm về Đào Duy Từ theo link: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0o_Duy_T%E1%BB%AB
 
Last edited by a moderator: