Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
nói chung thì ai, thời nào, nước nào cũng có những cái hay/dở khác nhau

chỉ ngạc nhiên - thậm chí sửng sốt - khi nhân vật nọ được đẩy lên tuốt luốt 9 tầng mây còn nhân vật kia lại bị đạp cũng tuốt luốt theo chiều ngược lại

vì lý do gì ?

vì yêu mến quý trọng thật sự (hoặc vì ghét bỏ thật sự) hay lợi dụng hình tượng vào mục đích gì khác ?
24.gif


@ dear Quỳnh Rùa : SG pre75 có cái đường Phạm Viết Chánh quận Nhì từ Cống Quỳnh ra ngã 6 Lý Thái Tổ, nay vẫn giữ nguyên, thuộc quận 1 TpHCM

Phạm Viết Chánh

.... hiện nay từ Châu Đốc => vượt phà Châu Giang qua Tân Châu : vừa tới bờ Tân Châu đi chút là cái đền thờ Hồi giáo bự người Chăm : người Chăm ở đây quan hệ thân tình mật thiết dzới người Chăm Ninh Thuận Phan Rang

do mình ở SG nên thu xếp lơn tơn Nam kỳ Lục tỉnh thuận tiện hơn là ra miền ngoài : chi phí xăng nhớt, thời gian thấp hơn ra miền ngoài, thậm chí khẩu vị miền Tây cũng dễ ăn - nhiều khi ra miền ngoài mình chỉ ăn được có ... 2 món : bánh mì ốp-la + mì gói
21.gif

đã vậy, lơn tơn dìa dưới luôn có cái cảm giác rất quen thuộc y như trở dìa nhà - dù mới gặp, mới tới lần đầu
21.gif


còn ra miền ngoài lại không có cái cảm giác đó : luôn giữ ý giữ tứ nhìn trước ngó sau uốn lưỡi cả tỉ lần mới zám mở miệng
21.gif
 
Hạng C
24/3/08
980
41
28
Gia_Định nói:
nói chung thì ai, thời nào, nước nào cũng có những cái hay/dở khác nhau

chỉ ngạc nhiên - thậm chí sửng sốt - khi nhân vật nọ được đẩy lên tuốt luốt 9 tầng mây còn nhân vật kia lại bị đạp cũng tuốt luốt theo chiều ngược lại

vì lý do gì ?

vì yêu mến quý trọng thật sự (hoặc vì ghét bỏ thật sự) hay lợi dụng hình tượng vào mục đích gì khác ?
24.gif
Ở ta cái gì cũng phải phục vụ "mục đích chính trị" mà, bác có nghe thấy cụm từ này quen quen không? Em nhớ trước đây có 1 bài báo phỏng vấn 1 ông hình như là phụ trách Viện toán của ta, và ông này có nói 1 câu theo em rất đúng là VN hiện giờ không có (ý là không thể phát triển đúng) các ngành khoa học xã hội do tính khách quan, trung thực của học thuật bị nhường chỗ cho các yếu tố khác.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Trịnh - Nguyễn phân tranh

Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Về mặt lý thuyết cả hai thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" và thề trung thành với triều Hậu Lê. Nhưng trên thực tế thì khác, cả hai đều muốn tạo nên thế lực cho riêng mình và biến vua Lê thành bù nhìn. Diễn cảnh của nước Đại Việt thời đó không khác gì Tam Quốc phân tranh vào cuối thời Đông Hán ở Trung Quốc.

Cuộc chiến Trịnh - Nguyễn thực sự diễn ra từ năm 1627 nhưng đó là chỉ tính về mặt quân sự. Nếu tính cả trên mặt trận ngoại giao, xung đột giữa hai bên đã nổ ra từ nhiều năm trước.
<h3> Nguyễn Hoàng trốn về nam</h3> Bài chi tiết: Nguyễn HoàngTrịnh Tùng
Năm 1593, Trịnh Tùng triệu Nguyễn Hoàng ra bắc với lý do để cùng đánh tàn dư họ Mạc còn tản mát ở Bắc bộ. Hoàng vâng lệnh mang quân ra bắc, phá tan quân Mạc ở Hà Trung và Sơn Nam, sau đó được Tùng giao trách nhiệm trấn giữ Sơn Nam.
Nguyễn Hoàng đóng quân ở Sơn Nam được 8 năm cố tìm cách thoát về nam. Năm 1600, nhân họ Mạc nổi dậy, Hoàng ngầm xúi giục các hàng tướng Mạc cũ là Phan Ngạn, Bùi Văn Khuê, Ngô Đình Nga nổi loạn để lấy cớ đi dẹp. Trịnh Tùng mải đối phó họ Mạc ở Cao Bằng, họ Vũ ở Tuyên Quang (tức Chúa Bầu)[1] nên đồng ý cho Nguyễn Hoàng đi dẹp. Hoàng nhân cơ hội đó chạy thẳng ra biển đi thoát về nam.
Thấy Nguyễn Hoàng trốn thoát, Trịnh Tùng sai người cầm thư vào nam dụ ra lần nữa nhưng Hoàng không ra, sau đó lại bỏ không nộp thuế đều đặn cho miền bắc. Để xoa dịu tình hình, Hoàng gả con gái là Ngọc Tú cho con Tùng là Tráng (tức là cháu lấy cô).
<h3> “Ta không nhận sắc”</h3> Năm 1613, Nguyễn Hoàng qua đời, người con trai thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tức là Sãi vương (hay chúa Sãi). Năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng qua đời, con là Trịnh Tráng lên thay, tức là Thanh Đô Vương.
Sử sách nhà Nguyễn chép rằng, năm 1627, lấy cớ Nguyễn Phúc Nguyên bỏ không nộp thuế cho vua Lê, Trịnh Tráng làm sắc đứng tên vua Lê gửi trách Nguyễn, đòi đích thân hoặc sai con tải thuế ra bắc. Theo kế của mưu sĩ Đào Duy Từ, Phúc Nguyên một mặt lo tăng cường phòng thủ, một mặt tìm cách trả lại sắc thư.
Vì lực lượng yếu không thể ra mặt trả sắc thư cho chúa Trịnh, chúa Nguyễn sai đúc mâm hai đáy, để sắc thư kèm theo một bài thơ do Đào Duy Từ viết, cho vào đáy dưới, bên trên để vàng bạc, rồi sai Văn Khuông mang ra bắc tạ với chúa Trịnh. Khuông dâng mâm lên chúa Trịnh rồi giả cách về công quán nghỉ, trốn luôn về nam. Phía Trịnh phát giác mâm hai đáy bèn mở ra, bên trong có tờ sắc thư và bài thơ:
Mâu nhi vô địch Mịch phi kiến tích Ái lạc tâm trường Lực lai tương địch Các bầy tôi dưới quyền chúa Trịnh không giải được nghĩa bài thơ. Mãi sau Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan mới giải được nghĩa rằng:
- Câu đầu: chữ Mâu (矛) không có dấu phảy, thành chữ Dư (予), nghĩa là Ta. - Câu thứ hai: chữ Mịch (糸), bỏ bớt chữ Kiến thành chữ Bất (不) nghĩa là Không. - Câu thứ ba: chữ Ái (愛) mất chữ Tâm thành ra chữ Thụ (受), nghĩa là Nhận. - Câu cuối, chữ Lai (來) đứng ngang chữ Lực (力) là chữ Sắc (敕). Đại ý bài thơ này là "Dư bất thụ sắc", nghĩa là “Ta không nhận sắc”.
Theo sử sách nhà Nguyễn[2], sau khi hiểu được nghĩa bài thơ, nhận ra câu trả lời ngang ngạnh của Nguyễn Phúc Nguyên, Trịnh Tráng tức giận quyết định khởi đại binh vào nam. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu[3] đều cho rằng điều này không phải là sự thật. Trên thực tế, người giải được bài thơ của Đào Duy Từ là Phùng Khắc Khoan đã mất từ năm 1613, trước đó 14 năm rồi. Không những thế, trong chính cuốn sử biên niên Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn cũng chép rằng, sau khi Văn Khuông dâng mâm xong trốn về, tướng Nguyễn đóng ở biên giới đã chủ động đánh lấn sang đất Trịnh gây hấn trước, do đó Trịnh Tráng mới động binh vào nam, dẫn tới cuộc đại chiến đầu tiên giữa Trịnh và Nguyễn.
Chân tướng của sự việc này không giống những gì sử nhà Nguyễn chép. Chiếc mâm đồng hai đáy và bài thơ mà Đào Duy Từ dụng tâm khổ trí làm ra thì có thể có, nhưng thực ra phía Trịnh đã không phát giác ra cái mâm có hai đáy và do đó chúa Trịnh không phải tức giận về bài thơ này. Nhà Nguyễn muốn cha ông mình – chúa Sãi - đấm được họ Trịnh một cú đòn ngoại giao ngoạn mục, nhưng trên thực tế quả đấm đó chỉ trúng vào không khí. Các sử gia nhà Nguyễn đã sơ hở khi chọn Trạng Bùng làm người giải bài thơ của mưu sĩ họ Đào nhưng lại quên rằng lúc đó Trạng Bùng đã mồ yên mả đẹp từ lâu. Theo các nhà nghiên cứu, việc chúa Nguyễn tiếp tục không nộp thuế, cũng không ra nộp mình và cũng không sai con ra theo sắc của vua Lê (chúa Trịnh nhân danh), rồi họ Nguyễn chủ động gây hấn mới là lý do để Trịnh Tráng khởi binh.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Tám Lần Đại Chiến Trịnh - Nguyễn

<h3>Cuộc chiến đầu tiên 1627</h3> Tháng 3 năm 1627, Trịnh Tráng khởi 20 vạn đại quân thủy bộ vào nam, cùng các tướng Nguyễn Khải, Lê Khuê chia làm hai đạo tiến vào, hội binh ở cửa Nhật Lệ. Phía Nguyễn cử các tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Vệ, Nguyễn Phúc Trung đón đánh.
Quân Trịnh chủ động tấn công nhưng không chọc thủng được tuyến phòng thủ của quân Nguyễn. Phía Nguyễn có lợi thế là đại bác kiểu Bồ Đào Nha nên làm quân Trịnh sợ chạy dạt. Hai tướng Trịnh là Nguyễn Khải và Lê Khuê đều thua chạy.
Trong lúc hai bên tiếp tục giằng co thì Nguyễn Hữu Dật phao tin ở miền bắc, Trịnh Gia và Trịnh Nhạc âm mưu làm phản. Trịnh Tráng nghi ngờ vội thu quân về bắc.
<h3> Cuộc chiến thứ hai 1633</h3> Quân Trịnh rút về, Nguyễn Phúc Nguyên theo kế của Đào Duy Từ gấp rút xây lũy Trường Dục (Lũy Thày) để phòng thủ.
Năm 1631, con Phúc Nguyên là thế tử Kỳ chết, con thứ hai là Lan được lập làm thế tử, con thứ tư là Ánh ra thay Kỳ trấn giữ Quảng Nam. Ánh bất mãn không được làm thế tử, mưu thông đồng với chúa Trịnh, bèn viết thư hẹn làm nội ứng cho Trịnh Tráng.
Năm 1633, Trịnh Tráng khởi binh nam tiến lần thứ hai, đóng ở cửa Nhật Lệ. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến làm tướng ra đánh. Trịnh Tráng đang đợi suốt hơn 10 hôm không thấy hiệu làm nội ứng của Ánh thì bị quân Nguyễn đánh úp, quân Trịnh hoảng loạn tan vỡ bỏ chạy. Trịnh Tráng rút về bắc, để lại con rể là Nguyễn Khắc Liệt trấn thủ châu Bắc Bố Chính.
<h3> Quân Nguyễn đánh ra Bố Chính</h3> Năm 1634, Đào Duy Từ chết, năm sau Nguyễn Phúc Nguyên chết, con là Lan lên thay, tức là Thượng vương. Em Lan là Ánh nổi loạn bị giết chết.
Năm 1637, Phúc Lan sai Nguyễn Đình Hùng mang quân đánh úp chiếm Nam Bố Chính, giết tướng trấn thủ là Nguyễn Tịch.
Năm 1640, tướng Trịnh là Nguyễn Khắc Liệt mang quân đánh phá Nam Bố Chính rồi rút về. Chúa Nguyễn theo kế phản gián của Nguyễn Hữu Dật, viết thư cho Trịnh Tráng nói Liệt mưu thông đồng với chúa Nguyễn nên mặt ngoài gây chiến mà bên trong muốn hàng. Mặt khác, Nguyễn Phúc Lan thúc quân đánh Khắc Liệt. Khắc Liệt thua chạy, viết thư cầu cứu. Trịnh Tráng tin lời gièm của bên Nguyễn nên khi Liệt xin viện binh, Tráng điều Trịnh Kiều mang quân vào cứu, thực ra là để thay Liệt.
Kiều theo lệnh đến nơi nhưng không cứu Liệt mà chặn đường bắt Liệt mang về nộp chúa Trịnh, do đó quân Nguyễn nhân thời cơ đánh chiếm luôn Bắc Bố Chính. Nguyễn Khắc Liệt bị Trịnh Tráng xử tử.

Cuộc chiến thứ ba 1643
Mất Bắc Bố Chính, năm 1643, Trịnh Tráng điều quân vào nam chiếm lại. Chúa Trịnh cử hai con là Tạc và Lệ đi tiên phong, cùng các tướng Phạm Công Trứ, Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Quang Minh.
Quân Trịnh ồ ạt tiến công giết chết tướng Nguyễn là Bùi Công Thắng, chiếm lại Bắc Bố Chính, tiến lên đóng ở cửa Nhật Lệ. Sau khi hai con ra quân được một tháng, chúa Trịnh rước vua Lê Thần Tông cùng đi nam chinh. Hai bên đối trận chưa phân thắng bại, gặp lúc mùa hè, khí hậu oi bức, quân Trịnh bị bệnh nhiều nên Trịnh Tráng đành ra lệnh lui quân.
Tháng 6 năm 1643, theo đề nghị của chúa Trịnh, ba tàu chiến Hà Lan (trước gọi là Hòa Lan) là Wojdenes (De Wijdeness), WaterhondVos tiến vào cửa Thuận An đánh chúa Nguyễn. Thế tử Nguyễn Phúc Tần chưa được lệnh của cha vẫn mang quân ra nghênh chiến, đánh đắm một chiếc tàu, thuyền trưởng và nhiều thủy thủ bị chết, hai chiếc tàu kia bỏ chạy.
<h3> Cuộc chiến thứ tư 1648</h3> Tháng 2 âm lịch năm 1648, Trịnh Tráng sai Lê Văn Hiểu khởi binh nam tiến lần thứ tư, dẫn bộ binh đánh Nam Bố Chính, còn thủy quân đánh cửa Nhật Lệ. Cha con Trương Phúc Phấn cố thủ ở lũy Trường Dục, quân Trịnh đánh không hạ được.
Thế tử Phúc Tần mang quân cứu viện ra Quảng Bình, chia quân thủy phục ở sông Cẩm La, sai Nguyễn Hữu Tiến mang quân đánh úp quân Trịnh lúc nửa đêm. Quân Trịnh thua lớn, bị thủy quân Nguyễn chặn đánh chạy đến tận sông Gianh.
Tháng 3 năm 1648, quân Nguyễn định vượt sông Gianh đánh ra Bắc Bố Chính thì nghe tin chúa Nguyễn ngã bệnh chết trên thuyền trên đường về Thuận Hóa nên phải lui binh. Con Phúc Lan là Nguyễn Phúc Tần lên thay, tức là Hiền vương.
Trịnh Tráng lui binh, sai Lê Văn Hiểu giữ Hà Trung, Lê Hữu Đức đóng ở Hoành Sơn, Phạm Tất Toàn giữ Bắc Bố Chính.
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
<h3>Đại chiến lần thứ năm 1655 – 1660: Giằng co ở Nghệ An</h3> Cuộc chiến lần thứ năm là cuộc chiến dài nhất, lớn nhất trong cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn và là lần duy nhất quân Nguyễn chủ động đánh ra bắc.
[h4] Quân nam chiếm 7 huyện Nghệ An[/h4] Tháng 4 năm 1655, chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật mang quân vượt sông Gianh đánh Bắc Bố Chính. Tướng Trịnh là Phạm Tất Toàn đầu hàng. Tiến và Dật thừa thắng tiến lên đánh Hoành Sơn, Lê Hữu Đức thua chạy. Tiến và Dật đánh luôn Hà Trung, Lê Văn Hiểu thua chạy nốt, cùng Đức lui về giữ An Trường (Nghệ An).
Trịnh Tráng thấy các tướng thua luôn, sai Trịnh Thượng làm thống lĩnh mang quân vào nam, triệu các tướng cũ về. Lê Văn Hiểu bị thương, nửa đường chết, còn Đức bị giáng chức.
Trịnh Thượng lãnh binh, tiến quân bộ vào huyện Kỳ Hoa, chia quân thủy tiến đến cửa Kỳ La. Hữu Tiến rút về nam sông Gianh. Trịnh Thượng thấy địch vô cớ rút, biết có mưu nhử nên không đuổi, đóng lại Lạc Xuyên, chia quân ra giữ Hà Trung. Hữu Tiến, Hữu Dật thấy địch không đuổi, liền chia quân thủy bộ đánh ra. Quân Trịnh hai cánh đều thua, quân thủy bỏ Kỳ La về Châu Nhai, quân bộ bỏ Lạc Xuyên về giữ An Trường. Thế là 7 huyện Nghệ An ở phía nam sông Lam là Kỳ Hoa, Thạch Hà, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn, Hương Sơn, Thanh Chương về tay chúa Nguyễn.
[h4] Trịnh Toàn cầm quân[/h4] Trịnh Tráng giáng chức Thượng rồi cử con là Trịnh Tạc vào làm Thống lĩnh. Hữu Tiến thấy viện binh Trịnh bèn lui về giữ Hà Trung. Gặp lúc họ Mạc phía bắc quấy rối, Trịnh Tạc phải rút về bắc, để Đào Quang Nhiêu ở lại đóng ở An Trường, Vũ Văn Thiêm lãnh thủy quân đóng ở Khu Độc; Thân Văn Quang và Mẫn Văn Liên đóng ở Tiếp Vũ.
Năm 1656, Hữu Tiến đánh Tiếp Vũ, Quang và Liên bỏ chạy. Hữu Dật phá tan thủy quân của Văn Thiêm, Thiêm cũng chạy. Quân Nguyễn hợp lại đụng Đào Quang Nhiêu, Nhiêu bại trận chạy về giữ An Trường.
Trịnh Tráng bèn cử con út là Trịnh Toàn vào cứu viện. Toàn đốc quân tiến đến Thạch Hà, sai Nhiêu và Dương Hồ tiến lên đóng ở Đại Nại và Hương Bộc, Văn Thiêm tiến lên cửa Châu Nhai (cửa khẩu sông Lam). Hữu Dật sai Nguyễn Cửu Kiều một lần nữa đánh tan Văn Thiêm, Thiêm lại bỏ chạy. Dật sang bờ sông Lam hợp binh với Kiều kéo đến Đại Nại. Quân bộ của Hữu Tiến đánh Nhiêu ở Hương Bộc, Trịnh Toàn mang quân đến cứu, đánh bại quân Nguyễn. Sau đó Toàn lại sang đánh quân Nguyễn ở Đại Nại, giết chết Cửu Kiều, quân Nguyễn thua to, chạy về Hà Trung. Toàn và Nhiêu cùng đuổi đến Tam Lộng lại bị Tiến và Dật đánh bại, phải rút về An Trường.
Sách Việt Nam sử lược mô tả trận này hai bên có thắng có thua, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư của Lê - Trịnh mô tả trận này quân Trịnh thắng lớn, ngược lại sách Đại Nam thực lục tiền biên của nhà Nguyễn soạn sau này lại mô tả trận này quân Nguyễn thắng. Các nhà nghiên cứu thống nhất với Việt Nam sử lược rằng hai bên có thắng có thua: sau trận thắng đầu quân Trịnh bị thua, nếu không đang đà thắng lợi phải tiến lên chứ không thể lui về giữ An Trường. Trịnh Tráng bệnh nặng, thế tử Trịnh Tạc cầm quyền điều hành. Thấy Trịnh Toàn rất có uy tín với quân sĩ, Trịnh Tạc lo lắng. Tạc sai con là Căn mang quân vào Nghệ An, tiếng là tăng viện nhưng để kìm chế Trịnh Toàn. Tháng 4 năm 1657, Trịnh Tráng chết, Tây Định vương Trịnh Tạc lên thay. Biết anh em chúa Trịnh bất hòa, chúa Nguyễn sai người đến dụ nhưng Toàn cự tuyệt. Chúa Trịnh cử Trịnh Căn thay Toàn làm Thống lĩnh, triệu Toàn về kinh. Thủ hạ của Toàn một số người sang với Trịnh Căn, một số hàng Nguyễn. Toàn về kinh, chúa Trịnh lấy cớ trách Toàn không chịu tang cha rồi giam vào ngục và giết đi.
[h4] Trịnh Căn lãnh binh[/h4] Tháng 6 năm 1657, Trịnh Căn chia quân sai Hoàng Thể Giao, Lê Thì Hiến và Trịnh Thế Công vượt sông Lam đánh tướng Nguyễn là Tống Hữu Đại ở huyện Thanh Chương. Do có người tiết lộ, Hữu Tiến biết trước phòng bị nên quân Trịnh bị thua rút về bờ bắc sông Lam.
Hai bên tạm hưu chiến cầm cự ở sông Lam, chỉ giao tranh những trận nhỏ. Tháng 6 năm 1658, tù trưởng Lang Công Chấn ở Quỳnh Lưu theo Nguyễn, mang quân đánh Trịnh, bị quân Trịnh đánh bại bắt được giải về Thăng Long. Tháng 7, quân Nguyễn vượt sông Lam thắng được Nguyễn Hữu Tá ở huyện Hưng Nguyên nhưng bị Lê Thì Hiến đánh bại phải rút về. Tháng 12, quân Trịnh đánh huyện Hương Sơn, thắng quân Nguyễn. Tháng 8 năm 1660, quân Trịnh lại đánh Nghi Xuân bị bại trận.
[h4] Chiến tranh hậu phương[/h4] Trong khi ngoài mặt trận diễn ra các trận đánh lẻ tẻ thì phía trong mỗi bên đều lo củng cố hậu phương. Hữu Dật nhân lúc ngưng chiến tung gián điệp ra bắc dụ Phạm Hữu Lễ trấn thủ Sơn Tây, Văn Dũ trấn thủ Hải Dương làm phản Trịnh, lại hẹn họ Vũ ở Tuyên Quang và họ Mạc ở Cao Bằng[4][/sup] cùng nổi dậy. Tuy nhiên do lực lượng các cánh này đều yếu, nhất là hai cánh Vũ, Mạc đều có ý đồ riêng. Tất cả có ý chờ quân Nguyễn vượt sông Lam, bắc tiến thật gấp mới ra mặt. Trong khi đó, quân Nguyễn cũng không hùng hậu, đi đánh xa lâu ngày đã mệt, cũng có ý chờ miền bắc có biến mới dám đánh lớn. Hai bên dùng dằng chờ nhau. Chúa Trịnh biết Hữu Lễ thông đồng với Nguyễn bèn dụ và giết chết. Ngoài biên cương, Trịnh Căn cũng cầm quân rất nghiêm, xử tử tướng Hoàng Nghĩa Chấn vì đố kỵ không tiếp ứng cho Đào Quang Nhiêu, sau đó lại giết Nguyễn Đức Dương vì bán trộm lương cho quân Nguyễn. Bên kia, Hữu Dật cũng giết hàng tướng Phạm Tất Toàn vì có ý về bắc.
Các tướng Nguyễn nảy sinh mâu thuẫn. Hữu Tiến và thuộc tướng ghét Hữu Dật vì Dật được chúa Nguyễn tin yêu hơn. Trịnh Căn nhân đó sai người mang vàng đến dụ nhưng Dật không nghe, báo hết cho chúa Nguyễn biết.
[h4] Trịnh Căn thu hồi đất cũ[/h4] Tháng 9 năm 1660, Trịnh Căn chia quân, sai Hoàng Nghĩa Giao và Lê Thì Hiến đang đêm vượt sông Lam đánh Lận Sơn. Cánh quân của Giao đến Lận Sơn bị Nguyễn Hữu Dật vây ngặt, mấy thuộc tướng tử trận. Trịnh Căn thấy vậy mang quân bộ đến cứu Giao, lại điều quân thủy tiến lên áp sát quân Nguyễn mà bắn, đánh tan Dật, Dật thua chạy về Khu Độc. Cánh quân của Thì Hiến và Mẫn Văn Liên đụng độ Nguyễn Hữu Tiến ở Tả Ao, tuy Liên bị tử trận nhưng quân Trịnh phá được lũy, đánh bại được Hữu Tiến. Tiến phải rút về Nghi Xuân.
Nguyễn Phúc Tần mang quân tiếp ứng, đóng ở Quảng Bình. Hữu Dật muốn khoe công với chúa bèn lẻn về ra mắt Tần, thuật chuyện các chiến công vừa lập ngoài mặt trận. Tần ban cho Dật thanh bảo kiếm và sai quay lại đánh tiếp. Tiến nghe tin đó càng ghét Dật. Nhân lúc quân mới hàng ở Nghệ An bỏ trốn nhiều, tướng sĩ Nguyễn đều ngã lòng, Tiến bàn rút lui, chỉ có Dật không nghe.
Chúa Trịnh tăng viện cho Trịnh Căn. Tháng 11 năm 1660, biết bên Nguyễn các tướng bất hòa, quân lại bỏ trốn, Trịnh Căn sai Lê Thì Hiến và Lê Sĩ Triệt đánh huyện Nghi Xuân, Hoàng Nghĩa Giao và Nguyễn Năng Thiệu đánh huyện Thiên Lộc, phá tan quân Nguyễn. Quân Trịnh lấy lại 7 huyện ở Nghệ An mất từ năm 1655.
Hữu Tiến thua trận buộc phải rút quân, nhưng vì ghét Dật nên giả cách hạ lệnh đánh An Trường và bí mật rút về Nam Bố Chính mà không báo cho Dật biết. Quân Trịnh đang đà thắng, sang sông đánh Khu Độc. Dật biết tin Tiến rút rồi, bèn làm nghi binh khiến quân Trịnh không dám đuổi gắt. Về đến Hoành Sơn, Dật gặp Tiến, vừa lúc Trịnh Căn thúc quân đuổi tới, hai bên giao tranh ác liệt và cùng thiệt hại lớn.
Hai bên bèn hưu chiến, Trịnh Căn lui về giữ Kỳ Hoa, Hữu Tiến giữ Nhật Lệ, Hữu Dật giữ Đông Cao. Trịnh Căn sai Đào Quang Nhiêu trấn thủ Nghệ An kiêm Bắc Bố Chính, còn mình rút về bắc.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
<h3>Cuộc chiến thứ sáu 1661-1662</h3> Sau 1 năm nghỉ binh, nhân vừa thắng quân Nguyễn, tháng 10 năm 1661, Trịnh Tạc mang vua Lê Thần Tông cử đại binh vào nam, cử Trịnh Căn làm thống lĩnh cùng các tướng Hoàng Thể Giao, Đào Quang Nhiêu, Lê Thì Hiến vượt sông Gianh.
Nguyễn Hữu Dật trấn thủ Nam Bố Chính chia quân đắp lũy thế thủ, quân Trịnh đánh mấy tháng không hạ được. Tháng 3 năm 1662, quân viễn chinh mệt mỏi, lương hết, chúa Trịnh bèn rút quân về bắc. Hữu Dật đuổi theo đến sông Gianh rồi rút về.
<h3> Cuộc chiến thứ bảy 1672</h3> Vua Thần Tông rồi Huyền Tông mất, vua Gia Tông lên ngôi. Sau khi dứt được họ Mạc ở Cao Bằng (1667), năm 1672, chúa Trịnh lại cử binh nam tiến, sai Trịnh Căn lĩnh thủy binh, Lê Thì Hiến lĩnh bộ binh.
Bên Nguyễn năm 1666 Nguyễn Hữu Tiến chết. Chúa Nguyễn cử em là Hiệp làm chủ tướng cùng Hữu Dật và Nguyễn Mỹ Đức ra chống cự, tự chúa Nguyễn ra tiếp ứng. Quân Trịnh hăng hái đánh lũy Trấn Ninh mấy lần suýt hạ được nhưng Hữu Dật cố sức chống đỡ. Quân Trịnh đánh mãi không thắng phải rút về Bắc Bố Chính, Trịnh Căn lại bị ốm nên Trịnh Tạc rút đại quân về kinh, cử Lê Thì Hiến, Lê Sĩ Triệt ở lại trấn thủ.

Chia Đôi Đất Nước
Trước sau trong 46 năm ròng rã, hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau lớn bảy lần và một số lần đánh nhau quy mô nhỏ hơn. Chiến trường chủ yếu ở hai bờ sông Gianh, vùng Nghệ An, Hà TĩnhQuảng Bình ngày nay.
Hai bên đều có lợi thế và yếu điểm nên không thể tiêu diệt được nhau, dù cùng mang khẩu hiệu “Phù Lê”. Sau nhiều năm giao chiến, cả hai bên đều kiệt quệ về sức người sức của nên phải chấp nhận đình chiến, chia cắt lâu dài. Sông Gianh, sử sách hay gọi là Linh Giang, trở thành ranh giới chia nước Đại Việt thành Đàng TrongĐàng Ngoài.
Họ Trịnh không thể tiến vào chiếm Thuận Hóa nên tập trung diệt tàn dư nhà MạcCao Bằng (1677), dứt họ VũTuyên Quang (1699), củng cố địa bàn Bắc Bộ. Họ Nguyễn không thể ra Thăng Long nên dồn sức diệt Chiêm Thành, lấn sang Chân Lạp để mở mang bờ cõi vốn nhỏ hẹp về phía nam. Hai bên đều có những chúa cai trị giỏi nên ổn định được lãnh thổ suốt 200 năm.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Trận Chiến cuối cùng

<h3>Quân Trịnh lại nam tiến</h3> Một trăm năm sau khi đình chiến, một biến cố lớn ở Đàng Trong làm xáo trộn cả Nam Hà lẫn Bắc Hà.
Ba anh em Tây Sơn nổi dậy khởi nghĩa nhân lúc chính quyền họ Nguyễn lục đục rơi vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Khi thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Nhạc làm chủ được Nam Trung Bộ thì họ Trịnh nhận thấy thời cơ tiêu diệt họ Nguyễn đã đến.
Đầu tiên dùng danh nghĩa đánh Tây Sơn giúp Nguyễn, tháng 9 âm lịch năm 1774, chúa Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm cử lão tướng Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc làm Bình nam thượng tướng quân, Bùi Thế Đạt làm phó tướng mang 36.000 quân nam tiến.
Quân Trịnh tiến tới địa giới Bắc Bố Chính, tướng Nguyễn là Trần Giai chạy sang đầu hàng, làm hướng đạo cho quân Trịnh. Hoàng Ngũ Phúc vượt sông Gianh. Chúa Nguyễn biết ý Trịnh muốn đánh chiếm nên điều quân kháng cự.
<h3> Quận Việp đánh chiếm Phú Xuân</h3> Được sứ giả họ Nguyễn là Kiêm Long gợi ý, Hoàng Ngũ Phúc sai Hoàng Đình Thể tiến đánh lũy Trấn Ninh. Các tướng Nguyễn làm nội ứng mở cửa đầu hàng. Quân Trịnh chiếm được Quảng Bình.
Tháng 11 năm 1774, Trịnh Sâm tự cầm thủy quân vào Nghệ An làm thanh viện cho quận Việp. Quận Việp đánh Lưu Đồn, thống suất bên Nguyễn là Tống Hữu Trường bỏ chạy. Quận Việp tiến đến Hồ Xá dùng chiêu bài khác, lấy cớ trừng phạt Trương Phúc Loan chuyên quyền để nam tiến tiếp.
Quân Nguyễn yếu thế không chống nổi, Định vương Nguyễn Phúc Thuần phải trói Trương Phúc Loan nộp quân Trịnh. Giết Loan rồi, Hoàng Ngũ Phúc lại dùng lý do giúp Nguyễn đánh Tây Sơn để tiến vào Phú Xuân hội binh. Chúa Nguyễn sai các tướng trá hàng để quấy rối Quảng Bình, Bố Chính sau lưng quân Trịnh, nhưng các cánh quân đó bị quân Trịnh nhanh chóng phá tan. Chúa Nguyễn điều Tôn Thất Chí, Nguyễn Văn Chính ra đánh đều bị quận Việp đánh bại. Quận Việp sai Hoàng Đình Thể, Hoàng Nghĩa Phác theo đường núi qua thác Trầm Ma đánh tan quân Nguyễn, giết chết Chính.
Đầu năm 1775 quân Trịnh tiến vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn không chống nổi phải bỏ chạy vào Quảng Nam. Quân Trịnh chiếm toàn bộ Thuận Hóa.
<h3> Tây Sơn hàng Trịnh</h3> Nguyễn Nhạc nhân chúa Nguyễn bỏ chạy vào Quảng Nam bèn mang quân hai đường thủy bộ ra đánh. Nguyễn Phúc Thuần vội bỏ Quảng Nam theo đường biển trốn vào Gia Định, để lại Nguyễn Phúc Dương.
Tháng 2 năm 1775, Trịnh Sâm từ Hà Trung trở về kinh, hạ lệnh cho quận Việp đánh Quảng Nam. Quân Tây Sơn cũng tiến ra, lùng bắt được Phúc Dương. Tháng 4, quân Trịnh vượt đèo Hải Vân và đụng độ với quân Tây Sơn. Hoàng Ngũ Phúc đang đà thắng lợi, sai Hoàng Đình Thể, Hoàng Phùng Cơ đánh bại quân Tây Sơn ở Cẩm Sa. Nguyễn Nhạc phải rút quân về Quy Nhơn.
Nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận, tướng Nguyễn là Tống Phúc Hiệp từ Bình Khang đánh ra Phú Yên, quân Tây Sơn lại thua phải co về Quy Nhơn. Tình thế của Nguyễn Nhạc rất nguy ngập, bèn sai người đến chỗ Hoàng Ngũ Phúc xin đầu hàng và làm tiên phong cho chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn. Quân Trịnh đi xa bấy giờ đã mệt mỏi, quân sĩ nhớ nhà, Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn mượn sức Tây Sơn diệt họ Nguyễn nên nhân danh chúa Trịnh cho Nguyễn Nhạc hàng, sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem sắc, ấn, cờ đến phong Nguyễn Nhạc làm “Tây Sơn trưởng hiệu tráng tiết tướng quân”.
Dù thế, quận Việp lão luyện vẫn không lui quân, đóng sát địa giới Quảng Ngãi, định chờ nếu Tây Sơn bại trận sẽ tiến vào chiếm Quảng Ngãi và Quy Nhơn. Nhân lúc Tây Sơn mang quân vào đánh Phú Yên, quận Việp liền lấn tới đóng quân ở Chu Ổ thuộc Quảng Ngãi.
<h3> Thịnh quá hóa suy, suy quá lại thịnh</h3> Tháng 7 năm 1775, nghe tin Nguyễn Huệ thắng quân Nguyễn chiếm lại Phú Yên, quận Việp án binh lại. Theo yêu cầu của Nguyễn Nhạc, quận Việp phong chức cho Nguyễn Huệ làm “Tây Sơn hiệu tiền tướng quân”. Ít lâu sau, quân Trịnh bị bệnh dịch chết khá nhiều, quận Việp tuổi già sức yếu bèn bỏ Quảng Nam lui về Phú Xuân, sau đó giao lại thành này cho Bùi Thế Đạt, còn mình dẫn đại quân về bắc. Tháng 10 năm đó, quận Việp bị bệnh chết trên đường về.
Lần đầu tiên sau 150 năm nam chinh, họ Trịnh tiến tới Quảng Nam, mở cương thổ cho vua Lê thời trung hưng tới gần được như thời Lê Thánh Tông thời Lê sơ trước đây. Cũng lần đầu tiên họ Nguyễn mất toàn bộ đất căn bản Thuận - Quảng, bị dồn vào Nam Bộ, mảnh đất vừa đặt bộ máy hành chính của mình chưa đầy 100 năm.
Cuộc nam tiến lần thứ 8 năm 1774 – 1775 của quân Trịnh cũng là trận chiến Trịnh - Nguyễn cuối cùng. Từ đây hai bên bị địa bàn của Tây Sơn ngăn cách và không còn tái chiến. Sau 8 cuộc chiến vẫn không bên nào diệt được bên nào nhưng không lâu sau đó cả Trịnh và Nguyễn đều bại dưới tay Tây Sơn.
Sau trận 1774, lãnh thổ họ Trịnh quản lý phát triển đến cực thịnh. Nhưng sau khi quận Việp chết, phía Trịnh từ chúa đến quân đều có ý tận hưởng chiến thắng, lơ là phòng bị biên cương phía nam. Chỉ hơn 10 năm sau thắng lợi ở Phú Xuân, chính kinh thành Thăng Long của họ Trịnh bị thất thủ và họ Trịnh mất theo. Trong khi đó, sau khi bị đánh bật khỏi mảnh đất cuối cùng là Nam Bộ phải đi lưu vong, họ Nguyễn đã trở về và khôi phục lại lãnh thổ. Cuối cùng, nhân những biến cố có lợi, họ Nguyễn trở thành người cai trị cả nước.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Nhân vật đặc biệt: Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc.


Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc hay còn gọi là Hoàng Đình Việp sinh ngày 18 tháng 4 năm Quý Mùi (1703). Ông quê ở xã Phụng Công, huyện Yên Dũng (hiện nay là thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, huyên Yên Dũng, Bắc Giang, Việt Nam). Hoàng Ngũ Phúc có công lớn trong việc đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài và là tổng chỉ huy cuộc nam tiến đánh Đàng Trong, mở mang đất đai Bắc Hà tới Quảng Nam. Hoàng Ngũ Phúc xuất thân là hoạn quan, nổi tiếng là người có nhiều mưu kế. Trước ông giữ chức tả thiếu giám, sung giữ chức nội sai trong Hình phiên.
Đánh dẹp khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài
Bấy giờ Trịnh Doanh mới lên ngôi, khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài bùng nổ khắp nơi. Trong lúc triều đình lo việc đánh dẹp, tháng 2 năm 1743 Hoàng Ngũ Phúc dâng 12 điều về binh pháp lên chúa Trịnh. Trịnh Doanh biết ông là người có tài, bằng lòng cho đem thi hành, rồi sai ông thống lĩnh kỳ binh đạo Hải Dương, cùng thống tướng Hoàng Công Kỳ đánh Nguyễn Hữu Cầu.
Hoàng Ngũ Phúc mới được nghe mệnh lệnh, rất lấy làm lo, vì từ trước chưa từng đi chiến trận bao giờ. Có người khách khuyên ông: “Nên vay một vạn quan tiền công, để mộ lấy những tay tráng sĩ”. Ông lo lắng vì vay tiền công sau này không có tiền trả, người khách khuyên: “Tục ngữ có câu “Tướng vô tài, sĩ bất lai”, nghĩa là người làm tướng mà không có của, thì không bao giờ dũng sĩ tìm đến. Nếu ông thật lòng theo kế của tôi, thì những tráng sĩ đều hết sức với ông, quyết chiến thắng được địch, từ đấy sẽ được vừa sang vừa giàu, có lo gì cái món tiền vạn quan? Nếu nhỡ ra vấp váp đến chỗ không thể nói được, thì còn ai trách cứ món nợ ấy vào đâu được nữa?”. Hoàng Ngũ Phúc cho là phải, bèn theo lời. Từ đấy về sau, ông nhờ vào sức sĩ tốt, lập được chiến công.
Tháng 6 năm 1743, Nguyễn Hữu Cầu chiếm cứ Đồ Sơn hoành hành ở Hải Dương. Hoàng Ngũ Phúc theo Hoàng Công Kỳ cùng đánh phá được, Hữu Cầu phải chạy trốn ra biển.
Tháng 5 năm 1744, Hoàng Ngũ Phúc đem quân vây Hữu Cầu ở Đồ Sơn. Trước đó, Ngũ Phúc đánh Hữu Cầu ở Đồ Sơn, không thắng nổi, tì tướng của ông là Trịnh Bá Khâm bị chết tại trận. Nay Ngũ Phúc lại tiến quân bao vây, Hữu Cầu phá vòng vây ra, đi gấp đường đến Kinh Bắc, chiếm cứ sông Thọ Xương. Trấn thủ Trần Đình Cẩm bị Hữu Cầu đánh bại, Hữu Cầu nhân chiếm được trấn thành Kinh Bắc, tung lửa đốt doanh trại, Đình Cẩm cùng đốc đồng Vũ Phương Đề bỏ ấn tín chạy. Nửa đêm tin báo đến kinh, trong kinh thành nhốn nháo kinh sợ. Triều đình sai vệ binh chia nhau đóng phòng bị. Hoàng Ngũ Phúc được tin Kinh Bắc thất thủ, bèn dẫn quân tiến đến đóng ở Võ Giàng.
Tháng 7 năm đó, Hoàng Ngũ Phúc đến Võ Giàng, Trịnh Doanh sai người quở trách. Hoàng Ngũ Phúc dâng tờ khải nói:
“Hữu Cầu sau khi bị thua, phải trốn tránh, quân đã ít mà lại phân tán, thì cái thế đánh phá được chúng tưởng cùng dễ dàng. Nếu được quân sử dụng bằng voi giúp uy thế, tôi sẽ ngầm lùa voi xông ra đánh trận, làm cho chúng mặt trước mặt sau không cứu ứng lẫn được nhau, thì có thể bảo đảm được tất thắng. Vả lại, ý định của chúng chẳng qua chỉ muốn liên kết với bọn giặc cỏ, tiến quân quấy rối sông Nhị mà thôi. Nay tôi đóng ở Võ Giàng, nếu chúng muốn đem hết quân tiến lên mặt trước, lại sợ tôi đánh chặn ở mặt sau, cho nên chẳng qua chỉ liều chết cố thủ, không làm gì được”.
Trịnh Doanh nhận được báo cáo của ông, yên lòng, sai Cổn quận công Trương Khuông phối hợp cùng Ngũ Phúc họp quân tiến đánh, Hữu Cầu thua chạy, bèn thu phục được thành Kinh Bắc. Trịnh Doanh bèn điều thêm các tướng cùng đánh Hữu Cầu.
Tháng 11, Trương Khuông đánh nhau với Nguyễn Hữu Cầu ở Ngọc Lâm, bị bại trận. Đinh Văn Giai lại bị bại trận ở Xương Giang, đều cho triệu về; bổ dụng Hoàng Ngũ Phúc làm thống lãnh Bắc Đạo, trấn thủ Kinh Bắc, kiêm trấn thủ Hải Dương. Hoàng Ngũ Phúc cùng Trương Khuông, Vũ Tá Liễn hẹn nhau cùng đánh khép Hữu Cầu lại. Khuông tự đem quân bản bộ đánh mặt trước. Hữu Cầu giữ nơi hiểm trở, đặt quân mai phục, dử quân Trương Khuông vào trong chỗ hiểm trở, quân của Khuông thua to. Quân Trịnh bốn đạo không đánh tự vỡ, thế quân Hữu Cầu lại mạnh lên.
Sau đó, Hữu Cầu vây doanh trại Thị Cầu. Hoàng Ngũ Phúc chia ra ba cánh để tiến quân: ông tự mình đem quân bản bộ đánh mặt trước, Đàm Xuân Vực đánh mặt tả, Nguyễn Danh Lệ đánh mặt hữu. Hữu Cầu bị thua, qua sông để chạy, bèn giải được vây. Trịnh Doanh bổ dụng Ngũ Phúc làm thống lãnh đạo Kinh Bắc, sau lại kiêm trấn thủ Hải Dương.
Tháng 1 năm 1745, tàn dư họ Mạc từ Trung Quốc về đánh chiếm Thái Nguyên. Hoàng Ngũ Phúc cùng lưu thủ Văn Đình Ức cùng đem quân tiến đánh, phá được giặc, thu phục lại trấn thành.
Tháng 8 năm đó, Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đánh phá được Nguyễn Hữu Cầu ở thành Xương Giang. Hữu Cầu lại ra Yên Quảng, chiếm cứ Hạc Động, nhờ vào biển để làm kiên cố, thường dùng hạng thuyền nhanh nhẹ cướp bóc vùng đông nam. Hoàng Ngũ Phúc cùng Đình Trọng đem các tướng đi đánh, chém được thủ hạ của Hữu Cầu là Thông và hơn 10 người, quân nhu và ngựa chiến. Từ khi Thông chết, thế lực Hữu Cầu suy yếu, sau cùng bị bắt. Việc đánh dẹp Hữu Cầu phần nhiều nhờ ở công của Phạm Đình Trọng và Hoàng Ngũ Phúc.
Tháng 12 năm 1750, Hoàng Ngũ Phúc được lệnh cùng Đỗ Thế Giai định ra 37 điều quân lệnh, chia quân sĩ làm 4 đạo, sau đó chúa Trịnh Doanh bổ dụng ông tạm trông coi việc quân cùng đi đánh Nguyễn Danh Phương. Tháng 2 năm 1751 quân Trịnh đánh bại Nguyễn Danh Phương. Phương bị bắt mang về kinh xử tử cùng Nguyễn Hữu Cầu, cũng đã bị Phạm Đình Trọng bắt sống cùng lúc.

Lời gièm pha
Nhờ công lao đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa, Hoàng Ngũ Phúc được phong làm Việp quận công, thường gọi là quận Việp. Năm 1754, Thượng thư bộ Binh Phạm Đình Trọng chết sớm, Hoàng Ngũ Phúc trở thành vị tướng quan trọng nhất của triều đình.
Uy tín của ông trong triều rất lớn khiến nhiều người dị nghị rằng ông sẽ lộng hành chiếm quyền chúa Trịnh. Có người đặt ra lời sấm: “Thảo nhất điền bát” (cỏ một ruộng tám), nghĩa là bốn chữ thảo, nhất, điền, bát ghép lại thành chữ Hoàng. Lại có người đặt ra câu sấm khác: “Thổ sất vân gian nguyệt, Hoàng hoa ánh nhật hương” (nghĩa là “Mảnh đất sáng trăng trong mây, hoa cúc ánh hương mặt trời”), trong đó chữ nhật và chữ hoa thành chữ Việp, hoàng là họ Hoàng. Ông lại có một người cháu nuôi là Hoàng Đình Bảo, vốn tên là Đăng Bảo quê ở Hoan Châu cũng là một người có tài, được phong làm Huy quận công (quận Huy). Do tên Đăng Bảo có nghĩa là “lên ngôi báu” nên nhiều người dị nghị rằng chú cháu quận Việp sẽ cướp ngôi chúa của họ Trịnh. Còn một câu sấm nữa là: “Nhất thỉ trục quần dương” nghĩa là “một con lợn đuổi đàn dê”, ám chỉ quận Huy (tuổi lợn) đuổi hai cha con chúa Trịnh Sâm và Trịnh Tông (cùng tuổi dê).
Lời đồn đại quá nhiều, Hoàng Ngũ Phúc bèn đổi tên cho Đăng Bảo thành Hoàng Tố Lý để an lòng chúa Trịnh. Sau đó ông xin từ chức về hưu, được phong làm quốc lão.
Nam tiến chiếm Phú Xuân
Lão tướng lại ra quân
Năm 1774, biến cố ở Nam Hà khiến chúa Trịnh Sâm lại gọi ông ra cầm quân. Lúc đó ông đã 62 tuổi. Ba anh em Tây Sơn nổi dậy khởi nghĩa nhân lúc chính quyền họ Nguyễn lục đục rơi vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Khi thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Nhạc làm chủ được Nam Trung Bộ thì chúa Trịnh nhận thấy thời cơ tiêu diệt họ Nguyễn đã đến.
Tháng 9 âm lịch năm 1774, chúa Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm cử Hoàng Ngũ Phúc làm Bình nam thượng tướng quân, Bùi Thế Đạt làm phó tướng, thống lĩnh tướng sĩ 33 doanh cùng quân thủy, quân bộ các đạo Thanh, Nghệ, vùng đông nam, tổng số quân gồm ba vạn. Quân Trịnh lấy danh nghĩa giúp Nguyễn đánh Tây Sơn để tiến quân.
Quân Trịnh tiến tới địa giới Bắc Bố Chính, tướng Nguyễn là Trần Giai chạy sang đầu hàng, làm hướng đạo cho quân Trịnh. Hoàng Ngũ Phúc mang quân vượt sông Gianh.
Hai chiêu bài, một mục tiêu
Chúa Nguyễn biết lý do Trịnh vào giúp đánh Tây Sơn chỉ là chiêu bài, sai Kiêm Long đến nói với quận Việp rằng Đàng Trong tự dẹp được Tây Sơn không cần quân Trịnh. Quận Việp hỏi nhỏ việc Đàng Trong, Kiêm Long nói khéo rằng: “Đường không đi không đến, chuông không gõ không kêu”. Quận Việp hiểu thâm ý của Long bèn quyết định tiến quân. Ông sai Hoàng Đình Thể tiến đánh luỹ Trấn Ninh. Các tướng Nguyễn làm nội ứng mở cửa đầu hàng. Quân Trịnh chiếm được Quảng Bình.
Tháng 11 năm 1774, Trịnh Sâm tự cầm thuỷ quân vào Nghệ An làm thanh viện cho Hoàng Ngũ Phúc. Ông điều quân đánh Lưu Đồn, thống suất bên Nguyễn là Tống Hữu Trường bỏ chạy. Quận Việp tiến đến Hồ Xá bèn dùng chiêu bài khác, lấy cớ trừng phạt Trương Phúc Loan chuyên quyền để nam tiến tiếp.
Quân Nguyễn yếu thế không chống nổi, Định vương Nguyễn Phúc Thuần phải trói Trương Phúc Loan nộp quân Trịnh. Bắt Loan rồi, Hoàng Ngũ Phúc lại dùng lý do giúp Nguyễn đánh Tây Sơn để tiến vào Phú Xuân hội binh. Chúa Nguyễn sai các tướng trá hàng để quấy rối Quảng Bình, Bố Chính sau lưng quân Trịnh, nhưng các cánh quân đó bị quân Trịnh nhanh chóng phá tan. Chúa Nguyễn điều Tôn Thất Chí, Nguyễn Văn Chính ra đánh đều bị quận Việp đánh bại. Ông sai Hoàng Đình Thể, Hoàng Nghĩa Phác theo đường núi qua thác Trầm Ma đánh tan quân Nguyễn, giết chết Chính.
Đầu năm 1775 quân Trịnh tiến vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn không chống nổi phải bỏ chạy vào Quảng Nam. Quân Trịnh chiếm toàn bộ Thuận Hoá. Thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Nhạc nhân chúa Nguyễn bỏ chạy vào Quảng Nam bèn mang quân hai đường thuỷ bộ ra đánh. Nguyễn Phúc Thuần vội bỏ Quảng Nam theo đường biển trốn vào Gia Định, để lại Nguyễn Phúc Dương với ý định sai Dương chiêu mộ quân Quảng Nam để đánh Tây Sơn từ phía bắc, còn Thuần đánh từ phía nam.
<h3>Thu hàng Tây Sơn</h3> Tháng 2 năm 1775, Trịnh Sâm từ Hà Trung trở về kinh, hạ lệnh cho quận Việp đánh Quảng Nam. Quân Tây Sơn cũng tiến ra, lùng bắt được Phúc Dương. Tháng 4, quân Trịnh vượt đèo Hải Vân và đụng độ với quân Tây Sơn. Hoàng Ngũ Phúc đang đà thắng lợi, tiến đánh quân Tây Sơn ở Cẩm Sa. Hai tướng Hoàng Đình Thể, Hoàng Phùng Cơ lập công đánh bại quân Tây Sơn, giết và bắt sống khá nhiều. Tướng người Hoa của Tây Sơn là Tập Đình vượt biển bỏ chạy về Trung Quốc. Nguyễn Nhạc phải rút quân về Quy Nhơn.
Nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận, tướng Nguyễn là Tống Phúc Hiệp từ Bình Khang đánh ra Phú Yên, quân Tây Sơn lại thua phải co về Quy Nhơn. Tình thế của Nguyễn Nhạc rất nguy ngập, bèn sai người đến chỗ Hoàng Ngũ Phúc xin đầu hàng và làm tiên phong cho chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn. Quân Trịnh đi xa bấy giờ đã mệt mỏi, quân sĩ nhớ nhà, Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn mượn sức Tây Sơn diệt họ Nguyễn nên ông nhân danh chúa Trịnh cho Nguyễn Nhạc hàng. Ông cử thủ hạ là Nguyễn Hữu Chỉnh đem sắc, ấn, cờ đến phong Nguyễn Nhạc làm “Tây Sơn trưởng hiệu tráng tiết tướng quân”.
<h3>Ngựa ký già về bắc</h3> Dù thế, là người cầm quân lão luyện, quận Việp vẫn không vội rút lui. Ông muốn nhân khi Tây Sơn và Nguyễn đánh nhau để thủ lợi. Nếu Tây Sơn bại trận, ông sẽ tiến lên diệt gọn một Tây Sơn đã kiệt quệ để lấy nốt Quảng Ngãi và Quy Nhơn. Nếu Tây Sơn thắng, ông có thể tranh thủ họ diệt Nguyễn. Vì thế ông sai quân lấn tới đóng ở Chu Ổ thuộc Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, ngay lúc tiến đến Chu Ổ, quân Trịnh bắt đầu gặp trở ngại do bị bệnh dịch, bị ốm 3000 người và 600 người đã chết. Bản thân quận Việp tuổi già sức yếu, tới mức không thể tự đi đứng được, đều phải có người hầu nâng nhấc. Nguyễn Nghiễm cũng lâm bệnh nặng.
Tháng 7 năm 1775, cùng lúc bệnh dịch hoành hành, lại nghe tin Nguyễn Huệ thắng quân Nguyễn chiếm lại Phú Yên, quận Việp án binh lại. Ông biết Tây Sơn đã đủ thực lực đứng vững, quân Trịnh không thể diệt được, nhất là khi quân của ông đi xa nhà đã mệt mỏi và phát dịch bệnh. Theo đề nghị của Nguyễn Nhạc, quận Việp phong chức cho Nguyễn Huệ làm “Tây Sơn hiệu tiền tướng quân”. Nguyễn Nhạc đã biết tin quận Việp bệnh nặng nhưng không phản lại, tập trung vào chiến trường phía Nam.
Biết mình không thể đương nổi việc quân nữa, tháng 9 năm đó ông bí mật bàn với các tướng rút quân về. Hai tướng văn là Nguyễn Nghiễm (cha của Nguyễn Du) và Nguyễn Lệnh Tân bàn nên rút về Quảng Nam và đặt quan trông giữ phần lãnh thổ chiếm được, nhưng quận Việp chủ trương rút hẳn về Thuận Hoá, còn Quảng Nam sẽ tính sau. Ông sai người cầm thư đi gấp về Thăng Long xin ý kiến Trịnh Sâm. Trịnh Sâm xưa nay rất tin tưởng ông nên tán đồng đề nghị của ông. Quân Trịnh rút khỏi Quảng Ngãi lui hẳn về Phú Xuân.
Hoàng Ngũ Phúc xin giao lại thành Phú Xuân này cho phó tướng Bùi Thế Đạt, còn mình dẫn đại quân về kinh để dưỡng bệnh. Trịnh Sâm chưa chuẩn y. Nguyễn Nghiễm ốm nặng, được về quê Nghệ An dưỡng bệnh nhưng về tới nơi thì ngày 17 tháng 11 qua đời. Năm ngày sau, Thiều quận công cũng mất vì bệnh dịch khi mới về quê. Sang tháng 12, Trịnh Sâm mới quyết định cho Hoàng Ngũ Phúc về kinh. Ngày 17 tháng giêng năm 1776, ông mất trên đường về, thọ 74 tuổi.
Sau khi quân Trịnh rút, tàn dư quân Nguyễn nổi dậy ở Quảng Nam nhưng bị Nguyễn Nhạc điều quân ra đánh tan và chiếm cứ đất này.
<h3>Nhận định</h3> Trong lịch sử Việt Nam, ngoài Lý Thường Kiệt, có lẽ chỉ có Hoàng Ngũ Phúc là tướng xuất thân từ hoạn quan có tài kiêm văn võ và có nhiều quân công nhất. Tuy nhiên, do thành tích của ông chỉ trong nội chiến, còn Lý Thường Kiệt lập công trong chống ngoại xâm nên Lý Thường Kiệt nổi tiếng hơn ông.
Hoàng Ngũ Phúc làm tướng nghiêm túc, cẩn trọng, có uy tín. Khi lâm trận, ông là người quả đoán; . Những người trưởng thành dưới tay ông như Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh sau đều là những người nổi tiếng, ngang dọc thiên hạ, dù đều không được trọn vẹn như ông. Sở dĩ quận Việp được trọn vẹn toàn danh, ngoài hoàn cảnh khách quan (khi thế nước Đàng Ngoài còn mạnh) còn do ông là người biết ứng xử, tiến lui đúng lúc không chỉ trong chính trường mà cả ngoài chiến trường, không mang dã tâm như các hoạn quan Triệu Cao đời nhà Tần, Nguỵ Trung Hiền đời nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc; bản tính khiêm tốn, thành thực đối đã với người khác hết lòng trung tín, thưởng phạt quân sĩ nghiêm minh. Là người cầm quân dày dặn hơn 30 năm ngoài chiến trường, có lẽ hơn ai hết ông tự hiểu sức quân Trịnh khi tiến vào tới Quảng Ngãi như dây cung đã trương hết cỡ, không thể cố giành đất phương nam, vì thế ông chủ động nhường Quảng Nam cho Tây Sơn hy vọng làm thoả mãn Tây Sơn.
Không chỉ là người có công ổn định tình hình Bắc Hà, Hoàng Ngũ Phúc còn có công mở mang đất đai Bắc Hà xuống phía nam, lần đầu tiên đánh bật chúa Nguyễn khỏi đất Thuận-Quảng, khôi phục lại cương thổ nhà Hậu Lê như thời Lê Sơ, điều mà bao thế hệ chúa Trịnh trước chưa làm được. Nhưng dường như cũng chỉ có ông là người hiểu mình và hiểu người, biết lui tiến ngoài mặt trận. Sau khi các tướng thế hệ ông và Bùi Thế Đạt mất cha con chúa Trịnh quá say sưa vì chiến thắng, sinh kiêu ngạo, các tướng kế tục buông lỏng việc quân sự nên không giữ được cương thổ ông đã mở mang và cơ đồ họ Trịnh tiêu tan nhanh chóng. Ít ra Bắc Hà sẽ được bảo tồn lâu hơn. Một khi Tây Sơn không đánh chiếm được Bắc Hà, sẽ không phải phân tán lực lượng ra bắc và khó có thể khẳng định họ Nguyễn còn cơ hội phục hồi ở Nam Bộ hay không.
Di tích
viepquancong_bg.jpg
Phần mộ Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc nằm trên một khu đất đẹp, rộng rãi và thoáng đãng, đường đi đến khu di tích phần mộ và Sinh từ Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc rất thuận lợi, nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học, giáo dục và phát huy tác dụng của di tích đối với nhân dân địa phương và khách tham quan du lịch đến chiêm ngưỡng làng xã Tân Mỹ và khu di tích lịch sử – văn hoá này.
Tổng thể các hạng mục công trình gồm 2 quần thể chính: Phần lăng mộ và khu đền thờ, tổng thể 6 hạng mục công trình gồm: trùng nghi môn ngoại + nhà bia; trùng nghi môn nội, sân đền, đền thờ và phần lăng mộ.
Phần mộ cơ bản vẫn còn giữ được nguyên trạng, đặt giữa cánh đồng phì nhiêu tươi tốt. Phần mộ Hoàng Ngũ Phúc được đặt tại phía đông bắc làng Phụng Pháp, trên một gò đồi có tên là Bãi Lăng. Toàn bộ khu đất này nằm trên thửa đất số 334 của bản đồ địa chính xã hiện nay. Diện tích khu đất là khoảng 390m2. Mộ Hoàng Ngũ Phúc quay theo hướng bắc ghé nam, mộ không xây cất, đắp thành gò cao. Trên tấm bia đá ghi: Mộ của tướng công thời Lê được phong tặng là tĩnh trung… trị dương vũ đại vương. Phía trước mộ, cách khoảng 10m có tấm bia đá đặt ở khu ruộng thấp hơn, tạc theo dáng bài vị. Trong lòng bia có hàng chữ Hán: Lê triều Hoàng tướng công chi mộ. Ngày 18 tháng 4 năm 1703, Ngày 16 tháng 1 năm 1776.
Sinh từ Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc nằm về phía đông – nam thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ. Cảnh quan, không gian của di tích rộng rãi, thoáng đạt, thuận tiện về mặt giao thông, bởi nó nằm kề bên đường làng, phía sau là nhà dân bao bọc rất ấm cúng đầy tình làng nghĩa xóm. Đó cũng là tình cảm của dân Phụng Công xưa và làng Tân Phượng nay đối với Việp quận công. Trùng nghi môn ngoại gồm hai gian có 4 bậc đá xanh ghép, bậc dưới cách bậc trên 19cm, diện tích của trùng nghi môn ngoại là 3,50m2. Nhà bia có diện tích 3m2. Trùng nghi môn nội gồm ba gian với diện tích là 33,30m2, có 3 bậc tam cấp ghép đá xanh, bộ khung kiến trúc được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi. Đền thờ gồm 5 gian với diện tích là 166m2, kết cấu kiến trúc bằng gỗ lim, các vì mái làm theo kiểu tiền kẻ hậu bẩy, mái đền lợp ngói mũi hài, xây tường gạch bao quanh. Nhìn vào tổng thể khu sinh từ ta thấy nó bề thế, uy nghiêm và đĩnh đạc, đã cùng với thời gian tồn tại tới ngày nay, là di sản văn hoá tiêu biểu có giá trị của tổ tiên, ông cha để lại. Nó góp phần vào kho tàng di sản văn hoá chung của quê hương đất nước. Đồng thời đây cũng là một trong những hiện vật, tài liệu lịch sử có ý nghĩa nghiên cứu, giáo dục sâu sắc về truyền thống yêu nước, yêu quê hương, một vùng quê miền trung du xứ Kinh Bắc xưa và đất Bắc Giang ngày nay.
Sinh từ và phần mộ Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc là một trong những di tích lịch sử – văn hoá tiêu biểu ở làng xã Tân Mỹ nói riêng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung. Nó có ý nghĩa là tư liệu lịch sử quan trọng, phản ánh sâu sắc về truyền thống yêu quê hương đất nước của nhân dân ta. Đồng thời đây cũng là nơi thờ phụng, tưởng niệm một con người ở làng xã Tân Mỹ mà lịch sử đã ghi nhận ở thế kỷ XVIII.
Nguồ : http://vi.wikipedia.org/w...0ng_Ng%C5%A9_Ph%C3%BAc
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Nhận định về cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn

<h3>Lợi thế, nhược điểm</h3> Trong cuộc chiến 7 lần thế kỷ 17, tuy Trịnh có danh nghĩa vua Lê, có lực lượng mạnh hơn, lợi thế về nhân lực đông đảo, vật chất dồi dào hơn nhưng quân phải đi đánh đường xa thường mệt mỏi và lương thảo không vận kịp, mặt khác Bắc Hà luôn có mối lo các lực lượng cát cứ ở hậu phương nên không thể dốc toàn lực, toàn tâm vào cuộc chiến.
Phía Nguyễn dù lực lượng ít hơn nhưng được đánh tại đất nhà, có hai tướng giỏi là Hữu Tiến và Hữu Dật, lại có các chiến lũy kiên cố. Qua nhiều năm giao chiến khi tiến khi lui, cuối cùng họ Nguyễn từ Thuận Hóa lấn được ra tới sông Gianh, chiếm được Nam Bố Chính. Hơn nữa, ngoài đất đai, họ Nguyễn còn mang về được một lượng nhân lực khá lớn để khai khẩn những vùng đất mới khai thác phía nam. Điều đó cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển thế lực của họ Nguyễn lúc đó cũng như sau này.
Phía Trịnh trong giai đoạn đầu đã mắc sai lầm chủ quan, ỷ vào lợi thế của mình, đánh giá chưa đúng về thực lực của họ Nguyễn nên hay bị thua trận. Tuy nhiên, khi đánh ra Nghệ An, chính quân Nguyễn cũng bộc lộ điểm yếu của đạo quân phải đánh xa nhà nên không thể tự mình tiếp tục duy trì ưu thế bắc tiến. Ngay các danh tướng nhiều mưu mẹo như Hữu Dật, Hữu Tiến cũng lực bất tòng tâm, không thể có đủ lực lượng để dàn ra khắp mặt trận nhằm thực hiện tấn công tổng lực ra bắc mà có ý hoãn binh, trông chờ vào các lực lượng quấy rối ở hậu phương địch để chia sức quân Trịnh. Mặt khác, vì lực lượng có hạn, quân viễn chinh của Nguyễn không còn đủ sức đương đầu với phía Trịnh đông quân nhiều tướng hết lớp này đến lớp khác (Lê Văn Hiểu đến Trịnh Thượng, rồi Trịnh Toàn, lại Trịnh Căn) được điều ra mặt trận. Khi họ Trịnh củng cố nhân sự, siết chặt lại đội ngũ thì ưu thế nhân lực vật lực được phát huy rõ hiệu quả.
Một nhân tố khác giúp hai bên đứng vững là các tướng ngoài mặt trận của hai bên, dù tài năng ở mức độ khác nhau nhưng nhìn chung đều là những người cần lao, trung thành. Trịnh Toàn bị dụ hàng ở thời điểm ngoài gặp địch mạnh, trong bị anh bức bách không khác gì Trịnh Cối trước đây, thủ hạ sợ vạ lây đều đã hàng Nguyễn, thế nhưng Toàn vẫn không hàng như Cối mà chấp nhận cái chết. Lê Văn Hiểu thua trận, thân bị thương, bị chúa gọi về trị tội cũng không nghe theo lời dụ của Hữu Dật. Nguyễn Hữu Dật cũng bị dụ khi vừa thua trận và bị các tướng ganh ghét, nhưng cũng không đổi dạ thay lòng. Những trường hợp sang đầu hàng bên kia không nhiều và không nắm trọng trách nên không gây ảnh hưởng quyết định tới kết quả cuộc chiến.
<h3> So sánh với chiến tranh Lê - Mạc</h3> Lê-Mạc và Trịnh-Nguyễn đều là những cuộc chiến tranh trường kỳ trong lịch sử Việt Nam, gây ra hậu quả chia cắt nước Đại Việt trong 250 năm. Tuy nhiên, so với chiến tranh Lê - Mạc thời Nam Bắc triều, mức độ của chiến tranh Trịnh - Nguyễn có phần bớt nghiêm trọng hơn.
[h4] Về tính đối kháng[/h4] Lê - Mạc là kẻ thù không đội trời chung. Mạc cướp ngôi Lê, Lê phục hồi chống Mạc, do đó Lê và Mạc đánh nhau một mất một còn để chứng minh mình là “chính thống”, nhất là nhà Minh dùng chiêu bài lập lờ, không dứt khoát công nhận ai.
Giữa Trịnh và Nguyễn, xuất phát vốn là người trong một nhà, Trịnh Kiểm lấy chị Nguyễn Hoàng là Ngọc Bảo, đến Trịnh Tráng lại lấy con gái Nguyễn Hoàng là Ngọc Tú. Trước khi dùng “binh”, Trịnh và Nguyễn đã dùng “lễ” trong thời gian khá dài vì cả hai đều khởi phát từ danh nghĩa “phù Lê”.
[h4] Thời gian, mật độ[/h4] Chỉ trừ lần đụng độ thứ năm kéo dài 5 năm (1655-1660), các cuộc đụng độ khác giữa Trịnh và Nguyễn đều kéo dài chỉ vài tháng, thậm chí trong chưa đầy một tháng; khoảng cách giữa các cuộc chiến cũng khá dài, thuờng là 5-7 năm, có khi dài tới hàng chục năm. Giữa các cuộc chiến có thời gian đình chiến giúp cả hai bên củng cố thực lực. Trong khi đó, cuộc chiến tranh Lê-Mạc trong 60 năm diễn ra với mật độ liên tục, gần như chỉ một vài năm lại có một cuộc hành quân bắc tiến hoặc nam tiến của bên này hoặc bên kia.
Lực lượng của Lê và Mạc nhìn chung ngang nhau nên cả hai bên “ăn miếng trả miếng”, lúc thủ lúc đánh. Còn khi đụng đầu với Trịnh, Nguyễn chủ yếu ở thế phòng thủ, dùng chiến lũy kiên cố, địa hình hiểm trở để cản đường nam tiến của Trịnh. Lúc đó Nguyễn chưa lấy được đất Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp nên lực lượng còn hạn chế, vì vậy sau cuộc chiến Nghệ An 1655 – 1660, Nguyễn không thể tái diễn một cuộc chiến dài hơi như vậy với Trịnh.
[h4] Địa bàn[/h4] Chiến tranh Trịnh - Nguyễn chỉ diễn ra ở phạm vi Trung Bộ, thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Chiến tranh Lê - Mạc trải khắp gần như toàn lãnh thổ Đại Việt khi đó, từ Bắc Bộ tới Thanh - Nghệ và có lần tới Thuận Hóa. Vì thế ảnh hưởng và thiệt hại của quân, dân hai bên trong chiến tranh Lê - Mạc lớn hơn so với chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
<h3> Chính sách</h3> Nhân tố quan trọng hơn cả giúp các chúa Trịnh và chúa Nguyễn ngồi vững và giữ được cơ nghiệp là chính sách cai trị phù hợp. Ngoài danh nghĩa “phù Lê”, các chúa đều lấy được lòng dân tại khu vực mình cai quản để huy động nhân lực, vật lực vào cuộc chiến. Hơn nữa, các chúa Trịnh, Nguyễn đều giải quyết nhanh chóng, dứt điểm những rạn nứt từ bên trong chính quyền mình, chủ yếu là những người trong cùng một nhà có ý đồ khác, không để những xung đột nội bộ xé rộng làm ảnh hưởng tới toàn cục.
Sử sách không chép rõ thiệt hại về người qua từng cuộc chiến là bao nhiêu nhưng chắc chắn con số thương vong của hai bên phải tới hàng vạn người. Ngoài ra, nhân dân trong vùng chiến sự bị thiệt hại nhiều hơn cả.
Hơn một trăm năm sau, các lũy Trấn Ninh, Trường Dục vẫn vững chắc như xưa, nhân tài vật lực của Đàng Trong bấy giờ không còn kém Đàng Ngoài nữa, nhưng lòng người lúc đó đã chia lìa nên lũy cao, đất hiểm không còn giúp được họ Nguyễn cản đường quân Trịnh nam tiến như 7 lần trước. Quân Trịnh đánh tới như cuốn chiếu, tướng Nguyễn thi nhau hàng Trịnh, giúp quận Việp lập công. Sau thành quả chiếm Phú Xuân, họ Trịnh say sưa chiến thắng, tưởng như công nghiệp của mình đã vượt được cha ông. Đất đai rộng hơn, quân số và dân số đông thêm, của cải giàu lên, các mối lo cát cứ ở hậu phương không còn, lẽ ra Bắc Hà phải hùng mạnh hơn trước. Thế nhưng chính sự lại rối ren, nhân dân chán ghét nhà chúa; tướng lười quân kiêu, còn lấy việc mất Thuận Hóa (về tay Tây Sơn) làm may[6][/sup], bởi thế cơ đồ mới bị mất mau chóng hơn cả nhà Mạc trước kia vốn chỉ còn vùng Bắc bộ.
Tài đức của người lãnh đạo có thu phục, đoàn kết được nhân dân hay không mới mang yếu tố quyết định sự mất còn của đất nước.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Quân lực 2 bên Trịnh - Nguyễn

<h3>Quân số</h3>
Mô hình thuyền chiến Mông đồng thời Trịnh thế kỷ XVII, có 26 tay chèo, 30 chiến thủ và trang bị 2 đại bác

Dân số 2 bên chênh lệch nhiều khiến ảnh hưởng lớn tới việc tăng cường quân số. Tính về diện tích lãnh thổ Đàng Ngoài rộng gấp 2 đến 3 lần lãnh thổ Đàng Trong. Về dân số thì đầu thế kỷ XVII, từ năm 1600 đến 1650, dân số dưới sự cai trị của chúa Trịnh khoảng dưới 5 triệu người, trong khi dân số của chúa Nguyễn khoảng 500.000[7]-1.000.000[8] Quân số của hai bên không được thống kê đầy đủ, thường xuyên bị phóng đại để nghi binh, những thống kê chủ yếu chỉ là con số ước đoán của những người đương thời bấy giờ:
Sử gia Phan Khoang trong Việt Sử xứ đàng trong có thống kê quân số như sau:
  • Không nói rõ năm: Chúa Nguyễn có chừng 22.740 quân chính quy. Chúa Trịnh có chừng 50.000 quân đóng ở Thăng Long (khi đánh nhau sẽ huy động thêm dân binh, hương binh ở địa phương). Số quân này thường xuyên bị hai phe "nói phao" đôi lúc quân số bị phao từ 10 vạn lên 18 vạn (Trịnh); Nguyễn phóng đại lên 26 vạn. Quân số mỗi phe có thể có tối đa là 20 vạn chính quy và địa phương, và quân chúa Nguyễn lúc nào cũng ít hơn số quân Trịnh.[9]
  • Thủy binh: quân Trịnh có ưu thế lớn với chừng 600 chiến thuyền to hơn tàu châu Âu và trên mỗi thuyền có 3 đại bác, 25 người chèo và binh sĩ. Trong khi chúa Nguyễn có 200 chiến thuyền.[10]
  • Một giáo sĩ khác tên Bénigne Vachet: chúa Nguyễn có 40.000 lính: 15.000 thủ Bắc, 9.000 giữ phủ chúa, 6.000 bảo vệ hoàng thân và đại thần và 10.000 binh trấn giữ các khu vực tỉnh lỵ khác. Chiến thuyền 200. Quân bộ chúa Trịnh không có nói, nhưng quân thủy thì khẳng định gấp 3, 4 lần quân chúa Nguyễn. Một tu sĩ tên Choisy kể năm 1697, chúa Nguyễn có 131 chiếc thuyền (chưa tính chiến thuyền địa phương), có chừng 60 tay chèo, 2 pháo thủ, 3 sĩ quan chỉ huy, hai trống trận.[11]
Các lần chiến tranh[12]
  • 1627 không ghi quân số
  • 1633 không ghi quân số
  • 1643 như trên, nhưng có tàu châu Âu đến đòi giúp chúa Trịnh
  • 1648 không ghi, quân Nguyễn huy động 100 voi, quân trịnh bị bắt là 3 vạn vài hai tướng. Nguyễn Hữu Tiến di chuyển 3000 quân đóng ở Võ Xá để thủ. Các tướng Trịnh được tha, còn các binh sĩ Trịnh thì chia nhỏ ra cho đi khai hoang hết
  • 1655 và 1660 chúa Trịnh bố phòng 1 vạn rưỡi binh thủ nam Chúa Nguyễn không ghi rõ số quân
  • 1661 và 1662 không ghi
  • 1672 Chúa Trịnh có 10 vạn phóng đại lên 18 vạn, chúa Nguyễn thì không rõ thực bao nhiêu nhưng phóng đại lên 26 vạn.
Giáo sĩ Cristophoto Borri trong Xứ đàng trong năm 1621:
  • "Thế lực của chúa[a] rất mạnh đến nỗi khi ngài muốn ngài có thể tuyển ngay được tám mươi ngàn quân binh chiến đấu. Với tất cả lực lượng này ngày vẫn sợ chúa Đàng Ngoài vốn có lực lượng lớn hơn gấp 4 lần"[13]
Nguyễn Quang Ngọc trong sách Tiến trình Lịch sử Việt Nam[14]:
  • Chúa Trịnh có thể huy động ngay lập tức 200.000 quân, 600 thuyền chiến, 500 thuyền vận tải và 500 voi chiến.
  • Chúa Nguyễn chỉ có thể huy động tối đa 40.000 quân và 200 chiến thuyền nhưng bù lại có một hệ thống chiến lũy hết sức dày đặc và đường tiếp vận lương thực của chúa Trịnh ra rất khó khăn.
William Dampier, một nhà du hành từng đến Đàng Ngoài năm 1688 có ghi nhận là quân đội chúa Trịnh có chừng 70.000-80.000 quân thường trực, trong số đó hầu hết là bộ binh trang bị súng tay, ở kinh thành chúa có thường trực voi chiến 200 thớt, ngựa chiến 300 con, nuôi béo khỏe [15]. Charles Maybon và Henri Russier ước tính quân đội Đàng Ngoài khoảng 100.000 người, 500 voi, 500 chiến thuyền lớn trang bị 3 súng thần công mỗi chiếc.[cần dẫn nguồn]
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ tục biên ghi nhận thời Nam Bắc triều, quân Trịnh theo phò nhà Lê có lực lượng kỵ binh khá mạnh. Trịnh Tùng từng sử dụng 400 quân thiết kỵ làm trợ chiến để đẩy lùi cuộc xâm lấn của quân Bắc triều. Năm 1592 ông huy động tới 5000 kỵ binh nặng, trang bị giáp sắt cho cả ngựa để vây hãm Đông Kinh của nhà Mạc.
Một ghi chép của người phương Tây về lực lượng quân sự Đàng Ngoài dưới thời Thanh Đô Trịnh Tráng cho rằng vào năm 1640 ông này có trong tay hơn ba mươi vạn bộ binh, hai ngàn thớt voi trận và một trăm lẻ hai ngàn quân kỵ (!) [16]. Con số này còn cần làm rõ.
<h3> Quân đội chúa Trịnh</h3> Binh chia ra làm hai hạng: Ưu binh và Nhất binh. Ưu binh là lính mộ ở ba phủ thuộc tỉnh Thanh Hóa và bốn phủ thộc tỉnh Nghệ An (Đàng trong). Nhất binh là lính tuyển ở bốn trấn ngoài Bắc (Đàng ngoài): Sơn Nam, Kinh Bắc (Bắc Ninh), Hải Dương, Sơn Tây cứ 5 xuất đinh bắt một người sung quân ngũ. Lính Ưu binh đóng ở Kinh đô, được nhiều đặc ân, đặc quyền như được cấp công điền và cả chức sắc.
Lính Nhất binh phục vụ tại các trấn, phục dịch các quan, có việc loạn ly và chiến tranh mới được gọi đến, không thì về làm ruộng.
Đến đời chúa Trịnh Doanh (1720–1767) có nhiều giặc dã ở nhiều nơi nên phải gọi lính tứ trấn, động viên cả thảy được 115.000 người hợp thành các đơn vị lớn nhỏ như sau:
  1. Đội gồm có: 20 người.
  2. Cơ gồm 20 đội có: 400 người.
  3. Vệ gồm từ 5 đến 6 cơ: 2000 hay 2400 người (Bên Vệ có Tư là đơn vị có: 100 người).
<h3> Quân đội chúa Nguyễn</h3> Binh có hai loại đầu, cũng như ngoài Bắc được gọi đi quân dịch; những trai tráng khỏe mạnh sung thẳng vào quân ngũ và một số được gọi dần có tính cách trừ bị. Việc binh bị đối với các chúa miền Nam là một việc quan trọng nhất, gồm những đơn vị dưới đây:
  • Ở hạ tầng là Thuyền hay Tiểu đội, có từ 30 đến 50 người cùng làng hay thuộc làng lân cận. Đội có từ hai ba đến năm Thuyền do một Đội trưởng hay một Cai đội trông. Cơ gồm có nhiều đội thường có tới từ 6 đến 10 Thuyền, có cơ đặc biệt gồm có tới 60 thuyền. Quân số có từ 250 đến 600 người, do một cai cơ hay trưởng cơ chỉ huy.
  • Thời đó có 5 cơ: Trung cơ, Tả cơ, Hữu cơ, Hậu cơ và Tiền cơ.
  • Dinh gồm có một số quân ngang với cơ do một Trưởng dinh điều kiển. Dưới quyền Trưởng dinh có các Trưởng cơ (theo sự khảo cứu của các sử gia Pháp quân số của các đơn vị trong binh đội Nam Hà hay thay đổi về quân số, nghĩa là quân số khi thăng khi giảm không nhất định).
<h2> Các tướng tham chiến chủ yếu của hai bên</h2> <h3> Quân Trịnh</h3>
  • Trịnh Toàn
  • Lê Thì Hiến
  • Lê Sĩ Triệt
  • Nguyễn Khắc Liệt
  • Lê Văn Hiểu
  • Hoàng Phùng Cơ
  • Hoàng Đình Thể
<h3> Quân Nguyễn</h3>
  • Trương Phúc Phấn
  • Tống Hữu Đại
  • Nguyễn Cửu Kiều
  • Tôn Thất Tráng
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w...BB%85n_ph%C3%A2n_tranh