Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
3. Chúa Nguyễn Phước Lan còn gọi là Chúa Thượng (1635-1648)

Tranh giành ngôi báu
Năm ất Hợi (1635) cháu Sãi mất, con là Nguyễn Phúc Lan lên nối nghiệp gọi là chúa Thượng.
Nghe tin chúa Thượng nối nghiệp, hoàng tử thứ ba là Nguyễn Phúc Anh đang trấn giữ ở Quảng Nam âm mưu phản nghịch. Phúc Anh viết thư sai người mật ra Bắc, yêu cầu chúa Trịnh đem quân vào đánh, Anh sẽ tiếp tay. Lại mời ký lục Vân Hiên hiến kế đắp lũy Câu Đê làm kế cố thủ. Xuống lệnh cấm ở các cửa biển không cho dân chúng ra vào. Lại sai tướng Khang Lộc tiết chế thủy bộ quân làm tiên phong đem quân rải đóng ở cửa biển Đà Nẵng, không chịu về triều nhận lệnh. Riêng Phúc Anh tự mình đem quân đến đóng đồn ở lũy Câu Đê để xem thế đánh giữ.
Chúa Thượng nghe tin, cả giận bèn mới chú là Tường Quận Công Nguyễn Phúc Khê vào phủ khóc bảo rằng:
"Cháu với Dương Nghĩa hầu (chỉ Phúc Anh) là anh em cùng cha một mẹ sinh ra, chung gốc liền cành, hoạn nạn giúp nhau, phú quý cùng hưởng. Ai ngờ Dương Nghĩa manh tâm tiếm đoạt phản nghịch, giết hại dân chúng trong miền. Cháu muốn nhường ngôi cho hắn để khỏi sinh sự tranh giành không biết có nên chăng? Mong tôn thúc liệu xét cho".
Nguyễn Phúc Khê nghe xong bừng bừng tức giận nói:
"Dương Nghĩa là đồ lục sục không nghĩ gì đến công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Nay hắn đã dấy binh làm loạn, tội khó dung tha còn phải hồ nghi gì nữa." Bèn sai tướng đem quân lên đường. Hai bên xáp chiến một trận bất phân thắng bại. Cai đội bộ binh, tước Dương Sơn và Công tôn Tuyên lộc bất ngờ đem quân đánh qua cửa Hải Vân, tiến vào Quảng Nam.
Dương Sơn vào trước trong doanh trại của Dương Nghĩa hầu thu được quyển sổ "Đồng tâm hướng thuận". (cùng lòng theo về) chép tên họ các quan văn võ và dân chúng ước khoảng vài trăm người, trên hơn 10 tờ giấy. Suy đi nghĩ lại Dương Sơn xé bỏ khoảng 5,6 tờ. Tiếp đến Tuyên Lộc phóng hỏa thiêu cháy trại quân của Dương Nghĩa. Dương Nghĩa chạy trốn về phía cửa biển Đại Chiêm. Tuyên Lộc đuổi bắt được, đóng gông giải về.
Đến khi luận tội Phúc Anh nằm rạp xuống kêu oan. Chúa Thượng không nở ra lệnh giết. Nguyễn Phúc Khê tâu:
"Anh là kẻ phản nghịch, tội rất lớn, xin cứ phép gia hình để răn bọn loạn tặc"
Chúa dù đau xót phải nghe theo.

Chuỗi hoa tình ái
Tống Thị, vợ của Hữu Phủ Khánh Mỹ, trấn thủ ở Quảng Nam là người có nhan sắc hoa nhường, nguyệt thẹn. Khánh Mỹ chết sớm, Tống Thị có dịp ra vào phủ chúa, ý muốn tư tình với Thượng Vương nhưng Vương không chú ý đến. Tống Thị về xâu một chuỗi hoa như vòng ngọc liên châu rất đẹp, sai người đêm đến dâng cho chúa. Chúa cầm lên ngửi thấy mùi hương thơm ngát xúc động lòng yêu. Từ đó, chúa đem lòng thương yêu Tống thị.
Năm Kỷ Mão (1639) Tống Thị thân vào phủ chúa chầu hầu. Nàng sụp lạy dưới thềm, thưa trình về tình cảnh góa bụa thảm thiết, nhan sắc lại cực kỳ diễm lệ. Chúa Thượng nổi tình riêng, sau đó mời nàng vào nội thất chung chăn gối.
Từ đó, chúa hết mực sùng ái Tống Thị. Nàng trình bẩm việc gì, chúa cũng nghe theo. Tống Thị lựa lời khéo léo để chúa vui lòng, nghĩ cách chiếm đoạt của cải của dân để làm giàu riêng. Các quan đại thần căm ghét Tống Thị, tìm cách can gián nhưng chúa không nghe. Cho hay, nhan sắc phái đẹp quả là có mãnh lực vô biên, làm lung lạc cả đấng quân Vương dũng cảm, sáng suốt. Sau này Phúc Lan trúng độc Tống Thị mà chết.

Chiến công vang dội
Làm vua được 9 năm vị Chúa đa tình này lập được chiến công vang dội. Lần đầu tiên trong lịch sử thủy chiến, thủy quân Việt Nam đã đánh thắng thủy quân Âu Châu.
Năm 1643, Hòa Lan theo lời yêu cầu của chúa Trịnh cho 3 chiếc tàu đồng kiểu tròn, võ trang nhiều trọng pháo tiến vào cửa Eo (Thuận An) mưu đồ xâm lược.
Chúa Thượng họp quần thần bàn định nên đưa chiến thuyền của mình ra đánh tàu Hoa Lan hay không. Vì chưa bao giờ xáp chiến với Tây Dương, nên quần thần không dám hứa chắc là thắng. Lúc ấy Chúa hỏi một người Hòa Lan giúp việc quân sư cho Chúa, người ấy tự phụ trả lời:
"Tàu Hòa Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôi."
Nghe vậy, chúa cảm thấy bị xúc phạm. Ông thân hành đến cửa Eo, ra lệnh cho thủy quân chèo thuyền ra đánh thẳng vào 3 chiếc tàu của Hòa Lan.
Hàng trăm chiếc thuyền Việt Nam xông thẳng vào các chiếc tàu Hòa Lan, mặc đại bác bắn ra như mưa.
Bốn mặt tàu Hòa Lan đều bị tấn công. Nhờ thuyền nhỏ, cơ động nhanh nhẹn nên mặc dù bị một số đạn, tàu Việt Nam vẫn bao vây tấn công vào tàu Hòa Lan quyết liệt. Chúng vô cùng kinh hoàng không ngờ thủy quân chúa Nguyễn gan dạ đến thế. Chiếc nhỏ nhất vội luồn lách chạy thoát thân. Chiếc thứ hai thảng thốt đâm vào đá, cả thủy thủ đoàn và tàu chìm nghỉm xuống biển. Chiếc thứ ba lớn nhất chống cự lại. Các thủy quân Nguyễn bám sát tàu, bẻ bánh lái. Một số nhảy lên tàu, chặt gãy cột buồm. Bị dồn vào thế tuyệt vọng, thuyền trưởng Hòa Lan cho nổ kho thuốc súng. Thế là tất cả thủy thủ bị hỏa thiêu, chết la liệt trên biển. Có 7 tên nhảy xuống biển, cố bơi thoát nhưng đều bị tóm cổ.
Thắng trận trở về, chúa Thượng dẫn 7 tù binh đến trước mặt người Hòa Lan nói:
- Cần chi mãnh lực và quân đội của trời mới phá được. Chiến thuyền của ta cũng khá đấy chứ.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
4. Chúa Nguyễn Phước Tần còn gọi là Chúa Hiền (1648-1687)

Chiến tướng khi còn thế tử
Khi chưa lên ngôi Nguyễn Phúc Tần là một chiến tướng. Suốt thời gian làm chúa, ông đánh nhau với Trịnh nhiều phen.
Trước khi lên ngôi vài tháng, Trịnh Tráng sai đô đốc Tiến quận Công là Lê Văn Hiểu (có nơi chép là Hàn Tiến) đem quân thủy bộ vào đánh miền Nam. Bộ binh đóng ở đất Nam Bố Chính; còn thủy quân thì đánh vào cửa Nhật Lệ.
Bấy giờ hai cha con Trương Phúc Phấn quyết tâm ra sức giữ Lũy trường Dục, quân Trịnh đánh mãi không tiến lên được.

Tuổi trẻ anh hùng của Chúa Nguyễn Phúc Tần

Thời chiến tranh Nam-Bắc triều, ở Đàng Ngoài là Vua Lê-chúa Trịnh, phía nam ( từ sông Gianh, Quảng Bình trở về trong) là chúa Nguyễn. Ở Đàng Ngoài, chính quyền nằm trong tay nhà Trịnh, vua Lê chỉ là con rối do chúa Trịnh dựng lên, hễ vua có ý không thuần phục chúa Trịnh lập tức bị chúa Trịnh bày mưu giết chết, lập người khác lên làm vua.

Năm 1556, sau khi thực hiện cách mạng tư sản, Hà Lan ngày càng trở nên hùng mạnh, trở thành cường quốc ở châu Âu. Tàu chiến Hà Lan tung hoành từ Âu sang Á. Từ đầu thế kỉ 17, thương thuyền Hà Lan đã có mặt ở nước ta để buôn bán đủ thứ các loại hàng hóa, trong đó đặc biệt là vũ khí. Trong chiến tranh Trịnh-Nguyễn, người Hà Lan liên minh với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nhằm kiếm chác từ cuộc chiến. Trong bối cảnh đó xuất hiện tấm gương sáng: Một thanh niên 24 tuổi chỉ huy thủy quân Đàng Trong đánh tan một hạm đội của Hà Lan. Người đó chính là Nguyễn Phúc Tần. :good: ( Sau này ông là 1 trong những Chúa Nguyễn có công với đất nước ).

Sách Đại Nam thực lục, Tiền biên, quyển 3 có chép :

" Thế tử Dũng Lễ Hầu ( tên húy là Nguyễn Phúc Tần ) đánh giặc Ô Lan ( cách gọi Hà Lan thời xưa) ở cửa Eo ( cửa biển Thuận An). Bấy giờ, tàu giặc Ô Lan đậu ở ngoài biển, cướp bóc kẻ bán người buôn, quân tuần tiễu ngoài biển báo tin này về phủ Chúa. Chúa họp bàn kế đánh giặc. Thế tử ( Nguyễn Phúc Thuần) tức thì mật báo với Chưởng cơ Tôn Thất Trung, hẹn sẽ đem thủy quân ra đánh. Trung lấy cớ là chưa có lệnh Chúa nên chưa dám quyết, cứ ngần ngại, trù trừ mãi. Thế tử tự đốc suất chiến thuyền của mình tiến ra, khiến Trung bất đắc dĩ phải đi theo. Khi thuyền Trung đến cửa biển thì thuyền Thế tử đã ra tận ngoài khơi rồi. Trung dùng cờ vẫy bảo quay lại, nhưng Thế tử không nghe . Trung bèn thúc thuyền binh bơi theo. Chiến thuyền trước sau lướt như bay. Giặc trông thấy thì cả sợ bỏ chạy về phía đông, bỏ rơi lại một chiếc thuyền khá lớn. Thế tử thúc quân vây bắn. Tướng giặc thế cùng phải tự thiêu. Thế tử thu quân về.

Chúa chợt nghe tin Thế tử đi có một mình, rất lấy làm lo lắng, bèn tự mình đem đại binh đi tiếp ứng, nhưng vừa tới cửa biển, nhìn ra xa đã thấy khói đen bốc mù trời. Chúa hạ lệnh cho quân tiến tới. Khi nghe tin thắng trận, chúa mừng lắm, kéo quân về bờ biển để chờ. Thế tử tới bái yết, Chúa giận, trách rằng:

- Con là Thế tử, sao không biết giữ thân?

Chúa lại trách cứ Trung về tội sao không vào bẩm mệnh . Trung cúi đầu tạ tội, rồi nhân đó, khen ngợi lòng dũng cảm của Thế tử, cho là không ai có thể sánh kịp. Chúa cười nói rằng:

- Trước kia, Tiên quân của ta đã từng đánh giặc biển, nay con ta cũng như thế, ta không còn ngại gì nữa.
Nói rồi, trọng thưởng cho Thế tử rồi trở về cung".
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.357
113
Chúa Hiền là vị minh chúa phương nam, ngoài bắc cũng có 1 vị chúa nổi tiếng với chiến công lừng lẫy:
Tên húy Trịnh Căn Sinh 1633 Mất 1709 Cầm quyền 1682 - 1709 Thời vua Lê Hy Tông
Lê Dụ Tông Miếu hiệu Chiêu tổ Thụy hiệu Khang vương
Định Nam vương Trịnh Căn(chữ Hán:鄭根,1633-1709) là chúa Trịnh thứ năm thời Lê trung hưng, cầm quyền từ tháng 8 năm 1682 đến tháng 5 năm 1709.
Sự nghiệp của Trịnh Căn chính là gạch nối cơ bản giữa thời Trịnh Nguyễn phân tranh và thời thịnh trị của Đàng Ngoài. Ông là người chỉ huy có công chặn đứng thế bắc tiến của quân Nguyễn, giữ hoà bình cho Bắc Hà và đưa miền bắc Việt Nam vào thời kỳ phát triển phồn thịnh trở lại sau nhiều năm binh lửa.

<h2>Tiểu sử</h2> Trịnh Căn là con trưởng của Tây Định vương Trịnh Tạc, khi chưa lên ngôi được phong tước Phú quận công. Lúc nhỏ ông từng phạm tội bị giam vào ngục, sau nhờ khéo vận động nên được tha. Trịnh Căn chính thức xuất hiện trên chính trường kể từ trận Nghệ An, cuộc đụng độ thứ năm giữa Trịnh và Nguyễn lúc mới 24 tuổi.
<h2>Đại chiến quân Nguyễn</h2> <h3>Hoàn cảnh</h3> Trịnh Căn lớn lên trong thời chiến tranh giữa Trịnh và Nguyễn đang ở cao trào. Thanh Đô vương Trịnh Tráng, ông nội của Trịnh Căn 4 lần mang quân vào nam đều không giành được thắng lợi, hao binh tổn tướng. Ngay cả khi người Hà Lan đã đến giúp sức đánh họ Nguyễn nhưng vẫn không kết quả. Thuỷ quân lợi hại của chúa Nguyễn bắn cháy chìm một tàu Hà Lan buộc hai tàu kia phải bỏ chạy.
Sau nhiều lần đánh lui được quân Trịnh, tháng 4 năm 1655, chúa Nguyễn cử hai danh tướng là Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật mang quân vượt sông Gianh đánh Bắc Bố Chính. Đây là lần đầu tiên quân Nguyễn chủ động tấn công Bắc Hà, khí thế rất hăng hái. Các tướng Trịnh là Phạm Tất Toàn đầu hàng, Lê Hữu Đức thua trận bỏ Hoành Sơn, Lê Văn Hiểu cũng thua chạy bỏ Hà Trung, cùng với Hữu Đức về giữ An Trường (Nghệ An).
Thanh Đô vương thấy ba tướng đều thua, sai Trịnh Thượng làm Thống lĩnh mang quân vào nam. Trịnh Thượng lãnh binh, ban đầu quân Nguyễn hơi lùi, sau bị hai tướng Nguyễn là Tiến, Dật chia đường thuỷ, bộ đánh tan. Quân Trịnh hai cánh đều thua về giữ An Trường. Thế là 7 huyện Nghệ An ở phía nam sông Lam về tay chúa Nguyễn. Một nửa Nghệ An bị mất, đất căn bản Thanh Hoá của cả vua Lê lẫn chúa Trịnh bị uy hiếp dữ dội. Quân Nguyễn hừng hực khí thế bắc tiến như thể sắp đánh ra Thăng Long.
Chúa Trịnh giận dữ giáng chức Thượng rồi cử cha Trịnh Căn là Trịnh Tạc vào làm Thống lĩnh, lấy lại đất đã mất. Hữu Tiến thấy viện binh Trịnh bèn lui về giữ Hà Trung. Nhưng lúc đó ở phía bắc, tàn dư họ Mạc lại quấy rối ở Cao Bằng, Trịnh Tạc được lệnh phải rút về bắc để lo đánh dẹp, để lại các tướng ở lại trấn thủ.
Năm 1556, Hữu Tiến và Hữu Dật lại tiến hai đường thuỷ, bộ đánh tới, phá tan hai đạo quân Trịnh. Các tướng Đào Quang Nhiêu, Vũ Văn Thiêm thua chạy về giữ An Trường. Trịnh Tráng bèn cử con út là Ninh quốc công Trịnh Toàn, chú của Trịnh Căn mang quân vào cứu viện. Toàn đốc quân đánh nhau với quân Nguyễn, tuy ban đầu thắng được hai trận ở Hương Bộc, Đại Nại nhưng sau đó lại bị thua, một lần nữa lại phải co về giữ An Trường.
<h3>Giữa cha và chú</h3> Giữa lúc chiến trận ở Nghệ An đang ác liệt thì chúa Trịnh Tráng bệnh nặng, Trịnh Tạc được phong làm Tây Đô vương thay cha cầm quyền điều hành. Trịnh Toàn là người có tài, hết sức lấy lòng quân sĩ, bị Trịnh Tạc nghi ngờ có ý tranh ngôi. Trịnh Tạc bèn cho Trịnh Căn làm Phú quận công, mang quân vào Nghệ An, vừa để tăng viện chống quân Nguyễn vừa để phòng ngừa Trịnh Toàn làm loạn. Theo lệnh cha, Trịnh Căn vào Nghệ An, đóng ở huyện Hưng Nguyên nghe ngóng tình hình.
Tháng 4 năm 1657 chúa Trịnh Tráng qua đời, Tây Đô vương Trịnh Tạc chính thức lên ngôi, sai người triệu Trịnh Toàn về kinh. Các tướng dưới quyền Trịnh Toàn lo sợ bị hỏi tội bèn chạy sang đầu hàng chúa Nguyễn. Trịnh Toàn thế cô, đến cửa doanh trại của Trịnh Căn xin cháu đoái thương. Trịnh Căn lấy lẽ thuận nghịch thuyết phục rồi nói với Toàn: “Việc đã như thế, phải tự mình về cửa khuyết đợi mệnh”. Toàn miễn cưỡng trở về kinh, bị Trịnh Tạc bắt giam, lấy cớ không chịu tang cha rồi tra hỏi tội và giết đi.
Sử Lê-Trịnh đánh giá rất cao việc Trịnh Căn ngăn chặn được việc làm phản của Trịnh Toàn đang lúc còn manh nha, nhưng các nhà sử học về sau cho rằng lý do là Toàn không có ý phản, ngay cả khi thủ hạ đã chạy đi hàng Nguyễn.
<h3>Cầm cự với địch mạnh</h3> Tháng 6 năm 1657, Trịnh Căn chia quân sai Hoàng Thể Giao, Lê Thì Hiến và Trịnh Thế Công vượt sông Lam đánh tướng Nguyễn là Tống Hữu Đại ở huyện Thanh Chương. Do có người tiết lộ, Hữu Tiến biết trước phòng bị nên quân Trịnh bị thua rút về bờ bắc sông Lam. Sau đó Trịnh Căn điều quân đánh Đông Hôn nhưng cũng bị thua trận.
Trước thế địch mạnh, thắng trận liên tiếp, quân nhà đang nhụt nhuệ khí, Trịnh Căn chủ trương cầm cự, không đánh lớn để chờ thời cơ. Ông cũng biết thực lực của quân Nguyễn không đủ mạnh, quân ít chỉ lợi đánh nhanh thắng nhanh, đi đánh xa lâu ngày đã mệt nên cũng không đủ sức ồ ạt bắc tiến như trước. Tranh thủ thời gian ngưng chiến, ông ra sức củng cố tinh thần tướng sĩ vừa bị thua trận và chia rẽ sau chuyện Trịnh Toàn. Nhờ đó khi thế quân Trịnh dần dần được tăng lên rõ rệt. Trong quân ngũ, Trịnh Căn điều hành rất nghiêm. Biết tướng Nguyễn Đức Dương lén bán lương cho quân Nguyễn để kiếm lợi, Trịnh Căn bắt Dương xử tử ngay. Sau đó ông lại phát hiện tướng Hoàng Nghĩa Chấn vì ganh ghét Đào Quang Nhiêu nên không chịu đến tiếp ứng cho Nhiêu khiến trận đánh quân Nguyễn ở Bạch Đàng thất bại, ông bèn giết chết Chấn.
Việc hành xử của vị thống chế trẻ tuổi khiến tướng sĩ một lòng tin phục chấp hành mệnh lệnh. Tháng 6 năm 1658, tù trưởng Lang Công Chấn ở Quỳnh Lưu theo Nguyễn, mang quân đánh Trịnh, bị quân Trịnh đánh bại bắt được giải về Thăng Long. Tháng 7, quân Nguyễn vượt sông Lam thắng được Nguyễn Hữu Tá ở huyện Hưng Nguyên nhưng sau đó bị tướng Lê Thì Hiến đánh bại phải rút về. Tháng 12, quân Trịnh đánh thắng quân Nguyễn ở huyện Hương Sơn.
Những thắng lợi liên tiếp dù chỉ là những cánh quân nhỏ của địch nhưng nâng cao tinh thần cho quân Trịnh rất nhiều. Cùng lúc đó biến cố khác khiến Trịnh Căn thêm tin tưởng vào khả năng đánh bại quân Nguyễn.
Quân Nguyễn không đủ thực lực để tự mình bắc tiến nên Nguyễn Hữu Dật đã sai người ra bắc câu kết với các lực lượng phản Trịnh như Phạm Hữu Lễ ở Sơn Tây, họ Mạc ở Cao Bằng, họ Vũ ở Tuyên Quang. Tuy nhiên hai bên dùng dằng, ỷ lại vào nhau. Tây Định vương Trịnh Tạc phát giác, dụ giết chết Phạm Hữu Lễ khiến các cánh Mạc, Vũ không dám cử động, quân Nguyễn cũng hết trông đợi nội ứng. Giữa lúc đó các tướng Nguyễn nảy sinh mâu thuẫn. Hữu Tiến và thuộc tướng ghét Hữu Dật vì Dật được chúa Nguyễn tin hơn. Trịnh Căn nhân đó bèn sai người mang vàng đến dụ nhưng không kết quả. Tuy nhiên ông nhận thấy thời cơ đánh thắng quân chủ lực của Nguyễn đã đến.
<h3>Thu hồi đất cũ</h3> Sau thất bại ở Đông Hôn lần thứ hai tháng 8 năm 1660, Trịnh Căn viết thư về kinh xin thêm viện binh. Chúa Trịnh phát thêm 1 vạn quân và 3 tướng ra mặt trận. Có thêm lực lượng, ông chia quân ra bày trận nhiều nơi khiến quân Nguyễn không biết phải phòng bị chỗ nào.
Tháng 9 năm 1660, Trịnh Căn chia quân đánh cứ điểm quan trọng Lận Sơn, sai Hoàng Nghĩa Giao và Lê Thì Hiến đang đêm vượt sông Lam. Cánh quân của Giao đến Lận Sơn bị Nguyễn Hữu Dật vây ngặt, 4 tướng Trịnh bị tử trận. Trịnh Căn đang thị chiến trên núi Dũng Quyết, thấy Giao bị vây bèn điều quân đến cứu, lại sai các đội quân thuỷ tiến qua sông trợ chiến, nhằm quân Nguyễn bắn dữ dội. Nguyễn Hữu Dật không cự nổi, thua chạy rút về Khu Độc.
Cánh quân của Thì Hiến và Mẫn Văn Liên đụng Nguyễn Hữu Tiến ở Tả Ao, Tuy tướng Mẫn Văn Liên tử trận nhưng quân Trịnh phá được luỹ, đốt cháy doanh trại Hữu Tiến. Tiến thua to phải rút về Nghi Xuân.
Thế là hai cánh quân Nguyễn do hai danh tướng khét tiếng bách chiến bách thắng từng làm khiếp đảm quân Trịnh đều đã bị đánh bại. Tinh thần quân Trịnh vô cùng phấn chấn. Những cái tên Hữu Dật, Hữu Tiến không còn là nỗi ám ảnh cho quân Trịnh nữa.
Chúa Trịnh nghe tin thắng trận lại tăng viện cho Trịnh Căn. Ngày 17 tháng 11 năm 1660, biết bên Nguyễn các tướng bất hoà, quân (mới hàng ở Nghệ An) lại bỏ trốn, Trịnh Căn sai Lê Thì Hiến và Lê Sĩ Triệt đánh huyện Nghi Xuân, Hoàng Nghĩa Giao và Nguyễn Năng Thiệu đánh huyện Thiên Lộc. Quân Trịnh liên tiếp phá tan quân Nguyễn trong 3 ngày 17, 18 và 19. Quân Nguyễn tan vỡ thua chạy. Quân Trịnh lấy lại 7 huyện ở Nghệ An.
Hữu Tiến thua trận buộc phải rút quân, nhưng vì ghét Hữu Dật nên giả cách hạ lệnh đánh An Trường và bí mật rút về Nam Bố Chính không báo cho Dật biết. Trịnh Căn đang đà thắng, điều quân sang sông đánh Khu Độc. Dật biết tin Tiến rút, bèn nghi binh khiến quân Trịnh không dám đuổi gắt. Quân Trịnh lấy lại Bắc Bố Chính. Thế là toàn bộ đất đai bị mất năm 1655 được thu về. Trịnh Căn để Đào Quang Nhiêu kiêm trấn thủ Nghệ An và Bắc Bố Chính, còn mình rút về bắc.
<h2>Ra tay đánh dẹp</h2> Sau chiến thắng 1660, Trịnh Căn nổi danh vang dội ở Bắc Hà. Ông được phong chức thái uý, Nghi quận công.
Sau 1 năm nghỉ binh, tháng 10 năm 1661, Trịnh Tạc mang vua Lê Thần Tông cử đại binh vào nam, cử Trịnh Căn làm thống lĩnh cùng các tướng Hoàng Thể Giao, Đào Quang Nhiêu, Lê Thì Hiến vượt sông Gianh. Nguyễn Hữu Dật trấn thủ Nam Bố Chính chia quân đắp luỹ thế thủ, quân Trịnh đánh mấy tháng không hạ được. Tháng 3 năm 1662, quân viễn chinh mệt mỏi, lương hết, chúa Trịnh bèn rút quân về bắc.
Năm 1667, Trịnh Căn làm tổng chỉ huy cùng các tướng Đinh Văn Tả, Lê Thì Hiến, Lê Sĩ Triệt, Hồ Sĩ Dương tiến đánh Cao Bằng. Lúc này nhà Minh ủng hộ cho họ Mạc đã mất, nhà Thanh lên thay cũng không giúp họ Mạc nữa vì Mạc Kính Vũ lại theo phản thần Ngô Tam Quế chống nhà Thanh. Kính Vũ bỏ trốn sang nhà Thanh rồi bị bắt. Họ Trịnh đã dứt được lực lượng cát cứ của họ Mạc ở Cao Bằng suốt từ đời Bình An vương Trịnh Tùng kéo dài 80 năm.
Năm 1672, chúa Trịnh lại cử binh nam tiến, sai Trịnh Căn lĩnh thuỷ binh, Lê Hiến lĩnh bộ binh. Quân Trịnh hăng hái đánh luỹ Trấn Ninh mấy lần suýt hạ được nhưng Hữu Dật cố sức chống đỡ. Quân Trịnh đánh mãi không thắng phải rút về Bắc Bố Chính, gặp lúc Trịnh Căn lại bị ốm, Trịnh Tạc lúc đó tuổi đã cao, thấy con là chỗ dựa lớn nhất không thể cầm quân bèn rút đại quân về kinh, cử Lê Thì Hiến, Lê Sĩ Triệt ở lại trấn thủ. Giao tranh Trịnh Nguyễn từ đó cũng ngừng hẳn.
<h2>Cai trị Đàng Ngoài</h2> Năm 1682, Tây Đô vương Trịnh Tạc mất, Trịnh Căn lên ngôi, tức là Định Nam vương. Kế tục sự nghiệp của cha, Trịnh Căn chú tâm củng cố bộ máy cai trị ở Bắc Hà. Ông trọng dụng các danh sĩ như Nguyễn Danh Nho, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Tông Quai
Năm 1683, Trịnh Căn hạ lệnh cho các quan phải vi hành để thị sát dời sống dân chúng. Trong lệnh chỉ ông viết: “Thương yêu dân chúng là việc đầu tiên của chính sự. Dân chúng có người vì quan sở tại hà khắc, bọn quyền quý ức hiếp, có người vì oan ức phải phiêu tán tha hương, họ cần được vỗ về thưong yêu mới phải”.
Năm 1693, ông chỉnh đốn lại thể văn thi ở các khoa trường, đặt chức quan quản lĩnh công việc ở Quốc Tử Giám, lập sổ “tu tri” quản lý các xã thôn trong nước.
Bằng nhiều nỗ lực ngoại giao, Trịnh Căn buộc nhà Thanh phải trả lại một số thôn ấp ở vùng biên giới do các quan trấn thủ nhà Thanh lấn chiếm khi họ Trịnh mải tập trung vào chiến tranh với họ Nguyễn.
Do hai con lớn là Trịnh Vĩnh, Trịnh Bách lần lượt qua đời, sau đó cháu nội là Trịnh Bính (con Trịnh Vĩnh) cũng mất sớm, Trịnh Căn lập chắt là Trịnh Cương (con Bính) làm người kế vị. Năm 1704, ông dẹp tan cuộc làm loạn của hai người con Trịnh Bách là Luân và Phất muốn tranh ngôi thế tử.
Năm 1709, Trịnh Căn qua đời, thọ 77 tuổi, ở ngôi chúa được 28 năm (1682-1709), được tôn là Chiêu tổ Khang vương. Các sử gia đương thời đánh giá Trịnh Căn rằng: “Về chính trị, thưởng phạt rõ ràng, mối rường chỉnh đốn, sửa sang nhiều việc”.
Trịnh Cương lên ngôi, tức là An Đô vương.
<h2>Nhà thơ</h2> Không chỉ là nhà chính trị, nhà quân sự, Trịnh Căn còn là một nhà thơ. Ông có để lại một tập thơ nôm “Ngự đề Thiên Hoà doanh bách vịnh”, làm theo thể thơ Hàn luật. Đây là tập thơ có tính chất cung đình, nhân danh bậc vua chúa vịnh trăm bài thơ ở điện Thiên Hoà, với mục đích ca ngợi triều đại, công tích và ân huệ trị dân của mình. Theo các nhà nghiên cứu văn học, tập thơ có tính chất gần giống với “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông. Tập thơ có những bài vịnh cảnh sông núi, chúa miếu, thiên nhiên, thời khắc rất hay, thể hiện niềm tự hào về văn vật đất nước. Thơ của ông được các nhà nghiên cứu đánh giá là khá chải chuốt, điêu luyện dù đôi khi sa vào khuôn sáo.
<h2>Nhận định</h2> Có thể nói, sau Lê Thánh Tông trở đi, ở nước Đại Việt chiến sự liên miên, những người cầm quyền phần nhiều bị cuốn vào chuyện binh đao, hiếm có một vị vương giả nào kiêm được thành tích trên cả ba mặt “chiến”, “trị” và “văn” như Trịnh Căn. Hiển nhiên công tích về cả ba mặt này của Trịnh Căn, cũng như ngôi vị của ông, đều chưa được như vua Lê, người được coi là vị vua xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mọi thứ của Trịnh Căn đều gần như một Lê Thánh Tông thu nhỏ: vua Lê là “đế”, Trịnh Căn là “vương”; vua Lê mở đất, Trịnh Căn chỉ giữ đất; vua Lê làm nhiều thơ và lập cả Hội Tao Đàn, Trịnh Căn chỉ để lại một tập thơ.
Tuy nhiên, thời đại của Trịnh Căn nhiều điều kiện khách quan khó khăn hơn thời Lê Thánh Tông. Thời Lê Thánh Tông lên ngôi, dù vừa xảy ra biến loạn Lê Nghi Dân, nhưng đó chỉ là biến loạn cung đình, đời sống xã hội không hề bị xáo trộn, nhân dân được no ấm, đất nước thái bình đã hơn 30 năm. Kẻ địch lúc đó là nước Chiêm Thành ở miền nam đã suy yếu. Trong khi đó, thời Trịnh Căn, nội chiến kéo dài gần nửa thế kỷ với một kẻ địch mạnh và có thừa sự khôn ngoan, đất căn bản Bắc Bộ vẫn đang bị chia cắt.
Có một đặc điểm về mặt chính trị thời Trịnh Căn khác thời Lê Thánh Tông: đó là thời của thể chế “lưỡng đầu”, vừa có vua vừa có chúa, nên luôn tồn tại mâu thuẫn âm ỉ trong cung đình giữa những người trong dòng họ nắm “thực quyền” và những người trong dòng họ chỉ có quyền trên “danh nghĩa”. Trịnh Căn nói riêng và các chúa Trịnh nói chung, dù có công lao với Bắc Hà, vẫn bị mang tiếng là “quyền thần”, “hiếp vua”, “lộng hành”, nhất là sử sách nhà Nguyễn sau này đã có nhiều lời chê trách.
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.357
113
Vị hoạn quan thứ 3 nổi tiếng trong lịch sử Vn, tay chân của của chúa Nguyễn Phúc Ánh:
Lê Văn Duyệt : Một tài năng lớn về quân sự, chính trị, kinh tế



Có nhiều danh tướng phò giúp Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế. Nhưng có bốn vị đại tướng được xem là đệ nhất công thần của Triều Gia Long Nguyễn Phúc Ánh. Đó là: Tiền quân Nguyễn Văn Thành, Hậu quân Võ Tánh, Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức và Tả quân Lê Văn Duyệt. Số phận lịch sử cuộc đời của bốn vị đệ nhất công thần của Triều Gia Long khác nhau: Nguyễn Văn Thành bị Vua Gia Long ép uống thuốc độc tự tử vào năm 1817. Nguyễn Huỳnh Đức sau khi mất (1819) được đưa vào thờ trong miếu Trung Hưng công thần tại kinh đô. Võ Tánh thì tự thiêu cố thủ thành Bình Định mất vào năm 1801cũng được đưa vào thờ ở miếu Trung Hưng công thần của Triều Nguyễn. Riêng Tả quân Lê Văn Duyệt có một số phận lịch sử đặc biệt. Sau khi ông qua đời, có nhiều nhận định, đánh giá trái ngược nhau. Ca ngợi tài năng và công lao của ông cũng nhiều, mà phê phán cũng không ít. Những người có cảm tình với Nhà Tây Sơn thì xem Lê Văn Duyệt như một tên tội đồ, một người thân Pháp và Thiên chúa giáo. Các sử gia Triều Nguyễn từng thời kỳ củng bất nhất và có phần khắt khe trong đánh giá về Lê Văn Duyệt. Có thời thì xem ông như một tội phạm của triều đình. Cũng có thời Lê Văn Duyệt được xem là một tướng lừng danh có nhiều công lao to lớn đối với Triều Nguyễn và đất nước. Về sau này, có thời mà tư tưởng dân tộc cực đoan và quá khích thì người ta xoá sạch công lao của Lê Văn Duyệt !.

Vậy đâu là sự thật của lịch sử ? Lê Văn Duyệt sinh năm 1763, nguyên quán ở làng Bồ Đề huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi. Từ đời nội tổ của ông đã di cư vào Nam sinh sống tại Định Tường. Lê Văn Duyệt đã có công phò tá Nguyễn Phúc Ánh được phong làm Cai cơ. Ông đã lập nhiều chiến công lớn, góp phần đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Vua. Năm 1801, vua Gia Long phong ông làm Khâm sai chưởng tả quân bình Tây tướng quân, Tước quận công. Năm 1802, ông cùng Nguyễn Văn Thành, Lê Chất đem quân đi bình định miền Bắc, được lãnh chức Kinh lược xứ Thanh Hoá và Nghệ An. Năm 1812, ông được phong làm Tổng trấn Gia Định, bảo hộ nước Chân lạp (Campuchia). Lần thứ hai, vào năm 1820, ông lại được cử làm tổng trấn Gia Định. Ông cai quản thành Gia Định và cả miền Nam đến khi mất (1832). Lê Văn Duyệt mất khi còn đang tại chức, thọ 69 tuổi.

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh là người đặt đơn vị hành chính Gia Định và toàn miền Nam, chính thức xác lập vùng đất này vào địa lý hành chính nước ta. Thì chính Lê Văn Duyệt là người đã có công khai phá, mở rộng và bảo vệ vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Gia Định thành và cả miền Nam bắt đầu từ Bình Thuận trải dài đến mũi Cà Mau thời bấy giờ còn hoang hoá, đất đai chưa thuần thục, nạn trộm cướp hoành hành nhiều nơi. Lê Văn Duyệt đã chiêu mộ dân chúng ra sức cải tạo, xây dựng đồng ruộng phì nhiêu, xây dựng làng, xã. Ông chăm lo đến đời sống của dân chúng và binh sĩ; đồng thời, trừng trị rất nặng bọn tham quan ô lại, và quân trộm cướp. Đối với một số người lầm lỡ vào con đường trộm cướp, tội phạm, ông tỏ ra là người bao dung, vỗ về, cảm hoá họ trở về con đường làm ăn chân chính. Chính vì vậy, trong thời kỳ Lê Văn Duyệt thay mặt triều đình quản lý thành Gia Định và cả miền Nam, đời sống nhân dân ở đây được an cư thịnh vượng.

Lê Văn Duyệt đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Ông vừa làm tốt công tác bảo hộ Cao Miên, ngăn chặn hữu hiệu ý đồ xâm lược của Xiêm La. Trong thời gian ở Gia Định ông đã đề xuất với triều đình đào kênh Vĩnh Tế nhằm thoát nước, tiêu úng thay chua rửa phèn cho đồng ruộng. Công trình kênh Vĩnh Tế có ý nghĩa to lớn về kinh tế và quốc phòng và hiệu quả mang lại rất lớn cho cho đất nước đến mãi ngày hôm nay.

Không chỉ giữ vững bờ cõi phía Nam đất nước, lo phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, Lê Văn Duyệt là người đã góp công lớn về chính sách đối nội lẫn đối ngoại. Ông đã khôn khéo mở rộng giao thương với các nước. Thời kỳ ông trấn nhậm đất nam kỳ, nhiều tàu buôn của các nước: Trung Quốc, Mã Lai, Nam Dương, Miến Điện, Phương Tây và Châu Mỹ đã cập bến Gia Định Bến Nghé để mua bán trao đổi hàng hoá. Sài Gòn Gia Định thời bấy giờ như một đặc khu kinh tế mở của nước ta. Năm 1822, Crawfurd người cầm đầu Phái bộ ngoại giao của toàn quyền Ấn Độ ghé vào Bến Nghé và Gia Định, được yết kiến Lê Văn Duyệt đã viết về ông như sau: “Con người này ít học, nhưng lạ lùng thay lại có cái nhìn cởi mở hơn nhiều đại thần và cả nhà vua học rộng làu làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, mong muốn mở mang đất Gia Định trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông”. Và, Crawfurd đã tả đời sống của Gia Định như sau: “Lần đầu tiên tôi đến Bến Nghé, tôi bất ngờ thấy rằng nơi đây không thua gì kinh đô nước Xiêm. Về nhiều mặt còn sầm uất hơn, không khí mát mẻ hơn, hàng hoá phong phú hơn, giá cả hợp lý và an ninh ở đây rất tốt, hơn nhiều kinh thành mà chúng tôi đã đi qua. Tôi có cảm giác như đây là một vương quốc lý tưởng…”

Năm 1825, trong lúc Minh Mạng và Triều đình Huế chủ trương cấm đạo Thiên chúa và lệnh cho các quan phải khám xét các tàu bè của ngoại quốc ra vào cửa biển. Thì, Lê Văn Duyệt đã áp dụng chính sách mềm dẽo, cởi mở hơn đối với Giáo sĩ và giáo dân Thiên chúa giáo. Ông vẫn để người ta sống yên bình và truyền đạo. Lê Văn Duyệt chủ trương tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc để ổn định chính trị và xã hội.

Qua nhiều giai đoạn lịch sử, có nhiều nhà nghiên cứu sử học cho rằng: Lê Văn Duyệt có mưu đồ tách Nam kỳ khỏi sự quản lý của triều đình, Lê Văn Duyệt không phục vua Minh Mạng và vua Minh Mạng cũng không thích Lê Văn Duyệt,… Điều này đã gây ra nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu lịch sử. Nhưng có một sự thật lịch sử được công nhận: Lê Văn Duyệt là một người luôn luôn trung thành với Gia Long. Sách Đại Nam liệt truyện đã nhận định về Lê Văn Duyệt như sau: “Duyệt là huân cựu đại thần được dự nhận lời vua Gia Long dặn lại việc triều chính, triều đình dựa làm trọng”. Còn đối với vua Minh Mạng thì như thế nào?. Nam kỳ là vùng đất khai sáng của triều Nguyễn, có vị trí trọng yếu về quốc phòng và đối ngoại, có tiềm năng về kinh tế để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của đất nước. Lịch sử đã đánh giá: Minh Mạng là một ông vua thông minh, quả cảm, hết lòng lo việc nước. Nhưng, cũng là một ông vua chuyên chế, nghiêm khắc. Một người có uy quyền mà ít độ lượng,... Nếu Minh Mạng không tin tưởng vào sự trung thành của Lê Văn Duyệt thì chắc chắn nhà vua sẽ không bao giờ cử ông vào trấn giữ thành Gia Định và cả Nam kỳ. Năm 1823, Minh Mạng bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành. Các địa phương đều được chia thành cấp tỉnh. Nhưng với Gia Định, vua vẫn để Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn. Sách Đại Nam liệt truyện nêu rõ: Vua Minh Mạng có sự biệt đãi đối với Lê Văn Duyệt: “Duyệt lai kinh chúc hổ, Vua đãi hậu hơn, lúc thoái chầu, vua đưa mắt tiễn,…”. Năm 1827, Minh Mạng đã từng nói với các cận thần: “người ta nói Lê Văn Duyệt xuất tích cương lệ, nay trẫm xem ra thì Duyệt trung thuận, nghĩa thờ vua vẫn giữ được, những tính bình nhật cương lệ, đều rửa sạch hết, không ngờ tuổi già lại hay tu tỉnh như thế”. Và nhà vua cho Duyệt tiếp tục trấn nhậm Gia Định với lời dụ: “Gia Định là trọng trấn phương Nam, Duyệt không nên vắng mặt lâu. Người này vẫn được người Xiêm sợ. Nay lại giữ một mặt ấy có thể hùng dũng như hổ báo ở núi...”. Sách Đại Nam liệt truyện còn ghi rõ: Minh mạng nhận định về Lê Văn Duyệt như sau: “nắm giữ biên cương tây Nam không ai bằng Duyệt. Uy lực đối với Xiêm La, Chân Lạp, Vạn Tượng không ai bằng Duyệt. Duyệt ngồi đó trẩm yên lòng…”. Điều này cho thấy Minh Mạng rất tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của Lê Văn Duyệt. Và, như thế chứng tỏ suốt đời mình, Lê Văn Duyệt vẫn một lòng với triều đình, một lòng với lợi ích của đất nước và dân tộc.

Bi kịch và nỗi hàm oan của Lê Văn Duyệt chỉ xảy ra sau khi ông qua đời! Sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, vua Minh Mạng mới bãi chức Tổng trấn thành Gia Định, đặt chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh như ở các tỉnh trong cả nước.

Khi còn sống, Lê Văn Duyệt là một con người đầy uy quyền, ai cũng kính phục. Tính khí của ông cương trực, nóng nảy và rất ghét bọn tham quan ô lại, xu nịnh. Chính vì vậy, có nhiều người không thích ông. Bạch Xuân Nguyên vốn là một người tham lam tàn ác, khi được bổ nhiệm làm Bố chánh Gia Định (Phiên An) đã truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, bắt người nhà và tôi tớ của Lê Văn Duyệt giam giữ, tra khảo để tìm chứng cứ kết tội Lê Văn Duyệt.Trong những người bị bắt có Lê Văn Khôi là con nuôi của Lê Văn Duyệt.

Lê Văn Khôi tên thật là Bế Văn Khôi (không rõ năm sinh) vốn là một thổ hào ở Cao Bằng, từng nổi loạn, đổi họ là Nguyễn Hựu Khôi, theo nhóm phản loạn ở Nghệ An. Khi Lê Văn Duyệt lãnh chức kinh lược sứ Nghệ An đem quân đi dẹp loạn đã cảm hoá và thu nhận Nguyễn Hựu Khôi làm con nuôi và đổi tên thành Lê Văn Khôi. Sau này, khi trấn nhậm Gia Định, Lê Văn Duyệt đưa Lê Văn Khôi đi theo và cho làm đến chức Phó vệ úy. Lê Văn Khôi là một con người có sức khoẻ tay không đánh được cọp dữ.

Bị bắt giam, Lê Văn Khôi tức giận, bèn cấu kết cùng mấy người thân tín nổi lên làm binh biến. Đêm ngày 18 tháng 5 năm Quý Tỵ (năm 1833), Lê Văn Khôi cùng những người lính của mình phá ngục, rồi vào Dinh Bố chánh giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên. Tổng đốc Nguyễn Văn Quế đem người đến cứu cũng bị Lê Văn Khôi giết chết. Lợi dụng uy tín của Lê Văn Duyệt, vận động nhân dân và binh lính, liên kết với một số chức sắc Thiên chúa giáo là người ngoại quốc, Lê Văn Khôi bèn tự xưng mình là Bình Nam đại nguyên soái, tự phong Tướng cho những người cùng cánh, bổ nhiệm quan chức như một triều đình riêng. Chỉ trong vòng 6 tháng, Lê Văn Khôi đã đánh chiếm được 6 tỉnh ở Nam kỳ. Triều đình liền cử Tống Phước Lương làm Thảo nghịch Tả tướng quân phối hợp cùng với các tướng: Phan Văn Thúy, Trương Minh Giản và Trần Văn Năng tập trung thủy bộ binh tượng tiến đánh Lê Văn Khôi. Lê Văn khôi biết không thể chống nổi, nên chạy vào thành Phiên An cố thủ và sai người cầu cứu quân Xiêm La. Quân triều đình một mặt thì đánh đuổi quân Xiêm La, một mặt thì vây đánh thành Phiên An. Đến tháng chạp năm Qúy Tỵ (năm 1833), Lê Văn Khôi bị bệnh chết. Những người theo Lê Văn Khôi tôn con trai của Lê Văn Khôi là Lê Văn Câu lên làm thủ lãnh, tiếp tục chống cự với triều đình. Mãi đến tháng 7 năm 1835, quân triều đình mới hạ được thành Phiên An, đánh tan được những người theo Lê Văn Khôi. Quân triều đình bắt sống hơn 1.831 người và xử tử toàn bộ. Con trai Lê Văn Khôi là Lê Văn Câu và Linh mục Marchand (còn gọi là Cố Du) bị giải về kinh thành Huế để xử lăng trì. Vì vụ án của Lê Văn Khôi, Lê Văn Duyệt bị liên đới trách nhiệm. Một số quan đại thần trong triều đã quy trách nhiệm cho Lê Văn Duyệt là người nuôi mầm mống phản loạn. Minh Mạng là ông vua chuyên chế, thể hiện uy quyền và răn đe các nhóm chống đối khác đã xoá sạch mọi chức tước của Lê Văn Duyệt và lệnh cho Tổng đốc Gia Định đến phần mộ của Lê Văn Duyệt san bằng, đặt xích sắt xiềng mộ và khắc đá dựng bia. Ở trên bia viết: “chỗ này là nơi quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp”. Đến năm 1841, vua Thiệu Trị cho xoá bỏ xiềng và đắp lại mộ của Lê Văn Duyệt. Mãi đến 13 năm sau, nỗi oan của Lê Văn Duyệt mới được cởi bỏ. Năm 1848, theo nguyện vọng của nhân dân và các vị quan trung trực tại triều đình, Đông các đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn dâng sớ lên vua Tự Đức xin minh oan cho Lê Văn Duyệt. Tự Đức ban chiếu rửa sạch tội lỗi và truy phục nguyên tước, hàm cho Lê Văn Duyệt là : Vọng các Công thần Chưởng Tả quân Bình Tây tướng quân quận công.

Có thể nói qua hơn 175 năm (1833 – 2008), qua từng thời kỳ, nhiều sử sách đánh giá khác nhau về cuộc đời danh tướng Lê Văn Duyệt. Nhưng, đối với nhân Gia Định và cả miền Nam, Lê Văn Duyệt vẫn là một người có nhiều công đức đối với nhân dân và đất nước. Hình ảnh, cuộc đời, chiến công của Lê Văn Duyệt đã đi vào tâm thức của người dân Gia Định và miền Nam nước Việt. Nhân dân coi ông như một vị thần. Qua bao đời nay hình tượng Lê Văn Duyệt đã trở thành tín ngưỡng trong tâm thức của nhân dân miền Nam. Từ năm 1848 đến nay trải qua gần 160 năm, nhân dân Sài Gòn – Gia Định và cả miền Nam đã nhiều lần đóng góp công sức tiền của để xây dựng, tu sửa, tôn tạo khu mộ và đền thờ Lê Văn Duyệt. Nhân dân đã tôn vinh gọi mộ và đền thờ của Lê Văn Duyệt là Lăng Ông với tất cả lòng thành kính. Lăng Ông Lê Văn Duyệt toạ lạc uy nghi trên một khuôn viên rộng 18.500 mét vuông ở Bình Hoà – Gia Định, nay là 126 đường Đinh Tiên Hoàng - Phường 1 - Quận Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh. Lăng Ông đã trở thành điểm hoạt động tín ngưỡng, điểm đến tâm linh của người Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh miền Nam. Lê Văn Duyệt sống mãi trong lòng nhân dân Sài Gòn – Gia Định và miền Nam nước Việt.
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
5. Chúa Nguyễn Phúc Trân còn gọi là Chúa Nghĩa (1687-1691)

Người chọn Phú Xuân làm đất kinh thành.
Người đời sau nhắc đến Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trân là nhờ chúa đã dời phủ từ Kim Long về Phú Xuân, địa thế bằng phẳng, đẹp đẽ, tiếp nối nhiều đời chọn làm kinh đô.
Việc lập dinh định phủ có từ lúc Nguyễn Hoàng mới vào trấn đất Thuận Hóa thì đóng dinh ở ái Tử (thuộc huyện Đăng Xương, gần tỉnh lî Quảng Trị). 13 năm sau (1570) lại dời vào Trà Bát ở huyện ấy tức là Cát Dinh. Đến năm Bính Dần (1626) chúa Sãi khắp nơi chống nhau với Chúa Trịnh, mới dời dinh vào làng Phúc An (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên). Năm Bính Tý (1636) chúa Thượng lại dời phủ vào Kim Long (huyện Hương Trà), tỉnh Thừa Thiên. Năm Đinh Mão (1687) chúa Nghĩa đem phủ về làng Phú Xuân, là đất kinh thành bây giờ, gọi là chính dinh. Chỗ phủ cũ để làm Thái tông miếu thờ chúa Hiền.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
6. Chúa Nguyễn Phước Chu còn gọi là Minh Vương (1691 - 1725)

Vị Chúa mộ đạo
Chúa Nguyễn Phúc Chu là chúa mộ đạo Phật. Năm 1710 Chúa sai đúc chuông lớn. Chuông đồng này cân nặng 3.285 cân, đặt trong một lầu chuông rộng lớn ở chùa Thiên Mụ, cúng Tam Bảo. Năm Giáp Ngọc 23 (1714) trùng tu nhà chùa. ất Mùi năm 24 (1715) cho dựng bia đá cao lớn, dày dặn, dựng trên lưng một con rùa bằng đá, đối diện trước chuông đồng trước cửa Thiên Mụ, ngự chế bài văn bia đá, chúa lại mời hòa thượng Thích Đại Sán, một lão tăng Trung Quốc sang Thuận Hóa giảng đạo. Lão tăng đã ở chùa Thiên Lâm hơn 5 tháng vào đầu năm 1695), rồi vào Hội An, về Quảng Đông. Tại Hội An, Đại Sán bị đau ốm, tàu trở gió nên phải hoãn cuộc hành trình. Đại Sán ra Thuận Hóa lần nữa vào ngày 22 tháng 11. Lần này Đại Sán trú tại chùa Thiên Mụ rồi cuối hạ tuần tháng 6 năm sau mới về Trung Quốc. Những điều mắt thấy tai nghe, Đại Sán ghi vào sách "Hải ngoại kỷ sự". Mục "Đàn chay" Đại Sán ghi lại cho ta thấy phần nào tính cách Quốc Chúa.
... Ngày 1 tháng 4 thuyền Sa - Nhi - Giới, Quốc Vương mở đàn chay, dâng lễ, tự mình đến thắp hương, mời ta thượng đàn thuyết pháp.
Trước đó một ngày, dọp dẹp đường sá. Từ sáng sớm có đội quân mão đỏ đẹp đường bắt người ta phải tránh xa ngoài một hai dặm. Đạo ngự đi có người theo hầu tả hữu, đều cầm kim đao, kim thương dài năm sáu thước (khoảng 2 thước tây). Quốc Vương ngồi trên kiệu Ly Điền giống hình con lừa. Quân khiêng kiệu 16 người, toàn người cao lớn, xõa tóc, mình trần chỉ có một sợi dây thắt ngang lưng, treo một vuông vải trước quấn lại cột chéo ra sau lưng (...) Quốc Vương đội mão xung thiên cánh chuồn, mặc đạo bào màu huyền, đi giày nhung, không mang bít tất, vào đền thắp hương lễ phật. Đoạn đi quanh đàn chay, xem xét trần thiết, cả mừng than rằng:ô May có lão hòa thượng đến đây, mới được thấy pháp môn quảng địa trang nghiêm như vậy.
Vương tiến vào phương trượng tham kiến. Quốc cậu mặc áo mãng bào, cầm kim đao đứng hầu. Nhà Chúa dâng trà quả cơm chay đều không dùng, đã có nội giám đem trà để ngự dụng. Trong câu chuyện, phần nhiều nói về việc Phật....
Ngoài vách chùa, quân lính đứng dày hai lớp. Lớp ngoài toàn người cao lớn râu ria, ai râu ít thì kẻ thêm râu giả, đội mão bằng gỗ đỏ, cầm kim thương đứng thẳng khít rịt. Lớp trong toàn thanh niên mạnh mẽ, chít khăn đà la ni đỏ, mặc áo nhung lục, cầm kim đao, cũng đứng như lớp ngoài. Cán dao và cán thương đều sơn màu anh đào. Mỗi khi Quốc Vương trong điện bước ra, quân lính đều xoay mặt ngó vào. Quốc Vương đi vào thì sắp hàng đứng hai bên đối diện nhau rất thẳng. Ngoài giậu có vài nghìn quân, thế mà ngự tọa lặng thinh, chỉ nghe tiếng chim kêu lá rụng mà thôi.

Hát tuồng trong dinh Chúa
Không những chúa Nguyễn Phúc Chu là một người mộ đạo phật, mà chúa cũng là người có tâm hồn nghệ sĩ, biết thưởng thức ca vũ nhạc và tuồng. Chính chúa là một tay đánh trống tuồng lão luyện vào thế kỷ XVII. Thích Đại Sán đã ghi lại trong ọ Hải ngoại ký sự những nhận xét của ông như sau:
Cơm nước xong (...) kế khiến gọi ra bốn năm mươi cung nữ, người nào cũng thoa son đánh phấn, bận áo hoa màu lục dài phết đất, đội mão vàng... ra múa hát. Diễn tuồng xong nhà vua lấy ra năm mươi đồng tiền giao cho ta bảo thưởng cho tiểu hầu (...).
Trong tiệc có diễn kịch, Quốc vương dắt bọn tiểu hầu đến, dọn lại bàn tiệc, nhường cho bọn tiểu hầu của vương hát trước. Trong cuộc hát, chủ nhân đặt một cái trống lớn (trống chầu - TTB chú) bên sân khấu, thỉnh thoảng điểm 2,3 tiếng trống cũng có ý nghĩa như gõ nhịp thuở xưa vậy. Ngày ấy vua rất cao hứng, tự đánh trống điểm nhịp cho bọn hát, thanh điệu lạ lùng, bộ tịch đường lối cũng khác, người trong tiệc ngồi xem cũng rất thú vị.
Căn cứ vào sự kiện diễn tuồng mà Thích Đại Sán ghi lại ở dinh chúa Nguyễn, một số nhà nghiên cứu tuồng cho rằng, vào thế kỷ XVII, tuồng đã định hình ở Việt Nam.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
Nguyễn Phúc Chu - vị chúa hiền tài kiệt xuất

[blockquote]Trong số chín đời chúa Nguyễn , Nguyễn Phúc Chu là một trong những vị chúa nhiều tài ba . Ông sinh năm Ất Mão ( 1675); là con trưởng của chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái, mẹ họ Tống, người ở Qúy Huyện, tỉnh Thanh Hóa. Sách Đại Nam Thực lục tiền biên ghi lại rằng : Mẹ của Quốc chúa trước đây”được dâng vào hậu triều, sau đó được tuyển làm cung tần. Đến khi có thai, ở nơi phương Tây Nam trên trời mở ra một lỗ, có mây sắc vây bọc xung quanh, giữa một luồng ánh sáng rực trời tỏa ngay vào chỗ nhà mẫu hậu ở.Người thức giả cho là điềm tốt. Đến lúc sinh thì được một trai, ánh sáng tỏa rực khắp nhà, đấy chính là Hiển tông Hiếu Minh Hoàng đế” .

Chúa Nguyễn Phúc Chu là người có tư chất thông minh từ thuở nhỏ với tài kiêm văn võ. Năm 17 tuổi, được tôn lên làm Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Bảo Tộ Quận Công. Lên nối nghiệp chúa, ông đã áp dụng nhiều chính sách chiêu hiền đãi sĩ, cầu lời hay ,nạp lời can gián, bỏ xa hoa, ít chi phí, nhẹ thuế má giao dịch, bớt việc hình ngục, trăm họ không ai là không vui mừng .Chúa là người hâm mộ đạo Phật và có đạo hiệu là Thiên Túng Đạo Nhân. Năm Quý Dậu (1683),sau khi việc quốc miếu đã xong, đình thần tổ chức lễ mừng và tấn tôn chúa làm Thái phó Quốc Công và dâng tôn hiệu Quốc Chúa. Từ đó , các sắc lệnh đều ghi là Quốc Chúa.Trong thời gian trị vì, chúa cho mời nhà sư Thích Đại Sáng từ Trung Hoa sang để chấn chỉnh Đạo Phật ở Đằng Trong , khi về nước nhà sư có viết sách Hải Ngoại Ký Sự hết lời ca ngợi chúa.

Ở Đàng Trong thời bấy giờ, khuynh hướng “bế quan tỏa cảng” có từ đời các chúa trước vẫn còn được duy trì. Riêng chúa Nguyễn Phúc Chu là một người có tầm nhìn rộng. Trong thời gian chúa cai trị, rất nhiều thương thuyền Tây phương ra vào buôn bán, trao dổi hàng hóa thường xuyên. Chúa lại biết lợi dụng người Tây Âu để huấn luyện binh pháp và kỹ thuật quân đội: dùng Jean de Arnedo để mở rộng về khoa học và kỹ thuật. Dùng người về thần phục như Hoàng Tiến, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu để khai khẩn đất hoang. Sử dụng các tướng tài như Nguyễn Hữu Cảnh, Trần Đình Ân trong các cuộc mở mang bờ cõi.Ngoài ra dưới thời chúa, quân đội cũng đã được tổ chức thành một lực lượng hùng mạnh nhờ thường xuyên thao luyện .Chúa cũng cải cách cơ chế tổ chức trung ương; định lại quan tước, phẩm hàm. Chúa quan tâm đến việc đào tạo nhân tài và tổ chức thi cử. Sách Đại Nam thực lục chép:” Năm Quý Mão (1723) ,tháng tư, thi Nhiêu học. Quan giám khảo lấy trúng cách 77 người, dư luận học trò bàn tán rất sôi nổi. Chúa ra lệnh mở kỳ thi khảo hạch lại và không một sĩ tử nào được chấm đổ cả “.Đặc biệt chúa đã đặt ra kỳ thi Văn chức và thi Tam ty để thường xuyên kiểm tra khả năng của các quan lại đang tại chức.

Nhưng quan trọng hơn cả là chúa đã thực hiện được việc mở rộng bờ cõi; bảo vệ tổ quốc và đặt nền móng vững chắc cho cả vùng đất nam Trung Bộ và Nam Bộ xưa:

Năm Nhâm Thân (1692) có tin vua Chiêm là Bà Tranh gây rối làm loạn ở phủ Diên Ninh, chúa cho quân đi bắt, nhân thể đổi nước Chiêm Thành làm trấn Thuận thành, sau đổi thành phủ Bình Thuận.

Năm Đinh Sửu (1697) ,chúa đặt phủ Bình Thuận, lấy đất Phan Lý( Phan rí ), Phan Lang( Phan Rang) làm huyện Yên Phúc và Huyện Hoa Đa.

Năm Mậu Dần (1698), chúa sai Nguyễn Hữu Cảnh vào chia đất Đông Phố thành hai miền; Lấy xứ Lộc Dã ( Đồng Nai) làm huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên ( Biên Hòa), lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn ( tức Gia Định ). Mỗi dinh đều đặt quan cai trị và quản lý. Lập làng ấp, định thuế khóa.

Năm Nhâm Ngọ (1702) , công ty Ấn Độ của Anh do Allen Catchpole đem 200 quân và 8 chiếc thuyền chiếm đảo Côn Lôn của nước ta. Chúa ra lệnh cho Trấn Phủ dinh Trấn Biên là Trương Phúc Phan tùy liệu đối phó. Mùa đông năm Quý Mùi (1703), Phúc Phan tuyển mộ 15 người Chà và ( dân đảo Java gốc Mã Lai- Nam Dương), sai họ dùng kế trá hàng để len vào đất địch. Quân Anh không lo liệu đề phòng,vì thế nửa đêm nhóm người Chà Và theo mưu của Trương Phúc Phan nổi lửa đốt trại, đâm chết những tên chỉ huy, bắt được một số thuộc hạ, số khác chạy thoát ra biển trốn , liền bị thủy binh ta truy đuổi tiêu diệt. Sau khi thắng trận ,Phúc Phan ra Côn Đảo thu hết của cải mang về nộp cho Phủ chúa. Nguyễn Phúc Chu trọng thưởng những người Chà và cùng các tướng sĩ tham gia trận đánh hết sức hậu.

Năm Mậu Tý( 1708) ,bấy giờ có Mạc Cửu người Quảng Đông không phục nhà Thanh, bỏ chạy sang Chân Lạp, được vua Chân Lạp cho làm chức Ốc Nha (?). Mạc Cửu khai hoang lập được 7 xã ở Hà Tiên. Sau đó, ra Thuận Hóa ( Huế ) dâng thơ lên Quốc Chúa, xin đem đất đó quy thuận nước ta . Quốc chúa nhận lời và giao cho Mạc Cửu giữ chức Tổng Binh, trấn giữ Hà Tiên. Nước ta mở rộng bờ cõi đến Hà Tiên kể từ năm đó.

Năm Kỷ Sửu (1709) Chúa sai đúc Quốc bảo. Đó là chiếc ấn khắc chữ” ĐẠI VIỆT NGUYỄN CHÚA VĨNH TRẤN CHI BẢO “. Chiếc ấn này đã được lưu truyền cho đến các vua nhà Nguyễn sau này,

Quốc Chúa mất vào thánh 4 năm Ất Tỵ(1725), ở ngôi 34 năm. Chí hướng của chúa được thể hiện trên một bài ‘minh’ do chúa viết trên chiếc chuông đồng tại chùa Thiên Mụ (Huế) đúc năm 1710 :
” Duy nguyện phong điều vũ thuận, quốc thái dân an, pháp giới chúng sinh đồng viên chủng trí “
( Nguyện cầu gió hòa mưa thuận, nước thịnh dân an, chúng sinh trong pháp giới đều được vẹn toàn trí tuệ ).

Với 34 năm cầm quyền, chúa Nguyễn Phúc Chu đã đóng góp được nhiều công lao vào việc mở mang đất nước ;cũng như thực hiện nhiều tiến bộ về xã hội ở Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVIII.[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
7. Chúa Nguyễn Phước Thụ còn gọi là Ninh Vương (1725-1739)

Người sát nhập đất Gia Định vào Việt Nam
Chúa Nguyễn Phúc Chu qua đời, con trưởng là Phúc Trú nói nghiệp, tự xưng là Tiết Chế thủy bộ chư dinh, Thái phó Đỉnh Quốc Công, tự hiệu là Vân Tuyền đạo nhân Công lớn của cháu Nguyễn Phúc Trú là đưa đất Gia Định về Việt Nam. Vào năm Long Đức thứ 1 (1732), Nhâm Tý, chúa sai tướng đi đánh Cao Miên, lấy đất Sài Gòn, lập dinh Long Hồ Châu Đinh Viễn.
Y tông Vĩnh Hựu năm thứ 4 (1738), Mậu Ngọ Phúc Trú qua đời, coi việc nước được 13 năm, thọ 43 tuổi, đặt thụy riêng là Đại nguyên súy Tổng quốc chính Tuyên đạt Vương, chỉ có 3 con.
Đất Gia định màu mỡ, nhập vào miền Nam nước Việt Nam cũng nhờ công lao của chúa Nguyễn Phúc Trú vậy.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
8. Chúa Nguyễn Phúc Khoát còn gọi là Võ Vương (1739-1765)

Những trang đầu của lịch sử áo dài
Chiếc áo dài tha thướt xinh đẹp hiện nay phải qua một quá trình phát triển. Nó được hình thành từ đời cháu Nguyễn Phúc Khoát. Nguyên cháu Nguyễn Phúc Khoát nghe người Nghệ An truyền câu sấm: Bát đại thời hoàn Trung nguyên (tám đời trở về trung nguyên), thấy từ đoạn Quốc Công đến nay vừa đúng 8 đời bèn xưng hiệu lấy thể chế áo mũ trong Tam tài đồ hội làm kiểu (...) lại hạ lệnh cho trai gái hai xứ đổi dùng quần áo Bắc quốc để bày tỏ sự biến đổi, khiến phụ nữ bận áo ngắn hẹp tay như áo đàn ông thì Bắc không có thế.
Thế là do tinh thần độc lập, muốn dân chúng trong địa phận mình cai trị mang y phục riêng để phân biệt với miền Bắc, Nguyễn Phúc Khoát hiểu dụ:
"Y phụ bản quốc vốn có chế độ, địa phương này từ trước cũng chỉ tuân theo quốc tục, nay kính vâng thượng đức, dẹp yên cõi biên, trong ngoài như nhau, chính trị và phong tục cũng nên thống nhất. Nếu còn có người mặc quần áo kiểu người khác thì nên đổi theo thể chế của nước nhà. Đội may y phục thì theo tục nước mà thông dụng vải lụa, duy có quan chức thì mới cho dùng xen the, là, trừu đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng thì nhất thiết không được quen thói cũ dùng càn. Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. áo thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mở, duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm hoặc vài đen, hay vải trắng tùy nghi. Còn các bức viền cổ và kết lót thì đều theo như điều hiểu dụ năm trước mà chế dùng."
Như vậy từ thế kỷ XVIII, chiếc áo dài đã được ra đời, dù ban đầu còn thô sơ, nhưng kín đáo. Nó là sản phẩm mang màu sắc dung hòa Bắc Nam. Cũng ở thời Nguyễn Phúc Khoát, phụ nữ đã biết trang điểm, thêu thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng vẻ đẹp, hàng vải khá tốt và tinh xảo. Các loại áo đoạn hoa bát ty, sa, lương, địa, the là hàng hoa được mặc vào ngày thường, áo vải, áo mộc bị chê là vải xấu.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang lịch sử đầu cho chiếc áo dài.

Thuận hóa giàu đẹp
Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, Thuận Hóa được trải qua một thời gian bình yên nên công tư đều dồi dào về vật chất, cảnh xây dựng xa hoa phô bày. Lê Quý Đôn đã mô tả Quan viên nhà cửa không ai là không nhà cửa trạm gọt, tường vách gạch đá, the màn trướng đoạn, đồ đã đồng thau, bàn ghế gỗ đàn gỗ trắc, chén mâm đồ sứ đồ hoa, yên cương vang bạc, y phục gấm vóc, chiếu đệm mây hoa, phú úy phong lưu đua nhau khoe đẹp (...). Binh sĩ đều ngồi chiếu mây, dựa quả tựa hoa, ôm lò hương cổ,hãm chè hảo hạng, uống chén sứ bịt bạc và nhổ ống nhổ thau, đãi bát ăn uống thì không cái gì là không phải hàng Bắc, một bữa cơm ba bát lớn. Đàn bà con gái thì đêu mặc áo the là và hàng hoa, thêu hoa ở cổ tròn. Coi vàng bạc như cát, gạo như bùn, xa xỉ rất mực.
Cảnh sắc thật huy hoàng, rực rỡ, nhộn nhịp đông vui;
Nguyễn Phúc Khoát xưng vương hiệu, đổi tên đề biển, có hai điện Kim Hoa, Quang Hoa có các nhà Tụ Lạc, Chính Quang, Trung Hòa, Di Nhiên, đài Sướng Xuân, các Dao Trì, các Triêu Dương, các Quan Thiên, đình Thụy Vân, hiên Đồng Lạc, an Nội Viên, đình Giáng Hương, công đường, trường học và trường súng. ở thượng lưu về bờ nam có phủ Dương Xuân và phủ Cam. ở trên nữa có phủ Tập Tượng, lại dựng điện Trường Lạc, hiên Duyệt võ, mái lớn nguy nga, đài cao rực rỡ mà giải võ, tường bao quanh, cửa bốn bề, chạm khắc vẽ vời, khéo léo cùng cực. Các nhà đều lát nền bằng đá, trên lát ván kiền kiền, những máng xối đều làm bằng kẽm để hứng nước, trồng xen cây cối, cây vải cây mít đều to mấy ôm.
Vườn sau thì núi gả đá quý, ao vuông hào quanh, cầu vòng thủy tạ, tường trong tường ngoài đều xây dày mấy thước, lấy voi và mảnh sứ đắp thành hình rồng phượng, lân hổ, cỏ hoa. ở thượng lưu và hạ lưu Chính dinh đều là nhá quán bày hàng như bàn cờ. Những nhà của thủy quân lại ở đối ngạn. Xưởng thuyền và kho thóc thì ở các xã Hà Khê, Thọ Khang trên thượng lưu. Còn nhà vườn của các công hầu quyền quý thì chia bày ở hai bên bờ phía thượng lưu sông Phú Xuân, cùng hai bờ sông con bên hữu phủ Cam. ở thượng lưu, hạ lưu phía trước Chính dinh thì phố chợ liền nhau, đường cái đi ở giữa, nhà cửa chia khoảng tiếp nhau, đều là mái ngói. Cây to bóng mát, tả hữu thành hàng. Thuyền buôn bán, đò dọc ngang, đi lại như mắc cửi.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.514
113
9. Chúa Nguyễn Phúc Thuần còn gọi là Định Vương (1765-1777)

Biến loạn trong triều đình .
Hiếu Võ, Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát có 15 người con, con trưởng là Phúc Hiệu, xưng là Đức mụ, chết sớm, thứ là Chưởng Võ và Chưởng Văn, Phúc Khoát và mẹ Phúc Thuần là anh em đồng đường, cho nên Phúc Thuần được nuôi ở hậu cung, không lập làm kế tự. Con Đức mụ là Phúc Dương, gọi là Chi Dương, Phúc Khoát cũng không lập, muốn lập Chưởng Võ, bèn cho nội hữu ý Đức Hầu giữ nuôi. Năm ất Dậu, tháng 5, Phúc Khoát mất, thái giám Chữ Đức Hầu và nội tả Thân Kinh Hầu làm di mệnh giả cho ngoại tả Trương Phúc Loan lấy Phúc Thuần làm kế tự, bắt giam Chưởng Võ và giết ý Đức Hầu. Em Phúc Khoát là Thường Quận Công tên là Chưởng Vàng Bị Trương Phúc Loan ghét, sai người vu cho tội mưu phản, xét không có hình tích, lấy một khẩu súng riêng làm chứng, bỏ tù mấy năm, phát bệnh ung thư ở lưng mà chết. Năm Quý Tựu, Nguyễn Văn Nhạc khởi nghĩa, gửi thư cho tham mưu tá và giả làm lời của Phúc Loan ngầm sai nổi loạn. Tham mưu tá đem báo cho Chưởng Văn, Văn nói với Nguyễn Phúc Thuần sai các tướng họ Nguyễn cùng tra xét. Phúc Loan cố tranh biện chứng cớ không rõ ràng nên không bị bắt tội. Phúc Loan ngờ tham mưu Tá làm ra thư, triệu về khảo đánh, Tá không nhận nên bị giết. phúc Loan lại ngầm sai người tố cáo Chưởng Văn và đồ đảng thông với Tây Sơn, bắt hạn gục. Được mấy tháng thì Chưởng Văn trốn ra miền rừng Châu Bố Chính, bị người cáo giác, Nguyễn Phúc Thuần bảo Phúc Loan sai người bắt, dẫn đến Phá Tam Giang dìm chét.
Những người Nguyễn Phúc Thuần tin dùng đều tham của, mê gái, ham chơi. Quốc phó Trương Phúc Loan thấy lợi thì tranh trước, nhà chứa vàng bạc của cải vô số mà còn không vừa. Chưởng Thủy cơ nguyễn Hoãn thích rượu, suốt ngày say sưa. Hữu Trung cơ Nguyễn Nghiễm mê gái, lấy vợ lẽ 120 người, buồng sau nhà chứa đầy châu ngọc, mắm muối trăm vạn thạch, hồ tiêu ngoài hai vạn học. Riêng Nguyễn Phúc Thuần năm Kỷ Sửu hạ lệnh cho các huyện lập một ban du xuân, mỗi ban 50 người, tiền thuế mỗi người một quan để khi có hội hè thì làm trò vui đánh đu. Chơi bời phóng túng như vậy, dùng người như thế, hỏi sao không mất nước.