Đảng viên
18/5/10
2.293
82.508
113
omegazone nói:
Thực ra thời điểm đó một mình Nguyễn Huệ phải cáng đáng nhiều sứ mạng. Tàn dư triều đại cũ khắp nơi sẵn sàng làm loạn, nhà Thanh nhòm ngó, Nguyễn Nhạc nhỏ mọn nhìn sự lớn mạnh của Nguyễn Huệ đầy bực tức. Nên Nguyễn Huệ chỉ mới bước đầu thiết lập được bộ máy binh quyền, chưa ổn định văn hóa chính trị được thì đã mất. Sau khi Nguyễn Huệ mất thì thực sự không có ai đủ tài cán để duy trì nên sụp đổ trước sự tấn công của Nguyễn Ánh là khó tránh khỏi.
Nói thêm về Nguyễn Ánh -Vua Gia Long, dù giành được binh quyền nhưng hành vi trả thù hèn mọn đối với Tây Sơn nên về sau phải chịu nhiều chỉ trích và và triều Nguyễn sau này phải chịu trách nhiệm với lịch sử trong việc Pháp xâm lược VN, đẩy đất nước Vn vào một thời kỳ đen tối kéo dài đến 1975.
Ai thấy con đường nào mang tên Gia Long hay Nguyễn Ánh chưa ???



Bác có cái nhìn quá khắc khe và định kiến về nhà Nguyễn quá nặng.

Đầu tiên, nhắc lại nhà Nguyễn có 9 chúa 13 vua, nay lăng 9 chúa có còn không? Do đâu mà mất?

Nhà Nguyễn - bao gồm tất cả quan lại - triều thần, bá quan văn võ tinh hoa của cả nước đều phải chịu trách nhiệm trước việc mất nước chứ không riêng vua Nguyễn. Nhìn qua Trung Hoa, giàu mạnh hơn nhiều lần Đại Việt cũng vẫn bị giày xéo bởi thực dân Châu Âu. Miến Điện cũng không ngoại lệ. Chỉ có Xiêm la là khôn khéo, cắt đất, mở cửa tránh được xâm lược của ngoại bang mà thôi. Âu cũng là số mệnh của dân tộc Việt, không thể đổ hết cho vua nhà Nguyễn.

Công trạng của Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh, 2 anh em đó bên CNL đã bàn nát nước, xoay mọi góc nhìn để bàn luận và kết luận rằng: cái lý thuộc về kẻ thắng cuộc.
Do cách nhìn của người viết sử nay tôn sùng Quang Trung nên ắt sẽ phải coi thường Gia Long vậy!



 
Hạng B2
3/8/12
295
277
63
Bác Rùa cho biết thêm về việc tại sao sau khi vua Quang trung đại thắng quân Thanh 1789 mà lại lên kế hoạc những 3 năm sau đến 1792 mới định đưa quân vào nam đánh Nguyễn Ánh?
Đây có gì bất thường đối với 1 người hoạch đinh kế hoạch nhanh như chớp, tốc chiến tốc thắng như Nguyễn Huệ? Thời điểm này Nguyễn Ánh đã chiếm hết nam bộ và 1 phần nam trung bộ bắt đầu uy hiếp thủ phủ Tây sơn ?
Nguyễn Huệ vốn coi Nguyễn Ánh là kẻ thù cực kỳ nguy hiểm, nhiều lần vào nam truy sát đến tận cùng nhưng đúng là số trời Nguyễn Ánh luôn thoát trong đường tơ kẽ tóc. Chính vì những điều này Nguyễn Ánh thâm thù Nguyễn Huệ không kể xiết.

Vấn đề không rõ mặc dù Nguyễn Huệ đã đánh giá nếu không diệt được Nguyễn Ánh thì cực kỳ nguy hiểm mà chờ đợi những 3 năm để mới định làm việc này - không may bị bạo bệnh nên không thực hiện đc!

Bác Rùa có gì khai sáng về việc này không?
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.508
113
Giữa anh em vua Thái Đức dù giảng hoà nhưng chưa hoàn toàn xoá bỏ hiềm nghi. Ông vẫn ngầm mang ý định giành lại quyền lực. Nhân tướng Nguyễn Văn Duệ dưới trướng Nguyễn Huệ vốn được giao giữ Nghệ An để đề phòng Nguyễn Hữu Chỉnh lại ngả theo Nguyễn Nhạc, ông bèn tranh thủ sự ủng hộ của viên tướng này. Tháng 3 năm 1788, Nguyễn Duệ vào Quy Nhơn theo Nguyễn Nhạc rồi mang quân đánh ra Quảng Nam do Nguyễn Huệ quản lý. Duệ nhanh chóng bị đánh tan. Duệ bị bắt và xử tử[18][/sup].
Anh em còn hiềm nghi nên Nguyễn Huệ không thể dễ dàng mang đại quân qua vùng Nguyễn Nhạc quản lý vào Nam Bộ[19][/sup]. Sau cái chết của Nguyễn Văn Duệ và sau đó là Vũ Văn Nhậm và diễn biến chiến trường Nam Bộ, vua Thái Đức đã tỏ ra bất lực và không gượng dậy được[18][/sup]. Không thể kìm chế người em hùng lược và thực lực đã suy, cuối năm 1788, ông từ bỏ đế hiệu và niên hiệu Thái Đức, tự xưng làTây Sơn vương. Ông viết thư cho Nguyễn Huệ, chỉ xin giữ Quy Nhơn và nhường toàn bộ binh quyền, đất đai trong cả nước cho vua em; đồng thời ông cầu khẩn vua em mang gấp đại binh vào cứu Nam bộ (chiếu lên ngôi của Quang Trung nói rõ vấn đề này)[20][/sup].
Tuy nhiên lúc đó Bắc Bình vương dù biết lời cầu khẩn của ông nhưng không thể vào nam tham chiến vì 20 vạn quân Thanh do Lê Chiêu Thống rước về đã vượt qua biên giới. Nguy cơ phía bắc rõ ràng lớn và gấp hơn nên vua em buộc phải hoãn việc nam tiến thêm một thời gian nữa.

Mặc dù vua em Quang Trung đã đại thắng quân Mãn Thanh (1789) nhưng sau đó vẫn phải lo ổn định tình hình Bắc hà do tàn dư của nhà Lê còn sót lại và sức ép ngoại giao từ phíanhà Thanh. Vì vậy, Nguyễn Ánh được người Pháp hỗ trợ kéo ra đánh Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, quân của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc liên tiếp bại trận và mất mấy thành này. Cho tới năm 1791, ông chỉ còn cai quản Quy Nhơn, Phú Yên và Quảng Ngãi.
Sau khi ổn định tình hình Bắc hà, Quang Trung quyết tâm tiêu diệt Nguyễn Ánh. Ông ra sức trấn an vua anh và nhân dân trong vùng do vua anh cai quản để chuẩn bị nam tiến. Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc Quang Trung sai Vũ Văn Dũng đi “xin” Càn Long đất Quảng Đông, Quảng Tây thực ra chỉ là một thủ thuật về chính trị. Quang Trung không có dụng tâm lấy đất Trung Quốc vì ông biết thực lực không thể, hay ít ra là chưa thể làm lúc đó. Hơn nữa, ông thu dụng quân lục lâm “Tàu ô”, sai đánh phá biên giới Trung Quốc cốt để nhà Thanh bị cuốn vào hoạt động ngoại giao và chống giặc cướp để cho ông có thời gian hỗ trợ vua anh dồn lực lượng vào chiến trường miền nam mà thôi.
Để chuẩn bị phối hợp với vua em, năm 1792, Nguyễn Nhạc đóng nhiều tàu thuyền đóng ở cửa Thi Nại để nam tiến. Nhưng lúc đó là mùa gió nồm, chỉ thuận cho quân Nam ra, phải đợi đến mùa đông mới thuận gió cho quân Tây Sơn vào. Nguyễn Ánh thừa dịp cùng quân Pháp, Bồ Đào Nha đánh úp cửa Thi Nại, đốt cháy nhiều thuyền chiến của Tây Sơn. Tây Sơn vương không phòng bị, lại phải thu quân về Quy Nhơn.
Để báo thù trận đó, vua em Quang Trung dự định phát động chiến dịch rất lớn, huy động hơn 20 vạn quân thuỷ bộ, chia làm ba đường:
  • Vua anh và quân “Tàu ô” cùng theo đường bộ từ Phú Yên vào đánh Gia Định
  • Quân bộ của Quang Trung từ Phú Xuân đi thẳng qua lãnh thổ Vạn Tượng tới Nam Vang (Chân Lạp), từ đó cùng quân Chân Lạp kéo về Gia Định, bao bọc đường chạy của Nguyễn Ánh không cho sang Xiêm.
  • Quân thuỷ của Quang Trung sẽ tiến vào đón lõng tận Hà Tiên đổ bộ lên đất liền để ngăn Ánh chạy ra biển.
Chính các giáo sĩ Pháp giúp Nguyễn Ánh lúc đó cũng rất lo lắng và dự liệu Ánh khó lòng chống lại được Tây Sơn trận này. Tuy nhiên cái chết đột ngột của vua em Quang Trung tháng 9 năm 1792 khiến kế hoạch nam tiến này không bao giờ trở thành hiện thực.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Nh%E1%BA%A1c
 
Hạng B2
3/8/12
295
277
63
Cám ơn bác Rùa đã cho biết rõ phần nào tình hình 1789-1792.

Một điều thắc mắc nữa đối với thiên tài Quang trung : Ông rất giỏi, tướng lĩnh dưới quyền ông điều khiển cũng rất giỏi, ra trận là thắng - chứng tỏ tài tổ chức, điều hành của Quang trung vô cùng kiệt suất. Tuy nhiên khi ông mất đi thì những tướng giỏi này lại không thể hiện tài năng gì cả, mất đoàn kết đánh lẫn nhau và đánh nhau với Nguyễn Ánh từ khi Quang trung mất hầu như chỉ thua.

Cũng như thời điểm cuối năm 1792 công tác chuẩn bị đánh Nguyễn Ánh có thể nói chuẩn bị gần xong - với các kế hoạch, nhân lực vật lực cho cuộc chiến lớn tiêu diệt - nhưng khi Quang trong mất đi đã không tiếp tục thực hiện mà thậm chí không cản trở đc gì khi Nguyễn Anh tiếp tục đánh ra Qui nhơn, Phú xuân. Triều đại Tây sơn chỉ trong vài năm bị tân rã và bị tiêu diệt 1 cách tàn khốc bởi Nguyễn Ánh.

Bi kịch vô cùng!
Bác Rùa có thông tin hoặc lý giải gì về việc này không?
 
Hạng D
5/1/08
1.569
28.285
113
Saigon
Em có đọc thấy từ một tài liệu, bảo rằng, Nguyễn Nhạc xưng Tây Sơn Vương khoảng thời gian 1775 -1776, khi vừa chiếm Quinhơn, tự phong cho mình là vương, phong Huệ làm Phụ chính, Lữ làm Thiếu phó, lúc này Lữ đã đánh phá Gia định khi còn là Tiết chế.

Nhạc xưng đế năm 1778, lấy hiệu Thái đức, phong Huệ là Long Nhương tướng quân.

Năm 1780, Gia định về tay Nguyễn Ánh, đây cũng là năm Nguyễn Ánh xưng vương, Lữ thua trận bỏ chạy về Quinhơn.

Huệ từ những năm 1782 trở đi, thời gian mà ông nổi tiếng với biệt tài quân sự, Huệ từng 4 lần đem quân vào đánh SG-GĐ, mặc dù Lữ vấn trấn nhậm nơi này!

Chuyện Huệ tiến quân ra Bắc Hà lần thứ 1(để phân biệt với lần ra bắc lần thứ 2 sau đó, liên quan đến Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm, không kể lần đại phá quân Thanh!), theo kế của Nguyễn Hữu Chỉnh, mang danh phù Lê diệt Trịnh nhưng buộc phải viết thư cho Nhạc ở QN xin được 'đại cử bắc phạt', Nhạc muốn ngăn không kịp nên tháng 8 năm Bính Ngọ, với 500 thân binh và 100
con voi, Nhạc lật đật ra Thăng Long tuyên bố đi tiếp ứng cho Nguyễn Huệ để tránh mọi điều dị nghị.

Em sẽ post phần về nhà Tây sơn chi tiết hơn sau!

 
Hạng D
5/1/08
1.569
28.285
113
Saigon

Năm 1790, là năm Nguyễn Ánh tấn công bằng quân thuỷ bộ ra Bình thuận lần thứ nhất, sau đó, năm 1792 lại đem chiến hạm đánh phá thuỷ quân Tây sơn ở Thị Nại, Quinhơn.
Đến 1793, Nguyễn Vương đích thân thống lĩnh thuỷ quân tấn công Nhatrang, lấy phủ Diênkhánh, tiếp tục đánh ra Phú yên, trong khi quân bộ tiến đánh Phanrí, sau đó 2 cánh quân hợp nhau phong toả thành Quinhơn của Nhạc.

Nhạc cầu cứu Phú xuân, Quang Toản kế vị Huệ đem quân giải vây Quinhơn, Nguyễn Vương lui về giữ Diên Khánh, Bình thuận, quân Phú xuân sau khi 'giải phóng' Quinhơn, chiếm hết kho tàng, của cải và ra mặt chiếm đóng, Nhạc uất ức thổ huyết mà vong mạng.
Nhạc tại vị được 16 năm.

Cảnh Thịnh (đế hiệu của Quang Toản) phong cho con của Nhạc là Nguyễn Bảo tước công, cấp lộc cho một huyện gọi là tiểu triều, đuổi khỏi Quinhơn, Bảo tức giận và theo hàng Nguyễn Vương.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.508
113
Chắc bác ksxdcd bị mê hoặc bởi những danh truyền của Tây Sơn tam kiệt, Tây Sơn ngũ phụng thư, Tây Sơn lục kỳ sĩ, Tây Sơn thất hổ phải không?

Bác đọc thêm những người sau: Thái Sư Bùi Đắc Tuyên, quận công Phạm Văn Hưng (Phạm Công Hưng) thì sẽ hiểu thêm nữa.
 
Hạng B2
3/8/12
295
277
63
Bác Rùa ah. em là dân kỹ thuật nên ít bị mê hoặc lắm!
Đơn giản em chỉ phân tích thực tế tại từng thời điểm thôi. Ví dụ dưới sự chỉ huy của Nguyến Huệ thì cũng là từng ấy tướng sĩ đánh vào Nam, ra Bắc, đánh cả quân Thanh bằng mấy mũi đôc lập ( Nguyên Huệ chỉ trực tiếp chỉ huy 1 mũi đánh Hạ hồi, Ngọc hồi) - đánh đâu được đấy và mang tính hiệp đồng rất cao.
Tuy nhiên khi ông rút lui - thu binh khỏi địa bàn đã chiếm đc thì lại bị mất ngay. Ông mấy lần đánh vào Gia định, mấy lần đánh ra Bác hà. Lần nào cũng cất quân thần tốc , đánh chiếm như lấy đồ trong túi trong ít ngày cùng lắm là 1 tháng. Nhưng khi quay về Qui nhơn, Phú xuân thì tướng để lại cai quản Gia định và Thăng long đều để mất cũng chỉ trong vài tháng.
Như vậy vắng mặt Nguyễn Huệ - kể cả khi ông còn sống các tướng sĩ triều Tây sơn cũng không thể hiện khả năng của mình. Có thể trừ trường hợp của Trương Văn Đa ở 1 khía cạnh nào đó???

Riêng thời điểm 1789-1792 những hơn 3 năm mà không đánh Nguyễn Ánh là điều bất thường mắc dù bác đã cung cấp 1 số sự kiện trong post trên. Trước đây trong tất cả các chiến dịch kể cả đánh quân thanh, quân Xiêm ông chỉ chuẩn bị có vài ba tháng là tốc chiến tốc thắng.


Quỳnh Rùa nói:
Chắc bác ksxdcd bị mê hoặc bởi những danh truyền của Tây Sơn tam kiệt, Tây Sơn ngũ phụng thư, Tây Sơn lục kỳ sĩ, Tây Sơn thất hổ phải không?

Bác đọc thêm những người sau: Thái Sư Bùi Đắc Tuyên, quận công Phạm Văn Hưng (Phạm Công Hưng) thì sẽ hiểu thêm nữa.


 
Hạng B1
30/10/12
90
82
33
ksxdcd nói:
Bác Rùa ah. em là dân kỹ thuật nên ít bị mê hoặc lắm!Đơn giản em chỉ phân tích thực tế tại từng thời điểm thôi. Ví dụ dưới sự chỉ huy của Nguyến Huệ thì cũng là từng ấy tướng sĩ  đánh vào Nam, ra Bắc, đánh cả quân Thanh bằng mấy mũi đôc lập ( Nguyên Huệ chỉ trực tiếp chỉ huy 1 mũi đánh Hạ hồi, Ngọc hồi) - đánh đâu được đấy và mang tính hiệp đồng rất cao.Tuy nhiên khi ông rút lui - thu binh khỏi địa bàn đã chiếm đc thì  lại bị mất ngay. Ông mấy lần đánh vào Gia định, mấy lần đánh ra Bác hà. Lần nào cũng cất quân thần tốc , đánh chiếm như lấy đồ trong túi trong ít ngày cùng lắm là 1 tháng. Nhưng khi quay về Qui nhơn, Phú xuân thì tướng để lại cai quản Gia định và Thăng long đều để mất cũng chỉ trong vài tháng.Như vậy vắng mặt Nguyễn Huệ - kể cả khi ông còn sống các tướng sĩ triều Tây sơn cũng không thể hiện khả năng của mình. Có thể trừ trường hợp của Trương Văn Đa ở 1 khía cạnh nào đó??? Riêng thời điểm 1789-1792 những hơn 3 năm mà không đánh Nguyễn Ánh là điều bất thường mắc dù bác đã cung cấp 1 số sự kiện trong post trên. Trước đây trong tất cả các chiến dịch kể cả đánh quân thanh, quân Xiêm ông chỉ chuẩn bị có vài ba tháng là tốc chiến tốc thắng.  
Quỳnh Rùa nói:
Chắc bác ksxdcd bị mê hoặc bởi những danh truyền của Tây Sơn tam kiệt, Tây Sơn ngũ phụng thư, Tây Sơn lục kỳ sĩ, Tây Sơn thất hổ phải không? Bác đọc thêm những người sau: Thái Sư Bùi Đắc Tuyên, quận công Phạm Văn Hưng (Phạm Công Hưng) thì sẽ hiểu thêm nữa.

Bac Tim doc tren mang cuon viet nam thoi tay son - lich su noi chien 1771 -1802 cua tac Gia ta chi dai truong, thi se hieu them ve thoi ki nay Nhe!