Hạng B2
9/5/10
335
707
93
Re:Lịch sử xe 4B La Dalat sản xuất tại VN

Sẵn nói chuyện ông Tây bà Đầm em thấy có cái clip nì Tây có quay cảnh HN 1964 và phỏng vấn Hồ Chủ Tịch, có câu trả lời dứt khoát, thẳng thắn - Jamais : không bao vờ! - mời các bác xem :
http://baotang.kyucxahoi....-tich-ho-chi-minh.html

Phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh - Tháng 6/1964
Nguồn clip: Viện lưu trữ quốc gia Pháp INA.
Chưa rõ người dịch.

Một tư liệu quý giá về đời sống người dân Hà Nội những năm 1960, nhưng càng quý giá hơn là vì đây là cuộc phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình đất nước đang hướng đến sự thống nhất.

http://www.youtube.com/wa...eature=player_embedded
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
12/9/10
6.651
45.336
113
48
Bà Tó
Re:Lịch sử xe 4B La Dalat sản xuất tại VN

Cảm ơn bác Meteor về bài viết trên , đặc biệt là link trang web .
 
Hạng D
28/7/08
2.279
3.718
113
Re:Lịch sử xe 4B La Dalat sản xuất tại VN

Tí dê nói:
gakho nói:
Phu lit la CS
Soc pho là tài xế
<span style=""color: #ff0000;"">Mã tà la...cái gì lão BT? </span>

Haizz :p
"Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã-tà<span style=""color: #ff0000;""> ma-ní </span>hồn kinh" :D

Theo Bình Nguyên Lộc viết trong Săn cọp Đồng Nai:
"Chiếm xong miền Nam rồi thì Pháp cho bọn lính đánh thuê này về nước. Nhưng còn một số nhỏ xin ở lại và được Pháp chấp thuận. Họ ở lại, sinh sống bằng ba nghề. Đa số xin làm cảnh sát là lính mã tà, vì trong ngôn ngữ của ba nước Phi Luật Tân, Indonesia, và Malaysia cảnh sát được gọi mà matamata. Danh từ Mã Lai này, nguyên xưa kia có nghĩa là chiến sĩ, đồng với danh từ samourai của Nhật, với danh từ lính tráng của ta."

Thế còn <span style=""color: #ff0000;"">ma ní</span>? là malay à?
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
Re:Lịch sử xe 4B La Dalat sản xuất tại VN

Ma ní : Manila, thủ đô Phi Luật Tân
Chà và : Java Nam dương (Indo)
 
Hạng D
12/9/11
1.115
25.784
113
Re:Lịch sử xe 4B La Dalat sản xuất tại VN

BANH_TET nói:
Ma ní : Manila, thủ đô Phi Luật Tân
Chà và : Java Nam dương (Indo)
Êh, tui nhớ hùi xưa ông bà già kêu Chà Và là ý nói mấy tay Indian đi bán vải mà ta??
Con nít hay khóc nhè : Kêu cha và bắt đấy.
Làm biếng ăn : Cho mấy ông chá và nuôi đi
Hay trốn học đi hoang, đen thui : Đen như thằng chà và
.v.v. Nhắc lại nhớ ông bà già quá..
 
Hạng B2
9/5/10
335
707
93
Re:Lịch sử xe 4B La Dalat sản xuất tại VN

Thực ra còn có ý kiến phân biệt giữa ma-tà (matamata) theo cách lý giải ở trên, theo tự điển của Paulus Huỳnh Tịnh Của, [font="times new roman,times"][size="+1"]nghĩa là người lính canh tuần, tiếng Mã Lai, kêu theo đã quen.[/size][/font]
Với từ mã-tà mà Nguyễn Đình Chiểu đã dùng trong thơ văn Việt-Nam.

[font="times new roman,times"][size="+1"]Năm 1931, Ma-tà trở thành người lính cảnh sát ở Nam kỳ, gọi theo tiếng Mã Lai (Việt Nam tự điển, Khai Trí Tiến Đức). [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Năm 1937, Gustave Hue lẫn lộn Ma-tà với Mã-tà (Mã-tà:nom donné à Saigon aux policiers. Mã-tà: tên gọi lính cảnh sát ở Sàigòn).[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Nhiều học giả sau này đã bắt chước Gustave Hue, dùng Ma-taø của Huỳnh Tịnh Của gán cho Mã-tà của Nguyễn Đình Chiểu.[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]
[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Người Mã Lai (Malais) gọi người lính cảnh sát là matamata. [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Do đó đẻ ra danh từ mã-tà (Vương Hồng Sển, Sàigòn năm xưa, 1968, Xuân Thu, tr. 229).[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Mã-tà là tiếng Mã Lai, là lính cảnh sát (Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, sđd, tr.252) . [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Mã-tà là lính đánh thuê, người Mã Lai, trong hàng ngũ quân đội Pháp (Thơ văn yêu nước Nam bộ nửa sau thế kỷ 19, sđd, tr. 43).[/size][/font]

[font="times new roman,times"][size="+1"]Mã-tà khác Ma-tà ở điểm nào?[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]- Mã-tà trước hết là người Việt Nam.[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]
[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Trong cùng bài văn tế, Nguyễn Đình Chiểu viết :[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]" Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn ; sống làm chi ở lính mã-tà, chia rượu lạt, gậm bánh mì, nghe càng thêm hổ ".[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]
[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Nguyễn Đình Chiểu trách những người Việt Nam theo Pháp. [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Mã-tà là người Việt theo quân tả đạo (chỉ người Pháp) để được chia rượu lạt, được gậm bánh mì (pain de mie).[/size][/font]

[font="times new roman,times"][size="+1"]Bài Hịch sĩ phu kêu gọi chống Pháp cũng trách những người mại quốc (bán nước) đã xui giục mã-tà, ma-ní...Bọn bán nước phải là người Việt Nam. [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Chúng xui giục người Việt Nam đăng lính mã-tà cho Pháp. [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"](Vì muốn cho câu văn có vần, có đối nên tác giả bài hịch đã phạm một sai lầm là cho bọn Việt gian xui giục cả đám lính Ma-ní của Tây Ban Nha).[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]
[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]- Mã-tà không phải là tiếng Mã Lai.[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Trận Cần Giuộc xảy ra vào cuối năm 1861. Có thể phỏng đoán rằng Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế vào khoảng cuối năm 1861 hay đầu năm 1862. [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Cho tới thời điểm này (1862), nước ta không có liên lạc ngoại giao với nước Mã Lai (Mã Lai bị Bồ Đào Nha chiếm năm 1511, bị Hà Lan chiếm năm 1641, bị Anh cai trị năm 1867). [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]
[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Không có bằng chứng gì để nói rằng ta phải mượn một tiếng Mã Lai để gọi người lính cơ, lính lệ hay lính vệ của mình.[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Nước Pháp đã có sẵn một loạt cò, cẩm (commissaire), phú lít (police), sen đầm (gendarme), cũng chẳng cần phải mượn tiếng Mã Lai để gọi lính cảnh sát của mình tại một nước... chưa phải là thuộc địa![/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]
[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]- Mã-tà không phải là lính cảnh sát.[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Có đội quân nào, đặc biệt là quân đội Pháp, lại cho cảnh sát ra trận ? Để giữ trật tự hay... ghi giấy phạt à? Đấy là chưa nói cảnh sát của Pháp phải biết đọc, biết viết...lạp-bô (rapport). [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]
[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Năm 1861, nước ta có được mấy người biết đọc, biết viết chữ Pháp hay chữ quốc ngữ để làm lính cảnh sát cho Pháp?[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]
[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Mã-tà còn được Nguyễn Đình Chiểu nói đến trong bài Văn tế Trương Công Định : [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]" Giăng dưới nước tàu đồng, tàu sắt, súng nổ quá bắp rang ; kéo trên bờ ma-ní, mã-tà, đạn bắn như mưa vãi ". [/size][/font]

[font="times new roman,times"][size="+1"]Mã-tà là lính chiến đấu.[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Nói tóm lại, Mã-tà là người Việt, không phải là lính cảnh sát, không phải là tiếng Mã Lai. Mã-tà không phải là Ma-tà.[/size][/font]

[font="times new roman,times"][size="+1"]Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh có từ Mã tiếu (Chữ tiếu còn có âm đọc là tiêu, là tiệu), nghĩa là lính cỡi ngựa hoặc đi chân, chuyên làm việc cảnh giới, dò kiếm xem xét. [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Có nhiều khả năng là mã tiếu (mã tiêu, mã tiệu) đã được người Việt đọc trại thành mã-tà.[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Mã-tà là lính đi dò xét. [/size][/font]

[font="times new roman,times"][size="+1"]Mấy bài phóng sự của báo L'Illustration xác nhận trong hàng ngũ quân đội Pháp có quân được mộ từ Manille (ma-ní) tham dự trận đánh Đà Nẵng (1858), có lính tập người Việt (tirailleur) trong trận đánh đồn Kì Hoà (Sàigòn, 1859).[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]
[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Thực dân Pháp cho lính người bản xứ và lính thuộc địa của Tây Ban Nha đi dò xét, trinh sát. [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Mã-tà, Ma-ní là lính đi tiên phong " đỡ đạn ". Chuyện hoàn toàn dễ hiểu.[/size][/font]

[font="times new roman,times"][size="+1"]Năm 1861, có lính chiến đấu mã-tà người Việt Nam. Năm 1896 (tức là 34 năm sau khi triều đình Huế kí hoà ước nhường cho Pháp 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường), Huỳnh Tịnh Của mới nói đến lính canh tuần ma-tà (tiếng Mã Lai ?). [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Khoảng 1908-1921, miền Nam lại có thêm lính ma-tà khác.[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Trong bài Dạo bờ biển một mình, Huỳnh Thúc Kháng kể đời sống hàng ngày của người tù ngoài Côn Đảo :[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]" Từ ra ngoài đảo đã sáu, bảy năm không khi nào ra cửa thành khám ngục mà được đi một mình, hễ ra cửa một bước là có ma-tà mang súng đi theo sau. Đến lúc ra làm việc giấy ở phòng Gác-điêng sếp thì ra vào trong " banh " có hơi thơ, không ai dẫn. Song chỉ được đi lại, ra vào ở kho chứa đồ, phòng gác của Gác-điêng và bóp lon-ton (...) " [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"](Vương Đình Quang, Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng, Văn Học, 1965, tr. 102).[/size][/font]

[font="times new roman,times"][size="+1"]Tiếng Pháp gọi lính canh tù là maton. Maton được Việt hoá thành ma-tà. [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Đoạn văn còn nhiều từ gốc Pháp khác: gác-điêng (gardien), sếp (chef), banh (bagne), gác (garde), bóp (poste), lon-ton (planton).[/size][/font]
Túm lại,
[font="times new roman,times"][size="+1"]Mã-tà ở Cần Giuộc (1861) là lính chiến đấu. [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Ma-tà ở Sàigòn (1896) là lính canh tuần. [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Ma-tà ở Côn Đảo (1908-1921) là lính canh tù.[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]
[/size][/font]
[blockquote][font="times new roman,times"][size="+1"]Đời ôi nhiều nỗi bợn nhơ :[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Ma tà có chú hay quơ hay quào,[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Giận ai gươm súng phao vào,[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Báo quan nhà nghịch, vây rào xét coi...[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"] (Vương Hồng Sển, sđd)[/size][/font][/blockquote] [font="times new roman,times"][size="+1"]Ma-tà của bài thơ đúng là lính cảnh sát ở Sàigòn, đi khám xét nhà dân chúng. [/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Ma-tà này dường như có họ hàng với matraque (chiếc dùi cui) ?[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]
[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Mã-tà của Nguyễn Đình Chiểu và Ma-tà của Huỳnh Tịnh Của, là hai nhân vật của hai thời kì lịch sử khác nhau, cần được phân biệt rạch ròi.[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]
[/size][/font]
[font="times new roman,times"][size="+1"]Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn cho thấy Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn rất cập nhật. Ông đã sớm đưa bòng bong (bâche), bánh mì (pain de mie) của tiếng Pháp vào văn học Việt Nam.[/size][/font]
http://chimviet.free.fr/l.hsu/nguyendu/nddg090.htm
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
14/4/08
365
455
63
Re:Lịch sử xe 4B La Dalat sản xuất tại VN

Vậy chánh xác mã tà là gì , mỗi ông nói một kiểu .
 
Hạng B2
9/5/10
335
707
93
Re:Lịch sử xe 4B La Dalat sản xuất tại VN

@thit kho tau:
Chính xác là từ 1937, người Việt mình đã quen với từ ma-tà có nguồn gốc Mã-lai với từ mã-tà của cụ NĐC có từ trước đó, để chỉ những người (hổng phải hoặc cả Việt-Nam)... là CS, là làm việc cho Phớp thời bảo hộ .
Em chỉ có ý mở rộng cách giải thích thui!
 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
Re:Lịch sử xe 4B La Dalat sản xuất tại VN

Chà Và - Maní là 1 cặp hay dùng chung để chỉ mấy ông gốc Án ,Mã ,Indo ( nói chung ng có màu da sậm , Ng việt hồi đó chỉ phân biệt đơn giản 3 màu da thôi còn đân tộc nào thì kg quan tâm lắm nên gọi chung như vậy .) Có ng thì chỉ rõ hơn trong cụm từ " Ông chà Bán Vải" , Hay "Chà nhà băng " là chỉ ng Ấn .
Cặp Rằn = Cai ,đốc công . Hay dùng trong các đồn điền cao su ,Lúa , nhà máy xay xát các vựa lúa , hoặc các đội bốc xếp ở các cảng .
 
Last edited by a moderator: