Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
10/1/11
543
10
28
bác BocuBi cho em hỏi khi khủng hoảng xảy ra thì mình làm gì ạ? mấy vấn đề này em mù tịt.
 
Hạng C
10/1/11
543
10
28
em đọc bài comment này bên vef thấy hay quá nên mang qua đây để mọi người tham khảo.
 
"Đáng lý ra, ngay sau những biến động bất thường của kinh tế Việt Nam năm 2007 (khi mà để hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài tăng vọt trong năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành thêm hàng ngàn tỷ tiền đồng vượt mức an toàn để mua đô-la Mỹ ) Chính phủ phải thực hiện các giải pháp nâng giá tiền đồng so với đô-la Mỹ, thắt chặt tiền tệ, gia tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Và các giải pháp này lẽ ra đã phải được thực hiện từ sớm trước khi gia nhập WTO giữa năm 2006 nhằm ngăn chặn sự thao túng của các tổ chức tiền tệ, tín dụng quốc tế khi chúng ta thực hiện hội nhập, giảm tăng trưởng ảo của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát để kéo dần lãi suất ngân hàng xuống nhằm thúc đẩy đầu tư cho sản xuất kinh doanh thực thụ, nhờ đó nền kinh tế sẽ được tăng trưởng dần theo hướng có chất lượng bền vững.

Theo lý thuyết , nếu như nền kinh tế trong nước hấp thụ được lượng vốn ngoại đưa vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh làm ra thêm của cải cho xã hội, dòng vốn được lưu thông thì Ngân hàng Nhà nước sẽ dễ dàng hút tiền đồng về nhanh chóng để tránh lạm phát. Nhưng các nhà quản lý đã không lường hết về việc: dòng vốn này sẽ đi vào đâu ?

Luồng vốn đầu tư gián tiếp ồ ạt vào chứng khoán, BĐS nhưng hầu như chẳng được đưa vào đầu tư sản xuất thực sự, nó chạy lòng vòng từ người này qua người khác theo cái vòng luẩn quẩn, tạo ra “sự điên loạn” về giá trị ảo (xin lỗi là tôi bắt buộc phải dùng từ “điên loạn” để mô tả bong bóng giá trị ảo cho thị trường chứng khoán và BĐS tại thời điểm này,) để rồi cuối cùng quay trở lại quỹ các tổ chức tín dụng với lợi nhuận gấp vài lần .

Các doanh nghiệp niêm yết huy động vốn xong lại tiếp tục đổ vào chứng khoán,BĐS, chẳng có bao nhiêu tiền từ nguồn này được đưa vào đầu tư mở rộng kinh doanh tạo thêm sản phẩm cho xã hội.
Còn luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2007 chỉ thực hiện được một phần tư so với đăng ký do những rào cản hành chính, yếu kém hạ tầng và thiếu thốn nguồn nhân lực được đào tạo. Triển khai đầu tư chậm, dòng vốn lưu thông ì ạch , cuối cùng dẫn đến tình trạng NHNN không thể hút vốn vào để cân bằng cán cân dòng vốn thị trường.

Nếu vài trăm ngàn tỷ đồng đang bị ghim giữ trong tay các tổ chức/cá nhân này được tung ra đổi thành đô-la Mỹ thì ...hậu quả sẽ cực kỳ khủng khiếp đến mức tôi cũng không dám viết ra đây.

Thêm vào đó, việc phá giá tiền đồng yếu trong lúc đô-la Mỹ mất giá trung bình khoảng 20 - 30% so với các ngoại tệ khác trên thế giới như hiện tại chỉ tạo ra những sức hút ngắn hạn cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác lợi thế giá rẻ nhờ bảo hộ tỷ giá của nhà nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh nhưng đa số là nhập khẩu nhanh những công nghệ lạc hậu vào Việt Nam rồi khai thác nhân công giá rẻ, nguyên liệu rẻ để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi lớn, lợi kép nhờ tỷ giá. Những khoản lợi nhuận này được để bên ngoài Việt Nam bằng cách khai tăng giá nhập thiết bị và vật tư phục vụ xuất khẩu (thuế suất nhập khẩu bằng 0 hoặc rất thấp). Giá trị còn lại trong nước chỉ là tiền công và nguyên liệu rẻ mạt, đi kèm với môi trường bị hủy hoại do công nghệ lạc hậu, và sự suy yếu sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

Một điều thật hài hước rằng, chính sách thúc đẩy xuất khẩu theo kiểu phá giá VND này để giảm nhập siêu lại đang là con dao hai lưỡi.

Lý do: Sức mua của toàn dân có thể sụt giảm nghiêm trọng do tỷ giá tiền đồng thấp trong bối cảnh lương không tăng, mà nhu cầu thì ngày càng tăng lên. Trong khi đó lại hoàn toàn thiếu vắng các chính sách hỗ trợ cho việc sản xuất các mặt hàng đáp ứng các nhu cầu nội địa (ngay cả cái tăm bông ngoáy lỗ tai, nước ta vẫn chưa tự sản xuất đủ và phải đang nhập khẩu), biểu thuế suất nhập khẩu hàng ngàn mặt hàng (đặc biệt là nông sản) giảm xuống do gia nhập WTO, lãi suất cho vay trong tình hình hiện tại từ 16% trở lên. Lượng nhập khẩu tăng lên là đương nhiên để đáp ứng các nhu cầu trong nước. Giá nhập khẩu cũng phải tăng mạnh do 2 tác động kép của tỷ giá tiền đồng thấp và giá cả thế giới tăng. Trong khi nhiều sản phẩm , nguyên liệu , xăng dầu…chúng ta vẫn chưa làm chủ 60% được thì việc điều chỉnh tỷ giá giống như một cái tát trời giáng vào các doanh nghiệp sản xuất.

Người dân sẽ mất lòng tin vào VND khi tài sản bị bốc hơi 9,5% chỉ trong giây phút ngắn ngủi và chuyển sang trạng thái phòng thủ bằng vàng, USD.

Các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sẽ mất lòng tin vào tính ổn định thị trường khi mà vào đầu năm họ đầu tư với 19.500 VND/USD thì nay họ phải mất 20,600 VND / USD. Lợi nhuận bốc hơi 9,5 % chỉ trong tính tắc .

Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì:
- Giảm đầu tư công: mặc dù là phương thuốc liều cao chống lạm phát nhưng rất không ổn. Giảm đầu tư trong nước tức là giảm nội lực. Cấu trúc hiện nay của nền kinh tế đang phụ thuộc rất lớn vào đầu tư công vì nó chiếm đến 40% tổng đầu tư quốc gia. Trong khi mà chưa có những cơ chế, chính sách để cho phép và hỗ trợ khu vực dân doanh đầu tư thay thế nhà nước thì việc rút giảm đầu tư công sẽ tạo ra một khoảng trống cực kỳ tai hại. Hàng triệu người dân, cán bô công nhân viên chức đang tham gia vào các dự án này với đồng lương nuôi sống bản thân và gia đình họ. Vấn đề này rất nhạy cảm. Ngoài ra, nếu giảm số lượng dự án sẽ xảy ra hiện tượng “chạy dự án”, sẽ dẫn đến việc tham nhũng tràn lan nhằm giữ cho được dự án của địa phương mình. Chính vì vậy, tôi tha thiết những người được chọn vào việc này hãy suy nghĩ thật thấu đáo trước khi quyết định đầu tư vào dự án gì nhằm đảm bảo công việc dài hạn cho công nhân viên chức , đảm bảo lợi ích xã hội và kiên quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả , dây dưa lâu dài.

- Giảm chỉ số ICOR của đầu tư công từ gần 10 hiện nay xuống mức 4-5. Chỉ cần làm được điều đó , chính phủ đã có thể tiết kiệm gần ½ chi phí đầu tư. Khoảng tiết kiệm này sẽ giúp đất nước chúng ta đủ chi phí để “phòng thủ “ và phát triển trước những biến động thị trường thế giới .

- Chống tham nhũng một cách quyết liệt và nghiêm khắc: đây là vấn đề nhức nhối nhưng chúng ta phải làm và bắt buộc phải làm vì là yếu tố sống còn liên quan đến sự nghiệp xây dựng sự nghiệp đất nước của Đảng và Chính phủ.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước bằng tất cả biện pháp có thể trong thời điểm hiện tại: tư vấn, lãi suất, con người,…

- Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn , nghĩa vụ… của các lãnh đạo của doanh nghiệp nhà nước. Đảm bảo đồng xương máu đóng thuế của nhân dân không bị tiêu xài một cách lãng phí và vô trách nhiệm.

- Còn rất nhiều điều phải làm trong thời điểm hiện tại và tương lai , nhưng quan trọng nhất là :

Thiên thời không bằng địa lợi,
Địa lợi không bằng lòng người dung hòa

Chỉ cần các chính sách của chính phủ có tính nhất quán , định hướng rõ ràng , không theo kiểu vá víu ... khiến người dân Việt nam có lòng tin, nhà đầu tư có lòng tin thì sẽ giúp thị trường Việt Nam có mạnh mẽ hơn rất nhiều và có đủ sức khỏe vượt qua những thử thác hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên , thật đáng tiếc là trong thời gian rất ngắn , những thông tin cực xấu đã khiến người dân trở nên rất hoang mang: điện tăng, xăng tăng, than tăng. Tần suất tăng ngày càng nhiều, mức độ tăng cũng càng lúc càng lớn khiến người dân trở nên cực kỳ lo âu trước số phận tiền đồng mà họ đang nắm giữ.

Ngoài ra, những việc như: dự thảo đánh "thuế cầu đường" vào xe máy, ôtô vào thời điểm hết sức nhạy cảm này còn khiến cho lòng tin người dân sứt mẻ hơn. Nhưng điều nghiêm trọng hơn là: rất nhiều ý kiến phản đối của người dân được đưa ra (gần như 100% các ý kiến phản hồi trên các báo đều là phản đối ) đã không được quan tâm khi dự thảo vẫn được trình lên thủ tướng mà không xem xét lại cẩn thận. Chính điều này càng khiến cho người dân càng lo lắng hơn cho đồng lương của họ và chắc chắn sẽ tìm cách hạn chế những khoảng chi tiêu.

Đây sẽ là một yếu tố góp phần khiến 70% người dân Việt Nam (thu nhập trung bình trở xuống) thực hiện việc thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu và sử dụng hàng TQ giá rẻ khiến nhập siêu TQ lại càng tăng. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước (chiếm 95% số lượng doanh nghiệp Việt Nam) với mực độ chịu đựng rủi ro thấp phải căng mình chịu trận với giá nguyên liệu, chi phí... tăng cao, vừa phải đối phó với sức cầu thấp do hàng TQ chiếm ưu thế , có khả năng đối mặt với viễn cảnh phá sản. Điều này lại dẫn đến việc hàng triệu nhân công trình độ TB và thấp phải thất nghiệp dẫn đến tinh hình xã hội bất ổn ....

Việt Nam chúng ta không phải như những nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... khi những nước này đã có một nền kinh tế và nền công nghiệp tương đối bền vững với nền KHKT cao, giá trị thặng dư của nền công nghiệp Việt Nam hiện giờ chỉ phụ thuộc vào sức lao động giá rẻ với trình độ kỹ thuật là gia công. Nếu khủng hoảng kinh tế xảy ra tại Việt Nam , các nhà đầu tư sẽ bỏ chạy , để lại cho chúng ta một dàn công nhân lao động kỹ thuật trình độ thấp và trung bình với những dãy nhà xưởng trống trơn hoặc máy móc lạc hậu.

Chính vì vậy tôi hy vọng Chính phủ trong giai đoạn này hãy thật coi trọng từng đồng USD/VND trong quỹ đầu tư quốc gia, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư bất cứ dự án gì. Và điều quan trọng hơn cả chính là lòng tin của nhân dân , doanh nghiệp trong thời điểm này... muốn có được lòng tin này, tôi xin phép chỉ tóm gọn trong bốn chữ: " QUYẾT KHÔNG TĂNG THUẾ" trong thời điểm nhạy cảm này kể cả đối với chứng khoán và BĐS nhằm tránh một sự sợ hãi rút vốn ồ ạt.

Tuy nhiên , sau khi đã vượt qua giai đoạn khó khăn này , chính phủ cần thật sự mạnh tay với BĐS và chứng khoán bằng mọi cách có thể, nhằm hút đồng tiền vào sản xuất thực thụ."
 
Hạng B2
2/11/10
205
1
18
40
jqkadesign nói:
bác BocuBi cho em hỏi khi khủng hoảng xảy ra thì mình làm gì ạ? mấy vấn đề này em mù tịt.
Mua mì gói , gạo đường muối dự trữ . Cũng giống như tin đồn tận thế năm 2000 đó
033102bebe_1_prv.gif
Sorry Nhảm tý .... Lót đít nghe tiếp ạ .....
 
Hạng D
22/1/06
1.053
290
83
hòn ngọc viễn đông
Các cao nhân tư vấn đưa ra các phương án bảo toàn vốn giúp anh em nhé.Em thì thấy kênh BĐS(mua đất,nhà),mua Obama tương đối được.Bác nào có ý kiến khác nêu ra để anh em có thể nhanh tay,lẹ chân xử lý,Giảm thiểu tổn thất do việc phá giá VNĐ.
 
Hạng D
9/5/09
3.411
16.521
113
VN ta còn anh dũng tồn tại đến ngày nay là nhờ chưa có cái số ....10 đó mấy bác " tự do luân chuyển tài khoản vốn".
 
Nếu không có cái capital control này thì lịch sử Thái lan lặp lại ở VN sau 10 năm chứ k phải kéo dài đến tận bây giờ...
 
hix, bao giờ cho đến tháng 10....
 
Hạng D
14/5/08
2.537
22.450
113
Richievn nói:
VN ta còn anh dũng tồn tại đến ngày nay là nhờ chưa có cái số ....10 đó mấy bác " tự do luân chuyển tài khoản vốn".

Nếu không có cái capital control này thì lịch sử Thái lan lặp lại ở VN sau 10 năm chứ k phải kéo dài đến tận bây giờ...

hix, bao giờ cho đến tháng 10....
Bạn này làm ngân hàng nói có khác, khả năng sập như Thái là không thể do bọn Tây lông không thế muốn mang USD ra ngoài VN là mang.
 
Khả năng kết hối có lẽ là khả dĩ nhất.
 
Hạng D
2/6/10
1.596
11
38
33
koonjang nói:
Richievn nói:
VN ta còn anh dũng tồn tại đến ngày nay là nhờ chưa có cái số ....10 đó mấy bác " tự do luân chuyển tài khoản vốn".

Nếu không có cái capital control này thì lịch sử Thái lan lặp lại ở VN sau 10 năm chứ k phải kéo dài đến tận bây giờ...

hix, bao giờ cho đến tháng 10....
Bạn này làm ngân hàng nói có khác, khả năng sập như Thái là không thể do bọn Tây lông không thế muốn mang USD ra ngoài VN là mang.
 
Khả năng kết hối có lẽ là khả dĩ nhất.
Kết hối cuối tháng 12 không làm thì thôi. Bây giờ không làm đâu vì các ông "hối" nhiều cũng " hấp hối" thôi. NHNN thỉ còn chiêu " năn nỉ' hoặc "thanh tra" thui.
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.525
113
49
Bà Tó
Bác nào thuộc hàng pro về tiền tệ nên lập 1 thớt nhằm tư vấn cho bà con an tâm .
Thay vì "té nước theo mưa" , 1 số ace OS sẽ thắng đậm nhưng.....không ít ace sẽ thua....và thua .
Nếu mất niềm tin , ace OS rút VND khỏi NH hết thì cũng sẽ góp phần làm tình hình  tồi tệ thêm . Em phỏng thế . Mấy bác .
Sai sót mong đừng trách . Em cũng đang ngóng .
 
Status
Không mở trả lời sau này.