Dân việt đói ăn cả thèm chóng chán, cái gì mới ra đều nhào đến ăn uống ngay nhưng thời gian sau thì quên mất. Tiệm hãy chuỗi phất nhanh thì dẹp cũng nhanh. Bán cái gì bây giờ cũng nên tính đến thu nhập hàng ngày của người việt nam mà định liệu. Lấy tiền thằng nghèo dễ hơn thằng giàu.
Chuẩn.
Bọn Chạp Băn, Hàn, Mẽo phần nào nó cũng quan niệm vậy, nguợc lại bọn châu Âu và ĐNÁ.
Kinh doanh, ở 1 khía cạnh, có 2 loại khách cần đánh đến, đó là dân giàu và dân nghèo. Đối với ngành F&B bán lẻ, tạm gọi, thì dân nghèo (ko hẳn là nghèo) chiếm đa số. Mà thực ra, trên thế giới hay bất kỳ quốc gia nào, người ít tiền chiếm đa số, vậy tỉ lệ họ cao hơn.
Đối với ngành kinh doanh giải khát bia rượu kèm thức ăn, thì đối tượng giải sầu và ham vui vẫn đa số là nhóm ít tiền hơn, ngay cả tại Nhật, Hàn hay Mỹ. Có lẽ Việt Nam là đúng nhất, gần giống Hong Kong cách đây 20 năm, 1 quốc gia lạc loài so với nhóm Đông Nam Á.
Người giàu, tạm gọi, họ rất lý trí! Vì sau lưng họ là cả bộ máy nhân sự của chính họ hay nhân viên thuộc quỳên quản lý của họ. Họ ko bao giờ muốn mạo hiểm và sai lầm. Thường niềm đam mê của họ là thể thao, hi-end và các kế sách cho tương lai, cho chính gia đình họ - một niềm đam mê ghê gớm, nếu kinh tế của họ vẫn vững mạnh. Do đó, bia rượu và ăn uống đối với họ là thứ gì đó ngồm ngòam và thấp đẳng, nếu cần thì vẫn xả thân chơi, nhưng 1 tháng 2 lần là có vẻ nhiều lắm rồi. Đẳng cấp của người giàu, kệ họ, nhưng đối với dân kinh doanh F&B, đó ko phải là đối tượng chính.
Người nghèo, đa số ko còn nghèo theo kiểu những năm 80, VN và thế giới, nhưng sáng dậy là họ đã phải lo toan. Tiền bill, dù biết vẫn đủ nhưng nó vẫn ám ảnh trên từng thớt vô lăng quay vần. Những sms học phí cho con ở trường quốc tế, những sms của Master, Visa, banking gửi đến, những cua phone nhắc nhở lịch sự văn minh về các khỏan thanh tóan... Dòng đời đôi khi chỉ trôi hoặc quá chậm hoặc quá nhanh trên vô lăng, cho đến khi đến được sở làm! Bao nhiêu vướng bận được dẹp bỏ khi bước chân vào công sở. Một ngày phấn đấu, làm việc hăng say, tích cực phải được diễn ra, hàng ngày và hàng năm...
Tương tự với những ngành nghề khác, người nghèo vướng bận cuộc sống trên đường đi, chỉ có tập trung làm việc là quên đi mà thôi, về nhà phải đóng vai những bộ mặt vui buồn với vợ/ chồng, và sảng khoái với con. Sau này lên diễn đàn, đóng thêm những bộ mặt khác nữa...
Những vui buồn của cuộc sống, dần dần hiện đại, ngừoi ta chia sẻ hết lên trên bàn tiệc, chứ ko còn cảnh gọi nhau ra trước ngõ nhà nói nhiều câu từ đêm đến sáng như xưa nữa.
Nhờ vậy, những ngành nghề kinh doanh liên quan đến bia rượu đều sống ổn khắp nơi, đến nỗi thuế đánh cỡ nào thì họ vẫn sống tốt. Cho đến khi nhét thêm cái Food cạnh cái Beverage thì mới lòi ra cái khó. Vì xu hướng là uống thì phải ăn, và nó biến thể cả trăm kiểu, ko cần lường trước lường sau làm gì, bởi cái nào nó cũng đáp ứng nhu cầu của con người cả.