Ông Nguyễn Hữu Bằng - TGĐ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, theo tính toán, đường sắt cao tốc sẽ giảm tai nạn giao thông đường bộ đến 26%, tiết kiệm được chi phí khai thác phương thức vận tải 57%, tiết kiệm chi phí thời gian đi lại là 17%. “Với lợi ích xã hội như vậy, tôi đề nghị JICA sửa lại kết luận của báo cáo”, ông Bằng nói.
Mình muốn họ sửa thì họ sẽ sửa thôi. Vì họ đã cảnh báo, không nghe theo thì họ đâu có mất uy tín.
Dự án này có lẽ sẽ triển khai nhanh đọan HN-Vinh. Thấy các LĐ quyết tâm quá, hoặc có thể họ muốn lưu danh cho hậu thế về 1 dự án tuyệt vời.
Em chưa tính toán nhiều, chỉ thấy các tàu cao tốc ở nước ngoài không chạy quá xa. Họ chú trọng kết nối giữa các tp lớn. Nơi mà mật độ lưu thông cao, nhu cầu đi lại cao.
Ngoài Bắc thì không rõ, nhưng nếu HCM- Nha TRang, 30 năm tới em nghĩ nhu cầu rất lớn. Từ tp lớn như HCM, BD, ĐN...ra NT nghĩ mát mà chỉ vài giờ đi tàu thì họ sẽ đi nhiều đấy.
Nhưng từ nam ra bắc, qua mấy địa phương nghèo thì lưu lượng không tăng, nhưng cũng phải kết nối chứ chả nhẽ chơi nhảy cóc, bắt tàu rồi lại bắt xe.
Nếu chỉ tính về mật độ lưu thông thì dự án khả thi cao. Nhưng nếu tính giá vé so với mặt bằng dân cư, chi phí xây dựng, vận hành, bảo trì...thì phải xem lại.
Cũng nên nhắc qua GDP để tính toán nhu cầu và khả năng chịu đựng của người dân.
GDP 2010: $1,000
GDP 2015: $1,700
GDP 2020: $2,700
GDP 2025: $4,300
GDP 2030: $6,700
GDP 2035: $10,100
GDP 2040: $14,700
GDP 2050: $26,800
(Đó là dự báo khả quan từ goldmansachs, còn chưa tính tới rủi ro kiểu như nhà máy DQ, đóng tàu Vinashin 5 ăn 5 thua. Nếu dùng quy tắc 72 thì để tăng cấp đôi GDP với mức tăng trưởng 7% thì cần 10 năm. Mà cái này nó đúng với thật tế VN hơn. Chúng ta nên coi chừng mấy báo cáo lạc quan này, vì trong insurance report cho các cty vào VN đầu tư nó khác rất xa, tổ chức to thì phục vụ con cá to, nghe bảo WB cho vay chắc nhiều người nói WB, IMF tốt lắm đấy).
Nhật e ngại năm 2020 là quá sớm, họ thật là tốt nha. Khi đó dù có tàu điện thì người dân chưa chắc đã có tiền mà đi tàu. Nếu tính lưu lượng giao thông. Bao nhiêu % là người có tài chính tốt, bao nhiêu là dân nghèo, phải nhảy xe đò sẽ thấy (không biết Bộ có tính kiểu này không?). Đừng bắt CN hãng xưởng đi tàu cao tốc về quê, phải phải chắt cóp từng xu.
Cứ giả sử VN tự dưng pt tốt như Goldmansachs tính toán thì năm 2030 GDP đầu người chúng ta chưa bằng 1/5 của dân Pháp, Đức (những nước có tàu cao tốc pt). Trong khi chi phí xây dựng, vận hành...thì nó không thèm kể nước giàu hay nghèo.
Liệu bao nhiêu người dân chịu bỏ tiền ngồi tàu hạng sang? Hay họ thà đi tàu chợ mà nhín ra 1 ít tiền mua rau củ?
Bao nhiêu doanh nhân có tiền dùng tàu cao tốc đi ký hợp đồng?
Nếu chưa tính ra khách hàng có khả năng đi tàu mà chỉ quy chung vào số lượng lưu thông thì coi chừng toi mạng.
Mời các bác lại chính biện (hôm nay nghị định mới có hiệu lực rồi, mình phải tuân thủ thôi
)