Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Để dân có thêm tiền thì cách tốt nhất có lẽ là giảm thuế, hay nói theo tiếng Việt hiện đại là "khoan sức dân"? Dễ thế thôi à? Nếu thế thì em và các bác cũng làm được, cần chi học hành cho nhiều hè?

Vấn đề là nguồn thu của một đất nước chính là nguồn thu thuế từ dân. Nếu giảm thuế cho dân mà không muốn giảm các đầu tư để phát triển KT thì CP sẽ phải đi vay tiền ở đâu đó về, kết quả là càng làm cho món nợ của đất nước ngày càng lớn hơn!

Thí dụ sự phát triển các món nợ mới của nước Đức trong thập kỷ qua là như sau (đỏ: ngân sách nhà nước, xanh: món nợ thêm vào mỗi năm):


2008-11-28-infobox-haushalt-neuverschuldung-etat,property=poster.jpeg




Do KHKT mà số tiền thu thuế năm nay của Đức đã kém hơn 2.2 tỷ €, làm cho món vay nợ mới của nước Đức vậy là lên thành 18.5 tỷ € năm nay. Món vay nợ 18.5 tỷ € này vậy là đã vượt trên 8 tỷ € theo kế hoạch trước đây của CP Đức! Tổng số nợ của nước Đức vậy là đã lên tới ~1600 tỷ €, tuy còn thấp hơn nước Mỹ nhiều, nhưng xu hướng là đi lên đều đặn từ nhiều năm nay, e rằng tới một lúc nào đó cũng sẽ tới lúc vượt ra ngoài tầm kiểm soát?

Tổng số món nợ của nước Đức tích tụ lại từ xưa (1960) tới nay như sau:


800px-Staatsverschuldung4.png



Mục tiêu số 1 của CP Đức đã đề ra là phải giảm số nợ này của nước Đức tới mức tổi thiểu. Câu hỏi không phải là "liệu việc này có đạt được không ?", mà chỉ là "bao giờ sẽ phải đạt được ?", bởi người Đức không muốn "tặng" món nợ này cho các thế hệ mai sau, tới tận đời con cái họ mà họ muốn giải quyết triệt để ngay từ bây giờ, mặc cho KHKT TG! Liệu họ có làm được không thì chúng ta cũng phải chờ xem!

Những nước có tỷ lệ nợ NN lớn nhất TG (tính theo % GDP):
- Japan 182.8 %
- Italia 103.2 %
- USA 65.6 %
- Pháp 64.4 %
- Đức 63.1 %
- EU 58.9 %
(số liệu theo wiki)

Nước có món nợ nhà nước thấp nhất ở châu Âu là Luxemburg với 7.4 % và Estland với 3.4 %.
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Theo biểu đồ ở trên thì nước Đức đang ngày càng chìm ngập trong nợ nần. Như đã nói lý do chính vì CP đặt mục đích giảm thuế cho dân để phát triển lên trên mục đích giảm nợ cho đất nước!

Các biện pháp mà CP Đức đã tìm cách để "dấm giúi" thêm tiền cho dân trong chương trình kích cầu KT mới đây, để nước Đức cùng vượt qua được cơn bĩ cực KHKT, đặng sống sót "tới thời thới lai" là như sau:
- giảm thuế thu nhập,
- thêm tiền trẻ em: một lần 100€ vào tháng 4.2009, mỗi đứa trẻ đầu tiên sẽ nhận được hàng tháng vậy là 164 € hay là thêm 10€, đứa thứ ba thậm chí được tới 170 € hay là thêm 16€, từ đứa thứ tư thì thậm chí số tiền trẻ em sẽ là 195 Euro mỗi tháng,
- giảm tiền lương trừ vào bảo hiểm y tế, từ tháng 7.2009 phần đóng cho BHYT sẽ giảm từ 14,6 xuống 14,0% lương,
- chương trình đổi kẹo kéo, xe cũ lấy xe mới với 2500 € cho mỗi chiếc xe cũ bỏ đi để mua xe mới,
- tiền hỗ trợ nhà cửa cho các tầng lớp khó khăn trong XH,
- cho dân vay tiền ưu đãi để sửa sang nhà cửa,
- các hỗ trợ cho đào tạo nghề và nâng cao khác ...

Dân Đức có vì thế mà thêm xèng trong túi cho chi tiêu trong thời buổi KHKT mấy năm qua không? Các bác chờ hồi sau sẽ rõ, em phải đi nghỉ chút :)
 
O.S.P.D
29/8/08
1.398
28
38
DAO HOA DAO
www.vnexpress.net
"Ngày 3 bữa vỗ bụng rau bì bạch - Người quân tử ăn chẳng cầu no !
Đêm năm canh an giấc ngáy pho pho - Đời thanh bình cửa thường bỏ ngỏ ! "

Nguyễn Công Trứ .

Bác Golf ơi , đôi khi em cảm thấy xã hội Tây phương nó bở hơi tai vì vật chất quá nên lâu lâu nó phải dừng lại thở phì phò ra cả lỗ tai , người đời gọi trạng thái đó là KHKT . Thế cho nên vừa thở vài hơi là nó lại co giò lên chạy tiếp ngay thôi ,chẳng cần đợi OBAMA hay Golf06 đét roi vào mông nó mới chạy đâu...
033102bebe_1_prv.gif
Đôi khi em nghĩ Âu Mỹ mà nó chịu nghiền cái tư tưởng phương Đông như kiểu cụ NCT nhà ta 1 chút thì chắc nó chạy đỡ mệt hơn ,đỡ phải dừng lại xả khói hơn bác nhỉ :D Nhưng mà em cũng chỉ mong nó lây lan cái tư tưởng cụ Trứ chút chút,vừa phải thôi ...chứ nó mà lây nặng thì loài người không phát triển nữa cũng "ban căng" lắm ...:D . Lâu rồi mới thấy bác mở lại thread !
080402cool_prv.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Em thì sợ mấy kiểu khủng hoảng này, tiền là giấy hết.
Thấy như Bắc Âu là ngon, to như Mỹ làm chi cho khổ. CS khai sinh ở Đức, Phát triển ở LX, nhưng có lẽ kết quả tại Bắc Âu. Cộng sản muôn năm :D
Nếu sống ở Mỹ chục năm về trước thì ngon, già về hưu là lên đường đi du lịch, lương hưu phè phởn. Nay thì tiêu sài vượt mặt, khả năng tiết kiệm là 0. Dân số ngày càng già, khoản tiền hưu, y tế sẽ là gánh nặng. Không biết làm sao cân đối?

Các bác nghĩ xem nếu các khoản nợ của Mỹ cứ tăng chóng mặt, thâm hụt ngân sách không thể giảm, ít nhất trong 10 năm tới. Vậy thì Mỹ sẽ thành cái gì? Các nước giao dịch với Mỹ, gồm cả EU sẽ làm gì với lượng hàng xuất qua Mỹ nếu Mỹ không còn tiêu sài như xưa?

Những khoản tiền viện trợ của chính phủ Mỹ hiện nay đang bị chỉ trích là đi không đúng chỗ. Nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo Mỹ (cụ thể là các đại gia) đang cố tình lấp liếm, ăn lời từ khoản tiền cứu trợ thay vì dùng nó để tẩy rửa những nợ xấu.
Obama dùng áp lực để quốc hội thông qua khoản tiền cứu trợ, mà cụ thể là 1 đạo luật để từ đó có 1 ủy ban kiểm soát việc này. Luật cả ngàn trang nhưng thông qua rất chóng vánh.
Khi có tiền thì chính quyền Obama bơm theo cách của họ. Thị trường CK hiện nay tăng vì các đại gia vẫn tiếp tục dùng tiền cứu trợ để mua bán chứng khoán thay vì đẩy các khoản nợ xấu đi. Không ai chịu bán giá thấp để chịu đánh giá là thua lỗ. Có cơ hội thì họ vẫn muốn kiếm lời.
Người ta đánh giá nhà băng nhỏ mới là người cần tiền cứu trợ nhất, sắp tới các đợt đáo hạn hợp đồng vay nợ của các công ty thương mại. Với thời buổi hiện nay, nếu không có hỗ trợ thì họ sẽ khó đảm đương khoản tiền lãi mới.

Như vậy hiệu quả của mớ tiền khổng lồ cứu trợ chưa thấy ở đâu hết. Nguy cơ của Mỹ vẫn còn. và quan trọng là trong tương lai làm sao tiêu thụ khoản tiền này cho êm đẹp.
Không thể có chuyện khủng hoảng thì bơm tiền để chống khủng hoảng đơn giản, Mỹ có 1 lợi thế do nắm giữ đồng tiền dự trữ của các nước, nhưng hãy coi chừng.
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Nghe vậy thì cái cuộc KHKT hình thái chữ U này có lẽ chưa xuống đến cái đáy chữ U bác SVG nhỉ ?
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Ta lại tập trung phân tích các ảnh hưởng xấu, cũng cố gắng "đãi cát tìm vàng" để tìm ra vài điểm tốt của KHKT :), theo các số liệu mới nhất từ nền KT Mỹ.

Như báo chí Mỹ đã đưa, trong quí 2, 2009 phát triển kinh tế Mỹ là dương +1%, cải thiện rất lớn so với mức phát triển âm -6.4% của quí 1. Ảnh hưởng trực tiếp của phát triển âm là nạn thất nghiệp tăng vèo vèo, kéo theo sức mua của người dân cũng tụt dốc thảm hại và hàng hóa cũng phải giảm giá theo để còn bán được. Sức mua hàng hóa đi xuống lại càng làm KT thêm kém phát triển và nạn thất nghiệp lại tiếp tục tăng tiếp, như một cái vòng luẩn quẩn không có lối thoát. Kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu giữa năm 2007 thì các nhà máy Mỹ đã phải cắt giảm sản xuất nhiều, thậm chí đóng cửa, sa thải công nhân, tạo ra một tỷ lệ thất nghiệp rất cao là trên 9%!

Các ảnh hưởng nặng nề trực tiếp khác của suy thoái KT là TT bất động sản (nhà đất) và xe hơi Mỹ cũng "vắng như Chùa Bà đanh". Lượng tiền lưu thông, giao dịch trên các TT này gần trở về mo (zero), làm cho dòng chảy lành mạnh của đồng tiền bị chặn đứng. Mà không có các hoạt động KT lớn này thì tất cả các lĩnh vực KT khác cũng sẽ đều bị trì trệ lại, kéo theo các ngành khác như sản xuất, dịch vụ, ăn uống, du lịch v.v. tất thảy đều bị dính ảnh hưởng dây chuyền!

Thế nhưng thất nghiệp và giảm sức mua của nền KT có lẽ cũng chưa phải là các ảnh hưởng lớn nhất. Ảnh hưởng lâu dài nhất chính là sự thay đổi trong cách thức tiêu dùng của dân Mỹ. Số tài sản 14.000 tỉ USD gia đình ở Mỹ mất đi do chứng khoán tụt dốc không phanh, giá nhà, việc làm và thu nhập đều giảm theo, và như đã nói thế là người dân Mỹ ngày càng ít xèng, cho tới hết xèng và thậm chí vay nợ đầm đìa!

Theo lý thuyết KT wealth effect ("hiệu ứng tài sản"), thì cứ mỗi đô la tài sản mất đi sẽ kéo theo việc giảm tiêu dùng 5% hay là ~5 cent. Suy ra số tiền người Mỹ phải chi tiêu ít hơn vì KHKT là 5% x 14000 tỷ USD = 700 tỷ USD! Còn tiền nợ của mỗi người dân Mỹ cũng đã tăng gấp đôi sau 10 năm, từ 1997 tới 2007, từ 25.000 USD/người lên 46.000 USD/người.

Con số thiếu hụt này bắt buộc dân Mỹ lại phải tiếp tục thắt lưng buộc bụng. Theo số liệu của bộ Thương mại Mỹ tỷ lệ tiết kiệm so với thu nhập của người Mỹ đã tăng từ 0% lên 5.2% chỉ trong nửa đầu năm nay và sẽ còn tăng nữa, có thể sẽ tiến tới mức tiết kiệm của người Mỹ vào những năm 1970 là 10%.

"Tốt quá", chúng ta sẽ nói, "vậy là người Mỹ đã học được cách tiết kiệm, quả là may mắn cho họ!". Nhưng nếu chúng ta biết rằng các bác như Mer., BMW, Audi ở Đức sống được (và sống tốt!) không phải là nhờ người Mỹ tiết kiệm, mà chính là nhờ vào việc người Mỹ "tiêu hoang", đổi xe mới liên tục! Vì thế xu thế tiết kiệm trở lại gần đây của dân Mỹ sẽ tác động rất tiêu cực tới KTTG, còn trước mắt cũng sẽ làm cho sự phục hồi của KT Mỹ diễn ra rất chậm chạp và khó khăn. Lý do là tiêu dùng cũng đóng góp tới ~75% cho GDP của KT Mỹ! Theo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), nếu tỷ lệ tiết kiệm của dân Mỹ mà vượt lên trên 10% thì sự phục hồi kinh tế trong những năm tới sẽ khó có thể diễn ra như mong đợi!

Đau đầu hỷ? Hóa ra là mọi thứ trong KT quốc dân cũng đều rây mơ dễ má đến nhau các bác hè?
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
gentledog nói:
Nghe vậy thì cái cuộc KHKT hình thái chữ U này có lẽ chưa xuống đến cái đáy chữ U bác SVG nhỉ ?

Việc này có nhiều nguồn dư luận bác ạh.
Quan Obama thì cố thuyết phục mọi dữ liệu đã đi lên. Không còn tụt lùi tức là đã tới đáy, nguyên lý nó thế.
Về con số thì đúng như vậy thật.
Nhưng chúng ta cùng tìm hiểu vài "hiện tượng" làm người ta bi quan.

1. Nhiều cty vẫn tiếp tục cắt giảm việc kinh doanh, khả năng trả nợ vẫn tối mù. Nhưng giá trị trên thị trường CK lại tăng. Đó là vì chính phủ bơm tiền để bảo vệ khoản nợ xấu. Có nguồn cung cấp tài chính thì họ bơm vào CK. Mà thực ra đó cũng là tuân theo ý chỉ của Obama. Chính phủ muốn CK là kim chỉ nam cho tín hiệu phục hồi, nhằm hướng dư luận có lòng tin vào công cuộc cải cách mà Ôbama điều hành.
Ông còn muốn đi xa hơn để lấy lòng tin quốc hội, nhằm thông qua các dự luật cải cách y tế.
Hiện nay FED vẫn mua trái phiếu mỹ để trấn an dư luận về nỗi lo lạm phát. Họ không sợ lạm phát trong năm nay, vì giảm phát khủng khiếp hơn nhiều.

2. Việc thất nghiệp vẫn chưa có lời giải. Hiện nay nguồn tiền ưu tiên vẫn đi vào CK để dân chúng có niềm tin, cho nên lĩnh vực sx, trợ giá nằm ở vế sau. Cái này đúng, vì dân Mỹ mà không có lòng tin, tiêu dùng sẽ giảm. Nhưng nó lại có nguy cơ nếu ai cũng biết các cty tăng trưởng là do cắt giảm chi tiêu, sa thải nhân công, và có tiền cứu trợ.
Khi đó họ sẽ hỏi điều gì xảy ra khi cty chẳng còn công nhân để cắt giảm, chẳng còn việc để làm, và quan trọng hơn, nguồn cứu trợ chấm dứt?
Người ta sẽ thắt lưng buộc bụng, mà 1 nền kinh tế phụ thuộc vào itêu dùng mạnh như Mỹ, hà tiện thì rất đau khổ.


3. Chính sách trợ giá để giúp người mua nhà coi như không thành công, nhà bị kéo vẫn tăng trong đợt cứu trợ.
Nhiều người phải trả nợ cao hơn giá trị thật của ngôi nhà do mua nhà lúc giá ở đỉnh. Bây giờ chạy đi đâu cũng bị tình cảnh này. Chưa kể việc nhà băng tịch thu nhiều nhà quá, làm giá nhà đi xuống. Có thể chính phủ sẽ yểm trợ khoản nợ xấu địa ốc 1 thời gian, nhưng lâu dài sẽ không chịu nổi.
Hiện nay nhà băng đã kiểm soát chặt tín dụng, việc mua nhà khó hơn. Nên thật tế thị trường địa ốc vẫn âm u, dù có khả quan hơn lúc trước. Không nhà băng nào đem sinh mạng giao cho Obama chỉ vì lời hứa của ổng. Họ tranh thủ giảm thua lỗ chừng nào tốt chừng đó, làm gì có chuyện mạo hiểm tín dụng.

Cái vụ đập xe cũ mua xe mới. Vừa ban hành htì dealers đã giở trò đẩy giá xe lên 1 ít do nói nhu cầu nhiều hơn nguồn cung hiện tại. Mà quan trọng hơn là việc này chẳng giải quyết việc làm cho lao động, chỉ giải quyết cái kho hàng của đại gia. 1 giải pháp tình thế chứ không phải căn cơ.

Từ những cái bất ổn đó, người ta rất e ngại khi nhìn vào tương lai.
Nhiều kịch bản về phục hồi trở lại sẽ diễn ra theo hình thái nào. U là tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn đi lên, V là tăng trưởng mạnh, W là tăng trưởng nhẹ rồi tụt dốc vì những vấn nạn do nguồn cứu trợ chấm hết.

Ngay lúc này đây khả năng W là nhiều nhất, CK vẫn sẽ tăng do có cung tiền dồi dào, các chỉ số sẽ khả quan nhưng khi nguồn tiền hụt hơi, vấn đề sẽ quay về điểm suất phát.
Tuy nhiên phải đợi tới cuối năm, khi mùa mua sắm kết thúc, các cty tổng kết sơ bộ để Obama tính toán điều chỉnh. Bên cạnh đó tùy thuộc vào TQ và Nhật, Châu Âu sẽ ra sao. nếu các nơi tốt hơn (do không gặp vấn nạn như Mỹ) thì họ sẽ kéo Mỹ đi lên.

Nếu may mắn chúng ta sẽ chấm dứt kỳ khủng hoảng lại với mô hình U. Sau đó sẽ bò từ từ. Nhật Bản là ví dụ, phải sau 2 thập niên họ mới đi chập chững trở lại, trước đó toàn phải bò sau cơn đại chấn nhà đất.
Tuy nhiên Mỹ là ngoại lệ khi chưa từng ai nằm vào vị thế Mỹ, nợ quá nhiều, thâm hụt ngân sách luôn tăng cao, và đang giữ nguồn tiền mạnh. Có khi nguồn tiền mạnh sẽ làm Mỹ quá tự tin. Thay vì dè dặt như các nước khác.
Người ta từng chỉ trích nữ TT Đức đã non gan khi không hành động quyết liệt với kỳ khủng hoảng này, nhưng chớ vội, đường dài mới biết ngựa hay.
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Các công cụ kinh tế bao giờ cũng là con dao hai lưỡi, lựa đc dao sắc ko quá khó, nhưng làm sao để ... thái đc thịt bò mà ko đứt tay mình mới là giỏi. Thời gian sẽ trả lời...
Cám ơn bác SVG về những phân tích sắc sảo
033102beer_1_prv.gif
 
Hạng C
28/11/06
865
23.387
93
53
Đối với mình thì mặt tốt của KHKT là được giãm thuế TNCN sáu tháng.
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Cũng cám ơn bác SVG với các chi tiết về KHKT ở Mỹ, thuyết minh thêm cho các số liệu vĩ mô khô khan :)

Các bác nhắc đến các mô hình kinh tế xã hội khác ưu việt cho con người hơn mà tiêu biểu là nền KT XHCN kiểu Bắc Âu (Skandinavia: Thụy điển, Đan mạch, Na uy, Phần lan ...) và sau đó là Pháp, hay Đức, nơi mà sự công bằng XH được đặt cao hơn phát triển KT (mà tiêu biểu là nền KT Mỹ).

Điều này là không sai, CP của ông Obama hôm nay cũng đang bước một bước dài về mô hình này, với các cải cách triệt để về y tế cũng như các can thiệp sâu hơn của Nhà nước vào các lĩnh vực khác nhau của nền KT thị trường (thí dụ chúng ta nhớ tới việc TGĐ Ford bị CP Mỹ yêu cầu từ chức, một việc không thể tưởng tượng được ở Mỹ trước KHKT ...)

Lợi điểm của nền KT thị trường hướng xã hội như ở Bắc Âu là nạn thất nghiệp thấp hơn, chênh lệch giàu nghèo ít hơn, tỷ lệ người nghèo thấp hơn, cơ hội phát triển cho con người từ các tầng lớp XH cao thấp khác nhau là cũng khá ngang bằng như nhau, nói chung là bình đẳng bác ái cho mọi người! Tất nhiên với cái giá là KT cũng không thể phát triển nhanh quá và sự cào bằng, ở một góc độ nào đó là cũng hơi thái quá (lương kỹ sư, bác sĩ cũng chả hơn gì lương công nhân v.v.)

Thế nên mô hình KT này thực ra cũng chỉ hợp với những đất nước mà ớ đó văn hoá cũng (cao) như vậy mà thôi! Và xứ phù hợp nhất cho mô hình KT "hiền lành" này chính là Bắc Âu, nơi mà thiên nhiên và con người đều hiền hòa, người dân thì sống rất giản dị, thân thiện với nhau và bằng lòng với số phận. Mảnh đất tốt này là nơi nuôi dưỡng những tư tưởng đại đồng, bình đẳng và bác ái mà từ trước tới nay các nhà xã hội dân chủ (social democratic) luôn tuyên truyền và mơ ước.

Nhưng nền KT Mỹ thì ta không thể yêu cầu nó phải "xã hội" và "hiền lành" như KT Bắc Âu được, cũng chính vì cái gốc (vô) văn hoá của nước Mỹ! Nước Mỹ là một Hợp chủng quốc với cả trăm triệu dân có gốc nhập cư, vào Mỹ với tinh thần làm giàu quyêt liệt, bằng mọi giá để hiện thực hoá "Giấc mơ Mỹ" ... Một nước Mỹ với tinh thần như vậy chỉ có thể ca ngợi sự cạnh tranh, làm việc hết sức mình, đề cao người tài giỏi, tạo ra các cơ hội không giới hạn cho những ai có khả năng ... nên sẽ không thể có nhiều thời gian quan tâm và do vậy cũng không phải là chỗ dành cho những người có khả năng khiêm tốn hoặc yếu kém, chỉ yêu thích phong cách sống hiền hoà mà không phải tranh đấu thái quá!

Hay là Mỹ lại quay sang học hỏi các nền KT châu Âu như Đức và Pháp, luôn bị Mỹ cho là kém năng động hơn từ trước đến nay nhưng có thể lại là một trung hoà tốt giữa nền KT theo CNXH Bắc Âu quá hiền hoà và nền KT thị trường "triệt để" tới mức thái quá như nền KT Mỹ?

Nuớc Mỹ đã đóng vai trò tốt trong việc phát triển thành một siêu cường KT và định hình một trật tự KT TG như bây giờ, nhưng nước Mỹ cũng không hoàn hảo và cũng cần phải thay đổi. Được không? "YES, WE CAN!". Nhưng theo mô hình nào cho nó hợp thì đó mới là vấn đề?

Chúng ta sẽ xem mô hình KT thị trường hướng XH của Đức trong post sau, một trong những nền KT được coi là ít bị đụng chạm bởi cuộc KHKT nhất (chính thức là đã ra khỏi cuộc KH, với phát triển dương trong quý 2 2009). Họ tập trung phát triển vào đâu, mô hình an sinh XH của họ có những điểm gì có thể xứng đàng cho Mỹ và các nước khác học tập, người dân họ có hài lòng với mô hình phát triển của đất nước mình và có cảm thấy hạnh phúc thực sự hay không?

Mời các bác lại tiếp tục bình luận/đón xem :)
 
Last edited by a moderator: