Hệ thống BHYT của Mỹ ra đời từ những năm 1930, theo kinh nghiệm của Đức và từ đó cũng không có mấy cải tiến.
Sơ qua lịch sử của hệ thống Bảo hiểm có thể vắn tắt như sau theo các chuyên gia:
Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thành lập tại Phổ (nay là CHLB Đức) dưới thời của Thủ tướng Bismarck và sau đó được hoàn thiện 1883-1889 với các chế độ BH chính:
- bảo hiểm ốm đau,
- bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp,
- bảo hiểm tuổi già,
- bảo hiểm tàn tật.
và sự hiện diện của cả ba thành viên xã hội:
- người lao động,
- người chủ (sử dụng lao động),
- và Nhà nước.
Kinh nghiệm về bảo hiểm xã hội ở Đức sau đó, được lan dần sang nhiều nước trên thế giới, đầu tiên là các nước châu Âu (Anh, Pháp, Ý những năm 1919-1920), tiếp đến là các nước châu Mỹ Latinh, Mỹ, Canada (từ sau 1930) và cuối cùng là các nước châu Phi, châu Á sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Luật về bảo hiểm sức khỏe của Đức và các nước theo hệ thống này do nhà nước qui định. Ngoài hệ thống BHYT như Đức thì còn có các hệ thống BHYT khác chủ yếu sau:
- Anh, Đan Mạch, Ý, Thụy Điển, Tây Ban nha ... với nguồn tài chính do nhà nước lấy từ thuế,
- Hệ thống bảo hiểm xã hội của Đức, hay hệ thống Bismark: được tài trợ do tiền người dân đóng vào các hãng bảo hiểm tư nhân, do nhà nước hoạch định và kiểm soát. Các nước khác như Pháp, Bỉ, Hà lan, Luxemburg, Nhật ... cũng theo HT này của Đức.
- Hệ thống theo khuynh hướng thị trường tự do, được tài trợ do lệ phí của người dân đóng cho các hãng BH tư, như là Mỹ.
Hệ thống BHYT Đức do nhà nước qui định (BH công và bắt buộc) đóng phần quan trọng trong hệ thống y tế Đức: 90% người dân đóng bảo hiểm theo kiểu này và 60% tiền tài trợ cho hệ thống y tế từ đây ra. Bảo hiểm này là bắt buộc, lệ phí tùy thuộc vào mức lương. Người đi làm thuê trả 1/2, chủ trả 1/2.
Những thành phần sau đây không bị lệ thuộc vào bảo hiểm trên: công chức nhà nước (có quỹ bảo hiểm sức khỏe riêng), những người làm việc tự do, những người làm lương cao, trên 46 ngàn Euro. Hai loại sau có thể đóng bảo hiểm tư (kiểu thị trường tự do như bên Mỹ, nếu ít bị bệnh thì được trả lại tiền -> giảm chi phí y tế).
Nếu như số người không có BHYT ở Mỹ là 46 tr. thì con số này ở Đức và ở các nước theo hệ thống của Đức trên thực tế là zero!
Sơ qua lịch sử của hệ thống Bảo hiểm có thể vắn tắt như sau theo các chuyên gia:
Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thành lập tại Phổ (nay là CHLB Đức) dưới thời của Thủ tướng Bismarck và sau đó được hoàn thiện 1883-1889 với các chế độ BH chính:
- bảo hiểm ốm đau,
- bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp,
- bảo hiểm tuổi già,
- bảo hiểm tàn tật.
và sự hiện diện của cả ba thành viên xã hội:
- người lao động,
- người chủ (sử dụng lao động),
- và Nhà nước.
Kinh nghiệm về bảo hiểm xã hội ở Đức sau đó, được lan dần sang nhiều nước trên thế giới, đầu tiên là các nước châu Âu (Anh, Pháp, Ý những năm 1919-1920), tiếp đến là các nước châu Mỹ Latinh, Mỹ, Canada (từ sau 1930) và cuối cùng là các nước châu Phi, châu Á sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Luật về bảo hiểm sức khỏe của Đức và các nước theo hệ thống này do nhà nước qui định. Ngoài hệ thống BHYT như Đức thì còn có các hệ thống BHYT khác chủ yếu sau:
- Anh, Đan Mạch, Ý, Thụy Điển, Tây Ban nha ... với nguồn tài chính do nhà nước lấy từ thuế,
- Hệ thống bảo hiểm xã hội của Đức, hay hệ thống Bismark: được tài trợ do tiền người dân đóng vào các hãng bảo hiểm tư nhân, do nhà nước hoạch định và kiểm soát. Các nước khác như Pháp, Bỉ, Hà lan, Luxemburg, Nhật ... cũng theo HT này của Đức.
- Hệ thống theo khuynh hướng thị trường tự do, được tài trợ do lệ phí của người dân đóng cho các hãng BH tư, như là Mỹ.
Hệ thống BHYT Đức do nhà nước qui định (BH công và bắt buộc) đóng phần quan trọng trong hệ thống y tế Đức: 90% người dân đóng bảo hiểm theo kiểu này và 60% tiền tài trợ cho hệ thống y tế từ đây ra. Bảo hiểm này là bắt buộc, lệ phí tùy thuộc vào mức lương. Người đi làm thuê trả 1/2, chủ trả 1/2.
Những thành phần sau đây không bị lệ thuộc vào bảo hiểm trên: công chức nhà nước (có quỹ bảo hiểm sức khỏe riêng), những người làm việc tự do, những người làm lương cao, trên 46 ngàn Euro. Hai loại sau có thể đóng bảo hiểm tư (kiểu thị trường tự do như bên Mỹ, nếu ít bị bệnh thì được trả lại tiền -> giảm chi phí y tế).
Nếu như số người không có BHYT ở Mỹ là 46 tr. thì con số này ở Đức và ở các nước theo hệ thống của Đức trên thực tế là zero!
Last edited by a moderator: