Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Có lẽ trước khi đi lan man quá thì xin chốt lại các "lợi điểm" chính, "nhờ" KHKT TG đưa lại, cũng là chủ đề chính của topics này :)

"Nhờ" có KHKT mà công dân các nước bị khủng hoảng "được" hưởng:
- giá cả hàng hóa, năng lượng, dịch vụ giảm nhiều,
- CP giảm thuế và bồi dưỡng cho nhiều khoản khác để dưỡng sức dân,
- người dân có thời gian nghỉ ngơi, du lịch, tĩnh dưỡng sức khoẻ (lấy tiền đâu ra để làm những việc này thì ... em không biết :) )
- có thời gian và cơ hội để suy ngẫm, nhìn lại, tìm tòi các hướng phát triển mới trên tinh thần "học tập đội bạn", hix.

Mời các bác bổ sung :)

Giờ qua tới so sánh KT Mỹ và châu Âu. Nhưng chủ đề này thì quá lớn. Thôi thì thế này. Người ta nói "bạn hãy nói bạn đầu tư và chi tiền vào đâu thì tôi sẽ nói bạn là người như thế nào". Điều này đúng cho mỗi người và mỗi GĐ khác nhau, và chắc là cũng sẽ đúng cho các quốc gia khác nhau.

Nước Mỹ chi tiền Ngân sách năm 2009 (~3000 tỷ USD) vào những khoản nào?

U.S._Federal_Spending_-_FY_2007.png




A ha, ba miếng bánh ngọt khá bằng nhau là Xã hội, Y tế và Quốc phòng, mỗi miếng độ 1/5 ngân sách!

Còn nước Đức thì chi tiền Ngân sách năm 2009 (~400 tỷ USD, tức là chỉ bằng 1/7 của Mỹ) vào đâu?
- xanh lam: công ăn việc làm và xã hội
- đỏ: trả lãi nợ
- xanh lá cây: quốc phòng
- tím: giao thông
- cam: các khoản khác

2008-11-28-infobox-haushalt-etat-in-mio,property=poster.jpeg



Các bác có thấy điểm gì khác nhau không :) ?
 
Hạng D
28/11/03
4.192
48
48
53
Golf06 nói:
Sự phát triển của giá dầu thô TG trong 3 năm qua: nếu như tháng 8 năm ngoái giá dầu thô là 120 USD/lít thì ngày hôm nay, tức là mới sau 1 năm chỉ còn 72USD/lít:

bác tính sao chứ xăng mà 120 đô/ lít chít
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
@golf06: Ông Sen đầm quốc tế đương nhiên là phải chi tiêu cho defence nhiều hơn bác Germany vốn vẫn bị hạn chế về chi tiêu quốc phòng rồi.
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
qha_vn nói:
Golf06 nói:
Sự phát triển của giá dầu thô TG trong 3 năm qua: nếu như tháng 8 năm ngoái giá dầu thô là 120 USD/lít thì ngày hôm nay, tức là mới sau 1 năm chỉ còn 72USD/lít:

bác tính sao chứ xăng mà 120 đô/ lít chít

Typing error thui mà bác, là thùng (barrel) chứ ko phải lít :)
 
Hạng D
28/11/03
4.192
48
48
53
gentledog nói:
Typing error thui mà bác, là thùng (barrel) chứ ko phải lít :)

bác thông cảm, topic hay muốn tham gia mà ... không biết gì về KT cả, im im thì sợ bác Golf tưởng không có ai đọc :D
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Cám ơn các bác, 120 đô/thùng - chứ lúc bí nó lên 120 đô/lít cũng vẫn phải đổ :)

Vâng bác gentledog nói đúng, chưa cần tìm hiểu gì nhiều thì cũng thấy anh US này chi cho quốc phòng và an ninh quá nhiều, cụ thể năm 2008 cho BQP (Department of Defense) là 741 billion USD, cho Bộ NV (Homeland Security) là 52 billion USD, hay tổng thể là 32% - 1/3 ngân sách để củng cố "vai trò sen đầm" của mình trên TG :)

Và sự thật thì còn ghê gớm hơn nữa, theo 1 trang trên Interrnet thì CP Mỹ đã lừa dối ND với bức tranh bánh ngọt của năm 2008 như trên! Trong tổng số 2650 tỷ USD của ngân sách CP Mỹ cho năm tài chính 2008 thì thực chất đã có tới 1449 tỷ (hay là 54%) đã chi cho quốc phòng, vậy là chỉ còn có 1449 tỷ (hay là 46%) chi cho mục đích dân sự thôi, hehe:


pieFY09.gif



Xem các phân tích cụ thể ở trang sau: "Where our income tax money really goes?" http://www.warresisters.org/pages/piechart.htm

Vậy là chúng ta nay đã biết là tiền đóng thuế của dân Mỹ "đi đâu, về đâu" rồi nhé, đâu phải chỉ để phát triển KT không thôi đâu, miếng bánh bèo bọt cho human resource tới được người dân Mỹ vậy là chỉ còn có 30% ngân sách tài chính hàng năm thôi!

Chỉ có 30% ngân sách hay là 795 tỷ USD cho các phát triển dân sự của nước Mỹ (kinh tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giao thông, giáo dục, hạ tầng ...), cho một nền KT lớn nhất TG với ~200 tr dân? Số tiền này có nhiều hay không, có đủ để giữ cho KT hồi phục ra khỏi KH và phát triển tiếp tục được hay không? Chắc là không rồi, vì nếu đủ thì đã không có gói cứu trợ khẩn cấp 800 tỷ của TT Obama năm rồi, hehe!

Và để so sánh thì chúng ta sẽ xem trong post sau miếng bánh chi tiêu Xã hội này của nước Đức, một đất nước thành trì của CNXH, xứng đáng là lá cờ đầu của CNXH ở châu Âu ngày hôm nay (lần này là em không type nhầm nữa đâu nhé :) )
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Thêm số liệu cho các bác ghét Mỹ thấy ... ghét thêm :)

Các projects quân sự vượt trên 1 Bil. USD của MỸ năm 2008:
- Missile Defense $8.8 Bil.
- F-35 Joint Strike Fighter $6.1 Bil.
- F-22 Raptor $4.6 Bil.
- Future Combat System $3.7 Bil
- DDG 1000 Destroyer $3.5 Bil.
- Carrier Replacement Program $3.1 Bil.
- F/A-18E/F Hornet $2.6 Bil.
- Virginia class submarine $2.7 Bil.
- V-22 Osprey $2.6 Bil.
- MH-60R/S $1.6 Bil.
- C-130 $1.6 Bil.
- Chemical Demilitarization $1.5 Bil.
- San Antonio class amphibious transport dock $1.4 Bil.
- Littoral combat ship $1.2 Bil.
- Stryker $1.2 Bil.
- Evolved Expendable Launch Vehicle $1.2 Bil.
- Space-Based Infrared System $1.1 Bil.
- EA-18G Growler $1.6 Bil.
Tổng cộng: riêng ngần đó đã xấp xỉ 50 Bil. rùi -> nước Mỹ còn lấy đâu ra tiền cho các projects phát triển KT và dân sự?
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Có lẽ nói là ở Mỹ CP không chăm lo tới mảng xã hội cho người nghèo, người bệnh, người già không có thu nhập ... bằng các nước châu Âu khác trong thời buổi KHKT thì cũng là hơi quá!

Vậy xin tóm tắt một bài viết sau về các chăm lo cho người bệnh và người già ở Mỹ, đặc biệt là ở tiểu bang Cali, nơi có nhiều người già gốc VN nhập cư và sinh sống từ nhiều năm nay:

"Người Già Và Người Bệnh Tại Mỹ
Ưu đãi Người Già và Người Bệnh Tại Mỹ không chỉ dành cho người Mỹ bản xứ mà còn áp dụng chung cho tất cả mọi sắc dân khác đang định cư hợp pháp, trong số đó có người Việt chúng ta.
- Người già: là người từ 65 tuổi trở lên.
- Người bệnh tật: là người chưa tới 65 tuổi, nhưng bị bệnh nan y, được Bác sĩ chuyên môn xác nhận trên giấy tờ.
Người già và người bệnh tại Mỹ, nếu xét thấy không còn đủ sức khỏe đi làm thì làm đơn xin hưởng tiền trợ cấp xã hội (Supplemental security Income - SSI) tai sở xã hội địa phương nơi đang cư trú http://www.ssa.gov/ssi/. Người bệnh phải gởi kèm theo hồ sơ bệnh lý.
- SSI: người già, người bệnh không đi làm (không đóng thuế) mà hưởng tiền trợ cấp xã hội thì gọi là tiền SSI. Tiền SSI này chỉ được hưởng khi đang ở Mỹ,

- SSA: với người có đi làm (có đóng thuế) đến khi già về hưu thì tùy theo mức lương nhiều hay ít, nếu lương hưu nhiều hơn tiền già thì hưởng theo mức lương hưu, còn ít hơn thì sẽ cộng thêm tiền già gọi là tiền SSA - Social Security Adminitration http://en.wikipedia.org/wiki/Social_Security_Administration

Người hưởng SSA thì dù đang cư trú ở đâu cũng được hưởng tiền này chuyển về đó!
Về trợ cấp xã hội:
- Tiền SSI dành cho người già, người bệnh đều bằng nhau,
- luật liên bang dành tiền xã hội cho khắp các tiểu bang đều bằng nhau, tùy theo tiểu bang giàu nghèo khác nhau sẽ có phụ cấp thêm khác nhau, riêng tại tiểu bang California cho hưởng trợ cấp xã hội cao nhất.
Người già, người bệnh ở Cali được trợ cấp 712 USD dành cho một người và 632 USD nếu hai vợ chồng cùng hưởng SSI và cùng ở một địa chỉ.
Người già hay người bệnh tật còn tùy mức độ già yếu hay độ tàn phế, nếu cần người săn sóc (take care) thì lại làm đơn xin và người take care hằng tháng sẽ được hưởng thêm một số tiền nữa ~300-400 USD.
Về nhà cửa (housing): Đối với người già hay người bệnh, nếu không thích ở chung với gia đình con cháu thì xin trợ cấp nhà cửa (housing) của chính phủ để phụ trả thêm cho ~1/2 số tiền thuê nhà hằng tháng.
Về Y tế: thẻ y tế miễn phí có 2 loại :
- Thẻ cho người già: Medicare (2 bậc A và B) có giá trị sử dụng trong mọi tiểu bang.
- Thẻ cho người bệnh (dù chưa tớii 65 tuổi): Medical, thẻ chỉ sử dụng trong tiểu bang Cali.
Thẻ Y Tế miễn phí Medical hay Medicare có giá trị:
+ Khám Bác sĩ không tốn tiền,
+ Mua thuốc theo toa Bác sĩ không tốn tiền (trừ 1 số thuốc Medical không đài thọ)
+ Nằm điều trị tại bệnh viện cũng không tốn tiền, cả ăn uống
Ngoài ra người già, người bệnh ở Mỹ còn được hưởng thêm nhiều quyền lợi khác. Những người lớn tuổi kể từ 60 tuổi trở lên có thể đến cơ quan Commodity Supplemental food Program For Seniors của địa phương ghi tên để hàng tháng nhận lãnh túi thực phẩm 1, 2 thùng gồm đồ hộp, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, phomát, soup ...
Người già, người bệnh còn được hưởng giảm giá mỗi khi đi mua sắm (tùy theo mỗi tiệm và tùy theo thời điểm ), nếu có thẻ Handicap khi đậu xe còn có parking riêng. Những người già, người bệnh cũng được ưu đãi khi đi đến những nơi công cộng, hay khi đi học."

Riêng bản thân thì cũng lái xe đưa mấy người già đi chơi nhiều nơi và dùng thẻ Senior của họ (cho mọi người trên 60 tuổi) để được vào miễn phí, cũng đỡ được mấy chục USD tiền fee :) Mấy người già gốc Việt mà em biết ở tiểu bang Cali cũng được CP cho nhà cửa, tiền xã hội hàng tháng tới cả ngàn USD, ngoài ra còn được hỗ trợ hàng ngàn USD tiền chữa bệnh và nằm bệnh viện mà mấy ông bà này chưa hề đóng một cent tiền thuế nào cho CP Mỹ :)

Tóm lại là tầng lớp này (già / bệnh) ở Mỹ thì cho tới hôm nay vẫn còn sống tốt, không bị ảnh hưởng gì lớn của KHKT nên họ cũng không quan tâm gì nhiều tới cơn bão KH đang càn quét nước Mỹ như những người trẻ và (không may!) còn khoẻ mạnh và lành lặn khác, thực tế là như vậy hehe :)
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Điểm yếu nhất trong Hệ thống KT XH của Mỹ, được lộ ra như là gót chân A-sin trong thời kỳ KHKT ở Mỹ là hệ thống Bảo hiểm y tế Mỹ (BHYT).

Trong số các quốc gia phát triển, Mỹ là nước duy nhất có gần 1/6 số dân không có bảo hiểm y tế! Vì thế trong thời gian vận động tranh cử, ông Obama đã xem việc cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế của Mỹ là ưu tiên hàng đầu. Mục tiêu kế hoạch cải tổ của Obama nhằm tạo điều kiện để cho 46 triệu người dân Hoa Kỳ hiện đang không có bảo hiểm y tế cũng được chăm sóc khi đau yếu.
Kế hoạch này dự trù tốn khoảng ~1000 tỷ đô la (cho 10 năm tới). Dự án này nay đang gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của các hãng bảo hiểm tư nhân và nhiều giới chức y tế. Những người chống đối dự án cải tổ y tế của TT Mỹ cho rằng Obama đang có ý đồ "quốc hữu hóa hệ thống y tế".

Vậy các vấn đề chính của hệ thống BHYT Mỹ là ở đâu, xin tóm lược vài ý chính:

Hệ thống y tế tốn kém


Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm Hoa Kỳ chi ra 2000 tỷ đô la, tương đương với 16% tổng sản phẩm nội địa cho các dịch vụ y tế. Tính trung bình, một người Mỹ tiêu đến 7400 USD một năm chỉ để chăm sóc sức khỏe. Con số này ở Pháp là 4500 USD , ở Đức là ~4000 USD và tại Nhật Bản là chưa đến 3000 USD!

Là quốc gia giàu nhất thế giới khoản chi phí y tế của Hoa Kỳ thuộc vào hạng tốn kém nhất thế giới, thế nhưng về mặt chất lượng mà nói, theo bảng xếp hạng của Tổ chức Y tế Thế giới, hệ thống y tế của Mỹ chỉ đứng hàng thứ 37, hix

So sánh tỷ lệ từ vong nơi trẻ sơ sinh : ở Hoa Kỳ là 0,8%, Pháp là 0,5% và tại Nhật là 0,28%.

Số người không đóng (nổi) BHYT ở Mỹ quá cao


Do khó khăn kinh tế, với các đợt sa thải ồ ạt do KHKT, mỗi ngày ở Mỹ có thêm 14 ngàn người mất thêm bảo hiểm y tế. Tính từ tháng 9/2008 đến nay, đã có thêm 5 triệu người Mỹ gia nhập hàng ngũ của 46 triệu người người không có bảo hiểm y tế!

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, 60% những người làm công ăn lương ở Hoa Kỳ được giới chủ đóng bảo hiểm y tế. Trung bình mỗi cá nhân phải đóng khoảng 4700 USD / năm cho các hãng bảo hiểm, trong đó giới chủ đài thọ tối đa là 65%. BHYT đối với một hộ gia đình bốn người giao động từ 13 đến 17k USD.
Từ 25 năm trở lại đây, các khoản đóng góp hàng năm liên tục tăng. Tăng nhanh hơn cả so với thu nhập bình quân đầu người và nhanh hơn cả so với tỷ lệ lạm phát.



Sự bất bình đẳng trong BHYT cho những người làm công

Ở Mỹ chỉ có những hãng lớn mới có khả năng đóng tiền bảo hiểm y tế cho nhân viên. Theo Hiệp hội National Small Business thì nếu năm 1995 có 2/3 (67%) các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng bảo hiểm cho nhân viên, thì tỷ lệ này đã rơi xuống chỉ còn 38% vào năm ngoái.
Ngay cả tại các hãng lớn, có đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên, thì đây cũng chỉ là một ưu đãi dành riêng cho nhân viên có hợp đồng không thời hạn. Những người làm việc dưới dạng hợp đồng ngắn hạn, hay làm bán thời gian khi đau yếu thì vẫn phải tự túc 100%!
Nếu không được sở làm đóng bảo hiểm y tế, thì giới làm công ăn lương, có thể tự túc đóng tiền cho một hãng bảo hiểm tư nhân. Thông thường thì giá hợp đồng hàng năm rẻ hơn và chỉ ở vào khoảng 2600 USD / năm thay vì 4700 USD. Vấn đề là hợp đồng mà rẻ thì tiền bồi hoàn cũng sẽ rất thấp!
Bảo hiểm y tế: nguời mua thua người bán
Theo một cuộc điều tra, tai Hoa Kỳ chỉ có khoảng từ 5 đến 6% người lao động bỏ tiền túi ra để đống tiền bảo hiểm y tế cho một cơ quan tư nhân.
Trên trang Blog của giáo sư kinh tế Paul Krugman, giải thưởng Nobel kinh tế 2008, ông cho biết là các điều kiện để được hãng bảo hiểm bồi hoàn rất khắt khe:
- Thứ nhất là họ tìm đủ mọi cách để tránh phải bồi hoàn cho khách hàng.
- Thứ hai là hãng bảo hiểm có quyền hủy hợp đồng với khách hàng bất cứ lúc nào và vì bất cứ lý do gì.

Chẳng hạn như một hãng bảo hiểm có thể viện cớ là khách hàng quên khai một chi tiết nào đó về lý lịch bệnh lý để chấm dứt hợp đồng với khách hàng!


Hiện nay tại Hoa Kỳ, 46 triệu người Mỹ trong đó có 8 triệu trẻ em không có bảo hiểm y tế. Hoặc do họ không có điều kiện để mua hợp đồng với một hãng bảo hiểm tư nhân, hoặc do không đủ điều kiện để được hưởng hệ thống bảo hiểm y tế công cộng. Hậu quả rõ rệt nhất là có đến hơn 77 triệu người Mỹ trên 19 tuổi trong tình trạng mắc nợ vì phải thanh toán tiền các hóa đơn y tế.
Theo thống kê của viên nghiên cứu Urban của Hoa Kỳ hệ thống bảo hiểm y tế yếu kém là nguyên nhân dẫn tới cái chết cho khoảng 27 ngàn ca một năm. Nói cách khác, 27 ngàn ca bệnh này có thể được cứu sống nếu căn bệnh được phát hiện kịp thời.
Nhưng thiếu tiền cũng chưa phải là khó khăn nhất của TT Obama trong chương trình cải tổ hệ thống BHYT Mỹ hiện nay! Vì với Hệ thống BHYT như hiện nay ở Mỹ thì quyền lợi của các công ty bảo hiểm rất lớn và kế hoạch cải tổ của ông Obama đang gặp phải "lobby"/ủng hộ/chống đối cũng rất lớn và khác nhau từ đủ mọi phía!