Chưa chính xác:Có chứ, Mazda CX-9 ra cuối năm nay có 2.5 tăng áp 250HP. Tăng áp không khó, mấy xe Hyundai với Kia bình dân cũng có tăng áp 2.0 tận 260HP. Cái khó là làm ra động cơ tự nhiên mạnh và tiết kiệm xăng. Động cơ skyactiv của Mazda đứng top về hai tiêu chí này trong các động cơ hút khí tự nhiên.
Tăng áp có cái dở nhất định. Ngoài việc nó nặng, cồng kềnh và đắt đỏ hơn thì việc bảo dưỡng cũng phức tạp hơn, khi hỏng khó sửa hơn và đương nhiên là dễ hỏng hơn. Độ tin cậy động cơ Turbo không bao giờ bằng được loại hút khí tự nhiên.
1. Nặng, cồng kềnh hơn là không có cơ sở: Để đảm bảo công suất động cơ tương đương, máy truyền thống không tăng áp kích thước và trọng lượng lớn hơn khá nhiều máy có tăng áp + tăng áp.
2. Phức tạp và khó sửa chữa không đúng: Tăng áp là bộ phận độc lập (tương đối) với động cơ (nôm na vậy), thực chất nó là bộ phận tăng áp suất nén khí cung cấp cho buồng đốt. Việc sửa chữa, thay thế bộ phận này hoàn toàn độc lập, không can thiệp đến động cơ.
3. Đắt đỏ chưa hẳn đã đúng: Nó đắt khi mới đưa vào (là công nghệ mới, thằng nào dùng trước phải chịu !!!) nhưng khi đã phổ cập và áp dụng đại trà thì chi phí nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng phân bổ trên sản phẩm sẽ giảm, chi phí vật liệu càng giảm (thêm cái quạt gió tốc độ cao thì tiết kiệm nguyên liệu làm cái máy to đùng để đảm bảo công suất theo công nghệ cũ - nôm na là vậy !!!).
4. Bảo dưỡng tăng áp không có gì phức tạp: Bộ tăng rất gọn gàng chủ yếu là làm tăng áp suất khí cấp cho buồng đốt công nghệ không phức tạp và độc lập tương đối với động cơ (như nói ở trên), điều đó khẳng định việc bảo dưỡng, sửa chữa và thậm chí là thay thế không phức tạp.
5. Độ tin cậy của động cơ Tubo không bằng động cơ truyền thống: Một phát biểu "thiếu tinh thần trách nhiệm", "gây hậu quả nghiêm trọng" đối với sự tiến bộ của loài người, ngồi xổm lên những thành tựu của khoa học công nghệ - Nếu ý kiến này của bác là đúng thì bác xững đáng nhận giải Noben về vật lý và có thể mang mấy thằng giám đốc kỹ thuật của các hãng xe ra mà "Vịt đầu trảm" không cần phán xét.
6. ..
Tuy nhiên, tăng áp cũng chưa phải là giải pháp tối ưu giống như các giải pháp khác cũng mang nhiều hạn chế:
a. Cái động cơ bé hơn và đương nhiên các chi tiết máy cũng bé nhỏ hơn nhưng phải gánh cái công suất lớn hơn nhiều động cơ không tăng áp cùng công suất, nó giống như con LA phải chở lượng hàng như con NGỰA thì có cho nó ăn lượng cám như nhau mà không có giải pháp gì khác phù hợp thì chết sớm hơn bình thường cũng là điều dể hiểu - vậy nên nếu muốn ăn chắc mặc bền (kiểu Japan chẳng hạn) thì hãy coi chừng !
b. Cái "Quạt" tăng áp không quay với tốc độ thông thường (như quạt bàn, quạt trần, ...) hay máy bơm nước, ... ở khoảng 2.700 - 7.000 vòng/phút mà nó quay tới 250.000 vòng/phút khi cần thiết nên vật liệu chế tạo ra nó phải khác nên đắt và quý cũng là thường.
c. Môi trường hoạt động cũng như tốc độ của nó rất khắc nghiệt (chạy bằng khí thải rất nóng, tốc độ quay lớn, ....) đốt dầu bôi trơn hơn bình thường nên cần được quan tâm, chăm sóc chu đáo hơn bình thường.
d. Hiệu suất sử dụng nhiên liệu không cao hơn nhiều so với động cơ thường: Thực chất nó vẫn phải ăn nhiều mới làm việc nhiều được nhưng nó tiết kiệm (nếu có) thì do trọng lượng thấp hơn nên đỡ tổn hao nhiên liệu hơn.
đ... và ....
Điều đó cho thấy: Động cơ tăng áp như nhận định của cụ này là chưa chuẩn
Sùng bái nó quá đáng cũng không phải.
Nên hiểu đúng về nó để không thất vọng khi chọn hay không chọn loại động cơ này !
Chỉnh sửa cuối: