Mỗi người 1 quan điểm, tương tự như vậy thì mazda họ cũng có triết lý trong thiết kế của họ. Do đó không phải họ không biết điều bạn đang nói mà đó là chủ ý của họ. Thiết kế Kodo thì tất cả phải là form kodo nên bạn nhìn thấy nó giống hao hao là vậy. Có người thấy nó đẹp, có người thấy nhàm chán. Nhưng bạn nói kéo dài là không đúng vì họ muốn giữ form kodo thì nguyên chất phải như vậỵ, kết quả là bạn nhìn na ná nhau. Vì vậy, bạn nên nói ngược lại thì đúng hơn.Cx3, cx30, cx5, cx8, cx9 đều y xì kéo dài phóng to ra cả, nội thất cũng y xì cx5 nhạt như nc ốc mà đẹp nỗi ji hok biết
- Nếu bạn yêu thích thiết kế kodo thì bạn sẽ có nhiều kodo (rồng nhỏ, rồng trung, rồng lớn, rồng cách điệu...)
- Nếu bạn không thích kodo thì bạn chọn hãng khác.
- Xe chạy rất lành, mình đi cả 2 cung đường QL14 và QL 1A về tới Khánh Hòa thì lượng xăng hao đúng bằng nhà sx công bố 7lít/100km
- Công nghệ cơ bản, đầy đủ so với các hãng khác cùng tầm tiền.
- Mình kiểm tra các linh kiện thì hầu hết là made in Japan
- Việc tạo ra 1 thiết kế, họ đều có tính toán đến doanh thu, doanh số, đăng ký bản quyền và cũng có thể phải trả phí cho thiết kế đó. Nên thời điểm nào thay đổi thiết kế (cả bên ngoài, lẫn nội thất) thì phụ thuộc vào doanh thu, doanh số. Nếu nó còn doanh thu đủ lớn, thì họ sẽ không thay đổi. Có thể bạn chê nhưng thị trường khác vẫn ưa thích.
- Mỗi hãng sẽ có 1 chiến lược. Thay đổi thiết kế thường xuyên cũng có cái tốt, cái không tốt. Mổi hãng sẽ chọn 1 hướng đi. Nếu thay đổi thiết kế nhanh thì đồng nghĩa khách hàng cũ sẽ tiếc nuối, hãng cũng không quan tâm đến người đã mua trước, vòng đời của 1 chiếc xe cũng vì thế mà giảm theo. Đó là triết lý theo khách hàng mới, đem đến trãi nghiệm mới, dĩ nhiên họ cũng phải chi cho việc tạo nên 1 thiết kế mới. Có nhiều người than phiền xe Hàn ra mẩu mã liên tục, mua mới một năm đã thấy lạc hậu, nhưng hãng đó họ chọn hướng đi đó. Chỉ có mình sai lầm mình chọn, chứ họ đã nhắm hết đối tượng rồi. Đã mua thì chấp nhận và không than phiền.
- Ví dụ đơn giản nhất là điện thoại, laptop: iphone, samsung, thinkpad cũng y như vậy, họ chọn 1 hướng đi và chỉ thay đổi khi cần thiết. Các hãng lớn họ sẽ chú trọng theo hướng chất lượng và sự hậu mãi, các hãng yếu hơn sẽ chú trọng công nghệ mới, option nhiều, mẫu mã thay đổi. Cái nào cũng có lý do hết.
Do đó, dù hãng không nói nhưng đó là triết lý kodo, nếu làm khác thì đâu còn kodo nữa.
Theo tham khảo thì xứ Châu Âu họ chuộng mazda, 25% doanh số là ở thị trường đó
Chỉnh sửa cuối: