Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Tám chút thêm với các bác về hạm đội D-serie của Nikon :)

Ra đời cách đây gần 10 năm, tháng 06.1999, D-Serie của Nikon đã làm rung động hàng triệu con tim của những người hâm mộ nhiếp ảnh digital SLR (câu này nghe quen :) ). Từ đó tới nay Nikon đã liên tiếp cho ra đời ~20 model trong D-Serie. Thí dụ vài đời của Nikon D-serie từ 1999 tới nay:



325696369_YS4tD-X3.gif
325698282_bMipA-X3.gif
325698288_nyNKt-X3.gif
325698275_qQNhu-X3.gif





Cách đánh số của D-Serie dễ gây hiểu lầm. Các fan của Nikon chờ đợi là số càng lớn thì máy càng mạnh, càng có nhiều khả năng. Nói chung thì gần đúng như vậy, thí dụ D80 thì mạnh hơn D70, D50 và thua D200 hoặc D300. Nhưng cũng có khá nhiều ngoại lệ. Thí dụ D40 mới hơn, ra đời 11.2006 và mạnh hơn đàn anh của nó như D50 hoặc D70. Và D700, mới ra đời đầu năm nay thì lại có cú nhẩy đời ngoạn mục từ 300 thành 700 làm các fan của Nikon mắt tròn mặt dẹt mà không hiểu tại sao. Hay là chiếc mạnh nhất trong D-serie là D3 thì lại vỏn vẹn co 1 chữ số 3.

Kích thước của các model trong D-Serie cũng nói lên sức mạnh của nó. Bé hạt tiêu nhất là D40 (bé nhưng quả thực là rất cay!), nhỏ gọn như một chiếc mày compact và có thể coi là chiếc DLSR nhỏ gọn nhất hiện nay với cân nặng cũng chỉ vỏn vẹn 470 g (chưa tính tới ống kính). Từ đời D80, D200 trở lên thì cầm chắc tay hơn và là lựa chọn của các bác có bàn tay đàn ông thực sự.

So sách kính thước của D300 vs D700:


D300_vs_D700_size.gif




D300_vs_D700_anim.gif




D-serie đã giúp Nikon giữ doanh số ổn định và là một trong 2 trade mark chiếm lĩnh thị trường nhiều nhất hiện nay, bên cạnh Canon. Cứ bán 3 chiếc máy compact thì Nikon lại bán được 1 chiếc D-SLR, và con số này cho tới ngày hôm nay là 2,5 triệu chiếc. Doanh số của Nikon thu về chỉ riêng bán thân máy của D-serie vậy đã là bạc tỷ USD.

Điều đó cũng có nghĩa là trên TG này đang có 2,5 triệu người đang hạnh phúc vì được sở hữu một model của D-Serie. Nếu tính tới việc là có nhiều bác nghiện D-serie quá, thủ trong nhà tới 3, 4 chiếc, từ D50 qua D70, D100, rồi tới D200, D300 ... thì số người sở hữu các model D-serie trên TG này sẽ ít hơn chút :)

Các model từ 2006 tới nay của D-serie có thể coi là những model cập nhật nhất. Đó là D40, D40x, D60, D80, D90, D300, D700, D2Xs và D3.


325461788_wp6sg-X3.gif





Ra đời gần đây nhất là chiếc D90, mới cuối tháng 8.2009 với một thông số chấn động địa cầu là khả năng quay video với độ phân giải HD(!). Hình ảnh so sánh D80 vs. D90, mới nhìn qua có thể nhầm lẫn vì chúng có vẻ ngoài y chang nhau:



nikond80d90-1.jpg




Một tấm ảnh được chụp bằng D90: xem

Còn đây là khả năng quay video của D-90: xem

Chiếc D-Serie D3 được đánh số vào loại nhỏ nhất chính là chiếc "đỉnh cao nhân loại" nhất của Nikon trong D-serie.

Theo một chuyên gia lẫy lừng trên giang hồ về các dòng Nikon thì trên thế giới chỉ có 10 chiếc D3 này!
 
Hạng C
30/1/07
898
34
28
Golf06 nói:
Ống kính của bác cũng làm đựoc khá được nhiều thứ rùi: chân dung, phong cảnh, zoom …

Tùy theo bác định chụp gì mà các đầu tư tiếp với 400 USD có thể khác nhau:
- nếu bác hay chụp trong nhà, những nơi thiếu sáng thì có thể nghĩ tới một flash ngoài để cho ánh sáng mạnh hơn các built-in flash, từ đó ta có thể ứng dụng kỹ thuật bouncing hoặc fill-in flash ( http://www.wikihow.com/Use-Bounce-Flash-to-Improve-Your-Photography ). Nikon có các flash ngoài rất tốt như SB-400, SB-600 và SB-800, giá cũng từ 100-400 USD rùi,

- ống kính 28-105 của bác chưa có VR (Vibration Reduction)? -> bác có thể nghĩ tới một cái chân máy, giá 30-50 USD để chụp chân dung, chụp macro v.v...,

- bác cần chụp xa, thí dụ cuộc sống động vật hoang dã, các cuộc thi thể thao như đua xe, bóng đá thì có thể nghĩ tới một ống tele 200-400mm,


- bác thích chụp với ánh sáng yếu mà không muốn sử dụng flash, chỉ dùng ánh sáng tự nhiên và ống 28-105mm f/3.5-4.5 AF-D của bác không đủ nhanh thì có thể nghĩ tới các ống prime lenses như AF (AF-D thì càng tốt, sẽ có thêm light metering khi chụp với flash), tiêu cự fixed: 35mm, 50mm (cho các cảnh bình thường), 85mm (chân dung) với f-stop 2.8 trở lên (1.8, 1.4, 1.2). Các ống này có thể mua đồ cũ với giá cả hợp lý và cho hình ảnh rất sắc nét, còn hơn cả các ống zoom hiện đại AF-S đời mới có giá cả cao hơn nhiều,

- nếu bác thích chụp phong cảnh, các công trình kiến trúc với góc rộng thì để xèng đầu tư vào các ống kính rộng, thí dụ Nikkor AF-S 12-24mm f/4G IF-ED DX. Rất tiếc là em này giá rất chát, chí ít cũng phải hòm hòm 1000 USD.

Bác cũng có thể nghĩ tới ống kính tương tự như của NIKKOR, nhưng do các hãng khác như Tamrong hay là Sigma sản xuất. Pà kon chuyên nghiệp thì thường khuyên là không nên, thà nghiến răng lâu lâu mua một cái ống Nikkor chính hiệu con nai vàng còn hơn là cứ vài ba tháng lại nhặt về một em đồ nhái :)

Chúc bác đầu tư có lãi!

PS: nếu là bác thì tui sẽ sắm cái flash ngoài SB-600, chân máy, remote control ML-L3, một bộ UV protection cho lens, cộng với ND và polar filters để khi chụp trời, chụp nước bớt bị ánh sáng phản xạ; và cũng không được quên túi đựng đồ, và các thứ lặt vặt như 1, 2 chiếc ắc-quy phụ, pin sạc cho đèn flash, rồi là memory card v.v.. nữa! Nếu bác khéo thu xếp thì mấy khoản này là vừa hết 400 USD rùi, không còn tiền thêm cho lens nữa đâu, hix!

Đó chính là lý do tại sao mà tui nói ở post đầu là chưa nên bỏ xèng ngay vào những body ngầu như là D200 hoặc D80 ngay từ đầu vì ta sẽ thiếu tài chính cho các khoản khác cũng rất cần thiết, nhiều khi còn cần thiết hơn cả body nữa!

Xin mời các chuyên gia khác cho các ý kiến phản biện về khoản đầu tư kích cầu 400 USD này sao cho đúng chỗ :)



Cám ơn bác Golf06. Những thông tin của bác thật là bổ ích.

Chân máy em đã có rồi, nhưng cũng định mua thêm 1 cái chụp cho yên tâm. Đèn flash thì có lẽ chưa dùng tới vì em chỉ chụp chơi thôi, ít khi chụp trong nhà, với lại còn chưa biết tới tác dụng của đèn (so với đồng tiền bỏ thêm ra). Sau này em dấn sâu vào con đường nghiện ngập rồi có lẽ sẽ tìm hiểu thêm.

Ống hiện tại của em có 1 chế độ chụp macro, trong range 50-105, thỉnh thoảng em dùng thử thấy cũng có hiệu ứng tốt hơn bình thường. Tạm thời đáp ứng nhu cầu.

Chụp xa thì em rất khoái, hôm nay tìm hiểu thêm em thấy quả Lens 70-300mm AFS-VR khá hợp lý (Giá lens ở VN khoảng 510$). Chắc phải tính phương án bổ sung ngân sách.

Ống góc rộng em cũng chưa có nhu cầu (khi mức giá còn quá cao). Nhưng nếu sau này giá giảm bớt chút mà tình hình thóc lúa không kém thì chắc em cũng muốn kiếm 1 cái. Nikkor AF-S 12-24mm f/4G IF-ED DX kết hợp với 28-105 của em kể ra cũng hay, tuy nhiên, em đang tự nghĩ dùng tới góc 18 mm cũng là xa xỉ lắm rồi (chắc giá nó cũng sẽ bớt đi để bù vào phần ảnh bị thiếu các bác nhỉ?)

Em đọc ở đâu đó thấy rằng ống kính 1 khẩu độ cho hình ảnh chất lượng tốt hơn, thường dùng chụp chuyên nghiệp. Sau khi có đủ ống kính gần xa rồi thì để chụp chơi như em nên nghĩ tới loại nào các bác nhỉ?

Một bộ UV protection cho lens, cộng với ND và polar filters để khi chụp trời, chụp nước bớt bị ánh sáng phản xạ:
Bác hướng dẫn cụ tỉ thêm cho em với,
UV protection em có 1 cái, thấy trong suốt, ghi là L1Bc, 62mm (theo ống).
Chữ "bộ" bác nói ý là cần có thêm cho các ống kính với đường kính khác phải không?

Ngoài UV
protection em thấy hình như còn có loại lọc có màu sắc vàng, xanh... Những cái đó có tác dụng nhiều không bác?

ND bác nói là gì vậy?

Polarfilter: chắc
chắn lúc nào rảnh em sẽ kiếm 1 cái loại
circular (hi vọng ở Hà Nội có bán).

Pin phụ có lẽ chưa cần vì pin của D80 có lần em bắn cả ngày vài trăm kiểu vẫn còn dư. Túi cho máy thì em sắm rồi nên mang theo bộ xạc cũng ổn.

Tóm tắt, theo nhu cầu và suy nghĩ của em
Bước 1:
Thân máy, ống kính + UV, thẻ nhớ, đầu đọc thẻ, bút lau chùi ống kính (10$), đồ thổi bụi, tủ sấy, túi đựng máy + phụ kiện, tripod. Đã thực hiện.

Bước 2: chuẩn bị thực hiện
1. Ống chụp xa: 70-300mm AFS-VR khá hợp lý (~ 510$)
2. Bộ lọc UV và Polarizer:
15-20 USD gì đó/cái. 3 x 20 = 60$ (1 UV cho OK mới, 2 Polarizers)
3. remote control ML-L3

Tổng: ~ 600$

Bước 3:
1. Đèn flash: 400$
2. Ống góc rộng: 800-1000$
3. Ống 1 khẩu độ (loại nào?)

Các bác chỉ giáo thêm nhé.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
30/1/07
898
34
28
Về cái remote control MC-30 cho D300, mô tả bằng tiếng Anh cho phần quảng cáo trên Amazon:

Product descriptions
This cable connects trigger high quality and efficiency with a reasonable price.
It is characterized by its ergonomic handling. The shutter button works just like at the camera. Half Durchdrücken means autofocus, very Durchdrücken tripping.
This series supports remote images and recordings with Langzeitbelichtungen cameras, over a Bulb mode.
For this remote, no batteries required. He is from the camera with power. ...

Ngoài ra, theo cuốn hướng dẫn D300 của Thom Hogan thì có thể dùng MC-20, MC-21, MC-22, MC-25, MC-35, MC-36,

ML-2 - điều khiển cách xa tới 100m
ML-2 Modulite Remote Control Set (requires MC-25). This
unit provides remote control at up to 328 feet (100m) using
infrared signals. Multiple units can be daisy-chained together
to trigger the camera from longer distances. Plugs into the 2-
pin socket at the end of an MC-25 (requires line of sight
between the unit plugged into the MC-25 and the control
station).

ML-3 Modulite Remote Control Set. Like the ML-2, the ML-3
provides infrared remote control of a D300, although at a
greatly reduced range (26.2’ [8m]).
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Em đọc ở đâu đó thấy rằng ống kính 1 khẩu độ cho hình ảnh chất lượng tốt hơn, thường dùng chụp chuyên nghiệp. Sau khi có đủ ống kính gần xa rồi thì để chụp chơi như em nên nghĩ tới loại nào các bác nhỉ?

Có trong post
số 4 rùi bác, xin mạn phép copy lại nhé: "bác thích chụp với ánh sáng yếu mà không muốn sử dụng flash, chỉ dùng ánh sáng tự nhiên và ống 28-105mm f/3.5-4.5 AF-D của bác không đủ nhanh thì có thể nghĩ tới các ống prime lenses như AF (AF-D thì càng tốt, sẽ có thêm light metering khi chụp với flash), tiêu cự fixed: 35mm, 50mm (cho các cảnh bình thường), 85mm (chân dung) với f-stop 2.8 trở lên (1.8, 1.4, 1.2), hoặc 105mm (zoom gần). Các ống này có thể mua đồ cũ với giá cả hợp lý và cho hình ảnh rất sắc nét, còn hơn cả các ống zoom hiện đại AF-S đời mới có giá cả cao hơn nhiều"

-> Giá ống bèo mà cho hiệu quả lớn nhất trong mấy cái trên là
AF-D 50m, f/1.8, mua mới độ 150 USD, mua trên ebay thì độ một nửa. Còn các em khác thì vẫn mắc lắm!

Một bộ UV protection cho lens, cộng với ND và polar filters để khi chụp trời, chụp nước bớt bị ánh sáng phản xạ: Bác hướng dẫn cụ tỉ thêm cho em với, UV protection em có 1 cái, thấy trong suốt, ghi là L1Bc, 62mm (theo ống). Chữ "bộ" bác nói ý là cần có thêm cho các ống kính với đường kính khác phải không? Ngoài UV protection em thấy hình như còn có loại lọc có màu sắc vàng, xanh... Những cái đó có tác dụng nhiều không bác?

Ngoài UV protection em thấy hình như còn có loại lọc có màu sắc vàng, xanh... Những cái đó có tác dụng nhiều không bác?[/quote]

Bộ là vài chiếc với các chức năng khác nhau.

Thí dụ một cái fielter lọc màu mà bác nói tới:
Hoya 52mm Yellow/Blue Variable, Circular Polarizer Glass Filter.
Bộ này gồm 3 chiếc: gray polarizing filter (ND filter) và 2 colored polarizing filters với tác dụng đổi màu khi xoay filter frames với đủ các kiểu: Y/B(yellow/blue), Y/G(yellow/green),Y/R(yellow/red), R/B(red/blue) and R/G(red/green) và cho các cỡ ống khác nhau.


HY52YBP.JPG



Một ND filter khác với giá 50 USD:


CAFS28U.JPG




Một filter set khác với các chức năng UV protection, neutral density & polarizer filters:



CAFS46U.JPG



Tông kết lại:ta dùng các filters để "chế biến" ánh sáng trước khi vào ống kính nhằm làm cho ảnh ra đẹp hơn, thật màu hơn, tươi đời hơn
:D (theo con mắt của đa số, còn thì tất nhiên cũng có người không thích làm vậy và gọi đó là mông má (manipulate) một cách giả tạo :D).
 
Hạng C
30/1/07
898
34
28
Golf06 nói:
Em đọc ở đâu đó thấy rằng ống kính 1 khẩu độ cho hình ảnh chất lượng tốt hơn, thường dùng chụp chuyên nghiệp. Sau khi có đủ ống kính gần xa rồi thì để chụp chơi như em nên nghĩ tới loại nào các bác nhỉ?

Có trong post
số 4 rùi bác, xin mạn phép copy lại nhé: "bác thích chụp với ánh sáng yếu mà không muốn sử dụng flash, chỉ dùng ánh sáng tự nhiên và ống 28-105mm f/3.5-4.5 AF-D của bác không đủ nhanh thì có thể nghĩ tới các ống prime lenses như AF (AF-D thì càng tốt, sẽ có thêm light metering khi chụp với flash), tiêu cự fixed: 35mm, 50mm (cho các cảnh bình thường), 85mm (chân dung) với f-stop 2.8 trở lên (1.8, 1.4, 1.2), hoặc 105mm (zoom gần). Các ống này có thể mua đồ cũ với giá cả hợp lý và cho hình ảnh rất sắc nét, còn hơn cả các ống zoom hiện đại AF-S đời mới có giá cả cao hơn nhiều"

-> Giá ống bèo mà cho hiệu quả lớn nhất trong mấy cái trên là
AF-D 50m, f/1.8, mua mới độ 150 USD, mua trên ebay thì độ một nửa. Còn các em khác thì vẫn mắc lắm!

Một bộ UV protection cho lens, cộng với ND và polar filters để khi chụp trời, chụp nước bớt bị ánh sáng phản xạ: Bác hướng dẫn cụ tỉ thêm cho em với, UV protection em có 1 cái, thấy trong suốt, ghi là L1Bc, 62mm (theo ống). Chữ "bộ" bác nói ý là cần có thêm cho các ống kính với đường kính khác phải không? Ngoài UV protection em thấy hình như còn có loại lọc có màu sắc vàng, xanh... Những cái đó có tác dụng nhiều không bác?

Ngoài UV protection em thấy hình như còn có loại lọc có màu sắc vàng, xanh... Những cái đó có tác dụng nhiều không bác?


Bộ là vài chiếc với các chức năng khác nhau.

Thí dụ một cái fielter lọc màu mà bác nói tới:
Hoya 52mm Yellow/Blue Variable, Circular Polarizer Glass Filter.
Bộ này gồm 3 chiếc: gray polarizing filter (ND filter) và 2 colored polarizing filters với tác dụng đổi màu khi xoay filter frames với đủ các kiểu: Y/B(yellow/blue), Y/G(yellow/green),Y/R(yellow/red), R/B(red/blue) and R/G(red/green) và cho các cỡ ống khác nhau.


HY52YBP.JPG

[/quote]

prime lense

Cám ơn bác gofl, vì em đọc lần trước không biết "prime lens" là ống 1 khẩu nên mới hỏi lại. Vả lại cũng là lần đầu thảo luận, chưa sử dụng bao giờ nên còn lơ tơ mơ lắm. Túm lại là thích chụp prime lens thì phải sắm đủ bộ theo từng chức năng. Vụ này cũng lục tốn chứ chả chơi các bác nhẩy. Trước mắt nếu có điều kiện và giá rổ hợp lý chắc em sẽ múc em AF-D 50mm, f/1.8, mua mới độ 150 USD (bác type là "50m" nên google không thấy :) )

Hôm qua em còn băn khoăn hơn về ống kính zoom nên chưa tra kíu kỹ lưỡng. Về ND hôm nay em mới biết nó là neutral density (bộ lọc trung tính) gì đó. Thế là em mới google thêm được đoạn này (ở photo.vn/Forums). Post lên đây để chia sẻ với anh em khác

[blockquote]Vậy Neutral density filter là cái quái gì?
A filter which reduces the amount of light passing through but which does not add a colour cast. (ie: it attenuates all wavelengths of light equally

Loại kính lọc giảm cường độ ánh sáng đi vào ống kính, nhưng không làm tăng thêm màu sắc.

Neutral density filters are useful for taking photos in bright light using fast film, or for taking longer exposure photos than would be possible otherwise for the film speed in use. A 0.3x filter cuts back one stop of light, a 0.6x filter cuts back two stops, and so on.

ND Filter giúp chụp ảnh khi trời quá sáng và khi dùng film chụp nhanh, hoặc khi để exposure (độ phơi sáng) hơi lâu so với tốc độ của phim. Kính ND 0.3x sẽ giảm bớt 1 “stop” (độ) ánh sáng; kính 0.6x giảm 2 stops, v.v..

*
Polarizers

Polarizers are useful for cutting reflections from water and glass (ie: non-metallic) surfaces. They’re commonly used for cutting reflective glare off of windows, or for taking a photo of a lake without a reflection on the lake surface, for instance. They can also be used to increase colour saturation of blue sky (since light scattered by Rayleigh scattering is polarized) and of certain types of vegetation. Note that the effect of a polarizer on the sky varies depending on the angle to the sun (Brewster’s angle). So a very wide-angle lens with a polarizer will demonstrate differing amounts of polarizing across the frame.

Polarizer hữu dụng để tránh phản chiếu từ mặt nước và mặt kính (không kim loại), thường được dùng để loại trừ phản chiếu ánh sáng từ tấm kính, hay khi chụp ảnh hồ nước, để tránh sự phản chiếu ánh sáng trên mặt hồ. Cũng có thể giúp tăng màu (saturation) của trời xanh và một số đồng cỏ. Ảnh hưởng của Polarizer thay đổi tùy theo góc của kính đối với mặt trời. Một ống kính có độ wide-angle lớn với một kính lọc polarizer sẽ có những cường độ polarizing (phân cực) khác nhau trên khung ảnh.

There are two basic kinds of polarizers - linear and circular. Linear polarizers work well with manual focus cameras, but they interfere with autofocus cameras. Circular polarizers contain another element - a “quarter wave” plate - which ensures compatibility of the filter with autofocus systems. So if you’ve got an autofocus camera be sure to use only circular polarizing filters.

Có 2 loại polarizer chính – linear và circular.
Linear polarizers, thường ghi là PL, dùng tốt cho máy manual focus (lấy nét bằng tay), nhưng không tốt cho máy ảnh autofocus (lấy nét tự động). Circular polarizers giúp điều chỉnh kính lọc với chế độ autofocus. Vậy nếu bạn dùng máy autofocus, nhớ chỉ dùng circular polarizing filters thôi (CPL).

[/blockquote]
Tông kết lại:ta dùng các filters để "chế biến" ánh sáng trước khi vào ống kính nhằm làm cho ảnh ra đẹp hơn, thật màu hơn, tươi đời hơn
:D (theo con mắt của đa số, còn thì tất nhiên cũng có người không thích làm vậy và gọi đó là mông má (manipulate) một cách giả tạo :D).

Một ND filter khác với giá 50 USD:
CAFS28U.JPG

Một filter set khác với các chức năng UV protection, neutral density & polarizer filters:

CAFS46U.JPG



Mấy hình ảnh ví dụ minh họa của bác quả là em không nhìn ra được hiệu ứng của nó. Thôi để sau mày mò tìm hiểu thêm.

Lại là một mớ bòng bong để tìm hiểu và xem xét khi thực sự có nhu cầu. Em vốn khoái chụp thô, có lẽ trước mắt cứ "chân quê" mà chơi cái đã, lúc nào có duyên nhặt nhạnh thêm cái gì thì sẽ tính.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Hehe gọi là một khẩu à, giờ tui mới biết :)

Em "một khẩu" AF-D 50 8mm f/1.8 là một đầu tư xứng đáng với 150 USD.

Mua xong em này rồi chắc là bác sẽ để kit lens ở nhà luôn đó :)

Đây là 2 ảnh thí dụ chụp với em nó:

Foto 1

Foto 2

Có em AF-D 50 mm f/1.4 thì còn nhậy sáng hơn nữa nhưng lại mắc gấp đôi!

Đây là test so sánh hai em. Ta thấy là em nó cho ảnh sắc như dao cạo từ f/2.8 và từ f/4.5 thì không thua AF-D 50 mm f/1.4.

Xem f/1.8 vs f/1.4

Các ống có f-number tốt hơn từ f/2.8 trở lên đều là có thể coi là hàng chuyên nghiệp rùi!
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
30/1/07
898
34
28
Hai ảnh Foto1 và 2 của bác bắt phải đăng nhập forum mới xem được.

Em cứ gọi nôm na "1 khẩu" vì hình như đọc ở đâu đó thế. Nghe bác nói em bắt đầu thích em AF-D 50 mm f/1.4 rồi mới chết chứ. Vị chi 300$.

Theo các bác thì về lâu dài, nên chọn 2 em này thế nào?
1. Nikkor 80-200mm f/2.8, khoảng 900$ (loại này hình như có VR?)
2. Nikkor AF-s VR 70-3000mm F/4.5-5.6G: khoảng 500$. Em e là mua chú này rồi sau có điều kiện mua số 1 lại bỏ phí (còn lại range 200-300), đúng không các bác?

Các bác tư vấn giùm em với nhé. Năm hết tết đến, rồi lại khủng hoảng kinh tế, tự nhiên lại sinh ra nghiện ngập mới đau chứ.
 
Hạng D
14/9/08
2.043
33
38
54
HI...HI...Biết ngay là thế nào bác cũng sẽ nghiện mà! Theo em thì bác khoan mua length vội. Hãy tận hưởng sự thèm khát khi ...chưa sở hữu được em nó!!! Dành tiền tậu con flash SB600 trước đi bác,dư dả làm thêm cái remote nữa. Bảo đảm có 2 món này ảnh của bác sẽ khác trước nhiều lắm lắm...hi..hi...
 
Hạng C
30/1/07
898
34
28
Flash thì em đã nói ở trên là chưa có nhu cầu lắm, 1 phần vì cũng chưa biết khai thác tính năng, 1 phần thì em chỉ chụp chơi thôi. Ngoài trời là chính.

Cái remote em cũng đang muốn kiếm mà không biết ở đâu có. Trước em dùng máy phim có remote cũng khoái lắm, ảnh khỏi lo rung luôn, khi có 3 chân.

Sự thèm khát, đã quá bác Dai Ngu ơi.
 
Tập Lái
4/9/06
39
28
18
Lens Nikon AF80-300 f/2.8 ko có VR, ko có cả mô tơ lấy nét êm như AF S 70-300 f/4.5-5.6 VR mà lại đắc tiền hơn chứ.
Nhưng bác cứ xài ống 1 khẩu thì sẽ thấy tại sao nó đắt tiền như thế, và tui nghĩ bác sẽ ko ân hận vì bỏ ra 1 đống tiền cho lens 1 khẩu và thỏa mãn niềm đam mê của mình.