Đúng rùi bác ơi, đặc biệt là phụ nữ rất dễ dính chưởng này, nguyên nhân là vì họ có nhiều quần áo và nhiều tầng nhiều lớp lém tốt nhất thì nên dùng cách này cũng có thể giải quyết được
vanquan1310 nói:Số 5: Trên đường thiên lý - tối hù !!!
Xe cũ thì đèn cũng cũ, đang đi ngon lành trên đường, đèn cos đứt bóng là chuyện thường ngày, đặc biệt là khi mua nhằm đèn kém chất lượng.
Trường hợp đứt đèn cos còn đèn pha, níu bạn bật pha lên chạy luôn thì nguy cơ lụm thẻ vàng mang về rất cao, mua đèn khác thì cũng khó tìm được ngay. Để tránh không bị XXX giao thông bắt pha thì có cách mần như sau:
Dùng băng keo dán tấm bìa carton phía trên 1/2 đèn (nhớ đừng dán trực tiếp lên đèn - nóng sẽ tróc keo) sao cho đứng phía trước xe đèn pha còn lại không lên quá cao là được. Vậy là có thể bon bon về nhà thay đèn xịn mới mà ko lo bị bắt dọc đường.
Hy vọng giúp được tí chút
quân.
Thanks bác chủ thớt có nhiều kinh nghiệm hay truyền đạt cho anh em
Hôm nay em mới đọc tới phần số 5 này. Có lẽ bác Quân nhớ hơi nhầm... vì theo nguyên lý phản xạ ánh sáng trên pha đèn thì phần trên đèn là vùng ánh sáng chiếu gần, phần dưới đèn là vùng ánh sáng chiếu xa. Vì thế, muốn che đèn để biến đèn cos thành pha thì phải che 1/2 phía dưới đèn mới được ạ
hì em thấy sao nói vậy mong bác không phiền hem..
P/s: nếu bác ko phiền em có thể nêu thêm vài nội dung bất hợp lý được ko à?
Last edited by a moderator:
Ồ dĩ nhiên là không phiền rồi !!! tranh luận là phát triển mà !!! bác pilot cũng hay hihi nhưng cách số 5 ý em là muốn cải tiến dùng đèn pha thay cho đèn cos nếu chẳng may bị hỏng.
Che bên trên hay bên dưới sẽ tùy thuộc vào vị trí tiêm đèn so với tiêu điểm hội tụ của chóa. Đối với các loại chóa mà tiêu điểm nằm phía trước hoặc sau tiêm bóng đèn thì sẽ có cách che đèn khác nhau (đối với đèn pin có thể điều chỉnh hội tụ), nhìn chung các loại đèn xe hơi thì người ta thiết kế tiêm bóng nằm cùng vị trí với tiêu điểm bóng đèn vì vậy phải che bên trên nếu muốn ánh sáng không lên quá cao tầm mắt xe đối diện.
Nếu em còn có thêm ý nào sơ xuất cũng mong bác nêu rõ, em nhiệt tình hoan ngênh ạ !
chúc bác khỏe!
quân.
Che bên trên hay bên dưới sẽ tùy thuộc vào vị trí tiêm đèn so với tiêu điểm hội tụ của chóa. Đối với các loại chóa mà tiêu điểm nằm phía trước hoặc sau tiêm bóng đèn thì sẽ có cách che đèn khác nhau (đối với đèn pin có thể điều chỉnh hội tụ), nhìn chung các loại đèn xe hơi thì người ta thiết kế tiêm bóng nằm cùng vị trí với tiêu điểm bóng đèn vì vậy phải che bên trên nếu muốn ánh sáng không lên quá cao tầm mắt xe đối diện.
Nếu em còn có thêm ý nào sơ xuất cũng mong bác nêu rõ, em nhiệt tình hoan ngênh ạ !
chúc bác khỏe!
quân.
hehe ý em là cái bóng H4 nó hay che phần hắt sáng nửa dưới của đèn pha như thế này
(thanks bác kemmynguyen cho em mượm hình nhé)
(thanks bác kemmynguyen cho em mượm hình nhé)
kemmynguyen nói:
Đây là bóng H4, 2 tim cos pha chung 1 chân. Tim nào đứt là tim đó hư (nếu hư do bóng)
Em vẫn chưa hiểu ý của bác nhưng thấy bác quyết tâm nên thôi để em xin phép chú thích thêm một chút về nguyên lý ánh sáng và các tiêu chuẩn dùng để thiết kế đèn cho xe hơi. Có 3 loại bóng đèn, một là bóng dùng một tiêm, bóng dùng hai tiêm và cái ngon hơn là loại bóng dùng bi để cân tia sáng.
Loại bác post ảnh trên là loại bóng dùng hai tiêm (hai dây tóc - high beam filament và low beam filament) trong một chóa, loại này thì chỉ có một dây tóc nằm ở vị trí tiêu điểm của chóa, dây còn lại sẽ thiết kế theo hai hệ thống tiêu chuẩn phổ biến như sau:
Một là tiêu chuẩn mỹ gồm các loại có số hiệu 9004, 9007, H13 theo đó dây tóc pha sẽ đặt ở vị trí tiêu điểm của chóa, dây tóc cos sẽ đặt ở vị trí lệch bên trái phía trước và hơi cao hơn dây tóc pha, vì vậy khi bật cos ánh sáng sẽ chếch xuống dưới và sáng nhiều hơn bên phải của bác tài.
Hai là tiêu chuẩn châu âu thường có số hiệu R2, R1, R5, R20, H4, HB2, 9003 dây tóc pha cũng nằm ở tiêu điểm, dây tóc cos nằm ở chính xác 1cm phía trước dây tóc pha và lệch lên trên trục tâm 3mm, bên dưới dây tóc cos có một vòng chắn sáng tách tia để chỉnh tia cao xuống phía dưới thấp trước khi thoát ra khỏi đèn một vòng đúng 15 độ, để 165 độ sáng thoát theo chóa bình thường.
Theo đó loại của Mỹ sáng hơn nhưng tia cos cũng dễ bị lóa mắt hơn, loại châu âu sẽ chỉ có 60% công xuất ánh sáng so với đèn kiểu mỹ nhưng bù lại hệ thống chắn sáng phía trên của dây cos hoạt động tốt hơn ít gây chói mắt và vì nguyên nhân gây chói mắt này mà các bóng đèn tiêu chuẩn mỹ thường ko được phép sử dụng ở các nước khác.
Loại gần đây phát triển tốt nhất kết hợp lợi thế thiết kế tuyền thống của cả mỹ và châu âu đó là loại dùng projector.
Trở lại vấn đề thì đèn truyền thống hai dây tóc đều có thiết kế dây pha nằm ở đúng tiêu điểm vì vậy trường hợp muốn dùng đèn pha thay cho đèn cos mà không bị chói lên trên thì ta che phía trên là phù hợp.
Loại bác post ảnh trên là loại bóng dùng hai tiêm (hai dây tóc - high beam filament và low beam filament) trong một chóa, loại này thì chỉ có một dây tóc nằm ở vị trí tiêu điểm của chóa, dây còn lại sẽ thiết kế theo hai hệ thống tiêu chuẩn phổ biến như sau:
Một là tiêu chuẩn mỹ gồm các loại có số hiệu 9004, 9007, H13 theo đó dây tóc pha sẽ đặt ở vị trí tiêu điểm của chóa, dây tóc cos sẽ đặt ở vị trí lệch bên trái phía trước và hơi cao hơn dây tóc pha, vì vậy khi bật cos ánh sáng sẽ chếch xuống dưới và sáng nhiều hơn bên phải của bác tài.
Hai là tiêu chuẩn châu âu thường có số hiệu R2, R1, R5, R20, H4, HB2, 9003 dây tóc pha cũng nằm ở tiêu điểm, dây tóc cos nằm ở chính xác 1cm phía trước dây tóc pha và lệch lên trên trục tâm 3mm, bên dưới dây tóc cos có một vòng chắn sáng tách tia để chỉnh tia cao xuống phía dưới thấp trước khi thoát ra khỏi đèn một vòng đúng 15 độ, để 165 độ sáng thoát theo chóa bình thường.
Theo đó loại của Mỹ sáng hơn nhưng tia cos cũng dễ bị lóa mắt hơn, loại châu âu sẽ chỉ có 60% công xuất ánh sáng so với đèn kiểu mỹ nhưng bù lại hệ thống chắn sáng phía trên của dây cos hoạt động tốt hơn ít gây chói mắt và vì nguyên nhân gây chói mắt này mà các bóng đèn tiêu chuẩn mỹ thường ko được phép sử dụng ở các nước khác.
Loại gần đây phát triển tốt nhất kết hợp lợi thế thiết kế tuyền thống của cả mỹ và châu âu đó là loại dùng projector.
Trở lại vấn đề thì đèn truyền thống hai dây tóc đều có thiết kế dây pha nằm ở đúng tiêu điểm vì vậy trường hợp muốn dùng đèn pha thay cho đèn cos mà không bị chói lên trên thì ta che phía trên là phù hợp.
Chết cười với cái đoạn phim minh hoạ trong bài bên kia của bác đấy!vanquan1310 nói:Số 20: Điện giật và cách xử lý:
Một số bác tài khi vào xe có hiện tượng bị điện giật tê tê gây khó chịu, khá nhiều người nhầm tưởng vấn đề do xe và mang xe đến hãng để kiểm tra nhưng thật ra thì hiện tượng này chỉ 50% là do xe còn lại là do người. Xem clip sẽ thấy điện tạo ra mạnh thế nào
Đây là hiện tượng tích điện và thường xảy ra vào các mùa đông, nguyên nhân là do khi lái xe nhiều giờ thì có sự cọ xát giữa quần áo và ghế nỉ hoặc giữa hai lớp quần áo cọ vào nhau nhất là các loại quần áo ấm hoặc loại có nhiều nilon.
Để khắc phục thì không khó, một là bọc da ghế, hiện tượng này sẽ hết hoặc nếu không thì mạ chrom các tay mở bên trong cửa (cần kiểm tra xe tay mở có nối với khung xườn xe) để khử từ tính mỗi khi xuống xe, tự động tay chạm vào tay mở cũng khử luôn tích điện.
quân.
Quan trọng nhất là bác đã nắm được vấn đề rồi, chỉ còn lại mỗi cái là cách giải quyết thế nào thoai !!! Theo em thì trong vòng một tuần là đủ bác ạh !!! cứ mỗi cuối tuần bác cho em nó ghé cà phê một lần là ổn, nổ máy nằm một chỗ cũng không tốt, nên cho di chuyển để hộp số và truyền động được làm việc, thắng và vỏ xe cũng dễ bị hỏng nếu cứ nằm một chỗ làm mục cao su chỗ tiếp xúc với nền đất.
Ps: em còn quên là vụ bình điện nữa ^^ em bị với mấy cái xe tải hoài, dù có tắt công tắc, nhưng mà để lâu xe cũng bị hết bình đề ko nổi là chuyện bình thường, nên định kỳ chạy một tí cho nó xạc lại bình.
Ps: em còn quên là vụ bình điện nữa ^^ em bị với mấy cái xe tải hoài, dù có tắt công tắc, nhưng mà để lâu xe cũng bị hết bình đề ko nổi là chuyện bình thường, nên định kỳ chạy một tí cho nó xạc lại bình.
Last edited by a moderator: