Động cơ nâng cấp thế này thì ngon rồiTrong tháng 11-2016, Triton được trang bị động cơ Diesel 2.4 MIVEC hoàn toàn mới chính thức được Mitsubishi Motors Việt Nam (MMV) giới thiệu đến khách hàng.[pagebreak][/pagebreak]
Đây là thế hệ động cơ Diesel mới nhất của Mitsubishi Motors sở hữu nhiều công nghệ hiện đại. Nó sử công nghệ điều khiển van biến thiên điện tử MIVEC đã được tích hợp vào động cơ Diesel giúp tăng cường hiệu quả nạp không khí từ đó nâng cao công suất và mô-men, giảm tiêu hao nhiên liệu giúp tăng công suất và mô-men đồng thời giảm tiếng ồn và rung động.
Việc sử dụng vật liệu nhôm làm giảm trọng lượng động cơ đến 30kg so với thế hệ trước, từ đó giúp phân bổ trọng lượng tốt hơn giữa phần đầu và đuôi xe, mang lại khả năng vào cua dễ dàng và ổn định hơn. Mitsubishi Motors cũng là thương hiệu đầu tiên ứng dụng vật liệu nhôm vào động cơ Diesel trên dòng xe du lịch.
Mitsubishi Triton hiện nay là mẫu xe pick-up sở hữu hệ thống truyền động Super Select-II danh tiếng, gồm 4 chế độ truyền động: 2H-4H-4HLc-4LLc và khóa vi sai trung tâm mang lại khả năng vận hành tối ưu trên mọi địa hình.
Trang bị an toàn trên xe cũng được nâng cấp với hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo ASTC (Active Stability and Traction Control) và hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HSA (Hill Start Assist), bên cạnh những trang bị tiêu chuẩn như túi khí an toàn đối với hệ thống căng đai tự động, hệ thống phanh ABS-EBD…
Triton MIVEC được giới thiệu đến thị trường Việt Nam với phiên bản cao cấp nhất là 4x4 AT MIVEC. Với hàng loạt những nâng cấp từ động cơ, trang bị an toàn cùng với những chi tiết thay đổi ở ngoại thất và nội thất, Triton vẫn có mức giá 785 triệu đồng.
View attachment 568449
>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm thang máy hãng nào tốt
Triton MIVEC dự kiến sẽ được giao hàng từ tháng 12/2016. Khách hàng đặt mua trước sẽ nhận được bộ phụ kiện chính hiệu trị giá lên đến 65 triệu đồng từ MMV, bao gồm: nắp thùng xe, lót thùng, ốp cản trước, ốp cánh cửa, ốp nắp nhiên liệu, ốp trang trí bệ cửa.
View attachment 568441 View attachment 568442 View attachment 568443 View attachment 568444 View attachment 568445 View attachment 568446 View attachment 568447 View attachment 568448 View attachment 568449 View attachment 568450
Theo Mitsubishi Motors Việt Nam
- Tags
- triton
Lần nữa thôi là em nghỉ os 1 tháng không tham gia nữa.
Em nói bác nghe nè:
Nguyên lý của traction control là hoạt động cùng với Abs để xác định Khi nào và Bánh nào bị trượt.
Sau khi tính toán, ECU sẽ quyết định giảm công suất của bánh trượt nhiều, tự động chuyển qua bánh trượt ít (do visai mở).
Về lý thuyết thì bác đúng ở việc máy tính tính toán nhanh hơn con người và nó sẽ chuyển hết mô-men sang bánh bên kia ==> bám đường hơn.
Nhưng bác quên mất 1 điều là Traction control chỉ hoạt động khi, và chỉ khi có bánh bị trượt. Và đó là vấn đề then chốt ở đây.
Thực tế cho thấy, đi offroad ngoài đời thực, bên cạnh khả năng của xe, bác cần, và rất cần chạy đà lấy trớn để dứt khoát vượt qua sình lầy, vì nếu bị mất trớn, dù một giây xe dừng lại thôi là bác đã vĩnh viễn nằm lại ngoài đó rồi. Trong khi đó TCS nó phải đợi cho tới khi bị trượt mới kích hoạt thì…. ((
Một số hệ thống TCS thập chí còn nhấp nhả thắng vài lần để xác định mức độ trượt tới đâu. Khi điều đó xảy ra, bác sẽ hiểu cảm giác “bất lực” của một thằng đàn ông là thế nào.
PS: Bác có thể cứ đạp ga thật mạnh lấy trớn rồi phó mặc cho TCS làm việc, mất trớn vài giây cũng không sao. Vậy cũng được, nhưng đâu phải lúc nào bác cũng có đủ không gian để chạy đà. Chưa kể nếu trong sình lầy đó có ổ gà hoặc tảng đá lớn thì nó sẽ phá nát hệ gầm của bác ra. Lúc nào rảnh lang thang box offroad hỏi bác Diesel xem hôm bữa con Tundra của bác ấy bị thủng bình xăng thế nào thì bác biết ngay.
Good luck bác!
Để mình bóc tách từng thứ bác viết ra cho khỏi lẫn lộn, nhưng bác hứa đừng nghỉ 1 tháng nhé. Anh em vẫn cần bác tranh luận để học hỏi
..."Thực tế cho thấy, đi offroad ngoài đời thực, bên cạnh khả năng của xe, bác cần, và rất cần chạy đà lấy trớn để dứt khoát vượt qua sình lầy, vì nếu bị mất trớn, dù một giây xe dừng lại thôi là bác đã vĩnh viễn nằm lại ngoài đó rồi. Trong khi đó TCS nó phải đợi cho tới khi bị trượt mới kích hoạt thì…. (( "
Giả sử bác dùng tay gài vi sai cầu sau (Vì bác đang bàn đến sự cần thiết của vi sai cầu sau mà) rồi lấy trớn chạy tới với hy vọng vô sự cứu rỗi của nó, nhưng chuyện gì xảy ra nếu nó không trượt bánh trước mà trượt...cả 2 bánh sau, mất độ bám toàn tập!? Bác nhìn vô vũng sình mà đoán trước được phải gài cầu nào à, hay phải bị mất độ bám rồi mới biết bánh nào bị mà gài cầu cho đúng chứ. (Câu hỏi ngố của một mem chưa từng offroad ) Trong trường hợp này có traction control để nó tự kích hoạt khi mất độ bám có lẽ cũng hay nhỉ? Tuy nhiên mình học được kinh nghiệm là phải chạy lấy đà từ bác
..."Vậy cũng được, nhưng đâu phải lúc nào bác cũng có đủ không gian để chạy đà."
Nếu Triton không đủ không gian chạy đà thì xe khác cũng vậy thôi. Điều kiện ngoại cảnh mà.
Bác khuyên là: "Thực tế cho thấy, đi offroad ngoài đời thực, bên cạnh khả năng của xe, bác cần, và rất cần chạy đà lấy trớn để dứt khoát vượt qua sình lầy, vì nếu bị mất trớn, dù một giây xe dừng lại thôi là bác đã vĩnh viễn nằm lại ngoài đó rồi"
nhưng bên dưới bác lại nói:
..."Chưa kể nếu trong sình lầy đó có ổ gà hoặc tảng đá lớn thì nó sẽ phá nát hệ gầm của bác ra"
Vậy thì rốt cục là có nên mua xe dùng vi sai cầu sau gài bằng cơm rồi lấy trớn nhào vô vũng sình để nhận rủi ro nữa hay thôi bác?
Nâng cấp ngon quá mà giá hẻm đổi thì mấy cha lỡ mua trước cắn lưỡi bóp ...ái tự tử hết seo!?Giá tốt có ai cãi đâu bác. Còn cái gì chưa tốt phải ném chứ. Keke.
"Giả sử bác dùng tay gài vi sai cầu sau (Vì bác đang bàn đến sự cần thiết của vi sai cầu sau mà) rồi lấy trớn chạy tới với hy vọng vô sự cứu rỗi của nó, nhưng chuyện gì xảy ra nếu nó không trượt bánh trước mà trượt...cả 2 bánh sau, mất độ bám toàn tập!? Bác nhìn vô vũng sình mà đoán trước được phải gài cầu nào à, hay phải bị mất độ bám rồi mới biết bánh nào bị mà gài cầu cho đúng chứ. (Câu hỏi ngố của một mem chưa từng offroad )"
==> Em phải công nhận là bác thật thà )
#1: Đúng là bác chưa đi offroad bao giờ. Sự thực là bất kì ai đi offroad đều phải biết con đường mình sẽ đi qua. Không có gì ngạc nhiên khi tài xế phải tự mình lội suối để kiểm tra trước khi chạy xe qua. Thậm chí bác còn phải xem thời tiết nới đó trước vài ngày để chắc chắn là mình vượt qua được.
Ví dụ như thời tiết khô hạn như mấy ngày qua trong Nam thì khuyên bác không nên liều lĩnh offroad ngoài biển Vũng Tàu. Cát khô tới mức chỉ cần dừng xe lại là nó lún đến gãy cả bậc lên xuống.
Quay lại câu hỏi của bác. Dĩ nhiên là gài cầu, chạy 4L nếu cần và khoá visai nếu cần trước khi lao vào cái bãi sình lầy đó. Ngay cả trong sách HDSD theo xe cũng khuyến cáo nên gài cầu trước khi đi vào đường xấu.
#2: Vấn đề chạy lấy trớn
Cái này là do em nói chưa rõ, mà cũng vì bác chưa trải nghiệm thực tế
Câu trên em nói chạy đà lấy trớn ý nói chạy số thấp, đều ga ở vòng tua cao và tốc độ thấp cỡ 10km/h, để xe không bị mất trớn. Việc này hoàn toàn khác với lao ào ào qua với vận tốc 30-40km/h để rồi bị vẫy đuôi, quay xe, mất kiểm soát, lao sang 2 bên đường…
Nhưng việc này chỉ thực hiện được khi bác tắt Traction control, ngăn sự can thiệp của ECU vào chuyển động của xe (Thực tế thì ngay khi bác chuyển qua chế độ 4L, xe đã tự động tắt các chức năng kiểm soát chủ động như TCS hay ESP, VDC…)
Với những chiếc xe không có khoá vi-sai, người ta bắt buộc phải dùng vận tốc cao, lấy trớn và … cầu nguyện.
Lấy trớn để có vận tốc cao trên 30km/h cũng chính là ý mà em muốn nói về “ thiếu không gian để lấy trớn” trên kia
Em nói vậy, bác đã “lên đỉnh” và “thoả mãn” chưa?
==> Em phải công nhận là bác thật thà )
#1: Đúng là bác chưa đi offroad bao giờ. Sự thực là bất kì ai đi offroad đều phải biết con đường mình sẽ đi qua. Không có gì ngạc nhiên khi tài xế phải tự mình lội suối để kiểm tra trước khi chạy xe qua. Thậm chí bác còn phải xem thời tiết nới đó trước vài ngày để chắc chắn là mình vượt qua được.
Ví dụ như thời tiết khô hạn như mấy ngày qua trong Nam thì khuyên bác không nên liều lĩnh offroad ngoài biển Vũng Tàu. Cát khô tới mức chỉ cần dừng xe lại là nó lún đến gãy cả bậc lên xuống.
Quay lại câu hỏi của bác. Dĩ nhiên là gài cầu, chạy 4L nếu cần và khoá visai nếu cần trước khi lao vào cái bãi sình lầy đó. Ngay cả trong sách HDSD theo xe cũng khuyến cáo nên gài cầu trước khi đi vào đường xấu.
#2: Vấn đề chạy lấy trớn
Cái này là do em nói chưa rõ, mà cũng vì bác chưa trải nghiệm thực tế
Câu trên em nói chạy đà lấy trớn ý nói chạy số thấp, đều ga ở vòng tua cao và tốc độ thấp cỡ 10km/h, để xe không bị mất trớn. Việc này hoàn toàn khác với lao ào ào qua với vận tốc 30-40km/h để rồi bị vẫy đuôi, quay xe, mất kiểm soát, lao sang 2 bên đường…
Nhưng việc này chỉ thực hiện được khi bác tắt Traction control, ngăn sự can thiệp của ECU vào chuyển động của xe (Thực tế thì ngay khi bác chuyển qua chế độ 4L, xe đã tự động tắt các chức năng kiểm soát chủ động như TCS hay ESP, VDC…)
Với những chiếc xe không có khoá vi-sai, người ta bắt buộc phải dùng vận tốc cao, lấy trớn và … cầu nguyện.
Lấy trớn để có vận tốc cao trên 30km/h cũng chính là ý mà em muốn nói về “ thiếu không gian để lấy trớn” trên kia
Em nói vậy, bác đã “lên đỉnh” và “thoả mãn” chưa?
"Giả sử bác dùng tay gài vi sai cầu sau (Vì bác đang bàn đến sự cần thiết của vi sai cầu sau mà) rồi lấy trớn chạy tới với hy vọng vô sự cứu rỗi của nó, nhưng chuyện gì xảy ra nếu nó không trượt bánh trước mà trượt...cả 2 bánh sau, mất độ bám toàn tập!? Bác nhìn vô vũng sình mà đoán trước được phải gài cầu nào à, hay phải bị mất độ bám rồi mới biết bánh nào bị mà gài cầu cho đúng chứ. (Câu hỏi ngố của một mem chưa từng offroad )"
==> Em phải công nhận là bác thật thà )
#1: Đúng là bác chưa đi offroad bao giờ. Sự thực là bất kì ai đi offroad đều phải biết con đường mình sẽ đi qua. Không có gì ngạc nhiên khi tài xế phải tự mình lội suối để kiểm tra trước khi chạy xe qua. Thậm chí bác còn phải xem thời tiết nới đó trước vài ngày để chắc chắn là mình vượt qua được.
Ví dụ như thời tiết khô hạn như mấy ngày qua trong Nam thì khuyên bác không nên liều lĩnh offroad ngoài biển Vũng Tàu. Cát khô tới mức chỉ cần dừng xe lại là nó lún đến gãy cả bậc lên xuống.
Quay lại câu hỏi của bác. Dĩ nhiên là gài cầu, chạy 4L nếu cần và khoá visai nếu cần trước khi lao vào cái bãi sình lầy đó. Ngay cả trong sách HDSD theo xe cũng khuyến cáo nên gài cầu trước khi đi vào đường xấu.
#2: Vấn đề chạy lấy trớn
Cái này là do em nói chưa rõ, mà cũng vì bác chưa trải nghiệm thực tế
Câu trên em nói chạy đà lấy trớn ý nói chạy số thấp, đều ga ở vòng tua cao và tốc độ thấp cỡ 10km/h, để xe không bị mất trớn. Việc này hoàn toàn khác với lao ào ào qua với vận tốc 30-40km/h để rồi bị vẫy đuôi, quay xe, mất kiểm soát, lao sang 2 bên đường…
Nhưng việc này chỉ thực hiện được khi bác tắt Traction control, ngăn sự can thiệp của ECU vào chuyển động của xe (Thực tế thì ngay khi bác chuyển qua chế độ 4L, xe đã tự động tắt các chức năng kiểm soát chủ động như TCS hay ESP, VDC…)
Với những chiếc xe không có khoá vi-sai, người ta bắt buộc phải dùng vận tốc cao, lấy trớn và … cầu nguyện.
Lấy trớn để có vận tốc cao trên 30km/h cũng chính là ý mà em muốn nói về “ thiếu không gian để lấy trớn” trên kia
Em nói vậy, bác đã “lên đỉnh” và “thoả mãn” chưa?
Túm lại là cuối cùng cũng phải rón rén bò xuống vũng sình rồi tùy theo việc mất độ bám bánh nào ta mới chọn việc gài cầu nào. Mình học được điều ấy ở bác.
Nhưng thôi, dân pro offroad cứ chọn gài cầu bằng cơm, còn mình dân amateur khi gặp sình lầy hay khi rang đậu phọng trên cao tốc thì để cái Traction Control nó quyết định giùm cho nhanh, mình chỉ chuyên chú vần steering wheel thui.
Xe ngon như thế này mà bị máy bác ném đá hoài...có hình thực tế xe mới máy 2.4 chưa các ae sale
nhưng nói chung Mitsu đang cố gắng làm hài lòng khách hàng với những nâng cáp mới và sản
Mời các bác tiếp tục....
Cái này gọi là nâng cấp chưa tới nóc đó bácKhông nhiều nút bằng PS hả bác?
View attachment 571954