Hạng C
13/3/17
753
279
63
Phát biểu linh tinh. Ko đọc bài ah?

Nói như ông " momen xoắn là hoàn thành nhanh tới đâu" thì xe máy dầu chạy nhanh hơn máy xăng ah?
Em nói chiếc xe có đủ sức mạnh nhưng e k nói máy dầu, đủ sức mạnh chứ không nói yếu. Ví dụ xe bác 200hp đạt tốc độ tối đa 250km/h,momen xoắn 500 cho bác đạt 4s lên 100km/h,nghĩa là gia tốc lớn bác hoàn thành nó từ 0-250km/ h nó nhanh hơn,còn máy dầu tốc độ tối đa k lớn nhưng sức kéo khỏe,khỏe nhưng cũng chỉ lên 200km/h,vẫn thua 250km/h như trên,đại loại vậy:p
 
Tập Lái
2/6/17
29
21
3
51
Mô men xoắn là đại lượng đại diện cho khả năng sức kéo , khả năng tải của của động cơ, còn công suất đại diện cho khả năng tăng tốc khả năng chạy nhanh của động cơ.

Ví dụ đơn giản: Nếu xem bạn là một động cơ. Bạn dùng tay nắm vật nặng tối đa 10 kg (gần bằng 100N) quay vòng tròn. Cánh tay bạn dài 0.5 m vậy mô men xoắn bạn tạo ra là : T = r x F = 100x0.5 = 50 Nm. Còn công suất là khả năng bạn có khả năng quay vật đó từ vị trí đứng yên đến vận tốc tối đa nhanh cỡ nào ( khả năng tăng tốc) và khả năng bạn có thể quay nhanh tối đa bao nhiêu ( công suất duy trì khả năng quay tối đa)

Hai đại lượng này có mối quan hệ mật thiết với nhau và để đánh giá 1 chiếc xe cần phải xem xét cùng lúc 2 đại lượng này.

Những xe có mô men xoắn lớn thường có hành trình piston dài, còn công suất lớn thì tỉ lệ hành trình trên đường kính piston nhỏ hơn. Và nhiều yếu tố khác.
Công suất động cơ, hay khả năng sinh công của động cơ thường là cố định, các kỹ sư thường thay đổi mô men xoắn để nâng công suất đấy bác, hai đại lượng này tuy hai nhưng là một, không thể tách rời nhau.
 
Hạng F
Thành viên BQT
8/6/16
5.627
12.531
113
Sài Gòn
Cái mã lực mà ta đang bàn chỉ là BHP thôi, nghĩa là mã lực tại máy, nhưng khi chạy ra đến bánh xe nó phải qua hộp số, trục, cầu và vi sai. Không bao giờ có chuyện 1 con xe mô-men là 100Nm thì ra tới bánh xe là nguyên 100Nm cả. lý thuyết là 100 thì ra bánh xe là 1200 (khoảng thế) nhưng thực tế thì hao phí tới 20%, chỉ còn khoảng 1000Nm thôi. Con nào trục cardan càng dài, hộp số càng cùi bắp thì hao phí càng lớn.
copy của 1 lão làng of.
Đúng rồi bác, mã lực đo tại bánh đà lúc nào cũng lớn hơn mã lực đo ở bánh, vì nó sẽ hao hụt
 
Hạng B2
3/11/17
428
251
43
34
Công suất động cơ, hay khả năng sinh công của động cơ thường là cố định, các kỹ sư thường thay đổi mô men xoắn để nâng công suất đấy bác, hai đại lượng này tuy hai nhưng là một, không thể tách rời nhau.
Em hiểu ý bác là "công suất tối đa" của một động cơ là cố định phải không? Chứ công suất thì thay đổi theo số vòng quay của động cơ. Như trên đường đặt tính công suất.
Nhưng ngay cả công suất tối đa của động cơ thì cũng không khó để thay đổi được bác ạ. Như khi độ xe ấy. Có thể tăng công suất bằng cách tăng tỉ số nén, tăng lượng khí nạp, tăng vòng tua máy, điều chỉnh tỉ lệ phun nhiên liệu ...vv
Thông thường thì tăng công suất tối đa cũng sẽ tăng mô men xoắn tối đa và ngược lại. Nhưng chỉ là thông thường thôi. :)
 
Hạng B2
19/7/17
406
516
93
Dông dài rối rắm. Xoắn não các cụ tí.

Moment - Nm - lực cần để di chuyển. Ví dụ: lực cần để vặn con ốc khi tháo bánh xe với cái mỏ lếch (tay đòn) dài mức độ nào đó, thường ghi Nm tức là tay đòn dài 01m.

Hp - mã lực - tốc độ sinh công. Ví dụ như mở con ốc bánh xe phải dùng lực như thế nhưng anh Lý Đức sẽ mở nhanh hơn em hay nói khác đi là tốc độ thay bánh xe của anh Lý Đức nhanh hơn em (điều kiện lý tưởng là lực vặn em và anh Đức bằng nhau). Trong thực tế lực xoắn (Nm) của anh Đức chắc chắn hơn em, Hp (tốc độ sinh công - tốc độ sinh cái NM đó) của anh Đức càng hơn em => Anh Đức thay bánh xe nhanh và mạnh hơn em rất nhiều lần.

Đại khái lại:

- Để mở con ốc ví như cần 10Nm là tối thiểu => ít nhất phải ra lực xoắn hơn 10Nm (1KgM) thì con ốc mới nhúc nhích.

- Em cần 2 giây mới sãn sinh đủ 10Nm => tối thiểu với lực tay như thế thì ít nhất 2 giây em mới nhúc nhích được con ốc.

- Anh Lý Đức chỉ cần 0,5 giây là sinh ra được 10Nm => anh ta chỉ mất 0,5 giây là con ốc nhúc nhích. Vậy ít ra anh Đức mở con ốc nhanh hơn em tối thiểu 4 lần, nhưng thực tế còn nhanh hơn do lực tay (Nm) anh Đức cũng lớn hơn em.

Do vậy Nm, Hp là hai đại lượng khác nhau nhưng không thể tách rời nhau trong động lực học. Có lực là có moment. Lực phát sinh chuyển động tức liên quan thời gian thành ra đại lượng Hp.

Nếu em nhớ không lầm, 1Hp là đại lượng thể hiện việc nâng một vật nặng 75kg lên đọ cao 1m trong thời gian 01 giây.

Không biết vậy các cụ chịu chưa!
 
Hạng D
18/9/15
2.405
2.774
113
Moment và Công suất thì đâu có thể nói cái nào quan trọng hơn cái nào được ? Có mà cãi nhau cả đời. Ở 1 cái range nào đó vì dụ như người ta cung cấp thông số kỹ thuật vận hành của 1 cái xe là :

- Xe 01: Max 188hp ở 5500 rpm. Max 420 Nm ở 5700rpm.
-Xe 02 : Max 188hp ở 3200 rpm. Max 420 Nm ở 3700rpm

Giảng giải kiểu lý thuyết thì thừa và khô khan lắm . Nhìn 2 dòng trên để đi ra đề bô mua xe mới thì như thế nầy cho dễ :
Cái lề con cỡ 30cm thì xe số 02 làm cái một mà không cần gầm gừ gào rú như anh số 1. Đơn giản là nó không cần vòng tua phải cao , phải đạp tới 5 ngàn 7 vòng ( chắc ồn dữ lắm ) mà chỉ cần nhớm nhẹ là chưa tới 3 ngàn , là cái xe nó trèo qua lề con cao 3 tấc cái một. Vd như vậy , thực tế chả ông điên nào lên lề kiểu vậy đâu , kkk. Nhưng để cho nhanh và dễ hình dung , chứ coi chi ba cái dyno chart vừa mệt vừa khó hiểu , chán òm. Chưa kể cái xe còn ngon , thì chỉnh chọt Ok. Ba cái xe cũ , đừng Lê đại " Hành " là may đời, sức nào mà quan tâm.
 
  • Like
Reactions: LuaCB
Hạng F
7/8/17
7.763
10.777
113
Dông dài rối rắm. Xoắn não các cụ tí.

Moment - Nm - lực cần để di chuyển. Ví dụ: lực cần để vặn con ốc khi tháo bánh xe với cái mỏ lếch (tay đòn) dài mức độ nào đó, thường ghi Nm tức là tay đòn dài 01m.

Hp - mã lực - tốc độ sinh công. Ví dụ như mở con ốc bánh xe phải dùng lực như thế nhưng anh Lý Đức sẽ mở nhanh hơn em hay nói khác đi là tốc độ thay bánh xe của anh Lý Đức nhanh hơn em (điều kiện lý tưởng là lực vặn em và anh Đức bằng nhau). Trong thực tế lực xoắn (Nm) của anh Đức chắc chắn hơn em, Hp (tốc độ sinh công - tốc độ sinh cái NM đó) của anh Đức càng hơn em => Anh Đức thay bánh xe nhanh và mạnh hơn em rất nhiều lần.

Đại khái lại:

- Để mở con ốc ví như cần 10Nm là tối thiểu => ít nhất phải ra lực xoắn hơn 10Nm (1KgM) thì con ốc mới nhúc nhích.

- Em cần 2 giây mới sãn sinh đủ 10Nm => tối thiểu với lực tay như thế thì ít nhất 2 giây em mới nhúc nhích được con ốc.

- Anh Lý Đức chỉ cần 0,5 giây là sinh ra được 10Nm => anh ta chỉ mất 0,5 giây là con ốc nhúc nhích. Vậy ít ra anh Đức mở con ốc nhanh hơn em tối thiểu 4 lần, nhưng thực tế còn nhanh hơn do lực tay (Nm) anh Đức cũng lớn hơn em.

Do vậy Nm, Hp là hai đại lượng khác nhau nhưng không thể tách rời nhau trong động lực học. Có lực là có moment. Lực phát sinh chuyển động tức liên quan thời gian thành ra đại lượng Hp.

Nếu em nhớ không lầm, 1Hp là đại lượng thể hiện việc nâng một vật nặng 75kg lên đọ cao 1m trong thời gian 01 giây.

Không biết vậy các cụ chịu chưa!
Em chỉ biết 1hp= 735w :D
 
  • Like
Reactions: TOYOTA SÀI GÒN