Công Nghệ Mô mén xoắn (Torque)

Hạng B2
19/2/05
121
9
18
Ha Noi
RE: Mô mén xoắn (Torque)

[Moment đại diện cho sức mạnh- và công suất đại diện cho tốc độ.

][/quote]
Em thấy không chính xác lắm !
Như trong công thức tính công suất: Công suất=mômen.tốc độ
Như vậy công suất đã bao gồm cả sức mạnh và tốc độ rùi còn gì hả Bác ?
 
Hạng B2
19/2/05
121
9
18
Ha Noi
RE: Mô mén xoắn (Torque)

Có một cách rất đơn giản để biết được công suất máy là bao nhiêu mà không cần tra trong các tài liệu ! Đó là các Bác chỉ cần xem dung tích xylanh của xe là bao nhiêu.
Thông thường thì 1.0l tương ứng với khoảng (55-80)hps, vì thế ta có thể dễ dàng đoán được khoảng công suất của máy !
 
Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Mô mén xoắn (Torque)

Trích đoạn: vuong_automobil

Có một cách rất đơn giản để biết được công suất máy là bao nhiêu mà không cần tra trong các tài liệu ! Đó là các Bác chỉ cần xem dung tích xylanh của xe là bao nhiêu.
Thông thường thì 1.0l tương ứng với khoảng (55-80)hps, vì thế ta có thể dễ dàng đoán được khoảng công suất của máy !
Đoán thế thì trật lất mất:1.0l tương ứng với khoảng (55-80)hps, sai số đến 50% còn gì.
 
Hạng C
21/11/03
913
6
18
Hà Nội
Visit Site
RE: Mô mén xoắn (Torque)

Để tôi thể hiện trên sơ đồ cho dễ nhìn nhé.

Một cái động cơ có thể tạo ra lực 1N với cánh tay đòn 1m thì có mômen xoắn (torque) là 1Nm.

Mô mén xoắn (Torque)


Nếu cái động cơ này quay với tốc độ 60 vòng/phút hay 1 vòng/s thì trong 1s, quãng đường di chuyển của lực 1N sẽ là 3.14x2m=6.28m. Do đó, công sinh ra trong 1s sẽ là 6.28Nm, nghĩa là công suất là 6.28W.

Bây giờ ta lấy ví dụ cho 1 cái xe oto, có momen xoắn là 100Nm tại 6000vòng/phút (hay 100v/s), tương tự ta sẽ có công sinh ra trong 1s là 100 (v/s) x 2m x3.14 x100Nm = 62800Nm, nghĩa là công suất của xe là 62800W hay 62.8kW.

Dĩ nhiên là nếu động cơ vẫn giữ nguyên được mômen 100Nm ở 3000vòng/phút thì công suất lúc này chỉ là 31.4KW thôi.

Trong thực tế, giao điểm giữa 2 đường thể hiện công suất và mômen không có nghĩa gì cả, vì nó phụ thuộc vào tỷ lệ của trục y nữa. Cái cần quan tâm là động cơ đạt được dải mômen tối đa (ví dụ từ 90-100Nm đối với động cơ nói trên) bắt đầu từ tốc độ vòng quay nào, và duy trì đuợc dải mômen tối đa cho đến vòng quay nào. Nếu động cơ nói trên có momen 100Nm từ 3000v/p cho đến hết vạch đỏ 6000v/p thì là lý tưởng, vì công suất của xe khi đó chỉ phụ thuộc vào vòng quay nữa thôi.

Nhưng trong thực tế thì khi gần đến vạch đỏ, mômen sẽ bắt đầu giảm đi, ví dụ động cơ nói trên chỉ đạt đến 100Nm từ 3000 đến 5000v/p thôi. Sau đó momen giảm dần, đến 6000v/p thì chỉ còn 80Nm. Lúc này công suất tại 5000v/p là 52.33kW, và công suất tại 6000v/p là 50.24kW.

Dưới đây là đồ thị của công suất và mômen.
Mô mén xoắn (Torque)



Thông thường 2 đường này không cùng tỷ lệ trục đứng, để trông cho đẹp hơn
Mô mén xoắn (Torque)


Nhìn trên sơ đồ, ta có thể kết luận động cơ này có mômen xoắn tối đa là 100Nm tại 5000v/p, và công suất tối đa là 52.33kW tại 5000v/p. Một động cơ có cả 2 điểm tối đa nằm gần nhau và gần vạch đỏ như thế này rất phù hợp với các xe du lịch hoặc thể thao, vì nó cho phép đạt lực kéo lớn khi chạy hết ga.

Ngược lại, với các xe địa hình hay xe tải, tốc độ tối đa không phải là mối quan tâm khi thiết kế động cơ, mà lực kéo ở vòng quay thấp mới là quan trọng, vì nó giúp xe có thể leo địa hình hay vượt dốc (dĩ nhiên là tốc độ chậm rồi). Do đó, đồ thị của 1 động cơ xe địa hình hoặc xe tải (và cũng đúng đối với động cơ diesel nữa) sẽ có dạng dưới đây.

Mô mén xoắn (Torque)


Mặc dù có công suất tối đa 53.38kW tại 6000v/p song mômen xoắn đã là 95Nm ngay ở 2000v/p, cho nên xe có thể vượt qua chướng ngại vật mà không cần phải rú ga lên.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
21/11/03
913
6
18
Hà Nội
Visit Site
RE: Mô mén xoắn (Torque)

Hai xe có cùng dung tích xi lanh nhưng lại khác nhau về công suất?

Cái này còn tùy theo công suất tối đa có đạt được tại cùng vòng quay không chứ. Ví dụ cùng 5000v/p thì dĩ nhiên là do momen yếu hơn rồi. Mà nguyên nhân momen yếu hơn thì là do hệ số nén khác nhau, do thiết kế tỷ lệ giữa khoảng chạy và đường kính piston khác nhau, do số van khác nhau, do đường hút khí khác nhau, do đường xả khác nhau, có tăng áp hay không, có hệ thống thay đổi thời gian và mức độ đóng mở van (như kiểu VVT-i) hay không, có hệ thống thay đổi góc đánh lửa và bugi kép hay không v.v và v.v.
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Mô mén xoắn (Torque)

Trích đoạn: thich4banh

Bác ơi cho hỏi tí: Hai xe có cùng dung tích xi lanh nhưng lại khác nhau về công suất là do đâu?
Là do mức dộ" làm việc" chăm chỉ của từng Xy lanh, "làm việc " bao nhiêu lần trong 1 đơn vị thời gian , mỗi lần "làm" thì " Nhậu" bao nhiêu nhiên liệu...!!!hiểu nôm na là Xy lanh đã bị Khí cháy dãn nở của nhiên liệu " Đè" mạnh hay yếu ở các loại động co có khác nhau , bên cạnh đó , cùng dung tích không có nghĩa là cùng độ dài hành trình làm việc , cái nào ốm hơn thì phải đi dài hơn, cái nào Mập hơn thì phải đi ngắn hơn , thế là đặc tuyến tốc độ có khác nhau rùi .CS khác nhau ở những ĐC có cùng Dung tích buồng đốt là " Chuyện thường ngày ở Huyện" ;)
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
8/9/04
14
0
0
RE: Mô mén xoắn (Torque)

Các bác giải thích dễ hiểu quá.

Em hỏi hơi lạc chủ đề về công thức quy đổi giữa 2 đơn vị công suất kW và HP như thế nào (chắc là đã có bài rồi nhưng em tìm mãi mà không được)
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Mô mén xoắn (Torque)

Trích đoạn: car_hunter

Các bác giải thích dễ hiểu quá.

Em hỏi hơi lạc chủ đề về công thức quy đổi giữa 2 đơn vị công suất kW và HP như thế nào (chắc là đã có bài rồi nhưng em tìm mãi mà không được)
1 KW = 1,36 HP