Hạng F
18/5/09
6.240
14
38
chu_bo_doi nói:
sogea nói:
Em cũng làm trong lĩnh vực môi trường nè chú bộ đội

Vậy còn không biết kết hợp để cùng nhau phát triển nữa.
Mà mợ........làm về lĩnh vực nào? tư vấn, thiết kế hay quản lý nhà nước. Mợ làm ở đâu?
Mợ đấy làm ở Trung Tâm Công Nghệ Hóa Màu Trung Uơng đấy.
 
huygb nói:
chu_bo_doi nói:
sogea nói:
Em cũng làm trong lĩnh vực môi trường nè chú bộ đội

Vậy còn không biết kết hợp để cùng nhau phát triển nữa.
Mà mợ........làm về lĩnh vực nào? tư vấn, thiết kế hay quản lý nhà nước. Mợ làm ở đâu?
Mợ đấy làm ở Trung Tâm Công Nghệ Hóa Màu Trung Uơng đấy.
trung tâm này nghe lạ hoắc, nghe giống keo dính chuột quá à
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM​


QCVN 01:2008/BTNMT
</h2> QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA</h2> VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CAO SU THIÊN NHIÊN</h2> National technical regulation on the effluent
of natural rubber processing industry
</h1> [font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
HÀ NỘI - 2008</h1>

[font=".vnarial"] [/font]

[font=".vnarial"] [/font]

[font=".vnarial"] [/font]

[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]

Lời nói đầu

QCVN 01 : 2008/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên biên soạn, Vụ Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]​
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]
[font=".vnarial"] [/font]

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA</h2> VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CAO SU THIÊN NHIÊN</h2> National technical regulation on the effluent
of natural rubber processing industry

1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động chế biến cao su thiên nhiên.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Cơ sở chế biến cao su thiên nhiên là nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng các quy trình sản xuất, chế biến mủ cao su thiên nhiên thành các sản phẩm như cao su khối, cao su tờ, cao su crepe và latex cô đặc làm nguyên liệu để chế tạo sản phẩm cao su.
1.3.2. Hệ số lưu lượng/dung tích nguồn nước tiếp nhận nước thải Kq là hệ số tính đến khả năng pha loãng của nguồn nước tiếp nhận nước thải, liên quan đến lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch và dung tích của các hồ, ao, đầm nước.
1.3.3. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf là hệ số tính đến tổng lượng nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên, tương ứng với lưu lượng nước thải khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải.

1.4. Tiêu chuẩn viện dẫn:
- TCVN 5945:2005 - Chất lượng nước - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
- TCVN 7586:2006 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên.
- TCVN 6773:2000 - Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C x Kq x Kf​
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);
C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại mục 2.2.
Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn nước tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3.
Kf là hệ số lưu lượng nguồn nước thải quy định tại mục 2.4.
Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho chỉ tiêu pH.


2.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải cơ sở chế biến cao su thiên nhiên
Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 1.
<h3>Bảng 1 - Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép</h3> [font=".vnarial"] [/font]
TT</h2>
Thông số
Đơn vị
Giá trị C
A
B
<h2> 1. </h2> pH
-​
6-9​
6-9​
<h2> 2. </h2> BOD[sub]5[/sub] (20 [sup]o[/sup]C)
mg/l​
30​
50​
<h2> 3. </h2> COD
mg/l​
50​
250​
<h2> 4. </h2> Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l​
50​
100​
<h2> 5. </h2> Tổng Nitơ
mg/l​
15​
60​
<h2> 6. </h2> Amoni, tính theo N
mg/l​
5​
40​
Trong đó:
- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Cột B quy định giá trị C của các thông số làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích khác.
Ngoài 06 thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1, tùy theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, giá trị C của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc cột B của Bảng 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5945:2005 - Chất lượng nước – Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.


2.3. Giá trị hệ số lưu lượng/dung tích nguồn nước tiếp nhận nước thải Kq
2.3.1. Giá trị hệ số Kq đối với nguồn nước tiếp nhận nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch được quy định tại Bảng 2 dưới đây.
Bảng 2: Giá trị hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch tiếp nhận nước thải
Lưu lượng dòng chảy của nguồn nước tiếp nhận nước thải (Q)
Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s)​
Giá trị hệ số Kq​
Q £ 50​
0,9​
50 < Q £ 200​
1​
Q > 200​
1,1​

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch tiếp nhận nguồn nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia). Trường hợp sông, suối, kênh, mương, khe, rạch nhỏ không có số liệu về lưu lượng dòng chảy thì áp dụng giá trị Kq = 0,9 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ định đơn vị có tư cách pháp nhân đo giá trị lưu lượng trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong năm để xác định giá trị hệ số Kq.
2.3.2. Giá trị hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây.
Bảng 3: Giá trị hệ số Kq ứng với dung tích hồ, ao, đầm tiếp nhận nguồn nước thải
Dung tích nguồn nước tiếp nhận nước thải (V)
Đơn vị tính: mét khối ( m3 )​
Giá trị hệ số Kq​
V £ 10 x 106​
0,6​
10 x 106 < V £ 100 x 106​
0,8​
V > 100 x 106​
1,0​

V được tính theo giá trị trung bình dung tích hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia). Trường hợp hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị Kq = 0,6 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ định đơn vị có tư cách pháp nhân đo dung tích trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong năm để xác định giá trị hệ số Kq.
2.3.3. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ thì giá trị hệ số Kq = 1,2. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước thì giá trị hệ số Kq = 1.
2.4. Giá trị hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Giá trị hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây.
Bảng 4: Giá trị hệ số Kf ứng với lưu lượng nguồn nước thải.
Lưu lượng nguồn nước thải (F)
Đơn vị tính: mét khối /ngày đêm​
(m3/24 h)​
Giá trị hệ số Kf​
F £ 50​
1,2​
50 < F £ 500​
1,1​
500 < F £ 5000​
1,0​
F > 5000​
0,9​

2.5. Trường hợp nước thải được gom chứa trong hồ chứa nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên dùng cho mục đích tưới tiêu thì nước trong hồ phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6773:2000 - Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi.
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Tần suất lấy mẫu để đo nồng độ các thông số ô nhiễm được xác định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên khi thải ra môi trường không vượt quá các giá trị tối đa cho phép Cmax qui định trong Quy chuẩn này.
3.2. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải cơ sở chế biến cao su thiên nhiên thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
- TCVN 6638 : 2000 (ISO 10048 : 1991) Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
- TCVN 6001 : 1995 (ISO 5815 : 1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD[sub]5[/sub]). Phương pháp cấy và pha loãng;
- TCVN 6179-1 : 1996 (ISO 7150-1 : 1984) Chất lượng nước - Xác định amoni. Phần 1: Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay;
- TCVN 6179-2 : 1996 (ISO 7150-2 : 1986) Chất lượng nước - Xác định amoni. Phần 2: Phương pháp trắc phổ tự động;
- TCVN 6491 : 1999 (ISO 6060 : 1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD);
- TCVN 6492 :1999 (ISO 10523 : 1994) Chất lượng nước - Xác định pH
- TCVN 6625 : 2000 (ISO 11923 : 1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh;
Trường hợp các TCVN soát xét sửa đổi thì ưu tiên áp dụng TCVN mới công bố. Khi cần kiểm soát các thông số ô nhiễm khác, phương pháp xác định theo các TCVN hiện hành.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và mọi tổ chức, cá nhân nhân liên quan đến hoạt động của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên, dự án đầu tư cơ sở chế biến cao su thiên nhiên tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
[font=".vnarial"] [/font]
 
Xử lý rác tại TP.HCM: công nghệ lạc hậu
TTO - Thời gian qua TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong công tác thu gom xử lý rác thải, nhưng nhìn chung các công nghệ xử lý, tái chế rác hiện nay vẫn còn lạc hậu, chưa đảm bảo được các vấn đề về môi trường.


Khu chôn lấp rác rộng 128ha tại khu xử lý rác Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM - Ảnh: Châu Anh
Đó là nhận định của ông Đào Anh Kiệt - giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM, tại hội thảo hợp tác trong quản lý chất thải rắn giữa TP.HCM và thành phố Osaka (Nhật Bản) ngày 16-2.
Theo ông Kiệt, hàng ngày số lượng rác thải phát sinh tại TP.HCM lên đến 6.700 tấn, chưa kể khoảng 1.700 đến 2.250 tấn chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Trong khi nhiều nơi áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý rác như: đốt rác, quản lý rác theo mô hình 3R (Việt Nam gọi là 3T: tiết giảm, tái sử dụng, tái chế) thì tại ở Việt Nam chủ yếu vẫn áp dụng công nghệ chôn lấp.
Trong khi đó, việc phân loại rác tại nguồn mới thực hiện thí điểm tại một số nơi và chưa đạt kết quả như mong muốn.
Toàn TP.HCM hiện chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ hiện đại. Mặt khác, công tác quản lý rác theo mô hình 3R ở Việt Nam mới lại ở công tác vận động, còn thiếu các qui định cụ thể.
Ông Nguyễn Văn Phước - phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường - cho biết sở này cũng đã tìm kiếm những giải pháp, công nghệ tiên tiến để áp dụng cho quá trình xử lý rác trong tương lai. Cụ thể đến năm 2015, TP.HCM sẽ giảm số lượng rác được chôn lấp xuống còn 40%, rác sau khi được phân loại dùng sản xuất phân compost và áp dụng công nghệ công nghệ đốt rác để phát điện.
 
Hạn chế tối đa chôn rác
TT - Tại hội thảo “Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện VN” do Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp VN tổ chức ở Hà Nội ngày 21-10, hiệp hội này đã khuyến cáo “hạn chế áp dụng công nghệ chôn lấp rác” vốn đang được áp dụng phổ biến tại VN.

Phân loại rác trong Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên - Huế) - Ảnh: Quốc Thanh

Theo số liệu khảo sát do các nhà chuyên môn của hiệp hội tiến hành ở các khu vực trên cả nước, khoảng 80% các bãi chôn lấp rác là những bãi thải tự nhiên, không hợp vệ sinh, quy trình chôn lấp không tuân thủ các quy định của quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành, “đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.
Các lựa chọn công nghệ, máy móc xử lý rác cũng được khuyến cáo nên hướng tới tận thu năng lượng (chủ yếu dùng để phát điện) và tái chế rác thải thành những sản phẩm có ích. Khảo sát thực tế ở các vùng miền, GS.TS Nguyễn Hữu Dũng - viện trưởng Viện Môi trường đô thị và công nghiệp VN - nêu khuyến cáo cụ thể: tại các đô thị đặc biệt, loại 1, nên áp dụng công nghệ đốt rác tạo năng lượng (phát điện) hay công nghệ liên hợp xử lý rác thải.
Với các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, GS Dũng cho rằng công nghệ tái chế rác thải thành phân vi sinh, áp dụng lò đốt rác công suất khoảng 300 tấn/ngày, công nghệ đốt rác chuyển hóa thành năng lượng cho liên đô thị theo phương thức công tư kết hợp (PPP) nên được áp dụng ở những khu vực này.
Trong khi đó, khuyến cáo cho những đô thị vùng núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây nguyên, Viện Môi trường đô thị và công nghiệp VN đưa ra ba hướng để cân nhắc: vẫn có thể chôn lấp hợp vệ sinh (lượng rác ít, chi phí thấp, còn đất đai, xa dân cư...), tái chế rác thành phân vi sinh hoặc viên đốt nhiên liệu...
Theo GS.TSKH Nguyễn Văn Liên - chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp VN, hiệp hội sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Xây dựng, bàn thảo các chính sách khuyến khích nhằm kêu gọi đầu tư xử lý rác thải tại mỗi địa phương, kể cả đưa ra các khuyến cáo công nghệ xử lý rác có thể áp dụng...