Hạng D
6/4/09
2.039
21
38
Em cũng làm trong lĩnh vực môi trường nè chú bộ đội
 
MẪU THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
lời nói đầu
Sau khi Luật bảo vệ môi trường (BVMT) được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 10/01/1994, công tác BVMT nói chung, đánh giá tác động môi trường (ÐTM) nói riêng đã được triển khai thực hiện trên địa bàn cả nước. Tuân thủ Luật BVMT, nhiều dự án phát triển đã lập Báo cáo ÐTM và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) hoặc Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định theo quy định hiện hành của pháp luật.
Nội dung chung cần có của một báo cáo ÐTM đã được nêu trong Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về "Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường". Trong quá trình thực hiện, nhu cầu về việc cần có hướng dẫn lập báo cáo ÐTM riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực đặc thù ngày càng trở nên cấp thiết.
Nhằm đáp ứng tình hình trên, được phép của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn các hướng dẫn lập báo cáo ÐTM chuyên ngành. Các hướng dẫn này mang tính hướng dẫn kỹ thuật không chỉ cho việc lập báo cáo ÐTM của các dự án mà còn trợ giúp công tác thẩm định báo cáo ÐTM.
Trước mắt, Cục Môi trường ban hành các hướng dẫn lập báo cáo ÐTM cho tám (08) loại dự án:
1. Phát triển Khu công nghiệp,
2. Phát triển Ðô thị,
3. Công trình Giao thông,
4. Nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát,
5. Nhà máy Nhiệt điện,
6. Nhà máy Dệt - Nhuộm,
7. Nhà máy Xi măng, và
8. Khai thác, chế biến Ðá và Sét.
Cục Môi trường xin giới thiệu các tài liệu hướng dẫn này. Trong quá trình áp dụng vào thực tế, nếu có khó khăn, vướng mắc xin kịp thời phản ánh về Cục Môi trường theo địa chỉ:
Phòng Thẩm định và Công nghệ Môi trường - Cục Môi trường
Số 67 Nguyễn Du, Hà Nội
ÐT: 8224423, Fax: 8223189
CỤC MÔI TRƯỜNG

Chương 1
NHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG
1.1. Mở đầu
Ngành công nghiệp Bia - Rượu - Nước giải khát đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta và là một trong những ngành công nghiệp đặc trưng có nguy cơ ô nhiễm, gây ra các tác động xấu nhất định đối với môi trường xung quanh và sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là do lượng nước thải sản xuất lớn, có chứa nhiều các chất ô nhiễm hữu cơ. Do tính chất gần giống nhau về nguyên liệu, sản phẩm và công nghệ sản xuất Bia, Rượu, Nước giải khát nên nhìn chung tính chất các chất thải, đặc biệt là nước thải của ngành công nghiệp này là tương đối giống nhau.
Theo quy định tại Ðiều 18 Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/ 1993 thì các dự án loại này có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ÐTM) trình nộp cho các Cơ quan Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường để thẩm định.
Do vậy bản hướng dẫn này được biên soạn nhằm trợ giúp việc lập và thẩm định Báo cáo ÐTM đối với các dự án Nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát.
1.2. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nội dung cơ bản của báo cáo ÐTM là dự báo, đánh giá những tác động tiềm tàng trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, tích cực và tiêu cực do việc thực hiện một dự án phát triển có thể gây ra cho môi trường.
Trên cơ sở những dự báo và đánh giá này, đề xuất những biện pháp giảm thiểu (bao gồm quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực.
Ðể đáp ứng mục tiêu này, nội dung cần có của một báo cáo ÐTM dự án Nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát phải bao gồm:
- Mô tả sơ lược về dự án.
- Hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án.
- Dự báo, đánh giá các tác động của dự án đến môi trường khu vực.
- Ðề xuất các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án.
- Chương trình quản lý, giám sát và quan trắc môi trường.
- Kết luận và kiến nghị.
1.3. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
Ðối với các dự án Nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát, việc đánh giá tác động môi trường thường được tiến hành bằng những phương pháp sau đây:
  • Phương pháp liệt kê (Checklists).
  • Phương pháp ma trận (Matrices).
  • Phương pháp mạng lưới (Networks).
  • Phương pháp so sánh.
  • Phương pháp chuyên gia.
  • Phương pháp đánh giá nhanh.
  • Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa.
  • Phương pháp mô hình hoá.
  • Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích.
Chương 2
MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN
Yêu cầu: Nội dung mô tả sơ lược về dự án Nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát phải được trình bày xúc tích, đầy đủ, rõ ràng bằng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu và cần được minh hoạ bằng những số liệu, biểu bảng, bản đồ, sơ đồ ở tỷ lệ thích hợp.
Căn cứ Luật chứng kinh tế kỹ thuật khả thi của dự án, ngoài việc giới thiệu về Cơ quan quản lý dự án, Cơ quan thực hiện dự án, mục tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án..., việc mô tả sơ lược dự án Nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát có thể được thể hiện theo các nội dung dưới đây:
2.1. Ðặc điểm vị trí, quy mô công trình
Trình bày các nội dung về vị trí, đặc điểm của dự án, tổng vốn đầu tư, công suất thiết kế v.v...
2.2. Công nghệ sản xuất
Trong phần này cần làm rõ các nội dung sau:
- Công nghệ sản xuất,
- Thiết bị máy móc, đặc biệt lưu ý trình bày chi tiết về các thiết bị xử lý môi trường (thiết bị xử lý khí thải, thiết bị xử lý nước thải...).
2.3. Các hạng mục công trình và khối lượng xây lắp
- Hệ thống nhà xưởng chính.
- Các công trình phụ trợ.
- Khối lượng các công trình thi công.
2.4. Nhu cầu về năng lượng, nhiên liệu, nước phục vụ sản xuất
- Nhu cầu về năng lượng và phương thức cung cấp,
- Nhu cầu về nhiên liệu và phương thức cung cấp,
- Nhu cầu cấp nước (sản xuất, sinh hoạt) và phương thức cung cấp.
2.5. Nhu cầu và phương thức cung cấp nguyên liệu
Nêu một cách định lượng nhu cầu và kế hoạch và nguồn cung cấp nguyên liệu.
2.6. Tiến độ thực hiện dự án
Nêu lịch trình thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào hoạt động.
Chương 3
KHẢO SÁT, ÐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG nền
Yêu cầu: Môi trường nền là môi trường khu vực trước khi thực hiện dự án và sẽ chịu tác động của quá trình thực hiện dự án. Ðánh giá môi trường nền là quá trình xác định hiện trạng môi trường của khu vực mà dự án dự định sẽ thực hiện. Do vậy, phần nội dung này phải thể hiện được một cách định lượng cao nhất chất lượng của các thành phần môi trường nền khu vực thông qua những số liệu quan trắc, đo đạc các chỉ tiêu môi trường sẽ chịu tác động trực tiếp của dự án trong tương lai. Tránh thu thập thông tin, số liệu quá mức hoặc không cần thiết.
Các số liệu về môi trường khu vực là những căn cứ khoa học để thực hiện ÐTM. Nó quyết định tính đúng đắn của một quá trình đánh giá và các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, tăng cường các tác động tích cực của dự án đối với vùng hoạt động của dự án, cũng như nó là cơ sở để kiểm soát, đánh giá phần tác động tăng thêm do dự án gây ra sau này.
Số liệu môi trường nền cần đạt những tiêu chuẩn chất lượng sau đây:
  • Có đủ độ tin cậy, rõ ràng và phải rõ nguồn gốc xuất xứ. Số liệu này có thể lấy từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau như: các trạm quan trắc (monitoring) môi trường quốc gia và tỉnh, các công trình nghiên cứu khoa học, khảo sát trong nhiều năm đã được công bố chính thức hoặc dự án tự tiến hành khảo sát, đo đạc.
  • Các số liệu, tài liệu phải bao gồm những yếu tố, thành phần môi trường trong vùng chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của dự án.
  • Các số liệu phải được xử lý sơ bộ, hệ thống hoá, rõ ràng giúp cho người xử lý số liệu dễ dàng phân tích tổng hợp, phân chia thành các nhóm số liệu, nhận định đặc điểm của vùng nghiên cứu.
  • Phương pháp đo lường khảo sát phân tích thống kê phải tuân thủ các quy định của các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN) do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành. Trong trường hợp thiếu TCVN có thể sử dụng tiêu chuẩn của nước ngoài có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương tự.
3.1. Các thông số môi trường nền
Việc khảo sát và quan trắc các thông số môi trường phải đạt mục đích thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về các thành phần môi trường vật lý, kinh tế, văn hoá - xã hội... Qua đó có thể đánh giá được hiện trạng môi trường trước khi thực hiện dự án, cũng như dự báo diễn biến môi trường khu vực nếu không thực hiện dự án.
Ðiều cần lưu ý:
  • Chỉ tiến hành thu thập, đo đạc, điều tra các số liệu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở những khu vực có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án và những chỉ tiêu môi trường sẽ bị tác động bởi dự án. Không nhất thiết khảo sát, quan trắc những thông số môi trường không chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của dự án.
  • Phương pháp lấy mẫu và phân tích phải tuân thủ Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
  • Máy móc thiết bị đo lường ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm phải được chuẩn hoá.
Các thông số môi trường và tài nguyên cần khảo sát và quan trắc để xác định điều kiện môi trường nền đối với Dự án nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát có thể được xem xét theo các nội dung gợi ý dưới đây:
Bảng 3.1. Các thông số môi trường và tài nguyên cần khảo sát khi đánh giá môi trường nền đối với dự án nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát.
TT
Môi trường và tài nguyên
Thông số
Phương pháp khảo sát và quan trắc
(1)
(2)
(3)
(4)
I. Ðiều kiện tự nhiên
1.1
Vị trí địa lý
Ðịa danh, toạ độ và địa lý của khu vực thực hiện dự án. Vị trí hành chính và giao thông
Tài liệu dự án hoặc atlat quốc gia
1.2
Ðặc điểm địa hình, địa mạo
Mô tả những đặc điểm địa hình của khu vực dự án một cách chi tiết (núi, đồi, đồng bằng...)
Tài liệu dự án hoặc địa lý, địa chất khu vực
1.3
Ðặc điểm khí hậu, khí tượng, thuỷ văn
- Nhiệt độ
- Lượng mưa, độ ẩm
- Chế độ gió
- Các hiện tượng thời tiết bất thường
- Sông, suối, đầm hồ (lưu lượng chế độ dòng chẩy)
Tài liệu của các trạm khí tượng thuỷ văn khu vực và quan trắc tại hiện trường
II. Ðặc điểm kinh tế - xã hội
2.1
Dân cư - lao động
Chú ý đến tình hình dân cư kiếm sống trong những khu vực thực hiện dự án và chịu tác động của dự án
Theo số liệu thống kê của địa phương và tài liệu điều tra, phỏng vấn khi khảo sát
2.2
Kinh tế
Việc phát triển dự án trong mối liên quan đến Quy hoạch phát triển kinh tế của vùng, tỉnh

2.3
Tình hình xã hội
- Y tế và sức khoẻ cộng đồng
- Bệnh đường hô hấp, đặc biệt silicos
- Mạng lưới và tình hình giáo dục dân trí
- Việc làm và thất nghiệp
Như 2.2
2.4
Văn hoá lịch sử
- Các công trình văn hoá, lịch sử, du lịch có giá trị trong khu vực thực hiện dự án hoặc ở những khu vực lân cận chịu tác động của dự án.
- Thuần phong mỹ tục và phong tục tập quán của dân địa phương có thể có ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án

II. Tài nguyên thiên nhiên
3.1
Tài nguyên đất
- Tổng diện tích đất tự nhiên và chất lượng
- Hiện trạng sử dụng đất (nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, đất ở, sử dụng khác, đất chưa sử dụng)
Như 2.2
3.2
Tài nguyên nước mặt
- Ðặc biệt hệ thống thuỷ văn mặt trong khu vực (sông, hồ, kênh mương)
- Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước mặt trong khu vực
Thu thập thông tin, tư liệu điều tra cơ bản của khu vực và khảo sát, điều tra bổ sung
3.3
Tài nguyên nước ngầm (và nước khoáng)
- Ðặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực (tầng chứa nước, trữ lượng, chất lượng nước ngầm)
- Hiện trạng khai thác và sử dụng
Như 3.2
3.4
Tài nguyên động thực vật
Các số liệu về thảm thực vật và hệ động vật trong khu vực thực hiện dự án. Cần đặc biệt chú ý đến những chủng loại đặc thù của khu vực hoặc có trong sách Ðỏ
Như 3.2
IV. Hạ tầng cơ sở và dịch vụ
4.1
Giao thông
- Ðặc điểm của các tuyến đường giao thông (thuỷ, bộ) có liên quan đến hoạt động vận chuyển của dự án
- Tai nạn, sự cố giao thông
Tài liệu của cơ quan chức năng và quản lý hành chính địa phương
4.2
Dịch vụ, thương mại
Hiện trạng và khả năng cung cấp dịch vụ, thương mại

V. Hiện trạng môi trường vật lý
5.1
Chất lượng đất
- Hàm lượng chất hữu cơ


- Nitơ tổng số
- Phốtpho tổng số
- Ðộ pH
- Các kim loại nặng
- Phương pháp chuẩn độ Mohr sau khi oxy hoá mẫu bằng kali Bicromat
- Phương pháp Kjendahn
- Phương pháp trắc quang
- Máy đo pH
- Quang phổ hấp thụ nguyên tử
5.2
Chất lượng nước mặt, nước ngầm
- Nhiệt độ
- Ðộ pH
- Hàm lượng cặn lơ lửng
- Ðộ đục
- Ðộ dẫn điện
- Tổng độ khoáng hoá
- Oxy hoà tan (DO)
- Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD[sub]5[/sub])

- Nhu cầu oxy hoá học (COD)
- Tổng N
- Tổng P
- Tổng độ sắt (Fe)
- Hàm lượng dầu, mỡ
- Nhiệt kế
- Máy đo pH điện cực thuỷ tinh
- Lọc, sấy ở 105[sup]0[/sup]C
- Máy đo độ đục
- Máy đo độ dẫn điện
- Máy đo độ khoáng
- Winhle hoặc điện cực oxy
- Oxy tiêu thụ sau 5 ngày ở nhiệt độ 20[sup]0[/sup]C
- Oxy hoá bằng K[sub]2[/sub]Cr[sub]2[/sub]O[sub]7[/sub]
- So màu quang phổ khả biến
- Quang phổ hấp thụ nguyên tử
- Sắc ký khí, theo TCVN 5070-1995
- Lọc qua màng và nuôi cấy ở 43[sup]0[/sup]C
5.3.
Chất lượng
- CO



- SO[sub]2[/sub]



- NOx

- H[sub]2[/sub]S
- Bụi lơ lửng tổng số (TSP)

- Bụi lơ lửng có đường kính dưới 10 m m
- Phương pháp sắc ký khí theo TCVN 5972-1995 hay phương pháp thử Folin-Ciocalteur
- Phương pháp Tetracloromercurat (TCM/pararosanilin) theo TCVN 5971-1995
- Phương pháp Griss-Saltman theo ISO 6768/1995
- Phương pháp đo khối lượng, theo TCVN 5067-1995
- Máy đo PM10
5.4
Tiếng ồn
- L[sub]50[/sub]

- L [sub]eq[/sub]
- L[sub]max[/sub]
- Máy đo mức ồn tương đương tích phân.
- nt -
- nt -
5.5
Chấn động
- Gia tốc
- Vận tốc
- Tần số
- Máy đo chấn động
- nt -
- nt -
3.2. Xử lý tài liệu môi trường nền
Số liệu môi trường nền sau khi được thu thập cần phải được xử lý và thể hiện trong báo cáo ÐTM một cách rõ ràng, đơn giản với mức độ càng định lượng càng tốt. Dưới đây là một vài hướng dẫn cụ thể để tham khảo trong khi thực hiện xác định chất lượng của từng thành phần môi trường.
3.2.1. Môi trường đất
Môi trường đất của khu vực thực hiện dự án được đánh giá dựa vào các số liệu điều tra về hiện trạng sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế Các số liệu cần được thể hiện một cách định lượng và có thể lập thành bảng như dưới đây.
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực dự án


Diện tích các loại đất
TT
Mục đích sử dụng
Tổng
I
II
III
Ghi chú
1.
Ðất nông nghiệp





2.
Ðất lâm nghiệp





3.
Ðất ở





4.
Ðất khác






...................






Tổng diện tích đất tự nhiên





3.2.2. Môi trường nước
Như trong bảng 3.1 đã nêu, đối với Dự án Nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát, việc đánh giá chất lượng môi trường nước nói chung, nước mặt và nước ngầm nói riêng căn cứ vào kết quả đo đạc và phân tích mẫu nước tại các điểm lấy mẫu theo các chỉ tiêu đã nêu. Kết quả phân tích chất lượng nước có được thể hiện theo mẫu bảng 3.3, 3.4.
Bảng 3.3. Kết quả phân tích thành phần, tính chất nước mặt
Thời gian lấy mẫu...............................................
Vị trí lấy mẫu: Ðiểm W1
TT
Chỉ tiêu
Ðơn vị
Ðiểm đo/lấy mẫu
Phương pháp lấy


Số 1
Số...
mẫu/thiết bị đo
1​
Nhiệt độ
[sup]0[/sup]C​


2​
pH
-​


3​
BOD[sub]5[/sub]
mg/l​


4​
COD
mg/l​


5​
Hàm lượng căn lơ lửng
mg/l​


6​
Ôxy hoà tan
mg/l​


7​
Ðộ đục
NTU​


8​
Tổng N
mg/l​


9​
Tổng P
mg/l​


10​
Kim loại nặng
mg/l​


11​
Coliform
MPN/
100 ml​


Bảng 3.4. Kết quả phân tích thành phần, tính chất nước ngầm
TT
Chỉ tiêu
Ðơn vị
Ðiểm đo/lấy mẫu
Phương pháp lấy


Số 1
Số...
mẫu/thiết bị đo
1​
pH
[sup]- [/sup]​


2​
Ðộ khoáng hoá (TDS)
mg/l​


3​
Ðộ oxy hoá KMnO[sub]4[/sub]
mg/l​


4​
Ðộ đục
NTU​


5​
Cl[sup]-[/sup]
mg/l​


6​
PO[sub]4[/sub][sup]3-[/sup]
mg/l​


7​
NH[sub]4[/sub][sup]+[/sup]
mg/l​


8​
NO[sub]2[/sub][sup]-[/sup]
mg/l​


9​
SO[sub]4[/sub][sup]2-[/sup]
mg/l​


10​
S Fe
mg/l​


11​
Hàm lượng cặn lơ lửng
mg/l​


12​
Ðộ kiềm toàn phần
mgđlg/l​


13​
Ðộ cứng
mg/l​


14​
Coliforms
MPN/
100 ml​


3.2.3. Môi trường không khí
Hoạt động của dự án có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm môi trường không khí đặc biệt là bụi, khí độc. Do vậy các số liệu khảo sát, đo đạc cần phải được lựa chọn sao cho phản ánh được một cách chính xác và trung thực nhất về chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận (chịu những tác động trực tiếp hay gián tiếp của dự án). Số liệu về môi trường khí hậu có thể được thể hiện theo mẫu trong bảng 3.5 và 3.6 dưới đây.
Bảng 3.5. Số liệu khí tượng
Vị trí điểm đo:.............................................
Ngày đo: .....................................................
Thời gian/địa điểm đo
Hướng gió
Tốc độ gió
Nhiệt độ ([sup]0[/sup]C)​
Ðộ ẩm (%)​
Áp suất (mbar)​
Phương pháp/thiết bị đo




















Bảng 3.6. Chất lượng môi trường không khí
Ðiểm đo: X
Vị trí đo:......................................
Ngày đo:......................................

Thời
Nồng độ các khí độc hại
Phương
gian/địa điểm đo
CO (mg/m[sup]3[/sup])​
NO[sub]2[/sub] (mg/m[sup]3[/sup])​
SO[sub]2[/sub] (mg/m[sup]3[/sup])​
CO[sub]2[/sub] (ppm)​
Bụi (mg/m[sup]3[/sup])​
pháp/
thiết bị đo


































TCVN (để so sánh)​





3.2.4. Tiếng ồn
Ðể đánh giá mức ồn nền, phải tiến hành lựa chọn địa điểm sao cho thật thích hợp để có thể xác định những nguồn gây ra tiếng ồn hiện có trong khu vực đồng thời đánh giá được khả năng lan truyền âm thanh. Ðể thuận lợi cho việc theo dõi, giám sát, vị trí các điểm đo đạc chất lượng môi trường không khí nói chung, tiếng ồn nói riêng phải được thể hiện trên một bản đồ ở tỷ lệ thích hợp.
Kết quả đo đạc tiếng ồn có thể được thể hiện theo mẫu bảng 3.7
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát tiếng ồn
Ðiểm đo: N1
Vị trí đo: ............................................
Ngày đo: ............................................
Thời gian/địa điểm khảo sát
L[sub]aeq[/sub] (dBA)​
L[sub]amax[/sub] (dBA)​
L[sub]50[/sub] (dBA)​
Phương pháp/thiết bị đo
























TCVN



3.2.5. Hiện trạng các điều kiện kinh tế - xã hội
Các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện Dự án và lân cận sẽ chịu những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp nhất định, vì vậy việc khảo sát và đánh giá hiện trạng các điều kiện kinh tế xã hội của khu vực là một vấn đề rất cần thiết.
Nội dung điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện của Dự án có thể tham khảo mẫu bảng 3.8.
Bảng 3.8. Phiếu điều tra kinh tế - xã hội
1. Khu vực điều tra:
- Tên khu vực điều tra:
- Số hộ dân: ..... (hộ). Tổng số dân: ..........(người). Bình quân:........ người/hộ.
- Tỷ lệ tăng dân số trung bình: ................. %.
2. Tình trạng đất đai:
- Tổng diện tích đất:............... (ha). Trong đó đất nông nghiệp: ............. (ha).
- Ðất công nghiệp: ..................(ha). Ðất khác: ....................................... (ha).
3. Tình hình kinh tế:
- Số hộ làm nông nghiệp: .............. (hộ). Phi nông nghiệp: (hộ)
- Số người làm trong các xí nghiệp công nghiệp tại địa phương: (người)
- Thu nhập: Bình quân:......... đ/tháng.
Cao nhất: đ/tháng
Thấp nhất: đ/tháng
- Số hộ giàu: ............................ (hộ). Số hộ nghèo: (hộ)
4. Các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở trong khu vực:
- Cơ quan, Trường học, Viện nghiên cứu: (cơ sở)
- Nhà máy, Xí nghiệp công nghiệp: (cơ sở)
- Bệnh viện, Trạm Y tế: (cơ sở)
- Chợ: ..................... (cơ sở). Nghĩa trang: (cơ sở)
- Ðình, chùa, nhà thờ: (cơ sở)
- Trình trạng giao thông, đường:
+ Ðường đất:........................ %. + Ðường cấp phối: %
+ Ðường bê tông: ........................ %. + Ðường gạch: %
- Tình trạng cấp điện, nước:
+ Số hộ được cấp điện: ............. (hộ). + Số hộ được cấp nước: .......... (hộ)
5. Tình hình sức khoẻ:
- Số người mắc bệnh truyền nhiễm: ....... (người). + Bệnh mãn tính: (người)
- Bệnh nghề nghiệp: (người)
6. Các yêu cầu và kiến nghị của địa phương về vệ sinh môi trường:
Xác nhận của địa phương
Ngày... tháng.... năm
Người điều tra
3.3. Ðánh giá hiện trạng môi trường nền
Dựa vào các số liệu đo đạc, điều tra về các thành phần môi trường nêu trên, tiến hành đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nơi thực hiện dự án Nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát trên cơ sở đối sách với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các tiêu chuẩn khác liên quan của Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp... đã ban hành theo các nội dung sau:
  • Môi trường vật lý: chất lượng nước mặt, nước ngầm, chất lượng không khí, khí hậu, tiếng ồn, chấn động, môi trường đất, tình hình lũ lụt;
  • Tài nguyên sinh vật: động vật, thực vật, sinh thái vùng, bao gồm cả sinh vật dưới nước và sinh vật trên cạn, cần đặc biệt quan tâm đối với động vật hoang dã và thực vật quý hiếm;
  • Tài nguyên đất: hiện trạng sử dụng đất, vấn đề giải phóng mặt bằng;
  • Công trình văn hoá, lịch sử: như là công trình tôn giáo, mồ mả, khu khảo cổ, công trình văn hoá - lịch sử, cảnh quan, du lịch;
  • Kinh tế - xã hội: dân số, nghề nghiệp, mức sống, điều kiện vệ sinh, sức khoẻ cộng đồng v.v...
Chương 4
DỰ BÁO, ÐÁNH GIÁ TÁC ÐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA dự án
Yêu cầu: Phần nội dung cần phải chỉ ra một cách định lượng, toàn diện những tác động tiềm tàng bao gồm những tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và lâu dài, những tác động tiềm ẩn và tích luỹ, những tác động có thể hoặc không thể khắc phục có tiềm năng lớn gây suy thoái, ô nhiễm môi trường khu vực.
4.1. Nguyên tắc đánh giá
ÐTM đối với dự án Nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát trước hết là đánh giá những tác động của dự án đến các yếu tố cảnh quan, môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và các giá trị khác.
Ðây là một trong những chương trọng tâm của báo cáo ÐTM. Nội dung của chương này sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng của báo cáo. Ðánh giá tác động môi trường đối với dự án loại này cần được tiến hành đối với cả ba giai đoạn thực thi dự án:
- Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng.
- Giai đoạn thi công xây dựng nhà máy.
- Giai đoạn vận hành nhà máy.
Cần phải đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường mà trong phương án thiết kế khả thi của dự án đã lựa chọn nhằm điều chỉnh, hoàn thiện hoặc bổ sung các giải pháp mới để đạt được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Trường hợp đặc biệt cần thiết thì đề xuất thay đổi một phần hoặc toàn bộ phương án thiết kế khả thi của dự án.
4.2. Nguồn phát sinh chất thải
Nguồn phát sinh chất thải và do hoạt động của Nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát và tính chất của chúng được trình bày một cách khái quát để tham khảo tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Nguồn gây ô nhiễm của Nhà máy sản xuất Bia - Rượu - Nước giải khát
Chất ô nhiễm
Nguồn gây ô nhiễm
Mức độ, tính chất ô nhiễm
Nước thải
1. Nước rửa nguyên vật liệu
2. Nước thải công nghiệp:
- Nước súc rửa chai
- Nước rửa thiết bị (máy lọc, bồn chứa, thiết bị nạp bia vào chai...)
- Nước thải từ quá trình phân ly cặn và sản phẩm
- Nước thải từ quá trình rơi vãi sản phẩm trong quá trình đóng chai.
3. Nước mưa chảy qua các bãi vật liệu, rác của nhà máy
4. Nước thải sinh hoạt
Nhiều chất hữu cơ, các mảnh vụn hữu cơ
Hàm lượng cặn lơ lửng cao, độ pH cao
Hàm lượng cặn lơ lửng cao, BOD, COD rất cao
Hàm lượng cặn lơ lửng lớn, BOD, COD rất cao


Chứa nhiều đất cát, BOD, COD cao
Khí thải
1. Các loại khí độc do quá trình đốt dầu FO cho các lò hơi
2. Các loại khí do quá trình lên men yếm khí các vật liệu hữu cơ.
3. Khí rò rỉ từ hệ thống máy nén khí.
4. Bụi sinh ra do quá trình vận chuyển và tiếp nhận nguyên liệu
CO[sub]x[/sub], SO[sub]x[/sub], NO[sub]x[/sub].
Mùi hôi

NH3
Chất thải rắn
1 Chất thải từ nguyên liệu, bã thải trong quá trình công nghệ.
2. Chất thải rắn công nghiệp
3. Chất thải rắn sinh hoạt
Các mảnh vụn hữu cơ.
Ðất, cát, mảnh vỡ thuỷ tinh, kim loại, giấy nhãn, bao bì.
4.3. Tác động đến môi trường vật lý
4.3.1. Tác động đến môi trường nước
a. Giai đoạn thi công:
Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chẩy tràn trên bề mặt công trường xây dựng.
- Do tập trung nhiều công nhân xây dựng nên lượng nước thải sinh hoạt (bình quân 60 - 80 lít/người/ngày đêm) thường lớn, song cũng thay đổi theo thời gian và mùa trong năm. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật.
- Nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất cao, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác.
b. Giai đoạn hoạt động của nhà máy
Nước thải sinh ra trong giai đoạn này của dự án chủ yếu là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Nước thải công nghiệp của Nhà máy Bia - Rượu - Nước giải khát bao gồm nước thải từ quá trình phân ly cặn, sản phẩm, nước rửa thiết bị, nước từ các thiết bị lọc bụi, từ các xưởng cơ khí và các khu vực sản xuất khác.
  • Nước thải sản xuất của ngành Bia - Rượu - Nước giải khát mang các tính chất sau:
- Ðộ pH của nước thải ở các bộ phận công nghệ sản xuất dao động và thay đổi khá lớn, từ mức axit mạnh đến kiềm cao (3,0 - 12). Cần lưu ý rằng các cơ sở sản xuất bia chai thường dùng xút (NaOH) để rửa chai. Ðiều này không những làm tăng lượng nước cấp và nước thải mà còn làm độ pH của nước thải cao sẽ gây hạn chế cho hiệu quả xử lý.
- Nước thải chứa hàm lượng các chất hữu cơ (dạng dễ phân huỷ sinh học) cao. Hàm lượng BOD, COD, N, P trong nước thải phụ thuộc và nhiều yếu tố như: lượng nước cấp, tình trạng máy móc, thời gian hoạt động trong ngày v.v... Hàm lượng BOD, COD đặc biệt cao (BOD = 20.000 - 30.000 mg/l, COD = 40.000 - 50.000 mg/l) ở các khâu xả cặn trong các quá trình lên men, nước thải xúc rửa thiết bị lọc, tuy nhiên lượng nước thải này chiếm một tỷ lệ nhỏ (thường từ 5-10%) trong nước thải chung.
- Hàm lượng chất rắn (dạng tổng số, dạng lơ lửng) trong nước thải cao do còn chứa lẫn nhiều xác men, bã. Ngoài ra, các chất này còn là nguyên nhân làm giảm chất lượng nước thải và nước thuỷ vực tiếp nhận nước thải do: giảm hàm lượng DO, tăng độ màu, độ đục cho nước, hình thành các sản phẩm yếm khí: CH[sub]4[/sub], H[sub]2[/sub]S, NH[sub]3[/sub]...
- Nước thải thường có chỉ tiêu ô nhiễm vi sinh vật cao.
  • Nước thải từ quá trình làm nguội thiết bị có lưu lượng lớn nhất. Loại nước thải này chỉ bị ô nhiễm nhẹ nên thường chỉ được làm nguội và cho chẩy thẳng ra nguồn nước mặt khu vực. Tuy nhiên nước xả từ lò hơi lại có độ pH cao và có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, cặn lò không hoà tan, chất vô cơ. Do vậy cần phải tách ra khỏi loại nước làm nguội khác để xử lý.
  • Nước
 
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG Ở VỆT NAM
1. Hoạt động trồng rừng thời kỳ phong kiến
Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, rừng là tài nguyên thuộc sở hữu của các vương triều, chỉ có vua mới có quyền định đoạt, quản lý khai thác rừng, còn đối với người dân thì rừng là của trời cho. Quan niệm này cộng với thực tế rừng núi rộng, xa xôi hẻo lánh, đường sá đi lại khó khăn, phương tiện giao thông thô sơ, nên các vương triều không kiểm soát được rừng. Người dân, nhất là dân miền núi, tự do vào rừng khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt chim thú khi có nhu cầu.
Ở những địa phương rừng có liên quan đến nguồn nước của cộng đồng thôn bản, hoặc liên quan đến tâm linh của một dòng họ, thì rừng được coi là của cộng đồng và có luật tục để bảo vệ, giữ gìn, tu bổ.
Trong thời kỳ này, rừng nước ta còn nhiều về diện tích và giàu về trữ lượng các loại lâm sản. Do dân số còn ít và nhu cầu sử dụng lâm sản chưa nhiều, nên lượng lâm sản và diện tích rừng bị khai thác không đáng kể, ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đời sống của nhân dân. Chỉ đến triều đình nhà Nguyễn mới đặt ra việc trồng cây gây rừng với quy mô nhỏ xung quanh vùng phụ cận kinh đô Huế như:
Vua Minh Mạng ban chiếu chỉ cho quan, dân địa phương trồng dừa ở dải phù sa vùng cửa biển Thuận An thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Vua Tự Đức có sắc chiếu quy định các quan trong triều phải tổ chức dân trồng Thông các khu đồi quanh lăng tẩm, quanh các đền đài, quanh nơi thờ cúng của Hoàng triều.
Ngoài nhà nước, ở một số nơi, một số dân tộc đã có những tục lệ trồng rừng như ở một số tỉnh miền núi phía Bắc trước khi bỏ hoá nương rẫy người dân tiến hành gieo hạt Xoan để tạo rừng mới. Hay đồng bào ở tỉnh Quảng Nam khi sinh con thì trồng cho con một cây Quế. Ở nhiều nơi khác dân đã biết tự trồng cây để lấy quả, lấy dầu thắp sáng, lấy củi, lấy đặc sản, trồng Tre để dùng trong xây dựng. Những phong tục tập quán trên một số nơi vẫn duy trì đến nay.
Tuy vậy, hoạt động trồng rừng vẫn có tính chất lẻ tẻ, quy mô nhỏ, số liệu về kết quả trồng rừng không còn lưu giữ được.
2. Hoạt động trồng rừng thời kỳ thuộc Pháp (1858 - 1945)
Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng - khởi đầu việc đánh chiếm nước Việt Nam. Năm 1884 triều đình nhà Nguyễn ký với Pháp hiệp ước Pa-to-nốt đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến độc lập đã thống trị hàng ngàn năm và xác lập chế độ cai trị mới của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Nhằm mục đích độc quyền quản lý, khai thác tài nguyên rừng để lấy gỗ, lâm sản phục vụ nhu cầu xây dựng công sở và thu thuế lâm sản để tăng thêm ngân sách đáp ứng cho bộ máy thống trị của Nhà nước thuộc địa, người Pháp đã ban hành chính sách xác lập quyền quản lý, sử dụng rừng và đất rừng trên toàn lãnh thổ Việt Nam và toàn Đông Dương.
Những chính sách về lâm nghiệp Nhà nước thuộc địa Pháp đã ban hành là:
- Quy chế lâm nghiệp toàn cõi Đông Dương về cấp giấy phép khai thác, thủ tục trình báo khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản (ngày 31/12/1875).
Hai nghị định về thiết lập các khu rừng cấm (năm 1894).
- Chế độ, thể lệ lâm nghiệp ở Bắc Kỳ (do Nhà nước Pháp ban hành ngày 03/6/1902).
Nghị định về chế độ độc quyền khai thác rừng ở Trung Kỳ do toàn quyền Đông Dương ban hành (ngày 26/8/1914).
- Quy định thể chế săn bắn thú rừng do Nhà nước Pháp ban hành (ngày 07/4/1938).
- Quy định thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt đối với các vụ phạm pháp trong lâm nghiệp trên toàn cõi Đông Dương do Nhà nước Pháp ban hành (Ngày 21/3/1930).
Các chính sách và quy định về lâm nghiệp mà người Pháp đã thực thi tại Việt Nam đã có tác dụng:
Thiết lập lâm phận ổn định lâu dài: xác định diện tích đất lâm nghiệp có rừng và chưa có rừng để trồng rừng sau này, đảm bảo cung cấp nhu cầu gỗ, lâm sản cho nền kinh tế, đảm bảo phòng hộ, cảnh quan văn hoá.
Quản lý bảo vệ lâm phận tạm thời bao gồm các khu rừng trên đất hướng nông. Vừa khai thác gỗ, lâm sản (tạm thời), vừa giữ rừng để che phủ đất, chống xói mòn, giữ độ màu của đất cho đến khi có nhu cầu và có đủ điều kiện để chuyển mục đích sang đất canh tác nông nghiệp.
- Các rừng cấm đều không được khai thác, xem như khu rừng dự trữ của Nhà nước. Toàn bộ nhu cầu về gỗ, lâm sản hàng năm chỉ được bố trí khai thác ở những khu rừng thuộc lâm phận tạm thời là những khu rừng sau này được khai hoang chuyển thành đất nông nghiệp.
Thiết lập các khu trồng rừng ở những nơi rừng nghèo kiệt hoặc đất trống đồi núi trọc. Hoạt động trồng rừng do các hạt lâm nghiệp tổ chức thực hiện.
Kết quả là đã hình thành một số khu rừng trồng cho từng loài cây riêng biệt như rừng trồng Thông mã vĩ ở Đá Chông (Hà Tây), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Yên Lập (Quảng Ninh) và rải rác một số vùng ở Lang Sơn, Phú Thọ; rừng Tếch ở Trung Môn, Na Hang, Chiêm Hoá (Tuyên Quang); rừng Lim xanh ở Phù Ninh (Phú Thọ), Bến Mực (Thanh Hoá); rừng Muồng đen ở Sơn Cẩm (Thái Nguyên); rừng Sao đen ở Sài Gòn; rừng Phi lao ở một số bãi cát ven biển, nhất là ở tỉnh Quảng Bình, đã tạo thành dải rừng phi lao vừa chống cát bay, vừa cung cấp gỗ chống lò cho công ty than Hòn Gai (Quảng Ninh).
Theo tài liệu còn lưu giữ, hoạt động trồng rừng trong những năm từ 1930 đến 1941 là thời kỳ mạnh mẽ và đạt kết quả nhất trong suốt thời gian cai trị của Nhà nước thuộc địa Pháp và đã trồng được 13.700 ha rừng các loại.
Trong gần một thế kỷ đô hộ nước ta, mặc dầu với mục đích khai thác rừng cho nhu cầu cai trị và đưa về chính quốc nhà cầm quyền Pháp đã ban hành và thực thi một số chính sách về lâm nghiệp có nhiều yếu tố tích cực, đã trồng rừng có tính chất thí nghiệm tập trung ở một số vùng cho một số loài cây như ở phần trên đã nêu, đã đào tạo được một số cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp trung, cao cấp, đã nghiên cứu một số đề tài khoa học lâm sinh có giá trị để lại sau này. Tổng kết việc quản lý bảo vệ rừng, năm 1923 Giám đốc Nha thuỷ lâm Đông Dương đã có nhận định đánh giá đăng trên tập san kinh tế Đông Dương như sau: “Khắp nơi rừng cứ lùi mãi, tốc độ các loại rừng bị tiêu hao, tiêu diệt nhanh. Qua thời gian có thể nói rằng nếu số năm tăng theo cấp số cộng, thì tốc độ huỷ diệt rừng lại tăng theo cấp số nhân. Trên những vùng đã mất rừng trơ trụi và rộng mênh mông, đất bị thoái hoá và không còn chút giá trị về mặt canh tác”.
3. Hoạt động trồng rừng thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, ngày 14/11/1945 Chính phủ đã ban hành Nghị định thành lập Bộ canh nông, trong đó có Nha Lâm chính và đến năm 1950 đổi tên thành Nha Thuỷ lâm để đảm trách việc quản lý rừng và đất rừng trong cả nước.
Nha Lâm chính được Chính phủ giao 8 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ “Bảo vệ lâm phận, ngăn ngừa sự tàn phá rừng và sự lạm dụng lâm sản, giữ gìn các khu rừng có quan hệ đến sự điều hoà khí hậu và mực nước trên các triền sông v.v, gây trồng rừng trên các đồi núi hoang vu và ở các khu đất không thể dùng vào việc canh nông được; gây lại các khu rừng đã bị phá huỷ để tăng diện tích rừng cần thiết…”
Ngày 28/6/1946, Bộ Nội vụ và Bộ Canh nông ban hành Thông tư liên bộ số 1303 về việc bảo vệ rừng “cấm ngặt việc đốt phá vô ý thức, việc khai thác lạm dụng rừng…”
Ngày 15/7/1952, Chính phủ ra chỉ thị về cấm phá rừng để bảo vệ giao thông, phục vụ kháng chiến chống Pháp, bảo vệ nhân dân.
Ngày 12/3/1954, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 366-TTg về chính sách trồng cây gây rừng; xác định chính sách đất đai công thổ vào mục đích trồng rừng với chính sách hưởng lợi “ai gây rừng thì được hưởng hoa lợi về cây cối đã trồng.”
Do yêu cầu của cuộc kháng chiến cứu quốc hàng năm Cục quân giới (Bộ Quốc phòng) và các tỉnh Yên Bái, Bắc Giang, Thái Nguyên đã khai thác khoảng 1.000 m3 gỗ lim, gỗ nghiến để sản xuất vũ khí. Riêng năm 1947 vùng tự do ở Bắc Bộ đã khai thác 4.698m3 gỗ tròn, 14.023 ste củi, 80.791 ste nứa phục vụ công nghiệp quốc phòng và tiểu thủ công nghiệp; các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh khai thác 25.765m3 gỗ, 43.981ste củi, 174.217ste nứa.
Năm 1950-1951, các tỉnh liên khu Việt Bắc đã khai thác 8.530 m3 gỗ để sửa chữa và làm cầu phục vụ các chiến dịch Biên giới, Hoà Bình, Tây Bắc. Ở Liên khu IV cũng khai thác gỗ sản xuất tà vẹt để khôi phục đoạn đường sắt Chu Lễ - Thanh Luyện - Hoà Duyệt dài hơn 40 km.
Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, ngành Lâm chính đã phải tổ chức các công trường khai thác gỗ sản xuất tà vẹt để khôi phục và đưa vào sử dụng 73 km đường sắt từ Yên Bái đi Lang Thíp.
Ở Nam bộ phải khai thác gỗ tốt để đóng hàng vạn thuyền ghe lớn nhỏ phục vụ vận tải hàng cho kháng chiến và đời sống nhân dân trong vùng giải phóng.
Do mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn này là kháng chiến giải phóng dân tộc, nên hoạt động trồng rừng thời kỳ này chủ yếu gắn với phong trào vận động nhân dân thi đua sản xuất và tiết kiệm; phát huy tập quán trồng cây lấy gỗ, trồng cây ăn quả, lập vườn rừng vốn là tục lệ trong nhân dân vùng đồi núi để sửa chữa nhà cửa, giải quyết củi đun, cải thiện đời sống nhân dân; trồng cây dọc đường, ven bờ biển để che dấu bộ đội hành quân và che mắt tàu địch, trồng cây bảo vệ các khu căn cứ kháng chiến và xưởng quân giới.
Để giúp nhân dân các địa phương trồng cây gây rừng, cơ quan Lâm chính đã tổ chức nhiều vườn ươm công quản sản xuất cây con; đồng thời cử cán bộ kỹ thuật đến các làng, xã vùng tự do hướng dẫn nhân dân kỹ thuật trồng rừng.
Tháng 3/1954 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư 366-TTg nhận định: ở một vài nơi vùng ven biển khu IV và vùng thượng du đã bắt đầu có phong trào trồng cây gây rừng trên bãi cát, đồi trọc, bãi hoang không thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp. Nhân dân đã thấy rõ những điều lợi của việc trồng rừng để có lâm sản làm củi đun, có lá cây làm phân xanh, chắn cát bay lấp đồng ruộng, giữ mạch nước để có đủ nước cấy cày. Nhưng ở nhiều nơi còn có những đồi trọc bãi hoang, đồi cát có thể trồng cây gây rừng được mà các địa phương chưa chú ý vận động nhân dân trồng.
4. Hoạt động trồng rừng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975)
Đây là thời kỳ đất nước bị chia cắt thành hai miền và có chiến tranh, nên hoạt động trồng rừng gặp nhiều khó khăn.
Ở miền Bắc diện tích rừng trồng trong những năm đầu chỉ vài trăm hecta và chủ yếu là có tính chất thăm dò về kinh tế và kỹ thuật. Ngày 28 tháng 11 năm 1959, trong không khí thi đua chào mừng 30 năm ngày thành lập Đảng chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài "Tết trồng cây" phát động phong trào thi đua trồng cây, trong đó có đoạn "Bên đợt thi đua ấy, chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây. Việc này tốn kém ít mà ích lợi nhiều". Từ năm 1960 tết trồng cây được thực hiện rộng khắp trong các tỉnh miền Bắc. Sau này trở thành phong trào "Tết trồng cây" hàng năm trong cả nước mỗi khi mùa xuân đến. Cũng từ đó công tác trồng rừng ở miền Bắc bắt đầu được đẩy mạnh. Năm 1963 đã trồng được 10.000 ha, cuối thời kỳ chống Mỹ mỗi năm đã trồng được 50.000 ha. Tổng diện tích trồng rừng ở các tỉnh phía Bắc trong giai đoạn này chỉ được 219.000 ha. Nhìn chung trong thời kỳ này mục tiêu trồng rừng không rõ ràng, kỹ thuật còn yếu kém, tỷ lệ thành rừng thấp (chỉ đạt khoảng 30%), chất lượng rừng kém.
Tuy vậy, trong thời kỳ này cũng đã xác định được một số loài cây và kỹ thuật gây trồng, đặt nền móng cho phát triển trồng rừng sau này của nước ta. Trên thực tế đã bước đầu có nghiên cứu về giống và xây dựng rừng giống, đã nhập thử nmột số giống như các giống Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta), Bạch đàn đỏ (E. robusta), Bạch đàn trắng têrê (E. tereticornis), Dương (Populus sp), Dương hoè (Pseudoacacia sp.) để trồng thử, đã có nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng và tạo được một số khu rừng trồng như Mỡ, Bồ đề ở vùng trung tâm Bắc Bộ; Thông mã vĩ, Thông nhựa, Sa mộc ở vùng Đông Bắc; Mỡ, Thông nhựa ở Bắc Trung Bộ; Tre, Luồng ở Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn La; Phi lao ở vùng cát ven biển miền Trung.
Ở miền Nam đã có những nghiên cứu bước đầu về chọn các loài cây lá kim (thuộc các chi Pinus, Cupresus, Calistris) và Bạch đàn (Eucalyptus sp) cho trồng rừng ở vung Đà Lạt, nhâp một số loài keo như Keo lá tràm (Acaciac auriculiformis) cho trồng rừng ở vùng thấp Nam Bộ; Teck, Giáng hương, Thông ba lá cho vùng Buôn Ma Thuộtv.v.
5. Hoạt động trồng rừng thời kỳ đầu sau hoà bình (1976 - 1985)
Năm 1975 miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Mười năm đầu sau khi đất nước thống nhất cả nước đã trồng được 1.054.281 ha rừng. Diện tích trồng rừng hàng năm ngày càng lớn, có năm đạt 160.000 ha. Việc trồng rừng tuy có quy hoạch và có mục tiêu tương đối rõ ràng, song chủ yếu là để phủ xanh, kỹ thuật trồng rừng chưa được cải thiện nhiều. Các chính sách còn mang nặng tính bao cấp, vốn chủ yếu do nhà nước cấp, đơn giá đầu tư thấp, không gắn được trách nhiệm người trồng rừng với kết quả trồng rừng. Quản lý vốn, quản lý kỹ thuật chưa chặt chẽ, đặc biệt không quản lý được giống, chủ yếu sử dụng giống thu hái sô bồ, tỷ lệ thành rừng đạt khoảng 45%, năng suất rừng thấp (dưới 5m3/ha/năm). Về loài cây trồng, các loài trồng chủ yếu được phát triển trong thời kỳ này là Bạch đàn, Tếch, Huỷnh, Lát, Sao, Dầu, Tràm, Đước. Trồng cây phân tán được phát triển, song còn có tính chất quảng canh.
Về công tác nghiên cứu phục vụ trồng rừng đã bước đầu xác định cơ cấu loài cây trồng cho các vùng sinh thái, đã tiến hành nghiên cứu chọn loài và chọn xuất xứ cho Bạch đàn, Thông nhựa, Thông ba lá, Thông caribê, trồng rừng trên điện rộng các loài Bạch đàn, Thông nhựa, Thông mã vĩ, Mỡ, Bồ đề, Sa mộc, Tếch.
6. Hoạt động trồng rừng thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay)
6.1. Giai đoạn 1986-1990
Trong giai đoạn này nước ta đã bước đầu có những đổi mới về đường lối kinh tế có tác động đến trồng rừng. Nhận thức của người trồng rừng đã có nhiều thay đổi, đã thấy được các mục tiêu trồng rừng công nghiệp, về đầu tư và thâm canh, song những chuyển biến đó tác động đến thực tế sản xuất chưa nhiều. Diện tích rừng đã trồng trong giai đoạn này là 629.118 ha, hơn 2 tỷ cây phân tán.
Trong giai đoạn này cũng đã xác định được cơ cấu cây trồng gồm 92 loài cây cho 9 vùng sinh thái. Phương thức trồng rừng thâm canh đã được thực hiện thông qua chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển ở vùng trung tâm Bắc Bộ và một số nơi trồng gỗ trụ mỏ, gỗ cho nguyên liệu giấy. Việc nghiên cứu chọn loài, xuất xứ được tiếp tục phát triển và mở rộng. Các loài cây mọc nhanh có năng suất cao được chú ý gây trồng. Tỷ lệ thành rừng đạt khoảng 60%, năng suất rừng trồng vào cuối giai đoạn này đã tăng lên (đạt khoảng 7m3/ha/năm), trong đó nhiều khu rừng trồng Bồ đề, Mỡ ở Yên Bái, Tuyên Quang đạt 9-10 m3/ha/năm. Nguyên nhân chủ yếu là giống vẫn chưa đạt chất lượng, chọn loại cây trồng sai lập địa, kỹ thuật chưa đảm bảo và đặc biệt là bị chặt trộm nhiều. Nếu không bị chặt trộm năng suất thực tế sẽ cao hơn.
6.2. Giai đoạn 1991-1997
Tiến trình đổi mới mạnh mẽ và mở rộng quan hệ quốc tế, cũng như sự thúc ép về nhu cầu lâm sản, bảo vệ môi trường, chống thiên tai lũ lụt đã buộc mọi người phải quan tâm đến trồng rừng và phục hồi rừng. Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ, cũng như những quan điểm mới trong trồng rừng đã được du nhập vào nước ta. Đặc biệt từ 1993 Nhà nước có chương trình 327 đầu tư trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong 4 năm thực hiện chương trình 327 (1993-1997) nhà nước đã đầu tư 2.287 tỷ đồng, riêng năm 1998 là 320 tỷ đồng. Diện tích rừng đã trồng trong giai đoạn này là 1.242.000 ha.
Những nét nổi bật của giai đoạn này là:
- Về chính sách. Đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích trồng rừng như giao đất giao rừng, khoán bảo vệ rừng, vay vốn ưu đãi cho trồng rừng nguyên liệu giấy và gỗ trụ mỏ.
- Về kỹ thuật. Đã tập trung vào cải thiện giống, xây dựng các khu rừng giống và rừng giống chuyển hoá (từ rừng trồng và rừng tự nhiên). Phát triển công nghệ mô hom, nhiều mô hình canh tác đất dốc, nông lâm kết hợp đã được xây dựng. Trồng rừng kinh tế đã áp dụng các biện pháp chọn tạo giống và nhập một số giống có năng suất cao phù hợp với một số vùng sinh thái chủ yếu; tăng cường các biện pháp kỹ thuật làm đất như làm đất toàn diện, cầy ngầm, tạo bậc thang, bón phân, nông lâm kết hợp; tăng cường các biện pháp chăm sóc bảo vệ rừng trồng.
- Về cơ cấu cây trồng. Đã đưa vào gây trồng các loài có nắng suất cao và có khả năng thích ứng khá như Keo tai tượng, Keo lai (tuy không nằm trong danh mục 92 loài cây trồng rừng). Các loài cây bản địa như Lát, Sao, Dầu, Huỷnh cũng được đưa vào trồng nhiều hơn. Các loài cây ăn quả, cây cho dầu nhựa có tán như cây rừng như Xoan, Nhãn, Vải, Trám, Sở; cây công nghiệp dài ngày như Chè san, Cao su, Điều được đưa vào cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ.
- Về xã hội. Đã chú ý gắn trồng rừng, bảo vệ rừng với phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình. Ngoài nguồn vốn ngân sách cấp để trồng rừng còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay vốn để phát triển vườn rừng, trại rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi.
Nhờ những chuyển biến nói trên mà công tác trồng rừng của Việt Nam có những tiến bộ đáng kể. Rừng trồng đã được đầu tư thâm canh cao hơn. Tỷ lệ thành rừng đạt khoảng 75-80%, chất lượng và năng suất rừng được cải thiện.
Diện tích trồng rừng hàng năm tăng lên đáng kể, từ 125.000 ha/năm trong năm 1992 lên 215.000 ha/năm trong năm 1995, năm 1996 trồng 248.000 ha và năm1997 trồng 227.000 ha. Trong các năm 1991-1995 cũng trồng được 1,610 tỷ cây phân tán.
Vốn trồng rừng được huy động từ nhiều nguồn khac nhau: Vốn ngân sách do nhà nước đầu tư khoảng 60%, vốn viện trợ của các nước và tổ chức quốc tế khoảng 12%, vốn vay ưu đãi 8%, các nguồn vốn khác (vốn liên doanh, vốn các công ty và vốn của dân) là 20%
Đến giai đoạn này đã chấm dứt thời kỳ diện tích rừng bị phá lớn hơn rừng được phục hồi (diện tích rừng bị phá giảm từ 100.000 ha/năm trong giai đoạn trước xuống còn 60.000 ha/năm vào năm 1997).
6.3. Giai đoạn 1998 – 2003
Đây là giai đoạn hoạt động trồng rừng mạnh mẽ nhất và có hiệu quả nhất. Nhờ các chương trình trồng rừng lớn bằng nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn do các tổ chức quốc tế tài trợ mà diện tích trồng rừng trong giai đoạn này đã lên đến 1.762.851 ha, trong đó rừng phòng hộ và đặc dụng là 1.207.829 ha, rừng sản xuất là 555.022 ha.
Nét nổi bật của giai đoạn này là:
- Quốc hội và Chính phủ đã thông qua và phê chuẩn dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661) nhằm hoàn thành phủ xanh đất trống đồi núi trọc vào năm 2010.
- Đã bổ sung nhiều chủ trương chính sách như: (i) Chính sách về tín dụng đầu tư phát triển (Nghị định 43/1999/NĐ-CP); (ii) Chính sách đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý Lâm trường Quốc doanh (Quyết định 187/1999/QĐ-TTg); (iii) Chính sách về giao đất, cho thuê đất Lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp (Nghị định 163/NĐ-CP); (iv) Chính sách về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước ở các cấp về rừng và đất lâm nghiệp (Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg); (v) Chính sách về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp (Quyết định 178/2001/QĐ-TTg); (vi) Chủ tương đơn giản hoá về thủ tục khai thác, vận chuyển, xuất khẩu gỗ rừng trồng;
- Đã chú trọng nhiều vào khâu quản lý kỹ thuật nhằm tạo nên những bước đột phá về năng suất. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có chương trình tăng cường năng lực giống cây trồng, vật nuôi và cây lâm nghiệp. Công tác tuyển chọn, lai tạo, nhân giống bằng mô hom được phát triển, giảm dần việc trồng rừng bằng các giống xô bồ, không rõ nguồn gốc, tăng tỷ lệ giống có chất lượng cao. Đến nay khoảng 70% giống cho trồng rừng sản xuất đã có chất lượng tốt, 50% giống cho trồng rừng phòng hộ được kiểm soát. Trong giai đoạn này tỷ lệ thành rừng đã đạt trên 80%, năng suất rừng trồng đạt 15- 20/m3/ha/năm ở phía Bắc và 20-25 m3/ha/năm ở phía Nam. Nhiều khu rừng thí nghiệm đạt 35-40 m3/ha/năm có khả năng tổng kết đánh giá đưa vào sản xuất. Rừng trồng của một số công ty như Công ty trồng rừng Mang Giang (Gia Lai), Công ty Lâm sản Bình Thuận, Lâm trường Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã đạt 30-35 m3/ha/năm.
- Trồng cây phân tán theo Tết trồng cây do chủ tich Hồ Chí Minh phát động (năm 1960) đã trở thành một tập quán tốt đẹp của dân tộc, đã huy động mọi tầng lớp nhân dân và mọi thành phần kinh tế tham gia trồng cây, trồng rừng; đã xuất hiện hàng vạn hộ trồng cây, trồng rừng giỏi, có mức thu nhập cao.
7. Đánh giá chung
Trong thời kỳ trước năm 1945 mặc dầu có một số rừng công và một số tập quán trồng cây ở một số nơi, song việc trồng rừng ở nước ta về cơ bản chưa được đặt ra. Thời kỳ từ năm 1945 đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì nhiêm vụ chính là kháng chiến cứu quốc giải phóng dân tộc nên hoạt động lâm nghiệp chủ yếu là khai thác rừng còn việc trồng rừng chưa được chú ý đúng mức. Diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam bị suy giảm một cách nhanh chóng từ 14,3 triệu ha năm 1945, tương ứng độ che phủ 43%, đến 1995 chỉ còn 8,25 triệu ha rừng tự nhiên và 1,05 triệu ha rừng trồng, tương ứng với độ che phủ 28%. Cùng với diện tích rừng bị mất, chất lượng rừng còn lại cũng giảm sút; trữ lượng rừng thấp, nhiều loài cây gỗ quý trở nên hiếm, nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng; khả năng cung cấp của rừng không đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của xã hội; năng lực phòng hộ của rừng cũng bị hạn chế, thiên tai bão lụt ngày càng nghiêm trọng.
Trước thực trạng này, việc trồng rừng, phục hồi lại rừng trở thành một mục tiêu quan trọng được Nhà nước, các nhà lâm nghiệp và toàn xã hội quan tâm
Nhiều chương trình trồng rừng bằng nguồn vốn nhà nước và hỗ trợ của các tổ chứcc quốc tế được thực hiên. Diện tích và chất lượng rừng ngày càng được nâng cao. Đến nay thường xuyên có khoảng 2 tỷ cây phân tán, hàng năm có khả năng cung cấp 5 triệu mét khối gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu và 15 triệu mét khối củi phục vụ cho xây dựng nông thôn, làm dăm xuất khẩu, giải quyết nhu cầu gỗ củi tại chỗ, giảm sức ép đối với rừng tự nhiên. Ngoài ra, còn góp phần phòng hộ môi trường, cân bằng sinh thái.
Tuy vậy hoạt động trồng rừng trong thời gia qua cũng còn bộc lộ một số nhược điểm là:
-Tốc độ trồng rừng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chiến lược đề ra.
- Năng suất rừng có được cải thiện nhưng bình quân vẫn còn thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, rừng sản xuất chưa vượt qua mức bình quân 15 m3/ha/năm trên phạm vi toàn quốc. Diện tích trồng thâm canh còn ít, nhiều loài cây trồng chưa được nghiên cứu và chưa xây dựng được quy trình gây trồng, một số giống trồng rừng chưa bảo đảm chất lượng, việc quản lý giống còn yếu.
- Rừng trồng vẫn còn phân tán, manh mún, chưa tạo được những khu rừng công nghiệp tập trung và các khu rừng phòng hộ lớn ở vùng xung yếu.
- Việc giao đất giao rừng cho dân không có kế hoạch đã làm cho đất đai bị xé nhỏ, khi cần quy hoạch hay thực hiện dự án lại không có đủ đất theo yêu cầu.
- Nguồn vốn đầu tư cho trồng rừng hàng năm còn thấp Đơn giá trồng rừng thấp (đơn giá trồng rừng ở chương trình 327 chỉ bằng một phần ba so với yêu cầu). Dự án 661 mới chỉ đạt một nửa so với yêu cầu. Vốn vay tín dụng lãi suất còn cao, các thủ tục vay còn khó khăn, không được ứng trước để chuẩn bị giống cây con, vật tư kịp thời vụ trồng rừng.
- Giá bán gỗ nguyên liệu thấp, qua quá nhiều buôn bán trung gian đã hạn chế người dân đầu tư cho trồng rừng.
- Những chính sách hiện có vẫn chưa đủ để kích thích trồng rừng, Các chính sách về khai thác, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu gỗ rừng trồng không ổn định, làm cho các nhà đầu tư không yên tâm đầu tư vào trồng rừng.
- Trồng cây phân tán có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây ít được ngành và Nhà nước quan tâm đúng mức.
 
MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TRỒNG RỪNG LỚN Ở VIỆT NAM
1. Các chương trình trồng rừng do nhà nước đầu tư
1.1. Chương trình trồng rừng phòng hộ 327
Chương trình 327 được thực hiện theo quyết định số 327-QĐ ngày 15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi " Một số chủ trương, chính sách sử dụng rừng, đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước". Tham gia thực hiện chương trình là các ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản với các hoạt động định canh định cư và điều chuyển dân cư đến các vùng kinh tế mới. Đây là chương trình có quy mô lớn, được thực hiện theo các dự án.
- Lâm-nông-công nghiệp, lấy sản xuất lâm nghiệp làm trọng tâm
- Nông-lâm-công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm
- Định canh định cư theo từng xã, thôn bản, lấy mục tiêu xã hội làm chính
- Xây dựng vùng kinh tế mới ở vùng bãi bồi ven biển và đất hoang hoá ở đồng bằng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Đến 12/9/1995, bằng quyết định 556-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giới hạn chương trình 327 thành chương trình quốc gia về " bảo vệ, khôi phục rừng phòng hộ, rừng đặc dụng". Vì thế việc đầu tư khôi phục rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chỉ thực sự được triển khai đúng nghĩa trong hai năm 1996 - 1997, trước khi chương trình này trở thành một bộ phận của Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng.
Chương trình này được điều hành và triển khai theo một thiết kế tổng quát là:
Một là:
+Được thực hiện theo các dự án đầu tư dựa trên quy hoạch các khu rừng phòng hộ đầu nguồn (lưu vực sông - hồ đập), ven biển, môi trường sinh thái và rừng đặc dụng. Mỗi dự án có khoảng 10.000 ha, bao gồm 2 loại là:
+ Dự án bảo vệ rừng (chủ yếu là rừng tự nhiên hiện còn, bình quân 40-50 ha/hộ, sao cho hộ có đủ lương thực ăn, không đốt rẫy; đồng thời giao quyền sử dụng đất cho mỗi hộ (1,5-2 ha/hộ) và cho vay không lấy lãi để hộ làm 0,5 ha vườn trồng cây ăn quả và 1-1,5 ha trồng cây công nghiệp (Chè, Cà phê, Cao su, Điều, v.v.).
+ Dự án trồng rừng (chủ yếu ở vùng đồi núi trọc) mỗi hộ được giao khoán 6-8 ha đất trồng rừng để trồng trong 2-3 năm, đồng thời được giao quyền sử dụng đất có khả năng làm nông nghiệp để làm 0,5 ha vườn, 1-1,5 ha trồng cây công nghiệp bằng vốn vay không lấy lãi và tiền thu nhập từ trồng rừng.
Nội dung của 2 loại dự án này là trong 3-4 năm đầu hộ nông dân được hưởng kinh phí từ công bảo vệ rừng, trồng rừng và được vay không lãi suất để làm kinh tế hộ, từ năm thứ 5 khi cây nông nghiệp cho thu hoạch, hộ nông dân đã có sơ sở kinh tế hộ vững chắc, thì không tác động vào rừng.
Như vậy cách triển khai dự án theo phương thức lâm - nông là 3-4 năm đầu lấy lâm để phát triển nông, sau đó lấy nông để giữ lâm lâu dài.
Hai là:
+Lấy hộ nông dân làm lực lượng thực thi dự án. Mục tiêu chủ yếu là phát triển kinh tế hộ nông dân một cách ổn định, thể hiện qua các mặt:
+ Về rừng: Hộ nông dân trồng rừng được hưởng công trồng, chăm sóc rừng theo đơn giá; cơ cấu rừng phòng hộ bao gồm 40% cây phòng hộ giữ lâu dài, 60% cây phù trợ mọc nhanh được hưởng khi khai thác.
+ Về nông nghiệp: Hộ nông dân được nhà nước cho vay không lãi để làm kinh tế vườn, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi.
Ba là:
+Tổ chức tốt các dịch vụ về giống, vốn, kỹ thật và tiêu thụ sản phẩm của chủ dự án. Chủ dự án có đội ngũ kỹ thuật khuyến lâm, khuyến nông, có trạm giống vườn ươm, đưa giống mới đến hộ, quy hoạch cơ cấu cây con cho vùng dự án, đồng thời bao tiêu sản phẩm, chế biến tiêu thụ cho hộ nông dân.
Nhiều dự án nhỏ triển khai theo mô hình thiết kế tổng quát trên đây đã mang lại kết quả tốt. . Nhờ thế mà 1,6 triệu hecta rừng phòng hộ đã được giao khoán bảo vệ, 409 ngàn hecta rừng đã được khoán khoanh nuôi tái sinh, đã được trồng mới 543 ngàn hecta rừng, 83.600 ha cây công nghiệp, 39.800 ha cây ăn quả. Những khó khăn tồn tại làm hạn chế kết quả thực hiện chương trình là:
Việc quy hoạch đất đai chưa rõ, chưa đúng quy hoạch phòng hộ; dẫn đến việc giao đất, khoán rừng không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, dân không yên tâm.
Chỉ đạo cấp trung ương thường áp đặt về các mặt: mật độ và cơ cấu cây trồng, đơn giá đầu tư... làm cho chủ dự án và hộ thành viên khó thực hiện.
Cơ chế quản lý vốn chưa thông thoáng, việc xây dựng rừng không thể thực hiện theo quy định đầu tư xây dựng cơ bản tại nghị định 42-CP của Chính phủ, nhất là trong điều kiện đầu tư đến hộ đồng bào dân tộc.
- Cơ cấu vốn đầu tư bố trí hàng năm không đúng như thiết kế đầu tư cho một dự án lâm - nông - công nghiệp, lại biến động qua các năm.
Suất đầu tư và thời gian đầu tư trồng rừng phòng hộ không theo quy trình kỹ thuật và áp dụng suất đầu tư bình quân, lại rất thấp (2,4 triệu đồng/ha), chỉ bằng 68% theo quy định.
- Giống cây trồng phần lớn là giống xô bồ, yêu cầu trồng rừng phòng hộ bằng cây bản địa nhưng giống chưa được khảo nghiệm.
Vì vậy, trồng rừng và chăm sóc rừng không đúng quy trình kỹ thuật, chất lượng rừng chưa tốt, trồng rừng không đúng nơi quy hoạch phòng hộ xung yếu.
1.2. Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng (gọi tắt dự án 661)
Dự án này được ban hành theo quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 nên còn có tên là Dự án 661).
Dự án có 3 mục tiêu chính là:
- Đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chú trọng bảo vệ vốn rừng hiện có và trồng rừng mới, phát huy có hiệu quả chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái và phát huy tính đa dạng sinh học, tạo điều kiện cho phát triển rừng bền vững của đất nước, đưa độ che phủ lên trên 40% diện tích đất của cả nước.
- Tạo ra vùng nguyên liệu gắn với sự phát triển của công nghiệp chế biến lâm sản
- Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất và ổn định đời sống, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Nội dung chủ yếu của dự án là:
Trồng 2 triệu hecta rừng phòng hộ, đặc dụng, bao gồm:
+ Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng (có trồng bổ sung) 1 triệu hecta;
+ Trồng mới 1 triệu ha;
Trồng 3 triệu hecta rừng sản xuất, bao gồm:
+ Trồng rừng sản xuất bằng cây lâm nghiệp 2 triệu hecta (1,6 triệu hecta gỗ nguyên liệu công nghiệp 100.000 hecta gỗ trụ mỏ; 200.000 hecta cây dặc sản; 100.000 hecta gỗ lớn );
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả 1 triệu ha.
- Thời giam thực hiện dự án từ 1998 đến 2010
- Vốn ngân sách đầu tư 6.000 tỷ đồng chủ yếu cho trồng rừng phòng hộ và đặc dụng, hỗ trợ cho trồng rừng sản xuất bằng các loài cây gỗ lớn có chu kỳ trên 30 năm; cho xây dựng hạ tầng quản lý dự án; nghiên cứu khoa học; khuyến lâm; cho giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. . Vốn tín dụng, vốn của các dự án quốc tế, liên doanh với nước ngoài, của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân đầu tư cho trồng rừng sản xuất 36.000 tỷ đồng.
Kết quả thực hiện dự án trồng rừng 661 từ năm 1998 đến năm 2003 được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Diện tích trồng rừng theo dự án 661 từ 1998 đến 2003
Chỉ tiêu
Kế hoạch
1998-2010 (ha)
Kế hoạch
1998-2003 (ha)
Thực hiện
1998-2003 (ha)
% So với kế hoach chung
Cả dự án
5.000.000
1.713.223
34,26
1. Rừng phòng hộ, đặc dụng
2.000.000
949.144
1.196.594
59,83
- Trồng mới
1.000.000
496.803
497.594
49,76
- Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh
1.000.000
452.341
699.000
69,9
2. Rừng sản xuất
3.000.000
516.629
17,22
- Nguyên liệu công nghiệp
2.000.000
443.833
22,19
- Cây CN dài ngày, cây ăn quả
1.000.000
72.796
72,80
Để thực hiện dự án 661, Nhà nước đã đưa ra một loạt các chính sách, bao gồm các chính sách về đất đai, đầu tư và tín dụng, hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm, thuế, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện dự án, về đầu tư nước ngoài và về khoa học công nghệ.
Qua bảng trên cho thấy theo kế hoach chung thì mỗi năm phải trồng khoảng 426.500 hecta, song sau 6 năm mới trồng được 1.713.223 (mỗi năm chỉ trồng khoảng 200.000 ha), chỉ đạt 34,26% kế hoạch. Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng do vốn ngân sách cấp, nên sau 6năm đã đạt trên 50% kế hoạch, trong 7 năm còn lại có đủ khả năng hoàn thành mục tiêu của dự án.
Rừng sản xuất được triển khai quá chậm, sau 6 năm mới đạt 17,2% kế hoạch. Nếu không có biện pháp tốt sẽ không thể hoàn thành được vào năm 2010.
• Những ưu điểm của quá trình thực hiện dự án:
- Đối chiếu với mục tiêu đề ra, cho thấy dự án đã đẩy nhanh được tốc độ phục hồi rừng, tạo rừng mới, nâng cao độ che phủ của rừng, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở vùng miền núi, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo cao. Dự án cũng góp phần không nhỏ vào giải quyết công ăn, việc làm, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo;
- Đã tạo nên sự chuyển biến về nhận thức sâu sắc, rộng rãi hơn về trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng; về vai trò, tác dụng của rừng đối với đời sống kinh tế, xã hội và môi trường;
- Đầu tư của Nhà nước đối với trồng rừng phòng hộ và đặc dụng tương đối đáp ứng với tiến độ đề ra. Vì vậy diện tích rừng phòng hộ bằng khoanh nuôi và trồng mới tăng nhanh;
- Trong quá trình thực hiện dự án, Nhà nước đã điều chỉnh và bổ sung nhiều chính sách tạo điều kiện cho dự án thực hiện thuận lợi hơn, như điều chỉnh về suất đầu tư trồng rừng từ 2,5 triệu đồng/ha lên 4 triệu đồng/ha; ban hành chính sách hưởng lợi; tạo cơ chế thông thoáng trong khai thác, lưu thông, xuất khẩu gỗ rừng trồng; chú trọng đến đẩy mạnh trồng rừng sản xuất là một khâu yếu trong quá trình thực hiện dự án;
- Đã chú ý đến nghiên cứu, đầu tư xây dựng mô hình, tạo thuận lợi đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
• Những tồn tại và nguyên nhân:
Tồn tại chính vẫn là chưa thực hiện được kế hoach như dự án đề ra
Nguyên nhân chủ yếu là:
- Về khách quan. Đầu tư cho trồng rừng đòi hỏi lớn, chu kỳ kinh doanh dài, rủi ro cao, năng suất và hiệu quả có thể thấp, nên không gây được chú ý của các nhà đầu tư.
- Về chủ quan. Mặc dầu đã có nhiều cố gắng để khắc phục tình trạng trên để nâng cao hiệu quả, năng suất rừng trồng, nhưng vẫn chưa đủ để tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Năng suất rừng trồng tuy đã tăng so với giai đoạn trước, nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, chưa giải quyết tốt khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm;
- Trong chỉ đạo thực hiện chỉ chú ý tới phần vốn ngân sách đầu tư cho trồng rừng phòng hộ và đặc dụng, còn rừng sản xuất mặc dầu chiếm khối lượng lớn nhưng bị thả nổi, không ai chú ý kể cả Trung ương lẫn địa phương. Gần đây mới được quan tâm, nhưng sự quan tâm này đòi hỏi phải có những biện pháp thật cụ thể, chỉ đạo quyết liệt;
- Chưa giải quyết được đất đai giành cho trồng rừng;
- Vốn đầu tư cho trồng rừng còn thấp, đơn giá thấp, nên không có khả năng thâm canh cao. Vốn vay còn hạn chế, lãi suất còn cao, không được vay trước để chuẩn bị cây con, vật tư kịp thời;
- Nghiên cứu khoa học còn chậm so với yêu cầu của sản xuất, chưa tạo được bước đột phá nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng;
- Chưa giải quyết tốt khâu chế biến tiêu thụ sản phẩm rừng trồng. Các nhà máy chế biến hoạt động chưa hiệu quả, giá thành cao. Mặc dù Nhà nước đã phá vỡ rào cản khai thác với lưu thông, tiêu thụ gỗ rừng trồng, nhưng ở một số địa phương lực lượng kiểm lâm vẫn gây khó khăn trong tiến trình này;
- Vốn xây dựng các dự án quốc tế, các dự án liên doanh làm chậm, đặc biệt là việc giải ngân.
Vì thế cần có chỉ đạo quyết liệt hơn, tập trung hơn đối với trồng rừng sản xuất
- Về đất đai.
+ Nhà nước cần có chính sách công nhận lâm phận quốc gia và quy hoạch phân chia 3 loại rừng;
+ Cần có biện pháp thu hồi đất đai lấn chiếm trái phép, giải quyết tốt vấn đề đền bù để giành quỹ đất cho trồng rừng tập trung;
+ Mạnh dạn chuyển đổi những diện tích khoanh nuôi không thành công, những diện tích rừng non, rừng nghèo kiệt năng suất thấp sang trồng rừng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn;
- Về vốn.
+ Giảm lãi suất vay để trồng rừng sản xuất;
+ Cho phép dự án được tự xây dựng đơn giá phù hợp để đầu tư thâm canh cao hơn trước đây nhằm đạt năng suất hiệu quả tăng gấp đôi;
- Về nghiên cứu khoa học: cần tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu lai tạo giống mới, nhập giống, kỹ thuật thâm canh ở trình độ cao hơn;
- Rừng phòng hộ cũng có khả năng sản xuất gỗ và các lâm sản, vì vậy cần đầu tư thâm canh ở mức độ phù hợp. Không nên quá cứng nhắc trong việc qui định trồng rừng cây bản địa, vì khó thành công. Chỉ trồng các loài cây bản địa mọc tương đối nhanh và nắm vững kỹ thuật bảo đảm gây trồng thành công;
- Đánh giá lại việc hạn chế khai thác rừng tự nhiên để xác định khối lượng khai thác hợp lý trong giai đoạn hiện nay nhằm tạo vốn giành cho trồng rừng, đồng thời với việc này cần xem xét lại việc chuyển đổi các Lâm trường thành ban quản lý. Nên để tổ chức Lâm trường làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, thực hiện các dự án kinh doanh tổng hợp, như vậy sẽ có hiệu quả hơn, bảo vệ rừng tốt hơn.
2. Các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ
2.1 Các dự án trồng rừng PAM
PAM là tên viết bằng tiếng Pháp của Chương trình lương thực thế giới (Programme Alimentaire Mondial). Chương trình này cũng có tên viết tắt bằng tiéng Anh là WFP (Wold Food Programme). Mặc dầu vậy chúng ta vẫn quen gọi là "dự án". Từ năm 1997 đến nay, ngành Lâm nghiệp Việt nam đã nhận được nguồn viện trợ của PAM thông qua 7 dự án Lâm nghiệp với trên 327.000 tấn lương thực tương đương với 102 triệu USD và một số vật tư ngoài lương thực để trồng hơn 460.000 ha rừng các loại tại 23 tỉnh gồm 140 huyện và gần 2.000 HTX với trên 700.000 hộ gia đình tham gia. Các dự án PAM đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở những vùng xa xôi, hẻo lánh đời sống có nhiều khó khăn, tạo nên những khu rừng kinh tế, phòng hộ, phong cảnh, góp phần to lớn vào việc xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân và đặc biệt đã tạo lập được nghề rừng nhân dân.
Hoạt động của các dự án PAM tập trung vào các nội dung:
• Cung cấp lương thực hoặc cây giống có chất lượng, vật tư phân bón v.v. cho nông dân để họ trồng cây trên đất trống đồi trọc được giao theo hướng bền vững.
• Tăng cường năng lực cho cộng đồng tham gia tổ chức, phát triển và cải tiến công tác quản lý rừng.
• Tăng cường hệ thống phổ cập cấp làng để đảm bảo các hoạt động Nông - Lâm nghiệp được duy trì phát triển bền vững ngay cả khi kết thúc các nguồn tài trợ từ bên ngoài.
• Hình thành và trợ giúp thành lập quỹ tín dụng quay vòng nông thôn để làm tăng các sản phẩm và thu nhập, đặc biệt cho phụ nữ và các gia đình nông dân nghèo, khuyến khích sự tham gia của phụ nữ và sự bình đẳng của họ trong quản lý.
• Tăng cường công tác quản lý về chính sách, đầu tư vốn, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thông tin về thị trường và tuyên truyền động viên mọi tầng lớp tham gia vào hoạt động lâm nghiệp xã hội.
Nguồn viện trợ của PAM đối với ngành Lâm nghiệp Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn:
2.1.1. Giai đoạn 1977 – 1981
Giai đoạn này có hai dự án là: (i) Dự án 2278 "Phục hồi rừng thông tại Đà Lạt - Lâm Đồng" (1977 - 1980), (ii) Dự án 2396 "Bảo vệ đất nông nghiệp bằng việc trồng lại rừng trên các cồn cát, đụn cát tại Bình-Trị-Thiên và Quảng Nam-Đà Nẵng" (1978 - 1981). .
Hai dự án có tổng số vốn đầu tư 34.208.000 Đô la Mỹ, đã trồng được 127.000 ha rừng gồm 7.000 ha Bạch đàn, 71.250 ha Thông, 48.750 ha Phi lao.
2.1.2. Giai đoạn 1986 - 1997
Giai đoạn này việc quản lý, sử dụng nguồn lương thực của PAM được thực hiện theo phương thức ngành Lâm nghiệp trực tiếp tiếp nhận, quản lý, phân phối, chỉ đạo việc sử dụng lương thực phục vụ cho công tác trồng rừng. Lực lượng thực hiện dự án chủ yếu là hộ gia đình (bước đầu chuyển nghề rừng quốc doanh sang nghề rừng nhân dân).
Trong giai đoạn này có bốn dự án là:
- Dự án 2780 (1986 - 1989)
Bảo vệ đất nông nghiệp bằng cách trồng rừng trên các đồi cát tại các tỉnh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên và Quảng Nam -Đà Nẵng.
Dự án có tổng số vốn đầu tư: 13.585.000 Đô la Mỹ, đã sử dụng gần 20 triệu ngày công lao động, huy động 30.000 hộ gia đình tham gia với gần 250.000 người tham gia, đã trồng được 68.690 ha rừng tập trung (gồm 13.020 ha rừng Bạch đàn, 33.670 ha rừng Thông, 22.000 ha rừng Phi lao), chăm sóc 105.272 ha rừng trồng, xây dựng 350 km đường lâm nghiệp, 180 km đường ranh cản lửa, đào tạo phổ cập cho 412 người.
- Dự án 4126/Q (1990 - 1991)
Dự án này nhằm hạn chế những thiệt hại do bão lụt gây ra tại các tỉnh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên và Quảng Nam - Đà Nẵng, nhanh chóng khắc phục hậu quả của những cơn bão, ổn định cuộc sống cho người dân trong vùng sau bão lũ, phục hồi cảnh quan môi trưòng. Các đai phi lao ven biển được trồng đã phát huy tác dụng phòng hộ tích cực cho nhân dân trong vùng.
Dự án có tổng số vốn đầu tư 1.397.340 Đô la Mỹ, đã trồng đựoc 6.970 ha rừng tập trung, gồm 500 ha Thông, 3.000 ha Bạch đàn, 3.000 ha Phi lao, 470 ha các loài cây khác.
- Dự án 3352 (1989 - 1993)
Phát triển lâm nghiệp tại các tỉnh Hà nội, Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phú và Bắc Thái.
Dự án 3352 được thực hiện ở những nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như dân tộc Mường (Hoà Bình), Tày (Bắc Thái, Vĩnh Phú), dân tộc Dao (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) nhằm hạn chế việc đốt rừng làm rẫy của đồng bào dân tộc, chuyển ho thành người trồng rừng trên mảnh đất của mình. Dự án đã huy động 97.000 hộ gia đình tham gia trồng rừng với tổng số công là 24 triệu công, tương đương với 400 ngàn người phần lớn là đồng bào dân tộc. Đến nay những đồi cây, hàng cây, rừng cây đã phát huy hiệu quả phòng hộ, cảnh quan, môi trường và kinh tế trong nhân dân trong vùng.
Dự án có tổng số vốn đầu tư 17.131.200 Đô la Mỹ, đã trồng 70.000 ha rừng tập trung, 11.000 ha rừng phân tán, chăm sóc 106.405 ha rừng trồng, xây dựng 354 km đường lâm nghiệp, 10 km băng cản lửa, đào tạo phổ cập cho 433 người.
- Dự án 4304 (1992 - 1997)
Trồng lại rừng tại các tỉnh ven biển miền trung Việt Nam tại 13 tỉnh (Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam- Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và Bình Thuận) gồm 68 huyện, 728 HTX, 212 ngàn hộ gia đình. Thu hút 400 ngàn người với gần 32 triệu ngày công. Tổng số vốn đầu tư là 20,341,500 Đô la Mỹ. Kết quả thực hiện dự án đã trồng được 125.000 ha rừng tập trung, chăm sóc 212.117 ha rừng trồng, đào tạo phổ cập 2.000 người
Ngoài nguồn giống cây Lâm nghiệp, dự án còn hỗ trợ cây ăn quả cho các gia đình. Qua kết quả thực hiện dự án khẳng định vai trò của hộ gia đình trong việc sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, khẳng định vai trò, vị trí của nghề rừng nhân dân trong sự nghiệp phát triển lâm nghiệp,
2.1.3. Giai đoạn 1997 – 2000
- Dự án 5322 (1997 - 2000)
Xây dựng năng lực phát triển lâm nghiệp hộ gia đình tại 5 tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh) gồm 22 huyện, 157 xã, 940 làng với 51.000 hộ gia đình tham gia, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa.
Dự án đã viện trợ 41.613 tấn lương thực (tương đương với 15,8 triệu USD) và một số vật tư ngoài lương thực. Kết quả thực hiện dự án đã trồng được 51.000 ha rừng, 940 mô hình trình diễn, xây dựng 150 km đường lâm nghiệp, 100 km đường ranh cản lửa, đào tạo 2.040 phổ cập viên nông dân, lập 940 quĩ tín dụng quay vòng thôn bản.
Dự án đã góp phần đẩy mạnh sản xuất lương thực, nâng cao thu nhập,cải thiện đời sống người dân, góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo cho người dân các tỉnh vùng Đông Bắc nước ta.
2.2. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật của UNDP
Nhằm nâng cao năng lực quản lý và điều hành các dự án do PAM tài trợ Chính phủ Việt Nam và Chương trình lương thực thế giới đã cho thực hiện các Dự án hỗ trợ kỹ thuật VIE/92/022 (hỗ trợ kỹ thuật cho dự án 4304) và VIE /96/014 (hỗ trợ kỹ thuật cho dự án 5322) do UNDP tài trợ và FAO điều hành. .
• Dự án VIE/92/022 (1993 - 1996) là dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án WFP 4304 (1992 - 1997) "Trồng rừng ven biển miền Trung".
Dự án này có vốn đầu tư của UNDP là 830.730 Đô la Mỹ.
Mục tiêu chính của dự án là:
Cải thiện môi trường, tăng cường lợi ích kinh tế, xã hội cho cộng đồng hộ gia đình ở nông thôn (đặc biệt là các vùng sinh thái ưu tiên).
Trồng rừng và bảo vệ rừng theo hộ gia đình trong dự án WFP 4304 trên cơ sở kỹ thuật và các nguyên tắc quản lý lâm nghiệp bền vững.
Giám sát việc giao đất trồng rừng, các hoạt động vườn ươm, phân phối vật tư trồng rừng, thúc đẩy thực hiện các chính sách và phương thức quản lý dự án 4304.
Kết quả của hoạt động của dự án là:
- Đẩy nhanh công tác giao đất, giao rừng, xác định đối tượng và khả năng của nông dân, tìm biện pháp giải quyết hữu hiệu cho người nghèo có điều kiện tham gia dự án, góp phần vào chính sách xoá đói giảm nghèo của Nhà nước.
Áp dụng phương pháp lập kế hoạch vĩ mô trên cơ sở sử dụng hệ thống bản đồ và số liệu đã được cài đặt trong hệ thống máy vi tính, lập kế hoạch vi mô cấp làng kết hợp với tiến hành phổ cập lâm nghiệp làm cơ sở điều chỉnh kế hoạch và thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với những yêu cầu thiết thực của nông dân.
Tiến hành nghiên cứu, xác định cơ cấu cây trồng trong vùng dự án, tăng cường công tác chọn giống và quản lý giống, lựa chọn loài, xuất xứ phù hợp với lập địa và biện pháp lâm sinh, đánh giá khả năng phòng trừ sâu bệnh hại ở vườn ươm, rừng trồng và phòng chống cháy rừng.
Đã tổ chức các hội thảo ở 3 cấp (cấp trung ương, cấp vùng và cấp tỉnh), tổ chức tập huấn về quản lý dự án, tập huấn về phổ cập lâm nghiệp, lập kế hoạch vi mô cấp làng, tập huấn kỹ thuật gieo ươm, trồng, chăm sóc và bảo quản cây trồng.
• Dự án VIE/96/014 (1996 - 1998) là dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án 5322 (1997 - 2000) "Xây dựng năng lực phát triển lâm nghiệp hộ gia đình tại 5 tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam"
Dự án này có vốn đầu tư của UNDP và WFP là 796.481 USD.
Mục tiêu chính của dự án là:
Dự án xây dựng nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam để tăng cường năng lực thực thi Dự án 5322 "Phát triển lâm nghiệp hộ gia đình tại 5 tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam" do Chương trình Lương thực Thế giới tài trợ. Mục tiêu của dự án hỗ trợ kỹ thuật là phát triển phương pháp lập kế hoạch vi mô có sự tham gia của người dân để phát triển lâm nghiệp hộ gia đình và lập kế hoạch vi mô cho các làng bản trong khu vực dự án, tăng cường các cơ chế hỗ trợ cho hộ gia đình tại cấp thôn bản (bao gồm dịch vụ phổ cập, đầu tư nông nghiệp, nông lâm kết hợp và quỹ tín dụng cấp làng), xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình nhằm phát triển lâm nghiệp lâu dài bền vững trên đất trống đồi núi trọc giao cho nông dân.
Cải thiện mức sống của đồng bào dân tộc ít người và người nghèo tại 5 tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam trên cơ sở phát triển lâm nghiệp bền vững vùng đất trống đồi núi trọc được giao cho các hộ gia đình. Dự án sẽ đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội, gia tăng sản xuất lương thực hộ gia đình và tạo ra các thu nhập trước mắt và lâu dài.
Phải khẳng định rằng các dự án hỗ trợ kỹ thuật do UNDP tài trợ đã góp phần nâng cao kết quả của các dự án tài chính do WFP tài trợ. Nhờ áp dụng các tiến bộ trong công tác quản lý và kỹ thuật đã thúc đẩy cho hoạt động lâm nghiệp xã hội trong khu vực dự án WFP phát triển.
Trong sự nghiệp phát triển trồng rừng của ngành lâm nghiệp, viện trợ của Chương trình lương thực thế giới có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển Lâm nghiệp của ngưòi dân - Phát triển nghề rừng nhân dân . Nghề rừng đã đến với mọi người, mọi nhà trong vùng rộng lớn của dự án.
2.3.Đánh giá chung các dự án PAM và dự án hỗ trợ kỹ thuật của UNDP
Qua kết quả thực hiện các dự án đã hoàn thành có thể đánh giá như sau:
- Đã đóng góp tích cực vào chương trình phủ xanh, cải thiện môi trường và phòng hộ sản xuất nông nghiệp của chính phủ Việt Nam.
- Tăng thêm gỗ củi, đáp ứng được một phần nhu cầu của nông dân vùng dự án, hạn chế được sức ép vào các khu rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ rừng.
- Giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong khu vực dự án, tăng thu nhập nhất là lương thực tại các khu vực thường xuyên thiếu hụt lương thực
- Góp phần xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ có hiệu quả chính sách của nhà nước giao đất cho nông dân quản lý sử dụng lâu dài
- Góp phần giải phóng phụ nữ khỏi các công việc nặng nhọc, khuyến khích và tạo điều kiện cho phụ nữ có điều kiện học tập, tham gia công tác xã hội.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp cho nông dân tăng khả năng sử dụng thông tin và kiến thức về kinh tế thị trường, động viên nông dân hăng hái tham gia chương trình trồng rừng.
- Đưa tiến bộ kỹ thuật về lâm nghiệp vào sản xuất như chọn loại cây trồng phù hợp yêu cầu của người dân, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng và có triển vọng thị trường tiêu thụ và triển vọng thị trường, sản xuất cây giống có chất lượng cao, trồng rừng thâm canh đúng kỹ thuật, trồng xen cây ngắn ngày và cây dài ngày trong thời gian đầu để người dân tăng thu nhập trước mắt và bảo vệ rừng cải tạo đất.
- Tăng thêm ý thức quản lý kế hoạch, kiểm tra, nghiệm thu, thanh toán chặt chẽ chất lượng rừng trồng, hạn chế sai sót trong quản lý kỹ thuật và quản lý tài chính.
2.4. Các dự án do Cộng hoà Liên bang Đức tài trợ
2.4.1. Kết quả thực hiện các dự án
Các dự án do Cộng hoà Liên bang Đức tài trợ được sử từ nguồn vốn của Quỹ tái thiết tín dụng Kredit Fund für Wiederaufbau (KFW) của Cộng hoà Liên bang Đức nên có tên viết tắt là KFW. Dự án KFW đầu tiên (dự án KFWI) được thực hiện ở hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Trong dự án này phía Đức đã đóng góp 10.000.000 DM, phía Việt Nam đóng góp tương đương 1.629.000 DM
Cơ quan thực hiện dự án là Ban quản lý các dự án viện trợ lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn,Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang và các lâm trường cấp huyện trong tỉnh
Mục tiêu dự án là trồng rừng và quản lý rừng bền vững khoảng 12.500 ha đất lâm nghiệp tại hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang (đã thực hiện được 15.600 ha).
Đối tượng hưởng lợi dự án là những hộ nông dân đã được nhận đất lâm nghiệp hoặc đang làm chủ những sản phẩm lâm nghiệp.
Phạm vi dự án là 4 huyện (khoảng 20 xã) ở Lạng Sơn và 2 huyện (10 xã) ở Bắc Giang.
Sau dự án mở đầu này, các dự án phục hồi rừng do Cộng hoà Liên bang Đức tài trợ đã được mở rộng đến các tỉnh khác ở miền Bắc và miền Trung. Các dự ánddax hoạt động trên 5 tỉnh miền Bắc là Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình và 9 tỉnh vùng miền Trung là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trj, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Tổng số vốn do KFW tài trợ là 46 triệu DM và 28,5 triệu Euro. Diện tích rừng dự kiến phục hồi theo kế hoach từ năm 1996 đến năm 2007 là hơn 95.700 ha. Nhờ thực hiện các dự án này mà một diện tích rừng đáng kể đã được trồng ở những vùng mà đời sống nhân dân ta còn gặp khó khăn ở nước ta, góp phần đáng kể vào việc tăng độ tàn che của rừng và cải thiện đời sống nhân dân, cải thiện môi trường sinh thái trong vùng.
Thời gian thực hiện và vốn tài trợ của Cộng hoà liên bang Đức cho các dự án cũng như kết quả thực hiện dự án được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Các dự án trồng rừng do Cộng hoà liêng bang Đức tài trợ (KFW)
Tên dự án
Địa bàn (tỉnh)
Thời gian thực hiện (năm)
Diện tích dự kiến (ha)
Vốn CHLB Đức (DM)
Thực hiện đến 2003 (ha)
KFWI
Bắc Giang, Lạng Sơn
1996-2000
12.500
10 triệu
15.600
KFWII
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
1997-2002
21.000
21 triệu
22.156
KFWIII
Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh
1999-2004
13.500
10 triệu
13.088
KFWIII2
Bắc Giang, Quảng Ninh
2000-2005
7.000
5 triệu
3.219
KFWIV
Thanh Hoá, Nghệ An (triển khai tháng 8/2003)
2002-2007
19.000
7,5 triệu Euro
-
KFWVI
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên
2002-2007
22.700
11 triệu Euro
-
KFWVII
Hoà Bình, Sơn La
2004-2005
10 triệu Euro
-
Mục tiêu bao trùm của các dự án KFW là tạo rừng trồng hỗn loại có kết cấu gần với rừng tự nhiên, phong phú về lâm sản và có tính đa chức năng, khai thác rừng trồng được tiến hành theo kiểu tỉa thưa nuôi dưỡng cây chặt là cây có đường kính nhỏ nhất có thể sử dụng được.
Các biện pháp được thực hiện các dự án KFW.
- Đào tạo cán bộ khuyến nông hoặc các tổ chức khuyến nông để họ có thể làm công tác đào tạo lại cho nông dân.
- Hỗ trợ quá trình quy hoạch sử dụng đất từ cấp thôn bản.
- Cung cấp giống và vật tư cần thiết cho trồng rừng như hạt giống, túi bầu...
- Hỗ trợ tài chính cho nông dân trồng rừng và chăm sóc rừng bằng cách cung cấp sổ tiết kiệm cho họ tại Ngân hàng nông nghiệp.
- Lập và thực hiện kế hoạch dự án theo nguyên tắc từ dưới lên, người dân tham gia vào lập kế hoạch của thôn bản mình,
- Lấy mục tiêu trồng rừng để chọn điều kiện lập địa phù hợp.
Các bước chung tiến hành các dự án KFW.
- Quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở.
- Chọn lập địa làm cơ sở cho quy hoặch vườn ươm và trồng rừng.
- Đo đếm diện tích/thiết kế trồng rừng cho những loài cây đã được chọn phù hợp với điều kiện lập địa và đã được thảo luận với nông dân.
- Trồng rừng theo lô (tuỳ thuộc vào hiện trạng, nhưng ít nhất phải là 5 ha liền nhau để có thể dễ dàng quản lý, theo dõi và để có tác dụng về sinh thái).
- Lập sổ tiết kiệm cho người dân.
Tổ chức thực hiện dự án.
Tổ chức thực hiện dự án được giao cho cán bộ kỹ thuật ở huyện, một cán bộ và 2 phổ cập viên ở xã (hội trưởng hội phụ nữ và cán bộ nông lâm nghiệp xã). Diện tích trung bình cho một cán bộ kỹ thuật không quá 100 ha trồng rừng và 300 ha chăm sóc rừng.
Ở cấp thôn bản có "Nhóm hỗ trợ thôn bản" (2-3 người nòng cốt do dân tự chọn). Những nhóm này như là những cán bộ phổ cập bổ sung và được nông dân trả tiền ( khoảng 40.000-50.000 đồng/ha trồng rừng).
Tất cả các hoạt động tại hiện trường đều được theo dõi một cách nghiêm ngặt. Việc theo dõi vườn ươm được tuân theo bản hướng dẫn. 10% diện tích đo đếm được một tổ chức độc lập kiểm tra (Tổng cục quản lý ruộng đất), 10% chất lượng rừng trồng được một cơ quan độc lập của Nhà nước kiểm tra theo một quy trình quy phạm.
Việc chi trả cho nông dân: được thực hiện bằng việc mở những tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp theo quá trình quản lý rừng trồng. Trả tiền lần đầu được thực hiện sau 6 tháng trồng rừng, sau đó được thực hiện đều đặn trong vòng 9 năm theo lãi suất quy định.
2.4.2. Một số kinh nghiệm từ các mô hình trồng rừng thành công của các dự án KFW
Trong các dự án của KFW có ba dự án thành công nhất. Đó là dự án KFWI (trồng rừng ở Bắc Giang và Lạng Sơn), dự án KFWII (trồng rừng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị) và dự án KFWIII (trồng rừng ở Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn).
Từ các dự án thành công này có thể rút ra một số bài học sau đây:
- Xác định rõ mục tiêu của dự án và chỉ tiêu cụ thể để thực hiện dự án, đảm bảo sự hợp tác suôn sẻ giữa tất cả các cơ quan thực hiện. Kinh nghiệm cho thấy "Những nguyên tắc và tiêu chí của Hội đồng quản lý rừng quốc tế" (Forest Stewardship Council (FCS) Principles and Criteria) có thể là cơ sở cho việc thực hiện dự án nhằm cải tiến quản lý và tăng cường sử dụng tài nguyên rừng một cách hiệu quả.
- Có cách tiếp cận linh hoạt trong quản lý dự án, kết hợp các tổ chức hiện có ở trung ương và địa phương với tổ chức của dự án và tiếp thu kinh nghiệm của địa phương, đồng thời chọn cơ quan thực hiện là cơ quan có năng lực tốt nhất ở địa phương.
- Xây dựng sổ tiết kiệm cho các chủ dự án nhỏ (ở Ngân hàng Nông nghiệp VN) kết hợp với việc đảm bảo quyền sử dụng đất của họ (có sổ đỏ)
- Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân theo các tiêu chí sinh thái, kinh tế và xã hội, chọn lựa đất lâm nghiệp thích hợp để trồng rừng, có quy hoạch đủ diện tích cho chăn thả trâu bò, cho sản xuất nông lâm kết hợp, trồng cây t nông nghiệp và đất cần bảo tồn, nhất là ở những vùng còn du canh.
- Xây dựng mục tiêu trồng rừng rõ ràng gồm cả mục tiêu trước mắt lẫn mục tiêu lâu dài, đáp ứng sự thay đổi của thị trường, điều kiện sinh thái và yêu cầu kinh tế - xã hội ở địa phương nhằm quản lý và sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Có kế hoạch quản lý ở cấp thôn bản cho toàn bộ diện tích rừng hiện có và rừng trồng trước đây, chấp nhận sự thay đổi thành phần loài là khả năng sản xuất tự nhiên của rừng. Có cắm mốc trên thực địa ở quy mô nhỏ (0,25 ha là đơn vị nhỏ nhất) để ổn đinh quyền làm chủ của dân.
- Tập huấn phổ cập kiến thức và cung cấp vật tư phù hợp cho chủ rừng, tạo điều kiện cho họ làm tốt việc trồng rừng và bảo vệ rừng lâu dài.
- Lập và thực hiện nghiêm túc các bước quy hoạch sử dụng đất từ đánh dấu thực địa đến kế hoạch vườn ươm và sản xuất cây giống, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng. Tăng cường kiểm tra giám sát định kỳ các hoạt động trên thực địa các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là các mục tiêu có liên quan tới chất
 
KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG
1. Sự cần thiết đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng
1.1. Về môi trường sinh thái
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới mưa mùa, có địa hình dốc, chia cắt mạnh, có nhiều sông suối, lụt bão thường xuyên đe doạ, dân số lại cao, diện tích đất bình quân đầu người thấp, diện tích và chất lượng rừng hiện nay không đáp ứng được yêu cầu về mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Suy giảm tài nguyên rừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung cấp nguồn nước, làm tăng mức độ lũ lụt, hạn hán, xói lở, rửa trôi, bào mòn đất đai; tính đa dạng của rừng đang bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài động, thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Dân số và nhu cầu sử dụng sản phẩm rừng ngày càng làm tăng sức ép tới tài nguyên rừng tự nhiên hiện còn. Do vậy, vì mục đích an ninh môi trường, sinh thái thì một mặt phải sử dụng bền vững vốn rừng hiện có, mặt khác phải tạo thêm nhiều rừng mới để đáp ứng nhu cầu xã hội về lâm sản.
Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia đến năm 2010 thì diện tích quy hoạch cho rừng phòng hộ và đặc dụng là 8 triệu ha (rừng phòng hộ 6 triệu, rừng đặc dụng 2 triệu), diện tích đã có rừng ( năm 2001) là 6.235.800 ha, diện tích chưa có rừng khoảng 1.674.200 ha. Như vậy thời điểm đó đến 2010 cần phải xây dựng thêm khoảng 1.674.000 ha rừng đặc dụng và phòng hộ thuộc vùng xung yếu và rất xung yếu.
Ở nước ta, một số vùng có lượng mưa khá thấp thuộc vùng bán khô hạn, đặc biệt ở các tỉnh miền trung (1000-1500 mm trong một năm) hoặc các vùng ven biển luôn bị đe doạ bới các nạn cát di động hoặc sóng biển v.v.nên cần hình thành các giải rừng phòng hộ và cải thiện điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Ngoài ra, trong tương lai sự phát triển mạnh mẽ các đô thị và công nghiệp cũng đòi hỏi phải tăng diện tích rừng trồng góp phần cỉa thiện môi trường sinh thái, tạo vẻ đẹp cảnh quan, giảm bớt hiệu ứng nhà kính. ...v.v.
Xây dựng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chủ yếu nhằm cải thiện môi trường sinh thái và bảo vệ, phát triển đa dạng sinh học rừng là một thách thức lớn, đồi hởi các nỗ lực về tài chính, nhân lực, chính sách, về tổ chức quản lý và về khoa học công nghệ.
1.2. Về kinh tế
Theo số liệu công bố diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc năm 2002 (Quyết định số 2490/QĐ-BNN-KL ngày 30/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) thì tổng diện tích đất đồi, núi chưa có rừng là 7.350.082 ha.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp sử dụng nhiên, nguyên liệu gỗ và các lâm sản trong những năm 2010 và giảm sức ép đối với rừng tự nhiên; căn cứ vào khả năng vốn rừng hiện có và quỹ đất hiện còn, cần phải xây dựng thêm khoảng 3.000.000 ha rừng sản xuất.
1.2.1. Nhu cầu gỗ làm nguyên liệu giấy
Bình quân mức tăng sản lượng giấy trong giai đoạn 1991-1995 là 9,8%. Trong năm 1995 sản lượng giấy đạt 220.000 tấn, bình quân mức tiêu thụ giấy là 3 kg/người/năm.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân như hiện nay thì dự báo nhu cầu giấy năm 2000 khoảng 448.450 tấn, bình quân 5,6 kg/người/năm, năm 2005 là 793.930 tấn, bình quân 9,2 kg/người/năm và năm 2010 là 1,2 triệu tấn, bình quân 13 kg/người/năm.
Để sản xuất 1,2 triệu tấn giấy thì cần khoảng 6 triệu tấn nguyên liệu thô, trong khi đó vốn rừng tre, lồ ô tự nhiên và rừng trồng hiện có chỉ cung cấp khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Cần bổ sung thêm 4,8 triệu tấn/năm từ rừng trồng, tương đương với 6-8 triệu m3 gỗ/năm. Như vậy với sản lượng bình quân 150 m3/ha chu kỳ 10 năm thì tổng diện tích cần 500.000 ha, cộng với xuất khẩu, cần diện tích toàn bộ 1.000.000 ha.
1.2.2. Nhu cầu gỗ làm nguyên liệu ván nhân tạo
Theo dự báo đến năm 2005 dân số nước ta khoảng 87 triệu người, nhu cầu gỗ ván nhân tạo tiêu thụ trong nước khoảng 1,13 triệu m3 thành phẩm/năm. Nếu khả năng xuất khẩu hàng năm khoảng 0,2 triệu m3 sản phẩm thì tổng nhu cầu ván nhân tạo hàng năm là 1,33 triệu m3 thành phẩm, cần 4 triệu m3 gỗ tròn nguyên liệu.
Để cung cấp được 4 triệu m3 gỗ tròn nguyên liệu/năm, giả định rằng các loài cây rừng mọc nhanh, năng suất bình quân khoảng 15 m3/ha/năm, chu kỳ 10 năm thì tổng diện tích rừng cần có cho mục tiêu này là khoảng 250.000 ha, cộng với xuất khẩu, cần diện tích toàn bộ 500.000 ha.
1.2.3. Nhu cầu gỗ trụ mỏ
Dự kiến đến năm 2005 sản lượng khai thác than hầm lò là 6,4 triệu tấn/năm. cần 350.000 m3 gỗ chống lò. Giả định lượng tăng trưởng gỗ trụ mỏ là 10 m3/năm thì cần phải có 50.000 ha rừng trồng. Nếu tính thêm lượng gỗ dự phòng và phục vụ xây dựng cơ bản hầm lò thì diện tích rừng cung cấp gỗ trụ mỏ là khoảng 80.000 ha.
1.2.4. Nhu cầu gỗ nguyên liệu để chế biến đồ mộc và trang trí nội thất
Dự kiến đến năm 2005, nhu cầu gỗ nguyên liệu để chế biến đồ mộc gia dụng và trang trí nội thất khoảng 1,2 triệu m3 thành phẩm/năm, Như vậy cần khoảng 2,4 triệu m3 gỗ tròn/năm.
Theo tính toán khai thác gỗ rừng tự nhiên, gỗ cao su già và nhập gỗ cung cấp được khoảng 0,6 triệu m3/năm,. Như vậy để có được 1,8 triệu m3 gỗ nguyên liệu/năm từ rừng trồng thì cần có khoảng 180.000 ha rừng trồng với năng suất bình quân 10 m3/ha/năm.
1.2.5. Nhu cầu gỗ xây dựng cơ bản
Dự kiến đến năm 2010 nhu cầu gỗ xây dựng cơ bản phục vụ các xí nghiệp công nghiệp, các công trình thuỷ lợi, cầu đường, đóng thuyền…khoảng 1 triệu m3/năm, chủ yếu là các loại gỗ cây họ dầu, đinh, lim, lát, tếch…là các loài cây có chu kỳ sản xuất trên 30 năm. Để đáp ứng được nhu cầu này cần xây dựng thêm khoảng 140.000 ha rừng gỗ lớn.
1.2.6. Nhu cầu đặc sản rừng: nhựa thông, quế, hồi, trẩu, sở, tre, luồng, trúc…
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, cần phải xây dựng thêm khoảng 100.000 ha rừng cho các loại sản phẩm nói trên.
1.2.7. Nhu cầu cây công nghiệp có tán che phủ như cây rừng
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và góp phần nâng độ che phủ đất, dự kiến cần phải xây dựng thêm khoảng 600.000 ha cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, chè shan…
1.3. Về xã hội
Rừng chủ yếu tập trung ở vùng trung du, miền núi hoặc vùng xa xôi hẻo lánh. Theo tổng quan lâm nghiệp hiện có khoảng 24 triệu đồng bào dân tộc, chủ yếu là người nghèo đang sống trong và gần rừng. Tập quán sống chủ yếu là dựa vào khai thác lâm sản, du canh phát nương làm rẫy cộng với sự tăng dân số đã là một trong những nguyên nhân chính làm tài nguyên rừng ngày càng bị cạn kiệt và thu nhập của người dân từ rừng trở nên ngày càng thấp. Tạo công ăn việc làm là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm nâng cao đời sống người dân miền núi sống cạnh rừng. Đối với ngành lâm nghiệp cần tạo mọi điều kiện, cơ sở pháp lý để người dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, có lợi ích hưởng lợi từ rừng. Vì vậy, việc xây dựng các chương trình, dự án quốc gia có mục tiêu và giải pháp thực hiện sẽ góp phần nâng cao đời sống người dân miền núi. Dự án trồng 5 triệu hecta rừng tới 2010 trong đó có mục tiêu nâng cao độ che phủ đạt 43% thông qua việc bảo vệ rừng hiện có, xúc tiến tái sinh và trồng rừng mới, đồng thời sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người là một ví dụ. Ngoài ra, việc lồng ghép, kết hợp với các chương trình quốc gia có mục tiêu khác (chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình quốc gia về hỗ trợ việc làm v.v. ) là những giải pháp thực hiện đồng bộ có hiệu quả nhất.
Trên thực tế đã có nhiều mô hình trồng rừng đặc sản tăng thu nhập đáng kể cho người dân miền núi như trồng quế ở các tỉnh Yên Bái, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi, trồng Hồi ở Lạng sơn, trồng Thảo quả ở Lai Châu, trồng luồng ở Thanh Hoá, Nghệ An và nhiều tỉnh trung du phía Bắc.
2. Chiến lược trồng rừng trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp (*):
Chiến lược trồng rừng trong “Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2010” nhằm xác định những định hướng cơ bản trong tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, quản lý tài nguyên rừng bền vững thông qua việc triển khai các chương trình, dự án cấp quốc gia, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1. Mục tiêu phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2010:
Ngành lâm nghiệp phấn đấu đến năm 2010 đạt :
- Về môi trường đạt 43 % độ che phủ của rừng;
- Về kinh tế đạt giá trị 2,5 tỷ USD hàng lâm sản xuất khẩu;
- Về xã hội thu hút khoảng 6,0 – 8,0 triệu lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp.
Chỉ tiêu
Giai đoạn 2001 – 2005
Giai đoạn 2006- 2010
Độ che phủ rừng toàn quốc
39 %​
43 %​
Xây dựng rừng phòng hộ
5,4 triệu ha​
6,0 triệu ha​
Xây dựng rừng đặc dụng
1,6 triệu ha​
2,0 triệu ha​
Xây dựng rừng sản xuất
6,2 triệu ha​
8,0 triệu ha​
Sản lượng gỗ
12,0 triệu m3​
24,5 triệu m3​
Sản lượng củi
12,0 triệu ster​
10,5 triệu ster​
Kim ngạch xuất khẩu
700 triệu USD​
2.500 triệu USD​
(*) : Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2010
2.2. Định hướng xây dựng và phát triển vốn rừng giai đoạn 2001 – 2010:
a. Bảo vệ rừng hiện có 10,9 triệu ha, trong đó rừng tự nhiện 9,4 triệu ha và rừng trồng 1,5 triệu ha;
b. Trồng rừng mới 3,52 triệu ha, trong đó trồng rừng kinh tế chủ lực 1,8 triệu ha;
c. Làm giàu rừng nghèo kiệt 1,85 triệu ha, trong đó làm giàu rừng phòng hộ 476 nghìn ha, rừng sản xuất 1.375 nghìn ha;
d. Khoanh nuôi phục hồi rừng (kể cả diện tích trồng bổ sung) 1,56 triệu ha, bao gồm rừng phòng hộ 855 nghìn ha, rừng đặc dụng 299 nghìn ha và rừng sản xuất 410 nghìn ha.
3. Một số khái niệm cơ bản
3.1. Một số khái niệm về phân loại rừng
3.1.1. Khái niệm về rừng
(Forest – Forêts): Là một quần xã sinh vật, trong đó cây rừng (gỗ hoặc tre nứa) chiếm ưu thế. Quần xã sinh vật phải có một diện tích đủ lớn và có mật độ cây nhất định để giữa quần xã sinh vật với môi trường, giữa các thành phần của quần xã sinh vật có mối quan hệ hữu cơ hình thành nên một hệ sinh thái.
3.1.2. Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành
Rừng tự nhiên (Natural Forest – Forêts naturelle): Là rừng có nguồn gốc tự nhiên bao gồm các loại rừng nguyên thuỷ, rừng thứ sinh (hệ quả của rừng nguyên sinh bị tác động), rừng thứ sinh được làm giàu bằng tái sinh tự nhiên hay nhân tạo.
Rừng trồng (Plantation; Forest plantation): Là rừng do con người tạo nên bằng cách trồng mới trên đất chưa có rừng hoặc trồng lại rừng trên đất trước đây đã có rừng.
3.1.3. Phân chia rừng theo mục đích sử dụng chính
Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Rừng đặc dụng: Được xác định nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
Rừng phòng hộ: Được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống cát bay, sóng biển, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh thái và an ninh môi trường.
Rừng sản xuất: Được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích sản xuất , kinh doanh lâm sản (trong đó đặc biệt là gỗ và các loại đặc sản rừng) và kết hợp phòng hộ môi trường, cân bằng sinh thái.
Tóm tắt sơ đồ diện tích quy hoạch ba loại rừng như sau:
3.1.4. Đơn vị phân chia ba loại rừng để quản lý
Để thuận tiện cho việc quản lý, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất được phân chia thành các đơn vị diện tích như sau:
- Tiểu khu: Có diện tích trung bình 1000 ha, là đơn vị cơ bản để quản lý rừng; thứ tự tiểu khu được ghi bằng chữ sổ A rập trong phạm vi của từng tỉnh từ tiểu khu số 1 đến tiểu khu cuối cùng (ví dụ: Tiểu khu 1, Tiểu khu 2...).
- Khoảnh: Là đơn vị chia nhỏ của tiểu khu, có diện tích trung bình 100 ha, là đơn vị thống kê tài nguyên rừng và tạo thuận lợi cho việc xác định vị trí trên thực địa; thứ tự khoảnh được ghi bằng chữ sổ A rập trong phạm vi của từng tiểu khu từ khoảnh số 1 đến khoảnh cuối cùng (ví dụ: Khoảnh 1, khoảnh 2...).
- Lô: Là đơn vị chia nhỏ của khoảnh, có cùng điều kiện tự nhiên và có cùng biện pháp tác động kỹ thuật; diện tích lô bình quân là 10 ha (đối với rừng gỗ và rừng tre nứa tự nhiên), 5 ha (đối với đất trống để trồng rừng); thứ tự lô được ghi bằng chữ cái Việt Nam trong phạm vi từng khoảnh (ví dụ: Lô a, Lô b ...).
Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tuỳ theo yêu cầu cụ thể để áp dụng việc phân chia, có thể không nhất thiết phải chia đơn vị lô.
3.2. Các khái niệm về vườn ươm, nhân giống, rừng giống, vườn giống
Một trong những phần quan trọng trong trồng rừng là cần tạo cây con có chất lượng tốt. Điều đó phụ thuộc vào hàng loạt các hoạt động trong đó có xây dựng vườn ươm, rừng giống, vườn giống và áp dụng các bện pháp nhân giống.
3.2.1. Vườn ươm
Là nơi trực tiếp sản xuất ra cây con, bao gồm các khâu chủ yếu: làm đất, tạo bầu, gieo hạt tạo cây mạ, cấy cây, đào bầu, chăm sóc v.v. (tưới, phòng trừ sâu bệnh...)
Các loại vườn ươm chủ yếu:
Vườn ươm quy mô nhỏ và trung bình: Nơi chọn vườn ươm là nơi tương đối bằng phẳng, đất còn tốt, thành phần cơ gới nhẹ và trung bình (thịt nhẹ, thịt trung bình...), thoát nước, xa khu vực có nguồn sâu bệnh, gió mạnh, gần nơi có nước tưới v.v.
Vườn ươm phân tán: là vườn ươm nhỏ, nằm gần khu vực trồng rừng có tính chất phân tán để tạo điều kiện vận chuyển cây con thuận lợi, chủ yếu áp dụng nơi trồng rừng có quy mô không lớn, điều kiện vận chuyển khó khăn.
Vườn ươm công nghiệp: có quy mô lớn hiện đại, nhiều khâu hoạt động được cơ giới hoá như tạo bầu, hệ thống tưới phun, điều chỉnh ánh sáng. Các vườn ươm này thường không trực tiếp dùng mặt đất để tạo cây mà dùng bầu đặt trên hệ thống chứa bầu được thiết kế sẵn và thường được gọi là vườn ươm treo.
Một số vườn ươm công nghiệp có thể chỉ cơ giới hoá một số khâu quan trọng như làm đất, tạo bầu, tưới phun, điều chỉnh ánh sáng.../
3.2.2. Nhân giống
Là hệ thống biện pháp kỹ thuật tạo cây con, không phải trực tiếp từ nguồn hạt mà từ hom, mô phân sinh...Các bện pháp nhân giống này tạo nên hàng loạt cây con giữ nguyên đặc tính di truyền. Có nhiều phương thức nhân giống:
- Nhân giống sinh dưỡng bằng hom: dùng các hom thường là hom cành để kích thich ra rễ thông qua việc xử lý hom bằng các hoá chất kích thích sinh trưởng và dâm hom trong điều kiện tối thích về ẩm độ, nhiệt độ (thường trên cát)
- Nuôi cấy mô: tạo cây con từ mô phân sinh bằng các kỹ thuật chuyên sâu, kết hợp nhân giống bằng hom để sản xuất hàng loạt cây con. Phương pháp này chỉ hạn chế áp dụng cho một số loài cây nhất định và cần phải qua nghiên cứu.
- Tạo cây ghép: là cây được tạo thành do sự kết hợp giữa gốc ghép với cành ghép. Các tính chất cơ bản của cây ghép là do cành ghép đưa lại. Các phương pháp ghép áp dụng là: ghép áp, ghép chẽ nêm, ghép mắt, ghép nối tiếp, ghép cành.
3.2.3. Rừng giống
Là rừng chuyên doanh để lấy giống được xây dựng bằng cách chuyển hoá từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng (gọi là rừng giống chuyển hoá) hoặc được gây trồng bằng nguồn giống của xuất xứ tốt nhất đã được công nhận hoặc bằng giống trộn lẫn của các cây trội.
3.2.4. Vườn giống
- Vườn giống lấy hạt: là vườn trồng các dòng vô tính (vườn giống vô tính) hoặc các cây hạt (vườn giống cây hạt) lấy giống từ các cây mẹ đã được chọn lọc và đánh giá. Diện tích tối thiểu 1 ha.
- Vườn giống lấy hom: là vườn trồng các cây đầu dòng để cung cấp hom hoặc mắt ghép, cành ghép cho trồng rừng sản xuất.
3.3. Các phương thức trồng rừng (Afforestation Forest plantation)
Là giải pháp kỹ thuật lâm sinh xây dựng rừng nhân tạo trên đất không có tính chất đất rừng và đất còn tính chất đất rừng để xây dựng rừng nhân tạo bao gồm các công đoạn từ chuẩn bị đất tạo giống và cây con, trồng và chăm sóc đến nuôi dưỡng và bảo vệ rừng trồng nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ đất và môi trường sinh thái.
Trồng rừng thuần loại: Trên cùng một diện tích chỉ trồng một loài cây;
Trồng rừng hỗn loài: Trên cùng một diện tích trồng từ hai loài cây trở lên.
Trồng rừng thay thế: Là giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thay thế lớp cây rừng tự nhiên hay cây rừng nhân tạo không đạt yêu cầu bằng một lớp cây mục đích khác để tạo ra rừng mới có tổ thành, cấu trúc theo định hướng cho năng suất chất lượng cao hơn.
Trồng lại rừng (tái trồng rừng): Là giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trên đất rừng sau khi khai thác trắng nhằm tạo ra thế hệ rừng trồng mới thay thế rừng trồng cũ vừa mới khai thác.
Trồng rừng thâm canh: Là trồng rừng được áp dụng các biện pháp đầu tư theo chiều sâu thông qua cải thiện giống, biện pháp làm đất, bón phân, nông lâm kết hợp nhằm làm cho rừng trồng sinh trưởng nhanh, sớm đạt mục tiêu đề ra và đạt hiệu quả cao hơn. Đầu tư theo chiều sâu không chỉ giới hạn đầu tư tiền vốn, vật tư, lao động mà còn nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có của tự nhiên và xã hội để mang lại hiệu quả cao.
Trồng xen: Là hình thức trồng kết hợp ứng dụng trong trồng rừng, trong đó cây ngắn ngày được trồng theo các hàng hoặc băng xen giữa các hàng hoặc băng cây lâm nghiệp để tận dụng đất và các điều kiện sinh thái khác nhằm thu được nhiều sản phẩm hơn, bảo vệ đất và môi trường sinh thái.
Làm giàu rừng (Enrichment planting): Là giải pháp lâm sinh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng tự nhiên nghèo kiệt có định hướng bằng cách trồng bổ xung một số lượng cây nhất định có giá trị kinh tế cao, đồng thời tận dụng cây tái sinh và cây đứng có giá trị có sẵn trong rừng tự nhiên.
3.4. Khái quát các nội dung hoạt động trồng rừng ở Việt Nam
Căn cứ vào mục đích xây dựng và phát triển các loại rừng (Sản xuất, phòng hộ và đặc dụng) và mục tiêu kinh doanh mà có các nội dung hoạt động trồng rừng như sau:
Trồng rừng sản xuất (hay còn gọi là trồng rừng kinh tế):
Là giải pháp kỹ thuật lâm sinh để trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy, nguyên liệu ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ; nguyên liệu gỗ gia dụng, gỗ xây dựng; cây lâm đặc sản, cây công nghiệp... nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Trồng rừng phòng hộ
Là giải pháp kỹ thuật lâm sinh để trồng các loại rừng phòng hộ theo các mục đích sau:
Rừng phòng hộ đầu nguồn phải tạo thành vùng tập trung có cấu trúc hỗn loài, khác tuổi, nhiều tầng, có độ tàn che trên 0,6 với các loài cây có bộ rễ sâu và bám chắc;
Rừng phòng hộ chắn gió hại, chống cát bay phải có ít nhất một đai rừng chính rộng tối thiểu 20 m, kết hợp với các đai rừng phụ tạo thành ô khép kín; rừng phòng hộ đối với sản xuất nông nghiệp và các công trình kinh tế được trồng theo băng, theo hàng, mỗi đai, băng rừng gồm nhiều hàng cây, khép tán theo cả bề mặt cũng như theo chiều thẳng đứng;
Rừng phòng hộ chắn sóng ven biển phải có ít nhất một đai rừng rộng tối thiểu 30 m, gồm nhiều hàng cây khép tán, các đai rừng có cửa so le nhau theo hướng sóng chính;
Rừng phòng hộ môi trường sinh thái, cảnh quan là hệ thống các đai rừng, dải rừng và hệ thống cây xanh xen kẽ các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch bảo đảm chống ô nhiễm không khí, tạo môi trường trong sạch, kết hợp phục vụ vui chơi giải trí, tham quan du lịch.
3.4.1.Trồng rừng đặc dụng
- Rừng đặc dụng bao gồm vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ loài và sinh cảnh, khu rừng văn hoá lịch sử môi trường, khu rừng nghiên cứu thí nghiệm.
- Việc phục hồi hệ sinh thái trong khu rừng đặc dụng phải tuyệt đối tôn trọng diễn thế tự nhiên. Biện pháp chủ yếu được áp dụng là khoanh nuôi và tái sinh tự nhiên, hạn chế trồng lại rừng. Việc trồng lại rừng ở vườn quốc gia và khu bảo tồn chỉ tiến hành đối với phân khu phục hồi sinh thái và cần thực hiện đúng biện pháp kỹ thuật, cơ cấu cây trồng là cây bản địa.
- Trường hợp cần trồng rừng để xây dựng vườn thực vật, bảo tồn nguồn gen trong khu rừng đặc dụng, phải xây dựng dự án được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
Khu rừng nghiên cứu thí nghiệm có thể trồng mới theo mục tiêu nghiên cứu.
3.4.2.Trồng cây phân tán
Là biện pháp tận dụng đất đai trồng cây rừng trên đất vườn, đất ven đường, ven kênh mương, trên bờ vùng bờ đồng, trong các trường học, công sở, trên các mảnh đất nhỏ phân tán khác nhằm cung cung cấp cho nhu cầu tại chỗ về gỗ xây dựng và gia dụng, củi cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng; đồng thời góp phần phòng hộ môi trường.
Các nội dung hoạt động trồng rừng nêu trên đều phải thực hiện các công đoạn từ khâu chuẩn bị (quy hoạch, thiết kế trồng rừng); chuẩn bị giống và cây con, dọn thực bì và làm đất; trồng và chăm sóc; nuôi dưỡng và bảo vệ rừng trồng.
Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp có thể không phải tiến hành khâu quy hoạch, thiết kế.
4. Kỹ thuật trồng rừng
A. Trồng rừng mới
4.1 Tiêu chuẩn giống cây trồng
Tiêu chuẩn giống cây trồng rừng là một tiêu chí nói lên mức độ phù hợp của giống với các mục tiêu và phương thức trồng rừng. Mục tiêu trồng rừng và phương thức trồng rừng khác nhau thì tiêu chuẩn giống cây trồng rừng cũng khác nhau. Có hai loại tiêu chuẩn giống cây trồng rừng là tiêu chuẩn chất lượng di tuyền và tiêu chuẩn chất lượng sinh lý.
- Tiêu chuẩn chất lượng di truyền là tiêu chuẩn quan trọng nhất của giống, theo đó yêu cầu cây con được sản xuất phải phù hợp với giống có chất lượng di truyền mong muốn theo quy định của ngành về khả năng thích ứng (được đánh giá qua tỷ lệ sống và tình hình sinh trưởng), năng suất tối thiểu theo từng điều kiện sinh thái và khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi khác (như chịu hạn, chịu mặn, chịu phèn, chịu rét v.v.). Tiêu chuẩn chất lượng di truyền là tiêu chuẩn có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm và thường được nhà nước ban hành cho các loài cây trồng rừng chủ yếu. Hiện nay ngành lâm nghiệp đã có quyết định về loài, xuất xứ và giống cây (và dòng cây) cho từng vùng sinh thái, các yêu cầu về năng suất và chất lượng sản phẩm v.v. cho một số giống cây trồng quan trọng nhất.
- Tiêu chuẩn sinh lý bao gồm tiêu chuẩn hạt giống và tiêu chuẩn cây con. (i) Tiêu chuẩn sinh lý hạt giống thường là khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ nẩy mầm, độ tuần của hạt giống v.v.. Trong sản xuất cây lương thực (hạt là sản phẩm chủ yếu) tiêu chuẩn hạt giống (đặc biệt là khối lượng 1000 hạt và hàm lượng các chất trong hạt) là tiêu chuẩn quan trọng nhất có tính chất như tiêu chuẩn chất lượng di truyền, thì trong sản xuất lâm nghiệp (khi trồng rừng lấy gỗ) hạt giống lai chỉ là một loại tiêu chuẩn sinh lý giúp chúng ta biết được lượng hạt cần gieo ươm để sản xuất được lượng cây con cần thiết mà không quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì thế được gọi là tiêu chuẩn sinh lý của hạt giống. (ii) Tiêu chuẩn cây con. trồng rừng được hiểu là chiều cao, đường kính cổ rễ,và sức khoẻ cây con khi xuất vườn. Tiêu chuẩn này thay đổi theo loài cây và theo phương thức trồng rừng của chúng. Nhìn chung, các loài cây được dùng để trồng rừng trong phương thức làm giàu rừng theo băng hoặc theo rạch thường yêu cầu có chiều cao và đường kính cổ rễ tương đối lớn (có thể cao hơn 1,0 - 1,5 m, đường kính cổ rễ 1,5 -2,0 cm), trong lúc dùng trong trồng cây đường phố lại cần cây cao to hơn (cao 2-3 m), còn khi được dùng để trồng rừng thuần loại trên diện lớn lại thấp hơn rất nhiều (cao khoảng 0,25 - 0,35 m, đường kính cổ rễ 0,3- 0,4 cm). Ngoài ra yêu cầu tiêu chuẩn cây con còn thay đổi theo điều kiện lập địa trồng rừng. Ví dụ trồng Phi lao trên cát di động ven biển phải dùng cây cao hơn khi trồng tập trung trong điều kiện đồng ruộng.
4.2. Thiết kế trồng rừng và phê duyệt thiết kế trồng rừng
Áp dụng cho tất cả các đơn vị sản xuất, cá nhân sử dụng vốn ngân sách (gồm cả vốn tài trợ), vốn vay ưu đãi và ở những nơi đã có quy hoạch, nơi chưa có quy hoạch trước khi thiết kế trồng rừng phải có quy hoạch..
4.2.1. Nội dung thiết kế trồng rừng và phương pháp tiến hành
Công tác chuẩn bị:
- Thu thập tài liệu:
+) Thu thập bản đồ địa hình có tỷ lệ tối thiểu là 1/25.000 của Cục đo đạc và bản đồ hoặc tỷ lệ 1/50.000 của bản đồ UTM làm gốc;
+) Thu thập tài liệu, văn bản có liên quan đến công tác thiết kế.
- Nội dung chuẩn bị:
+) Khảo sát hiện trường;
+) Chuẩn bị vật tư kinh phí;
+) Nắm bắt yêu cầu của bên A;
+) Các quyết định có liên quan (đơn giá vật tư, lao động ...);
+) Dự kiến kế hoạch tiến hành.
Công tác ngoại nghiệp:
- Kiểm tra độ chính xác của bản đồ địa hình thiết kế:
+ Bản đồ địa hình sử dụng trong thiết kế trồng rừng có tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 là bản đồ gốc hoặc được phóng từ bản đồ địa hình 1/25.000 của Cục đo đạc và bản đồ hoặc 1/50.000 của bản đồ UTM.
+ Ra thực địa kiểm tra độ chính xác của bản đồ địa hình thiết kế bằng dụng cụ đo đạc đơn giản (địa bàn cầm tay, thước dây) hoặc địa bàn ba chân, sai số cho phép đo chuều dài bằng địa bàn cầm tay là 1/20, bằng địa bàn ba chân là 1/100 – 1/200.
- Đơn vị thiết kế:
+ Lô: Là đơn vị cơ bản của thiết kế trồng rừng được phân chia từ khoảnh có điều kiện tự nhiên tương đối đồng nhất (loại đất, loại thực bì, loại địa hình) và áp dụng một biện pháp kinh doanh. Lô có diện tích nhỏ nhất là 0,5 ha, lớn nhất không quá 5 ha. Thứ tự lô được ghi bằng chữ cái Việt nam trong phạm vi từng khoảnh.
+ Khoảnh: Là đơn vị thống kê tổng hợp, tạo điều kiện thuận lợi xác định vị trí trên thực địa, phân chia khoảnh dựa vào địa hình dễ nhận biết và bền vững để phân chia. Khoảnh có diện tích nhỏ nhất là 50 ha, lớn nhất không quá 150 ha, được đánh số bằng chữ số A rập trong phạm vi từng tiểu khu.
+ Tiểu khu: Là đơn vị cơ bản để quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. tiểu khu có diện tích trung bình 1000 ha, được đánh số bằng chữ số A rập từ tiểu khu số 1 đến tiểu khu cuối cùng trong phạm vi toàn tỉnh.
- Phân chia lô, xác định ranh giới, diện tích lô, đóng mốc:
+ Phân chia lô, xác định ranh giới lô:
Trước tiên dựa vào địa hình, dự kiến phân chia lô trên bản đồ địa hình (tỷ lệ 1/5.000 – 1/10.000), sau đó ra thực địa dùng phương pháp đo đạc đơn giản xác định ranh giới lô, phát đường ranh và cắm mốc sao cho đường ranh giới lô và cọc mốc trên bản đồ trùng khớp với trên thực địa.
Mốc lô dùng cọc gỗ có kích thước 6 x 6 x 50 cm, trên cọc mốc ghi rõ tên lô bằng sơn đỏ. Mốc lô phải đóng ở đầu các đường ranh giới lô và chỗ giáp ranh giới với các lô, khoảnh khác. Nơi có tảng đá tự nhiên, gốc cây to, có thể lợi dụng làm cọc mốc. Trường hợp đường ranh giới lô là đường thẳng kéo dài thỉ cứ cách 40 – 60 m cắm 1 cọc mốc ở nơi dễ nhận biết.
+ Xác định diện tích lô:
Xác định diện tích lô trên bản đồ: Tính diện tích lô trên bản đồ bằng giấy kẻ ly ô vuông hoặc dùng cầu tích có định cực, máy tính diện tích trên bản đồ scaner.
+ Kiểm tra diện tích lô:
Dùng phương pháp chọn ngẫu nhiên 5% số lô hoặc 10% diện tích, ra thực địa, dùng địa bàn ba chân và mia đo vẽ lại bản đồ và tính lại diện tích, nếu sai số về diện tích giữa thiết kế và diện tích kiểm tra dưới 5 % thì chấp nhận kết quả thiết kế.
+ Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất nơi thiết kế:
Sử dụng phương pháp điều tra mô tả đồng ruộng, kết hợp mục trắc và dụng cụ đơn giản (địa bàn cầm tay, thước dây, dao điều tra đất, cuốc, xẻng v.v..) để khảo sát các yếu tố tự nhiên cho từng lô, theo các nội dung ( theo Biểu 1 - Phụ biểu 2):
+ Hoàn chỉnh tài liệu ngoại nghiệp:
Hoàn chỉnh, kiểm tra các tài liệu ngoại nghiệp, tài liệu khảo sát các yếu tố tự nhiên, phân chia lô, ranh giới, diện tích, dự kiến biện pháp kỹ thuật trồng rừng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, bản đồ thiết kế.
Công tác Nội nghiệp:
- Xác định biện pháp kỹ thuật trồng rừng:
Dựa vào điều kiện tự nhiên đã khảo sát (loại đất, loại thực bì,dạng địa hình), đặc điểm sinh thái của loại cây trồng, mục đích kinh doanh để chọn loại cây trồng và xác định biện pháp kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ cho từng công thức kỹ thuật trồng rừng (theo các phụ biểu 2);
- Hoàn chỉnh tài liệu ngoại nghiệp:
Hoàn chỉnh, kiểm tra các tài liệu ngoại nghiệp, tài liệu khảo sát các yếu tố tự nhiên, phân chia lô, gianh giới, diện tích, dự kiến biện pháp kỹ thuật trồng rừng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, bản đồ thiết kế.
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
- Dựa vào các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước, của địa phương và thực tế của đơn vị sản xuất; đơn vị thiết kế cùng đơn vị sản xuất xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Tính toán nội nghiệp, hoàn thành thành quả thiết kế:
- Tính toán chi phí 1 ha cho từng công thức trồng rừng, chi phí trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ (theo các phụ biểu 4,5,6,7 - Phụ biểu 2):
- Tổng hợp diện tích trồng rừng, chăm sóc rừng trồng theo địa danh và theo công thức (theo phụ biểu 8 và 9 - Phụ biểu 2):
- Tổng hợp dự toán trồng rừng, chăm sóc rừng trồng (theo phụ biểu 10 - Phụ biểu 2).
- Viết bản thuyết minh thiết kế trồng rừng:
Nội dung bản thuyết minh bao gồm:
- Lời nói đầu;
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nơi thiết kế;
- Các giải pháp kỹ thuật;
- Khối lượng công trình theo từng công thức quy định;
- Kinh phí đầu tư;
- kết luận, kiến nghị.
- Hoàn chỉnh bản đồ thiết kế:
Nội dung bản đồ thiết kế phải thể hiện:
+ Đường bình độ, đỉnh núi cao, sông suối, đường giao thông, làng bản;
+ Đường gianh giới lô, khoảnh, tiểu khu, các loại cọc mốc (lô, khoảnh, tiểu khu), biển báo, bảng quy ước bảo vệ rừng;
+ Công thức kỹ thuật trồng rừng ghi theo ký hiệu: A =( 1a . X . N)/S
A: Là công thức kỹ thuật (A, B, C);
1. Là số thứ tự khoảnh (1, 2, 3 ...);
a: Là số thứ tự lô (a, b, c, ...);
S: Là diện tích lô (đơn vị tính là ha);
X: Là cây trồng (viết tắt loài cây trồng, ví dụ: BĐ là Bạch Đàn, KLT là Keo lá tràm ...);
N: Là năm trồng.
+ Bên phải, phía dưới tấm bản đồ kẻ 4 ô (mỗi ô cao 8 cm, rộng 7 cm, từ trái sang phải : ô1 ghi đơn vị thiết kế, ô2 ghi chủ dự án, ô3 ghi cấp thẩm định, ô4 ghi cấp phê duyệt , có ký tên đóng dấu ).
Thành quả thiết kế trồng rừng được làm thành ít nhất 4 bộ. mỗi bộ bao gồm: 1 bản đồ thiết kế trồng rừng, 1 bản thuyết minh , 1 bộ hồ sơ lô gồm 8 loại biểu nêu trên.
4.2.2. Trình tự phê duyệt thiết kế trồng rừng
Cấp xét duyệt thiết kế và thời gian xét duyệt:
- Cấp Sở: Xét duyệt thiết kế cho các đơn vị sản xuất thuộc Sở;
- Cấp Bộ: Xét duyệt thiết kế cho các đơn vị sản xuất thuộc Bộ, cụ thể:
+ Tổng công ty Lâm nghiệp việt nam xét duyệt thiết kế cho các đơn vị sản xuất trực thuộc Tổng công ty;
+Cục Lâm nghiệp xét duyệt thiết kế cho các đơn vị khác trực thuộc Bộ.
- Thành quả thiết kế phải được xét duyệt xong ít nhất 4 tháng trước khi trồng rừng.
Bàn giao thành quả thiết kế:
- Sau khi thành quả thiết kế được cấp trên xét duyệt, đơn vị thiết kế phải bàn giao thành quả thiết kế cho đơn vị sản xuất và các đơn vị có liên quan như sau:
+ Cấp phê duyệt;
+ Đơn vị thi công;
+ Tài chính (Kho bạc);
+ Đơn vị thiết kế.
- Nội dung bàn giao cho đơn vị sản xuất là hướng dẫn đơn vị sản xuất sử dụng tài liệu thiết kế và bàn giao thực địa.
4.2.3. Tư cách pháp nhân của đơn vị thiết kế
Thiết kế trồng rừng phải do kỹ sư lâm sinh của đơn vị tư vấn hoặc đơn vị chủ quản thiết kế chuyên ngành đủ tư cách pháp nhân mới được thực hiện.
4.3. Xác định phương thức và phương pháp trồng rừng
4.3.1. Xác định phương thức trồng rừng
Rừng trồng thuần loài:
Rừng trồng hỗn loài:
Rừng trồng thuần loài hay hỗn giao, đều có những ưu nhược điểm nhất định. Lựa chọn phương thức nào phải dựa vào điều kiện cụ thể (mục tiêu trồng rừng, điều kiện lập địa, đặc tính sinh vật học của loài cây) mà xác định.
- Tỉ lệ hỗn giao:
Các loài cây tham gia trong rừng trồng hỗn giao được biểu thị bằng phần trăm mà nó chiếm, gọi là tỉ lệ hỗn giao. Tỉ lệ hỗn giao không phải là cố định, mà trong quá trình kinh doanh tỉ lệ hỗn giao ban đầu có sự thay đổi cho thích hợp với đặc tính sinh vật học các loài
 
Phân tích chi phí - lợi ích khi sử dụng lò nung hộp cải tiến trong làng nghề sản xuất gốm sứ - giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.
I. Giới thiệu về Sự Phân tích Chi phí - Lợi ích (Cost-Benefit Analysis):
Phân tích Chi phí - Lợi ích (CBA) ước lượng và tính tổng giá trị bằng tiền tương đương đối với những lợi ích và chi phí của cộng đồng từ các dự án nhằm xác định xem chúng có đáng để đầu tư hay không. Các dự án này có thể là xây dựng đập ngăn nước hay đường cao tốc, hay có thể là các chương trình đào tạo và các hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Ý tưởng về sự đánh giá mang tính chất kinh tế được bắt đầu với Jules Dupuit, một kỹ sư người Pháp mà 1848 bài báo của ông vẫn còn có giá trị đọc. Nhà kinh tế người Anh, Alfred Marshall, đã có một số khái niệm chính thức đặt nền tảng cho CBA. Nhưng quá trình phát triển thực tế của CBA là kết quả từ lực đẩy của Luật Hàng Hải Liên Bang (Federal Navigation Act) năm 1936. Luật này đòi hỏi Đoàn Kỹ sư của Mỹ (U.S. Corps of Engineers) phải tiến hành các dự án nâng cấp hệ thống đường thuỷ khi tổng lợi ích của một dự án vượt quá chi phí của dự án đó. Vì vậy, Đoàn Kỹ sư đã xây dựng những phương pháp có tính chất hệ thống nhằm đánh giá những lợi ích và chi phí đó. Các kỹ sư này đã tiến hành công việc với sự hỗ trợ của nhóm các nhà chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế học. Cho đến tận 20 năm sau đó, vào những năm 1950, các nhà kinh tế đã cố gắng xây dựng một tập hợp những phương pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt để tính toán lợi ích, chi phí và quyết định xem liệu một dự án có đáng để thực hiện hay không. Vẫn còn một số vấn đề về kỹ thuật của CBA vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn thậm chí cả vào thời điểm hiện nay, song những điều căn bản dưới đây đã được xây dựng khá chắc chắn.
Những nguyên tắc của sự phân tích chi phí - lợi ích.
Một trong các vấn đề của CBA là việc đánh giá nhiều yếu tố trong cơ cấu lợi ích và chi phí về bản chất là khá rõ ràng, nhưng cũng có những yếu tố khác không thể đưa ra phương pháp đánh giá. Vì vậy người ta cần đến một số nguyên tắc cơ bản như là sự chỉ dẫn.
Phải có một đơn vị đo lường chung.
Để tiến đến một kết luận đối với một dự án - ở mọi khía cạnh - cả tích cực và tiêu cực - phải được thể hiện theo một đơn vị chung. Đơn vị chung tiện lợi nhất là tiền tệ. Điều này có nghĩa là tất cả những lợi ích và chi phí của một dự án nên được tính theo giá trị bằng tiền tương đương. Một chương trình có thể tạo ra những lợi ích không được biểu hiện trực tiếp bởi đồng tiền, nhưng có một số khoản tiền mà những người nhận được lợi ích sẽ quan tâm đến như những lợi ích của dự án. Ví dụ, một dự án có thể cung cấp cho nhưng người cao tuổi tại một khu vực nào đó một cuộc khám bệnh định kỳ hàng tháng miễn phí. Giá trị của lợi ích đó đối với một người cao tuổi là số tiền nhỏ nhất mà người ta chấp nhận để thay thế cho sự chăm sóc y tế. Giá trị này có thể thấp hơn giá trị thị trường của dịch vụ chăm sóc y tế. Người ta giả sử rằng những lợi ích sâu xa hơn như từ việc duy trì không gian mở hay những vị trí lịch sử có một giá trị bằng tiền có hạn đối với công chúng. Nhưng lợi ích và chi phí của một dự án không chỉ phải được thể hiện theo giá trị bằng tiền tương đương, mà chúng còn phải được thể hiện bằng đồng tiền vào một thời gian cụ thể. Điều này không chỉ có nguyên nhân từ những khác biệt về giá trị đồng tiền tại những thời gian khác nhau do tình trạng lạm phát. 1 USD có thể sử dụng 5 năm kể từ bây giờ không tốt bằng 1USD có thể sử dụng bây giờ. Điều này là do 1USD sử dụng vào thời điểm hiện tại có thể được đầu tư và đem lại lợi nhuận trong vòng 5 năm và sẽ có giá trị cao hơn 1 USD 5 năm sau. Nếu tỷ lệ lãi suất là r thì 1 USD đầu tư trong t năm sẽ tăng lên bằng (1+ r)[sup]t[/sup]. Do đó số tiền phải được gửi từ bây giờ để đem lại 1 USD sau t năm trong tương lai là (1+ r)[sup]t[/sup]. Đây gọi là giá trị chiết khấu hay giá trị hiện tại của 1 USD có thể sử dụng t năm trong tương lai. Khi lấy giá trị bằng USD của lợi ích vào thời điểm nào đó trong tương lai nhân lên với giá trị chiết khấu của 1 USD vào thời điểm đó trong tương lai, kết quả sẽ là giá trị chiết khấu hiện tại từ lợi ích đó của dự án. Áp dụng tương tự đối với chi phí. Lợi ích ròng của các dự án bằng tổng giá trị hiện tại của các lợi ích trừ đi giá trị hiện tại của các chi phí.
Phân tích một dự án nên bao gồm sự so sánh có với không có.
Tác động của một dự án là sự khác nhau giữa trạng thái có hoặc không có dự án trong lĩnh vực nghiên cứu. Điều này nghĩa là khi một dự án đang được đánh giá, phân tích phải ước tính không chỉ tình huống đi kèm với dự án mà còn phải tính đến tình huống không có dự án kèm theo. Nói cách khác, sự lựa chọn với dự án phải được xem xét và cụ thể hoá trong việc đánh giá dự án. Cần lưu ý rằng sự so sánh có hoặc không có khác với sự so sánh trước và sau.
Một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét các tác động của một dự án và một sự so sánh có-và-không có. Giả sử một dự án tưới tiêu đề xuất để tăng cường sản xuất cotton ở Arizona. Nếu Bộ Nông nghiệp Mỹ hạn chế số lượng cotton ở Mỹ bằng một hệ thống hạn ngạch, khi đó việc sản xuất cotton ở Arizzona có thể được bù đắp thông qua một sự cắt giảm trong hạn ngạch sản xuất cotton đối với Missisippi. Do đó tác động của một dự án sản xuất cotton ở Mỹ có thể bằng 0 chứ không ảnh hưởng nhiều đến các kết quả của dự án.
Phân tích chi phí-lợi ích là một lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt.Các tác động của một dự án phải được định rõ cho một lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt, đó có thể là một thành phố, một bang, quốc gia hay thế giới. Trong ví dụ liên quan đến cotton ở trên, tác động của dự án có thể là con số 0 với quốc gia nhưng vẫn là giá trị dương với Arizona.
Cần phải tránh tính 2 lần chi phí và lợi ích
Đôi khi tác động của một dự án có thể được đánh giá theo 2 hay nhiều cách. Ví dụ, khi một đường cao tốc được nâng cấp làm giảm thời gian đi lại và nguy cơ bị thương, giá trị tài sản ở các khu vực đường cao tốc sẽ tăng lên. Sự tăng thêm giá trị do dự án này là một hướng đi tốt, ít nhất là về mặt nguyên tắc để đánh giá những lợi ích của một dự án. Nhưng nếu giá trị tài sản gia tăng được đưa vào thì không cần thiết phải đưa vào giá trị thời gian và những cuộc sống được cứu do tu sửa đường cao tốc. Giá trị tài sản tăng lên do những lợi ích của việc tiết kiệm thời gian và rủi ro giảm. Nếu đưa vào cả mức gia tăng về tài sản, việc tiết kiệm thời gian và giảm rủi ro sẽ bao gồm cả việc tính 2 lần.
Tiêu chuẩn quyết định đối với các dự án.
Nếu giá trị hiện tại chiết khấu của lợi ích vượt quá giá trị hiện tại chiết khấu của chi phí thì dự án được coi là đáng đầu tư. Nó tương đương với điều kiện lợi ích ròng phải là số dương. Điều kiện tương đương khác là chỉ số của giá trị lợi ích hiện tại/giá trị chi phí hiện tại phải >1.
Nếu có nhiều hơn 1 dự án hạn chế lẫn nhau có giá trị hiện tại ròng dương thì phải có sự phân tích xa hơn. Từ mô hình dự án hạn chế lẫn nhau, dự án được chọn là dự án có giá trị hiện tại ròng cao nhất.
Độ lớn của chỉ số lợi ích/chi phí là một giá trị tuỳ ý do một số chi phí như chi phí hoạt động có thể được khấu trừ từ lợi ích và bởi vậy không được đưa vào tổng chi phí. Điều này có thể được thực hiện đối với một số dự án.
Việc điều chỉnh lợi ích và chi phí này sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích ròng và nó sẽ không làm tăng chỉ số lợi ích/chi phí.
Tóm lại
Thông qua việc giảm những tác động tích cực và tiêu cực của một dự án với giá trị bằng tiền tương đương của chúng, phân tích chi phí-lợi ích quyết định liệu về mặt cán cân dự án có đáng giá để đầu tư hay không. Giá trị bằng tiền tương đương dựa trên thông tin phát sinh từ sự lựa chọn thị trường của người tiêu dùng và nhà sản xuất; nghĩa là, các chương trình cung và cầu đối với hàng hoá và dịch vụ bị ảnh hưởng bởi dự án. Cần phải thận trọng khi cho phép mức độ của các yếu tố như lạm phát. Khi tất cả cho thấy đây là một dự án đáng để đầu tư, trong đó giá trị lợi ích chiết khấu vượt quá giá trị chi phí chiết khấu, nghĩa là, lợi ích ròng dương. Điều này tương ứng với chỉ số lợi ích/chi phí lớn hơn 1 và tỷ suất hoàn trả nội bộ lớn hơn chi phí vốn.
II. Phân tích chi phí - lợi ích khi sử dụng lò nung hộp cải tiến trong làng nghề sản xuất gốm sứ
1. Hiện trạng của việc sử dụng lò nung hộp truyền thống:

Phân tích lợi ích - chi phí được thực hiện đối với lò nung hộp cải tiến trong cụm làng nghề sản xuất gốm sứ Bát Tràng - Kim Lan - Đa Tốn thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Sản xuất gốm sứ bằng lò nung hộp truyền thống đã đem lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, nhưng lại là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực. Từ năm 1998 đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu nhằm mục đích cải thiện chất lượng môi trường sống tại cụm làng nghề, nhưng đến nay hầu hết các giải pháp đưa ra đều chưa được thực hiện đầy đủ, chưa xem xét về mặt kinh tế và vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên bức xúc hơn.

Quy trình sản xuất gốm sứ gồm nhiều công đoạn như: phối liệu, tạo hình, phủ men, nung.... Trong đó, nung là công đoạn đóng vai trò quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm, song đây lại là công đoạn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất, do cấu tạo của lò hộp và tình trạng sử dụng than làm nhiên liệu đốt. Số lò nung theo thống kê năm 2003 ở cụm làng nghề có trên 2000 lò, với dung lượng khí thải bình quân cho 1 lần đốt khoảng 3,6 m[sup]3 [/sup], đã ảnh hưởng xấu đến môi trường sống trong khu vực.

ra hướng cải tiến lò nung gốm sứ và dùng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí so sánh hiệu quả đầu tư giữa lò hộp cũ và lò hộp cải tiến, trợ giúp việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường.

2. Phương án cải tiến lò nung gốm sứ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cụm làng nghề

Hiện nay phục vụ cho công đoạn nung gốm sứ chủ yếu là loại lò hộp truyền thống, cấu tạo đơn giản (hình 1), giá thành rẻ. Mỗi lần đốt lò phải sử dụng khoảng 1 tấn than, thải ra bụi, các loại khí thải độc hại: CO[sub]2[/sub], CO, SO[sub]2[/sub], NOx, gây ô nhiễm nhiệt. Việc cải tạo lò hộp cũ và dùng công cụ kinh tế thuyết phục người dân sử dụng lò hộp cải tiến (hình 2) là giải pháp thiết thực ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực.
Cải tạo bộ phận thoát khói từ phân tán thành tập trung và nâng mặt bằng thoát khí lên thêm từ 30 – 50% [2]:

Loại lò Chiều cao Thoát khói
Lò hộp cũ 6m 6,5m
Lò cải tạo 6m 9-10m

Cải tạo hệ thống cấp không khí để vừa đảm nhận chức năng cấp không khí khi đốt vừa đảm nhận chức năng thu gom và khử bụi khi dỡ lò nhờ hệ thống quạt và bộ khử bụi.

Hình 2.1. Mô hình lò hộp truyền thống

Lắp đặt hệ thống thu bắt, hút lọc bụi 2 cấp (xiclon - túi vải có hiệu suất lọc 90%). Đây là loại thiết bị lọc tinh, có hiệu quả tương đối cao, dải lọc 2 - 10mm, năng suất khoảng 150 - 180m[sup]3[/sup]/h trên 1m[sup]2[/sup] diện tích bề mặt lọc.
Lắp đặt thiết bị lọc bụi tĩnh điện với những ưu điểm: hiệu suất lọc cao 99%, lọc được những hạt mịn, tổn thất áp lực nhỏ, năng suất lọc lớn. Tuy nhiên nhược điểm là yêu cầu nghiêm ngặt về nồng độ bụi, vốn đầu tư cao nên chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp lớn.
Lắp đặt hệ thống thu nhiệt, các tấm cách nhiệt: Không khí bề mặt ngoài bị nung nóng và bốc lên cao thành luồng, cuốn theo một phần không khí xung quanh, do đó luồng sẽ nở rộng ra và lưu lượng sẽ lớn dần, nhiệt độ giảm dần.

3. Phân tích lợi ích - chi phí giữa sử dụng lò hộp truyền thống và lò hộp cải tiến
Trong phân tích lợi ích - chi phí thường sử dụng 3 chỉ số kinh tế là giá trị hiện ròng, hệ số lợi ích - chi phí và hệ số hoàn vốn nội tại [1]:
Giá trị hiện ròng (NPV- Net Present Value): tổng giá trị lợi nhuận trong chu kỳ dự án được tính với hệ số chiết khấu về năm bắt đầu đầu tư.
(1) hoặc (2)
Tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR - Benefit to Cost Ratio): là tỷ lệ của tổng giá trị hiện thời của lợi ích so với tổng giá trị hiện thời của chi phí.
(3)
Trong kinh tế môi trường, lợi ích và chi phí bao gồm cả các nguồn lợi và tổn thất về môi trường được lượng hoá bằng tiền.
Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR - Internal rate of return) là hệ số chiết khấu k mà qua đó giá trị hiện ròng bằng không, được xác định từ biểu thức sau:
(4) hoặc (5)
Trong các công thức (1) - (5) trên: Bt là lợi ích thu được năm thứ t; Ct[sub]­[/sub] là chi phí năm thứ t; r là hệ số chiết khấu hoặc lãi suất (%); n là số năm tính toán.
Kỹ thuật sử dụng giá trị phi thị trường để phân tích lợi ích - chi phí tác động đến môi trường: Trong thực tế sản xuất gốm sứ có nhiều chi phí và lợi ích khó xác định được thành tiền. Ví dụ như lợi ích về tinh thần; sự suy giảm sức khoẻ do ô nhiễm môi trường khó định giá được. Những lợi ích - chi phí này được đưa vào phân tích thông qua mô hình: Lợi ích xã hội ròng = Giá sẵn lòng chi trả - Chi phí cơ hội

Lợi ích của lò nung gốm sứ:
Sản xuất gốm sứ tạo ra nhiều loại sản phẩm với mẫu mã đẹp, chất lượng cao, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và giảm thời gian nông nhàn, tăng thu nhập bình quân đầu người 7 - 10% năm, năm 1990 là 182 USD/người, năm 1995 là 256 USD/người và năm 2003 là 433 USD/người.
Góp phần tăng doanh thu cho cụm làng nghề từ 5 - 10% năm, 1995 là 189 tỷ, 2000 là 267 tỷ và năm 2003 là 320 tỷ; tạo điều kiện để tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng: phát triển hệ thống giao thông, xây trường học, trạm y tế, mạng lưới thông tin,
Đem lại các lợi ích xã hội khác như du lịch, giao thương hàng hoá...
Chi phí của sản xuất gốm sứ:
Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng lò nung: mặt bằng, nhân công, gạch, xi măng...; mua nhiên nguyên liệu: than, củi,...
Tiền mua trang thiết bị môi trường: máy lọc bụi, quạt hút, ống khói...
Chi phí do ô nhiễm môi trường sống: chi phí khám bệnh, thuốc, chi phí xử lý nước thải, khí thải…Chi phí cơ hội do sản xuất thủ công nghiệp thay thế sản xuất nông nghiệp.
Tính toán: đơn vị tiền tệ được sử dụng để tính toán là USD có làm tròn số, loại tiền này ít biến động giá trị trên thị trường so với các loại tiền khác. Giá cả được tính theo khung giá của Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, lợi ích - chi phí của hai loại lò này được liệt kê trong Bảng 3.1, thời gian tính lợi ích - chi phí t = 10 năm.

Bảng 3.1. Liệt kê lợi ích - chi phí của lò hộp cũ và lò hộp cải tiến
Lợi ích hoặc
chi phí
Năm
0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm
9
Năm 10
Chi phí của lò hộp cũ (Ct[sub]1[/sub])
4000
1000
700
500
500
500
800
700
700
1000
1000
Chi phí của lò hộp cải tiến (Ct[sub]2[/sub])
6000
1200
1000
700
700
800
1200
1000
1200
1300
1500
Lợi ích của lò hộp cũ (Bt[sub]1[/sub])
0
1500
1600
1400
1400
1300
1300
1500
1500
1600
1600
Lợi ích của lò hộp cải tiến (Bt[sub]2[/sub])
0
1700
2400
2200
2200
2100
2000
2300
2500
2800
3000
Bảng 3.2. Tính toán giá trị hiện ròng với r[sub]1[/sub] = 1% năm (Đơn vị tính: USD)
Năm thứ
Lò hộp cũ
Lò hộp cải tiến
Bt[sub]1[/sub]/(1+r[sub]1[/sub])[sup]t[/sup]
Ct[sub]1[/sub]/(1+ r[sub]1[/sub])[sup]t[/sup]
NPV[sub]11[/sub]
Bt[sub]2[/sub]/(1+ r[sub]1[/sub])[sup]t[/sup]
Ct[sub]2[/sub]/(1+ r[sub]1[/sub])[sup]t[/sup]
NPV[sub]21[/sub]
0
0
4.000
-4.000
0
6.000
-6.000
1
1485.149
990.099
495.05
1683.17
1188.12
495.05
2
1568.474
686.2072
882.266
2352.71
980.296
1372.41
3
1358.826
485.2951
873.531
2135.3
679.413
1455.89
4
1345.372
480.4902
864.882
2114.16
672.686
1441.47
5
1236.905
475.7328
761.173
1998.08
761.173
1236.91
6
1224.659
753.6362
471.023
1884.09
1130.45
753.636
7
1399.077
652.9026
746.174
2145.25
932.718
1212.53
8
1385.225
646.4383
738.787
2308.71
1108.18
1200.53
9
1462.944
914.3398
548.604
2560.15
1188.64
1371.51
10
1448.459
905.287
543.172
2715.86
1357.93
1357.93
S
13915.1
11990.4
2924.66
21897.5
16999.6
4897.86

Bảng 3.3 Tính toán giá trị hiện ròng với r[sub]2[/sub] = 7% năm (Đơn vị tính: USD)
Năm thứ
Lò hộp cũ
Lò hộp cải tiến
Bt[sub]1[/sub]/(1+r[sub]2[/sub])[sup]t[/sup]
Ct[sub]1[/sub]/(1+ r[sub]2[/sub])[sup]t[/sup]
NPV[sub]12[/sub]
Bt[sub]2[/sub]/(1+ r[sub]2[/sub])[sup]t[/sup]
Ct[sub]2[/sub]/(1+ r[sub]2[/sub])[sup]t[/sup]
NPV[sub]22[/sub]
0
0
4.000
-4.000
0
6.000
-6.000
1
1401.87
934.579
467.29
1588.79
1121.5
467.29
2
1397.5
611.407
786.095
2096.25
873.439
1222.81
3
1142.82
408.149
734.668
1795.86
571.409
1224.45
4
1068.05
381.448
686.606
1678.37
534.027
1144.34
5
926.882
356.493
570.389
1497.27
570.389
926.882
6
866.245
533.074
333.171
1332.68
799.611
533.074
7
934.125
435.925
498.2
1432.32
622.75
809.575
8
873.014
407.406
465.607
1455.02
698.411
756.612
9
870.294
543.934
326.36
1523.01
707.114
815.901
10
813.359
508.349
305.01
1525.05
762.524
762.524
S
10294.2
10120.8
1173.4
15924.6
14261.2
1663.46


Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả tính toán
Chỉ số
Phương án 1 – lò hộp cũ
Phương án 2 – lò hộp cải tiến
r[sub]1[/sub] = 1
NPV[sub]11[/sub] = 2924.66 USD
BCR[sub]11[/sub] = 1,16
NPV[sub]21[/sub] = 4897.86 USD
BCR[sub]21[/sub] = 1,29
r[sub]2[/sub] = 7
NPV[sub]12[/sub] = 1173.4 USD
BCR[sub]12[/sub] = 1,02
NPV[sub]22[/sub] = 1663.46 USD
BCR[sub]22[/sub] = 1,12
IRR
IRR[sub]1[/sub] » 15,2
IRR[sub]2[/sub] » 13,1
PV[sub]11[/sub]: Giá trị hiện ròng của lò hộp cũ với r[sub]1[/sub] = 1%; NPV[sub]21[/sub]: Giá trị hiện thời ròng của lò hộp cải tiến với r[sub]1[/sub] = 1%; NPV[sub]12[/sub]: Giá trị hiện ròng của lò hộp cũ với r[sub]2[/sub] = 7%; NPV[sub]22[/sub]: Giá trị hiện ròng của lò hộp cải tiến với r[sub]2[/sub] = 7%.

Từ các kết quả tính toán có thể rút ra một số nhận xét sau:
Phân tích lợi ích - chi phí cho lò hộp cũ và lò hộp cải tiến với mức chiết khấu ưu tiên (1% năm) hoặc mức chiết khấu phổ biến (7% năm) giúp cho việc đánh giá khách quan ưu thế của lò nung cải tiến.

Lợi ích của lò hộp cải tiến cao hơn lợi ích của lò hộp cũ ở cùng hệ số chiết khấu: r[sub]1[/sub] = 1% năm là NPV[sub]21 [/sub]- NPV[sub]11 [/sub]= 1973.2 USD và r[sub]2[/sub] = 7% năm là NPV[sub]22[/sub] – NPV[sub]12[/sub] = 490.065 USD.
Với r[sub]1[/sub] = 1% năm lợi nhuận ròng thu được cao hơn r[sub]2[/sub] = 7% năm ở hai loại lò tương đương là NPV[sub]11 [/sub]- NPV[sub]12[/sub] = 1751.26 USD và NPV[sub]21 [/sub]- NPV[sub]22[/sub] = 3324.4 USD. Như vậy sản xuất chịu lãi suất càng thấp thì lợi nhuận ròng thu được càng cao và Nhà nước nên hỗ trợ lãi suất thấp cho các dự án đầu tư thân thiện hơn với môi trường.
Với mức r ổn định, sản xuất gốm sứ từ năm thứ 2 trở đi sẽ có lãi, đạt mức cao nhất vào năm thứ 3. Sau 6 năm sản xuất lợi nhuận bắt đầu giảm do nhiều yếu tố như: thiết bị lạc hậu, tính cạnh tranh ngày càng cao... cần thiết người sản xuất phải tự tìm cách thích ứng để kinh doanh hiệu quả.
Tỷ suất lợi ích - chi phí tính với cả hệ số chiết khấu ưu tiên và hệ số chiết khấu phổ biến đối với lò hộp cải tiến đều cao hơn so với lò hộp truyền thống.
Hệ số hoàn vốn nội tại đối với lò hộp truyền thống và lò hộp cải tiến đều cao (15,2 và 13,1), thể hiện mức an toàn về kinh tế trong sản xuất bằng cả hai loại lò nung này.

4. Kết luận

1. Lò nung hộp cải tiến với việc cải tạo hệ thống cấp không khí, bộ phận thoát khí và nâng cao ống khói làm tăng hiệu suất lọc bụi và làm giảm nhiệt độ khí thải so với lò nung gốm sứ truyền thống.

2. Phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp kinh tế cơ bản để so sánh lợi ích và chi phí về kinh tế và môi trường của các dự án. Khi tiến hành cần tập trung phân tích ba chỉ tiêu cơ bản là giá trị hiện ròng (NPV), tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR) và hệ số hoàn vốn nội tại (IRR).
So sánh lợi ích – chi phí tính toán cho lò nung hộp hiện đang được sử dụng phổ biến ở cụm làng nghề và lò nung cải tiến theo hướng bảo vệ môi trường với mức chiết khấu ưu tiên r[sub]1[/sub] = 1% và mức chiết khấu phổ biến r[sub]2[/sub] = 7% cho thấy lợi nhuận thu được từ lò hộp cải tiến cao hơn từ lò hộp truyền thống là 1751.26 USD và 3324.4 USD. Hiệu quả kinh tế và lợi ích về môi trường của lò nung cải tiến so với lò hộp nung truyền thống là căn cứ trợ giúp các nhà quản lý và người sản xuất lựa chọn đúng đắn giải pháp kỹ thuật thúc đẩy sản xuất và ngăn ngừa ô nhiễm trong các làng nghề sản xuất gốm sứ.


Tài liệu tham khảo:
Thayer Watkins
Nhóm tác giả: Trương Quang Hải[sup](1)[/sup], Ngô Trà Mai[sup](2)[/sup], Nguyễn Hồng Trang[sup](2)[/sup]
[sup](1): [/sup]Đại học Quốc gia Hà Nội
[sup](2): [/sup]Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
 
KIỂM TOÁN VỀ MÔI TRƯỜNG
I. LỜI GIỚI THIỆU
II. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
2.1 Khái niệm kiểm toán môi trường
2.2 Mục đích và ý nghĩa của công tác kiểm tóan
2.3 Các hình thức kiểm toán môi trường
2.4 Các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm toán môi trường
2.5 Nguyên tắc và tiến trình kiểm toán
III. KIỂM TOÁN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
3.1 Giới thiệu sơ lược về ISO 14000
3.2 Nội dung và tiến trình kiểm toán hệ thống quản lý môi trường
IV. KIỂM TOÁN VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI
4.1 Khái niệm về kiểm toán giảm thiểu chất thải
4.2 Nội dung và tiến trình kiểm toán giảm thiểu chất thải
V. VẬN DỤNG
VI. KẾT LUẬN
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO












I. LỜI GIỚI THIỆU
Các công cụ quản lý môi trường là các công cụ hệ thống hoặc có cấu trúc nhằm cải thiện việc ra quyết định, quản lý thông tin hay nhằm tác động đến các thay đổi trong hành vi của người khác, với mục đích cuối cùng là cải thiện môi trường của các họat động kinh tế xã hội hay tình trạng môi trường của một tổ chức. Chính vì thế các công cụ môi trường có thể được dùng bởi các công ty, tổ chức nhằm quan trắc theo dõi, quản lý tốt hơn hay cải thiện tình trạng môi trường; hay bởi các chính phủ nhằm ảnh hưởng đến tình trạng môi trường của các nhóm công ty có thể là ngành, vùng, quốc gia hay quốc tế.
Các công cụ quản lý môi trường có thể được phân thành 3 nhóm :
  • Nhóm công cụ phân tích đánh giá : Phân tích lợi ích chi phí; Kiểm toán môi trường; Đánh giá rủi ro môi trường; Đánh giá tác động môi trường; Đánh giá chu trình sản phẩm; Đánh giá công nghệ môi trường; Các chỉ thị phát triển bền vững; Đánh giá nhanh môi trường đô thị; Hệ thống quản lý môi trường cho chính quyền địa phương.
  • Nhóm công cụ hành động : Hệ thống quản lý môi trường; Chính sách môi trường; Bạn đồng hành; Nhãn sinh thái; Các công cụ kinh tế; Các thỏa thuận tự nguyện. Quản lý chất lượng môi trường; Sản xuất sạch hơn; Hiệu quả sinh thái; Sinh thái hóa công nghiệp.
  • Nhóm công cụ giao tiếp: Thực tế điển hình; Sổ tay môi trường; Hệ thống thông tin môi trường…
Như đã phân tích ở trên, Kiểm tóan môi trường là một trong những công cụ góp phần có hiệu quả trong việc quản lý môi trường, là một họat động kiểm sóat giám sát độc lập là một yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp họat động sản xuất kinh doanh dịch vụ và sản xuất trực tiếp. Về mặt hình thức kiểm toán môi trường có thể phân thành : Kiểm tóan việc chấp hành nguyên tắc; Kiểm tóan hệ thống quản lý môi trường và Kiểm toán giảm thiểu chất thải.





II. TỔNG QUAN KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
2.1 KHÁI NIỆM KIỂM TÓAN MÔI TRƯỜNG:
Theo EPA : Kiểm toán môi trường là phương pháp đánh giá độc lập, có hệ thống, theo định kỳ và xem xét có mục đích các họat động thực tiễn của đơn vị sản xuất có liên quan đến việc đáp ứng các yếu cầu về môi trường.
Định nghĩa của một số tác giả khác : Kiểm toán môi trường là phương pháp độc lập, có hệ thống để xác định việc chấp hành các nguyên tắc, các chính sách quốc gia về môi trường , vận dụng những kinh nghiệm tốt từ thực tế sản xuất vào công tác cải thiện và bảo vệ môi trường.

2.2 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC KIỂM TOÁN :
2.1.1 Mục đích :
Theo định nghĩa trên, kiểm toán môi trường được thực hiện với các mục đích sau :
  • Thẩm tra sự tuân thủ đối với luật và chính sách môi trường.
  • Xác định giá trị hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường sẳn có.
  • Đánh giá rủi ro và xác định mức độ thiệt hại từ quá trình họat động thực tiễn đối với việc sử dụng các lọai nguyên vật liệu đúng và không đúng nguyên tắc đã chỉ định.
2.1.2 Ý nghĩa :
  • Là một họat động kiểm sóat giám sát độc lập, mang tính khách quan, kiểm tóan môi trường là một yêu cầu cần thiết đối với những doanh nghiệp họat động sản xuất kinh doanh dịch vụ và sản phẩm trực tiếp.
  • Việc tự nguyện thực hiện kiểm tóan giúp cho các nhà quản lý sản xuất ở cấp vĩ mô xác định chính xác và nhanh chóng những rủi ro tiềm ẩn để tìm ra giải pháp tốt hơn, tránh được các vấn nạn về môi trường.
  • Kiểm toán môi trường thông qua các bước kiểm tra giúp cho đơn vị thực hiện tốt hơn chương trình quản lý môi trường bằng cách đánh giá hệ thống kiểm sóat nào là cần thiết, nên áp dụng kinh nghiệm quản lý thực tiễn nào cho đ1ung chức năng và phù hợp.
  • Kiểm tóan môi trường đánh giá, nhưng không thể thay thế được các họat động tuân thủ nguyên tắc trực tiếp như xin giấy phép môi trường, thiết lập hệ thống kiểm sóat, quản lý việc chấp hành nguyên tắt, báo cáo các sai phạm và lưu trữ hồ sơ.
  • Dù không thể thay thế được cho công tác thanh tra môi trường, kiểm tóan môi trường có thể hổ trợ và bổ sung những kết luận cần thiết cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc tìm kiếm phương thức sắp xếp và sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn.
2.3 CÁC HÌNH THỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG :
Kiểm toán môi trường bao gồm 3 hình thức cơ bản : Kiểm tóan việc chấp hành nguyên tắc (Compliance Audits); Kiểm tóan hệ thống quản lý môi trường (Enviromental Management System Audits); Kiểm toán giảm thiểu chất thải (Wate Minimization or Prevention Audits).

2.3.1 Kiểm tóan việc chấp hành các nguyên tắc :
Trong thời gian gần đây, nội dung của luật và các nguyên tắc về môi trường ngày càng rộng hơn và phức tạp hơn, việc vi phạm những nguyên tắc này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc phải bồi thường. Do đó, nhu cầu đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc môi trường ngày càng lớn, cái giá phải trả cho việc không chấp hành các nguyên tắc ngày càng cao, làm cho các đơn vị không có cơ hội lẫn trốn.
Chính vì thế, việc xác định những đòi hỏi đặc trưng có tính nguyên tắc là phải chấp nhận; việc tìm hiểu những họat động nào được chấp hành; xác định những vi phạm nào có thể xảy ra để có biện pháp đối phó trước, đó chính là mục đích chính của kiểm toán việc chấp hành các nguyên tắc.
2.3.2 Kiểm tóan hệ thống quản lý môi trường :
Kiểm tóan việc chấp hành các nguyên tắc môi trường đơn giản chỉ là một phác họa nhanh về vận hành và chuỗi họat động của nhà máy để xác định là có chấp hành những nguyên tắc, luật lệ đã đặt ra không. Hình thức này tuy có định lượng nhưng chưa thật sâu sắc.
Yêu cầu đặt ra đối với cho công tác quản lý bảo vệ môi trường là phải triển khai việc kiểm sóat chặt chẽ hơn các vi phạm nguyên tắc môi trường, phân tích tìm kiếm những nguyên nhân dưới bất kỳ hình thức nào, và xác định đúng những nguy cơ tiềm tàng. Theo khuynh hướng này, kiểm tóan thực chất là đánh giá hệ thống quản lý môi trường, nhằm xem đơn vị có thiết lập 1 hệ thống quản lý việc tuân thủ các nguyên tắc hay không, đã họat động chưa, được sử dụng đúng đắn chưa trong các họat động thường ngày.
2.3.3 Kiểm tóan giảm thiểu chất thải :
Hiện nay, giảm thiểu chất thải là một trong các biện pháp chủ yếu của chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Giảm thiếu chất thải bao gồm cả hai khuynh hướng : giảm khối lượng chất thải, và giảm nồng độ chất ô nhiễm có trong chất thải.
Thực hiện việc giảm thiểu chất thải không những hạn chế được mức độ ô nhiễm mà còn giảm được chi phí xử lý chất thải, tiết kiệm nguồn lực tự nhiên, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.
Kiểm tóan giảm thiểu chất thải là giai đọan tiền đề cho công tác đánh giá, họach định công tác cải tiến quy trình sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, gắn với sản xuất sạch hơn tại từng đơn vị sản xuất.
Ngòai ra còn có một số hình thức kiểm tóan môi trường chuyên biệt khác như : Kiểm tóan quản lý chất thải (Wates Management Contractor Audits); Đánh giá giá trị bất động sản (Property Transfer or Liability Definition Audits); Kiểm tóan xác định rủi ro (Risk Definition Audits) …

2.4 CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG :
Một số các tiêu chuẩn có ý nghĩa bao quát trong kiểm tóan môi trường, có ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi 1 quốc gia mà trên tòan cầu, đó là :
  • ISO 14000 (Iternational standardization Organization) – Những hướng dẫn để kiểm tóan hệ thống quản lý môi trường.
  • US. EPA (Enviromental Protection Agency) – Những yếu tố để một chương trình kiểm tóan môi trường có hiệu quả.
  • US. DOJ (Department of Justice) – Những hướng dẫn có tính pháp lý đối với kiểm tóan môi trường.
2.5 NGUYÊN TẮC VÀ TIẾN TRÌNH KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG :
2.5.1 Nguyên tắc :
Theo một cách tổng quát, nhóm kiểm toán môi trường phải bao gồm những người có năng lực, hiểu biết, những người này có thể từ nguồn nhân sự tại chổ, từ một đơn vị kiểm tóan độc lập hay kết hợp cả hai thành phần. Trong tiến trình kiểm tóan môi trường, một số các nguyên tắt mà nhóm kiểm tóan phải tuân thủ gồm 5 điểm chủ yếu sau :
  • Nhận thức và hiểu sâu sắc, đúng đắn về việc bảo quản, duy trì những chương trình hành động và các báo cáo có liên quan đến việc tuân thủ những qui định quản lý môi trường.
  • Thanh kiểm tra tòan bộ các máy móc, trang thiết bị và công nhân tại khu vực cần kiểm tóan để đánh giá xem cơ sở sản xuất có tuân thủ triệt để những tiêu chuẩn thể chế đã được đề ra hay không.
  • Nộp báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý cấp cao hơn.
  • Giải thích những họat động sai sót của cơ sở và đề xuất họat động đúng đắn.
  • Họat động độc lập với tất cả mọi quá trình kiểm tóan trước đó và phải đạt đến trình độ ngang bằng với họ.
2.5.2 Tiến trình thực hiện kiểm tóan :

Lập kế họach kiểm tóan
Thực hiện kiểm tóan
Đánh giá kết quả
Thực hiện các giải pháp đề xuất
Công cụ kiểm tóan
Huấn luyện nhân sự
Lấy thêm mẫu
Xem xét liên tục
QUÁ TRÌNH KIỂM TÓAN
QUẢN LÝ VIỆC CHẤP HÀNH
Hình 1 : Tiến trình thực hiện kiểm tóan​




















III. KIỂM TOÁN HỆ THỐNG QUÁN LÝ MÔI TRƯỜNG

3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ISO 14000 :
ISO 14000 là hệ thống tiêu chuẩn cho cả quá trình quản lý và cải thiện môi trường (không phải đối với những tác động). Vì thế ISO 14000 không qui định những tác động đối với môi trường má 1 doanh nghiệp cần tuân thủ, nó mô tả những đơn nguyên của một hệ thống mà doanh nghiệp đó cần xây dựng để đạt được mục đích bảo vệ môi trường của mình.
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Hệ thống quản lý
môi trường
Đánh giá chu trình chuyển hóa
Đánh giá​
tác động môi trường​
Kiểm tóan môi trường​
Cấp nhãn môi trường​
Các vấn đề về môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm​
Đánh giá tổ chức
Đánh giá sản phẩm và quá trình
Hình 2 : Hệ thống ISO 14000 & Tiêu chuẩn quản lý môi trường​















Trong hệ thống ISO 14000 một số tiêu chuẩn đã ứng dụng và một số khác đang hình thành. Có thể tóm tắt các tiêu chuẩn chính như sau :
ISO 14001 : Các hệ thống quản lý môi trường – Qui cách và hướng dẫn sử dụng
ISO 14002 : Các hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và các kỹ thuật hổ trợ.
ISO 14010 : Hướng dẫn về kiểm định môi trường – Các nguyên tắc chung.
ISO 14012 : Hướng dẫn về kiểm tóan môi trường – Tiêu chuẩn trình độ đối với kiểm tóan viên.
ISO 14015 : Đánh giá tại chỗ về môi trường (mới đề nghị)
ISO 14020 : Cấp nhãn về môi trường – Mục đích và nguyên tắc.
ISO 14021 : Cấp nhãn về môi trường – Tự khai báo, các thuật ngữ và định nghĩa.
ISO 14022 : Cấp nhãn về môi trường – Các ký hiệu nhãn môi trường.
ISO 14023 : Cấp nhãn về môi trường – Thữ nghiệm và hệ phương pháp thẩm định.
ISO 14024 : Cấp nhãn về môi trường – Các chương trình của cán bộ môi trường.
ISO 14031 : Đánh giá công tác môi trường của hệ thống quản lý.
ISO 14040 : Đánh giá các chu trình chuyển hóa – Các nguyên tắc và hướng dẫn.
ISO 14041 : Đánh giá các chu trình chuyển hóa – Phân tích kiểm kê.
ISO 14050 : Các thuật ngữ và định nghĩa.
ISO 14060 : Hướng dẫn về cách tập hợp các vấn đề môi trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm.
Các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 14000 : Tổ chức, Môi trường, Khía cạnh, Tác động … (Tham khảo tài liệu)

3.2 NÔI DUNG & TIẾN TRÌNH KIỂM TÓAN HT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG :
Xuất phát từ nội dung tiêu chuẩn ISO 14000 và những yêu cầu về môi trường mà tổ chức cần đáp ứng hay cải thiện, công tác kiểm tóan hệ thống quản lý môi trường cần phải thực hiện theo nội dung & tiến trình phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.1 Nguyên nhân trực tiếp phải tiến hành :
Nhằm tìm hiểu các vấn đề sau :
  • HTQLMT của tổ chức như thế nào?
  • Hệ thống này có tuân thủ ISO 14000?
  • Hệ thống họat động có hiệu quả không?
  • Sự cải tiến liên tục của hệ thống được thực hiện như thế nào?
3.2.2 Phạm vi kiểm tóan HTQLMT :
Kiểm toán Hệ thống quản lý môi trường là xem xét sự phù hợp đối với các yêu cầu của pháp luật của :
1. Chính sách môi trường :
  • Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của tổ chức, sao cho tổ chức có thể duy trì và nâng cao tiềm năng kết quả họat động môi trường của mình. Do đó chính sách phải cho thây được những cam kết của lãnh đạo, tính phù hợp với pháp luật và đảm bảo cải tiến liên tục.
2. Lập kế họach :
a. Xác định khía cạnh môi trường :
  • Xác định các khía cạnh có ý nghĩa cần được hệ thống quản lý môi trường ưu tiên thực hiện (nếu tổ chức chưa có hệ thống quản lý môi trường thì nên bắt đầu xem xét lại tòan bộ các khía cạnh môi trường của mình để làm cơ sở thiết lập hệ thống quản lý môi trường. Riêng tổ chức nào đang điều hành hệ thống quản lý môi trường thì không cần phải xem xét lại).
b. Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác :
  • Phải thiết lập và duy trì một số thủ tục để xác định và tiếp cận với các yếu cầu về pháp luật và các yếu cầu khác phải tuân thủ đối với khía cạnh môi trường được xác định cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. (Các yêu cầu khác bao gồm : Qui phạm qui trình công nghiệp, Các thỏa thuận với chính quyền địa phương; Những hướng dẫn không mang tính nguyên tắc).
c. Xác định mục tiêu và chỉ tiêu :
  • Các mục tiêu cần phải đặc trưng, các chỉ tiêu phải đo lường được.
d. Chương trình quản lý môi trường :
  • Trong chương trình cần phải mô tả rỏ tổ chức sẽ đạt được những mục tiêu và chỉ tiêu như thế nào, kế họach thực hiện, nhân sự.
3. Thực hiện và điều hành :
a. Cơ cấu và trách nhiệm :
  • Để thực hiện có kết quả một hệ thống quản lý môi trường cần phải có sự cam kết của tất cả nhân viên trong tổ chức. Vì thế, trách nhiệm môi trường không chỉ hạn chế ở chức năng môi trường mà còn có thể bao gồm các lĩnh vực khác như : quản lý nhân sự, quản lý điều hành …(sự cam kết này phải bắt đầu từ cấp lãnh đạo cao nhất).
b. Đào tạo, nhận thức và năng lực :
  • Nội dung đào tạo cần thiết để đảm bảo khả năng làm việc của nhân viên, đặc biệt là những người phụ trách về công tác quản lý môi trường.
c. Thông tin liên lạc :
  • Tổ chức cần phải áp dụng một quy trình nhận, cung cấp tài liệu và trả lời các thông tin có liên quan cũng như đáp ứng các yêu cầu khác của các bên hữu quan.
d. Tư liệu của hệ thống quản lý môi trường :
  • Mức độ chi tiết của các tài liệu sao cho đủ mô tả các yếu tố chính của hệ thống quản lý môi trường và các tác động qua lại của chúng. Các tư liệu liên quan có thể gồm : Thông tin về quá trình, sơ đồ tổ chức, tiêu chuẩn nội bộ và nội dung vận hành, kế họach ứng cứu tình trạng khẩn cấp.
e. Kiểm sóat tài liệu :
f. Kiểm tra tài liệu :
g. Kiểm sóat điều hành :
h. Công tác ứng cứu sự cố :
4. Kiểm tra và hành động khắc phục :
a. Giám sát đo lường :
  • Việc thiết lập và duy trì các thủ tục theo văn bản trong công tác giám sát và đo lường được thực hiện dựa trên các họat động chính yếu của tổ chức mà có thể gây tác động đáng kể đến môi trường.
b. Xác định điểm không phù hợp & hành động khắc phục phòng ngừa :
  • Thực hiện các giải pháp nhằm giảm bớt tác động mới phát sinh, đề xuất và hòan chỉnh công tác phòng ngừa khắc phục sự cố.
c. Hồ sơ :
  • Cách sắp xếp các hồ sơ môi trường. Hồ sơ môi trường có thể bao gồm : Các thông tin, luật định về môi trường hay các yêu cầu pháp lý khác; Hồ sơ khiếu tố, khiếu nại; Thông tin về quá trình; Thông tin về sản phẩm; Hồ sơ kiểm tra, bảo trì bảo quản và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị; Báo cáo các sự cố; Thông tin khía cạnh môi trường có ý nghĩa; Kết quả kiểm tóan …
d. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường :
  • Tổ chức sẽ xác lập và duy trì chương trình và các quy trình kiểm tóan HTQLMT định kỳ để : Xác định HTQLMT có phù hợp với các kế họach môi trường đã đề ra hay không; Có được duy trì một cách đúng đắn; Cung cấp thông tin về kết quả kiểm tóan.
5. Xem xét lại của ban lãnh đạo :
  • Ở từng khỏang thời gian xác định, lãnh đạo tổ chức cần xem xét lại để duy trì sự cải tiến, tính thích hợp, tương xứng và hiệu quả liên tục của HTQLMT. Phạm vi xem xét lại phải tòan diện, tuy nhiên không phải tất cả các yếu tố của HTQLMT đều cần phải xem lại cùng lúc.



3.2.3 Các chứng cứ cần xem xét trong kiểm tóan HTQLMT :
Khi thực hiện kiểm tóan HTQLMT, cần xem xét một số chứng cứ sau :
  • Những thông tin từ hiện trạng thực tế
  • Hồ sơ của tổ chức
  • Thủ tục và tài liệu về các bước thực hiện quản lý môi trường
  • Các tài liệu khác có liên quan trong phạm vi kiểm toán.
3.2.4 Chu kỳ kiểm tóan :
Thông thường việc kiểm tóan HTQLMT được thực hiện 2 năm 1 lần cho một tổ chức. Nhưng cũng có thể tiến hành kiểm tóan nhiều lần hơn tùy theo yêu cầu thực tế trong những trường hợp sau :
  • Khi nguy cơ xảy ra sự cố cao
  • Thay đổi quá trình sản xuất, khía cạnh môi trường, họat động và sản phẩm.
3.2.5 Quy trình kiểm toán :
Công tác kiểm toán HTQLMT thực hiện theo các bước sau :
  • Chuẩn bị chương trình kiểm toán
  • Chuẩn bị công tác kiểm toán
  • Thực hiện kiểm tóan tại hiện trường
  • Lập báo cáo kiểm tóan
  • Theo dõi sau kiểm tóan
3.2.6 Phương pháp và kỹ thuật kiểm tóan HTQLMT :
  • Phương pháp : xem xét hồ sơ tài liệu, phỏng vấn, khảo sát thực địa
  • Kỹ thuật : dùng bảng câu hỏi, bảng tóm tắt, chọn kỹ thuật phỏng vấn thích hợp
3.2.7 Định nghĩa và phân tích lỗi trong kiểm tóan HTQLMT :
  • Lỗi nặng : (khi so sánh với tiêu chuẩn ISO 14000) lỗi này làm cho HTQLMT không họat động hoặc họat động không hiệu quả. Ví dụ : không quy định trách nhiệm của HTQLMT, thiếu hồ sơ đào tạo, không ghi cam kết tuân thủ pháp luật trong chính sách môi trường…
  • Lỗi nhẹ : lỗi phát sinh khi so sánh với thủ tục hay không phù hợp với những ràng buộc trong thũ tục. Ví dụ : thiếu hướng dẫn trong việc ghi các thủ tục, đo đạc …
  • Lỗi nhận xét : những lỗi có thể gây ra sự không phù hợp hoặc ảnh hưởng đến hệ thống. Ví dụ : thiết bị PCCC đã hết hạn sữ dụng …
IV. KIỂM TOÁN GIẢM THIỂU CHẤT THẢI

4.1 KHÁI NIỆM VỀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI :
Kiểm toán giảm thiểu chất thải là bước đầu để giảm chất thải và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường. Đấy là việc phân tích chi tiết các khâu sản xuất và chất thải của một đơn vị sản xuất nhằm mục đích giảm thiểu khối lượng hoặc mức độ ô nhiễm của chất thải, tăng sữ dụng hoặc lọai bỏ hòan tòan chất thải.
Lợi ích của kiểm toán giảm thiểu chất thải công nghiệp :
  • Giảm chất thải phát sinh, giảm chi phí xử lý chất thải.
  • Giảm suất tiêu thụ nguyên liệu thô, giảm chi phí nguyên vật liệu.
  • Giảm các nguy cơ tiềm ẩn do sản xuất gây ra cho môi trường.
  • Giảm trách nhiệm pháp lý mà đơn vị có thể phải gánh chịu trong tương lai.
  • Bảo vệ sức khỏa cộng đồng dân cư xung quanh, sức khỏe công nhân và an tòan lao động.
  • Hiệu suất sản xuất được tăng lên dẫn đến lợi nhuận công ty được cải thiện.
  • Các mối quan hệ với cộng đồng được cải thiện.
Các yêu cầu để chương trình kiểm toán thành công :
Các yêu cầu cơ bản để chương trình kiểm tóan giảm thiểu chất thải thành công là :
  • Lãnh đạo công ty và công nhân ủng hộ.
  • Kiểm tóan phải được thực hiện độc lập
  • Nhóm kiểm tóan có trình độ cao
  • Các mục tiêu, mục đích, các nguồn lực rỏ ràng.
  • Thu lượm toàn diện số liệu bao gồm : đầy đủ, tin cậy, có liên quan, có ích.
  • Có kế họach thực hiện rỏ ràng và dự kiến các họat độgn để hiệu chỉnh
  • Có biện pháp kiểm tra lại các kết quả thu được.
4.2 NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH KIỂM TÓAN GIẢM THIỂU CHẤT THẢI :
Một cách tổng quát, chương trình kiểm tóan giảm thiểu chất thải có thể được chia thành 6 giai đọan và hợp thành một số bước như sau :


4.2.1 Giai đọan 1 : Tìm hiểu các công đọan sản xuất
Trong giai đọan này, công việc của nhóm kiểm toán là đi vào nhà máy và xây dựng chương trình điều tra hợp lý tất cả các công đoạn sản xuất và mối tương quan giữa chúng. Ở giai đọan này, nhóm kiểm tóan cần có sự giúp đở của nhân viên nhà máy, những người hiểu biết các họat động hàng ngày của nhà máy. Ở giai đọan này gôm 2 bước.
Bước 1 : Liệt kê và mô tả các công đọan sản xuất chính
Bước 2 : Lập sơ đồ công nghệ sản xuất.

4.2.2 Giai đọan 2 : Xác định lượng nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất
Nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất phải được xem xét đầy đủ trên tất cả các mặt : khối lượng nhập vào, lượng tồn trữ và thất thóat ở từng công đọan, lượng nguyên vật liệu được sử dụng và mức độ tái sử dụng chất thải. Giai đọan này gồm 4 bước.
Bước 3 : Xác định khối lượng nguyên vật liệu đầu vào
Bước 4 : Điều tra số lượng tồn trữ và thất thóat ở các công đọan
Bước 5 : Xem xét việc sử dụng nguyên vật liệu
Bước 6 : Xác định mức độ tái sử dụng chất thải

4.2.3 Giai đọan 3 : Định lượng đầu ra của quá trình sản xuất
Sản phẩm đầu ra có thể gồm sản phẩm chính, sản phẩm sơ chế hoặc bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải được tái sử dụng và chất thải cần lọai bỏ. Sản phẩm đầu ra cuối cùng có thể được xác định từ hồ sơ của công ty, nhưng cũng nên được đo đạc, lấy mẫu phân tích ngay tại khu vực khảo sát. Giai đọan này gồm 3 bước.
Bước 7 : Xác định lượng sản phẩm sản xuất ra theo thời gian
Bước 8 : Tính tóan các dòng chất thải
Bước 9 : Lập hồ sơ các chất thải được tồn trữ và chuyên chở đến nơi xử lý



4.2.4 Giai đọan 4 : Lập cần bằng vật chất và đánh giá các nguồn thải
Sau khi có đầy đủ các dữ liệu đầu vào và đầu ra của một quy trình công nghệ sản xuất, giai đọan tiếp theo là so sánh hoặc tính tóan chênh lệch giữa số lượng đầu vào và số lượng đầu ra. Giai đọan này gồm 4 bước.
Bước 10 : Tập hợp các thông tin đầu vào và đầu ra của từng công đọan
Bước 11 : Xây dựng cân bằng vật chất sơ bộ ở từng công đọan sản xuất
Bước 12 : Đánh giá cân bằng vật chất
Bước 13 : Hòan chỉnh cân bằng vật chất

4.2.5 Giai đọan 5 : Xây dựng các giải pháp giảm chất thải
Sử dụng các thông tin thu thập được để xây dựng các phương án giảm chất thải. Giai đọan này gồm 3 bước.
Bước 14 : Kiểm tra những biện pháp giảm chất thải hiện hành
Bước 15 : Đưa ra những chỉ tiêu thực hiện đối với từng lọai chất thải
Bước 16 : Xây dựng các giải pháp giảm thiểu chất thải trong dài hạn

4.2.6 Giai đọan 6 : Phân tích chi phí – lợi ích và lập kế họach thực hiện
Bước 17 : Phân tích chi phí – lợi ích cho từng phương án xử lý, giảm thiểu chất thải
Bước 18 : Lập kế họach thực hiện phương án giảm thiểu chất thải cho phù hợp.











VI. VẬN DỤNG
Kiểm toán giảm thiểu ô nhiễm cho 1 nhà máy sản xuất giấy Carton ABC (tên giả định).Căn cứ vào các bước đã nêu trên công việc thực hiện tiến hành như sau :

1. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY CARTON :
Mua sắm, tồn trữ và lựa chọn nguyên liệu : các loại nguyên liệu khác nhau như : giấy vụn trắng, giấy vụn đen được lực chọn bằng tay để lọai bỏ các chất bẩn như : nhựa, kim lọai, dây cột và được tồn trữ trong kho…
Nghiền : gồm 2 giai đoạn – Nghiền thủy lực và nghiền Hà lan. Nguyên liệu được cho vào máy nghiền thủy lực sử dụng nước trắng thu hồi, sau đó được đưa vào máy nghiền Hà lan. Tại đây, bột được trộn lẫn với hóa chất như nhựa thông, phèn, và các hóa chất khác….
Chuẩn bị bột : bột đưa vào hầm quậy. Ở đây bột được pha lõang bằng nước trắng. Từ hầm quậy, bột được lọc và tách cát bằng cách lắng đơn giản. Bột đã được làm sạch chảy vào thùng pha lõang để đạt nồng độ qui định bằng cách trộn lẫn với nước trắng.
Xeo giấy : gồm 3 giai đọan : định hình sơ bộ, ép tách nước và sấy bằng hơi nước. Nước thu hồi từ máy xeo là nước trắng, được thu hồi và sữ dụng lại. Phần dư được thãi ra ngòai.
Bộ phận cắt : giấy khô được cắt và cuộn lại. Với khổ giấy 1m75, lượng giấy cắt dư ở hai mép khỏang 1,5cm. Lượn giấy rách khi cuộn là khá lớn
Bộ phận phụ trợ : lò hơi, xưởng sửa chữa











2. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ :


LỰA​
Nghiền thủy lực​
Nghiền Hà lan​
Hầm quậy​
Thùng phân lượng​
Lắng cát​
Sàn rung​
Lô lưới​
Ép​
Sấy​
Pha lõang​
Cắt,cuộn​
Nồi hơi​
Giấy vụn

Nước trắng

Chất thải rắn

Chất thải rắn

Nhựa, phèn, hchất

Chất thải rắn

Nước trắng

Nước trắng

Chất thải rắn

Chất thải rắn

Nước trắng

Nước sạch

Nước trắng

Nước sạch

Nước trắng

Hơi nước

Hơi nước, nước ngưng

Khí thải

Nước, FO

Giấy vụn





























3. XÁC ĐỊNH NGUỒN THẢI :

Nguyên liệu vào
Nguyên liệu ra
Chất thải
Lựa
Giấy thải
Giấy thải sau lựa
Dây cột
Nhựa, plastic
Các CTR khác
Nghiền thủy lực
Giấy thải
Nước trắng
Bột thô
Kim lọai
Cát
Ny lon
Nghiền Hà lan
Bột thô
Hóa chất
Nhựa thông
Phèn
Bột nhuyễn đặc
Chảy tràn
Chất rắn
Hồ quậy
Bột nhuyễn
Nước trắng
Bột lõang

Thùng phân lượng
Bột nhuyễn
Nước trắng
Bột lõang

Phân hướng
Bột lõang
Bột lõang

Bể lắng
Bột lõang
Bột lõang
Cát
Sàn rung
Bột lõang
Bột lõang
Cát, Nylon, bột giấy, chảy tràn
Pha lõang
Bột lõang
Nước trắng
Bột lõang đúng yêu cầu
Rò rỉ
Chảy tràn
Lô lưới
Bột lõang
Nước sạch
Giấy ẩm
Nước trắng
Nước sạch dư ra
Ép
Giấy ẩm
Giấy ẩm ít hơn
Nước trắng
Sấy
Giấy ẩm ít
Giấy khô
Hơi ngưng
Nước bay hơi
Cuộn và cắt
Giấy khô
Cuộn giấy
Giấy vụn, rách









4. CÂN BẰNG VẬT CHẤT SẢN PHẨM GIẤY CARTON :

Công đọan
Nguyên liệu vào
Nguyên liệu ra
Dòng thải
Nguyên liệu
Tấn NL/tấn giấy
Tấn NL/tấn giấy
Lỏng
Rắn
Lựa
Giấy thải đen
1,200
1,196
Không
0,004
Nghiền thủy lực
Giấy thải đen
Nước trắng
1,196
24

25,184

Không

0,012
Nghiền Hà lan
Dung dịch bột phèn
Hóa chất khác
25,184
0,030
0,006

Dung dịch bột
25,220


Không


Không
Hầm quậy
Dung dịch bột
Nước trắng
25,220
12

37,220

Không

Không
Thùng phân lượng
Dung dịch bột
Nước trắng
37,220
23,74

60,960

Không

Không
Lắng cát
Dung dịch bột
60,960
60,940
Không
0,020
Sàn rung
Dung dịch bột
60,940
60,920
Không
0,020
Pha lõang
Dung dịch bột
Nước trắng
60,920
205,810

266,730

Không

Không
Lô lưới
Dung dịch bột
Nước sạch
266,730
120
Giấy ẩm
7,48
Nước trắng
379,250

Không
Ép
Giấy ẩm
Nước sạch
7,480
15,600
Giấy ẩm
3,143
Nước trắng
19,937

Sấy
Giấy ẩm
Hơi nước
3,143
7,2
 
QUY CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG​
Điều 1. Quy chế này quy định việc quản lý chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH) nhằm ngăn ngừa và giảm tối đa việc phát sinh các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Điều 2. Quy chế này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam liên quan tới việc phát sinh, thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ CTNH.
Quy chế này cũng được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam liên quan tới việc phát sinh, thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ CTNH, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 3. Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải được hiểu như quy định tại Khoản 2. Điều 2 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993;
2. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người. Danh mục các CTNH được ghi trong Phụ lục 1 kèm theo Quy chế này. Danh mục này do cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương quy định.
3. Quản lý CTNH là các hoạt động kiểm soát CTNH trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ CTNH.
4. Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là CQQLNNMT) ở Trung ương là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ở địa phương là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
5. Chủ nguồn thải CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở có phát sinh CTNH;
6. Chủ thu gom và vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân có đăng ký thực hiện việc thu gom, vận chuyển CTNH;
7. Chủ lưu giữ CTNH là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc lưu giữ CTNH;
8. Chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc xử lý, tiêu huỷ CTNH;
9. Thu gom CTNH là việc thu gom, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTNH tại các địa điểm hoặc cơ sở được chấp thuận.
10. Lưu giữ CTNH là việc lưu và bảo quản CTNH trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện cần thiết bảo đảm không rò rỉ, phát tán, thất thoát ra môi trường cho đến khi CTNH được vận chuyển đến các địa điểm hoặc cơ sở xử lý, tiêu huỷ được chấp thuận;
11. Vận chuyển CTNH là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh tới nơi lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ;
12. Xử lý CTNH là quá trình sử dụng công nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật (kể cả việc thu hồi, tái chế, tái sử dụng, thiêu đốt chất thải) làm thay đổi các tính chất và thành phần của chất thải nguy hại, nhằm làm mất hoặc giảm mức độ gây nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người;
13. Tiêu huỷ CTNH là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (bao gồm cả chôn lấp) CTNH, làm mất khả năng gây nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người;
14. Sổ đăng ký quản lý CTNH do CQQLNNMT cấp cho các chủ nguồn thải CTNH.
15. Giấy phép hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH (sau đây gọi là giấy phép môi trường) do CQQLNNMT cấp, trong đó quy định cụ thể các yêu cầu, trách nhiệm và điều kiện về môi trường đối với việc thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH;
16. Địa điểm, cơ sở được chấp thuận là nơi dùng để lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH được CQQLNNMT phê duyệt;
17. Chứng từ CTNH là hồ sơ đi kèm CTNH từ nguồn thải được thu gom, vận chuyển tới các địa điểm, cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ.
Điều 4. Việc quản lý CTNH phát sinh từ các hoạt động có liên quan tới lĩnh vực dầu khí, y tế, sử dụng chất phóng xạ, bức xạ, chất cháy - nổ, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Quy chế này, còn phải tuân thỉ các quy định riêng về hoạt động thuộc các lĩnh vực đó.
Điều 5. Tranh chấp giữa các bên mà một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc áp dụng các quy định của Quy chế này được giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với các quy định của Quy chế này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 6.
1. Chủ nguồn thải CTNH phải đăng ký hoạt động với CQQLNNMT để được cấp sổ đăng ký quản lý CTNH;
2. Chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH phải xin cấp giấy phép hoạt động. Địa điểm, phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH do CQQLNNMT quy định.
Điều 7. Các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ CTNH phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về quản lý CTNH cho CQQLNNMT (Phụ lục 4 kèm theo Quy chế này), lưu giữ nhật ký quản lý hồ sơ CTNH tại cơ sở (Phụ lục 5 kèm theo Quy chế này) và chịu sự thanh tra của thanh tra chuyên ngành về môi trường và sự kiểm tra của CQQLNNMT.
Điều 8. Thủ tục cấp sổ đăng ký quản lý CTNH và giấy phép thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH:
1. Các chủ nguồn thải CTNH phải xin cấp sổ đăng ký quản lý CTNH tại CQQLNNMT trung ương hoặc tại CQQLNNMT địa phương (Phụ lục 2A kèm theo Quy chế này);
2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin đăng ký, CQQLNNMT phải tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp sổ đăng ký quản lý CTNH; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
3. Các chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH phải xin cấp giấy phép tại CQQLNNMT Trung ương hoặc CQQLNNMT đại phương (Phụ lục 2B kèm theo Quy chế này);
4. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp giấy phép, CQQLNNMT phải tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI​
Điều 9. Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH tại cơ sở sản xuất, kinh doanh:
1. Giảm thiểu và phân loại CTNH ngày từ nguồn thải;
2. Đóng gói CTNH theo chủng loại trong các bao bì thích hợp, đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, ký hiệu phải rõ ràng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
3. Lưu giữ an toàn các CTNH trong khu vực sản xuất, kinh doanh trước khi chuyển giao CTNH cho các chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ; việc lưu giữ CTNH phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đáp ứng các yêu cầu về quản lý CTNH do CQQLNNMT quy định (rao ngăn, biển báo và các biện pháp bảo đảm khác) tại các khu vực lưu giữ;
b) Không để lẫn với chất thải không nguy hại (kể cả chất thải rắn, lỏng) và cách ly với các CTNH khác;
c) Có phương án phòng chống sự cố, bảo đảm an toàn trong khu vực lưu giữ.
Điều 10. Chủ nguồn thải CTNH phải tuân thủ các điểm sau đây:
1. Khi không có đủ năng lực tự thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH phát sinh tại cơ sở của mình thì phải ký hợp đồng với các chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH;
2. Chỉ chuyển giao CTNH cho các chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ được cấp giấy phép hoạt động;
3. Điền và ký tên vào phần I chứng từ CTNH và yêu cầu các chủ thu gom, vận chuyển điền và ký tên vào phần II của chứng từ CTNH (Phụ lục 3 kèm theo Quy chế này). Chứng từ CTNH được làm thành 05 bản. Chủ nguồn thải CTNH lưu giữ 01 bản, 04 bản còn lại giao cho các chủ thu gom, vận chuyển;
4. Kiểm tra, xác nhận CTNH trong quá trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ đến đúng địa điểm, cơ sở theo quy định của hợp đồng;
5. Giải trình và cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi được kiểm tra.
6. Trong trường hợp chủ nguồn thải CTNH tự thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH cũng phải xin phép và tuân thủ đầy đủ các quy định tại chương III và chương IV của Quy chế này.

Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI​
Điều 11. Các chủ thu gom, vận chuyển CTNH phải có các phương tiện chuyên dụng bảo đảm các yêu cầu an toàn kỹ thuật sau đây:
1. Bền vững cơ học và hóa học khi vận hành;
2. Không gây rò rỉ, phát tán, thất thoát CTNH vào môi trường, không làm lẫn các loại CTNH với nhau, không chế tạo từ các vật liệu có khả năng tương tác với CTNH;
3. Có thiết bị báo động và các phương tiện xử lý sự cố khi vận hành;
4. Có biển báo theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển CTNH:
1.Thu gom, vận chuyển đúng số lượng và chủng loại CTNH ghi trong chứng từ CTNH kèm theo.
2. Hoàn tất các thủ tục liên quan về chứng từ CTNH: điền và ký tên vào phần II chứng từ CTNH, yêu cầu các chủ lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ ký tên vào phần III của chứng từ CTNH; chủ thu gom, vận chuyển CTNH giữ 01 bản và gửi 03 bản cho chủ lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ.
3. Chuyển giao CTNH cho các chủ lưu giữ và chủ xử lý, tiêu huỷ ghi trong chứng từ CTNG;
4. Báo cáo cho CQQLNNMT theo đúng thời hạn và mẫu quy định (Phụ lục 4 kèm theo Quy chế này).
Điều 13. Trong trường hợp xảy ra sự cố, các chủ thu gom, vận chuyển có nghĩa vụ:
1. Tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại đối với môi trường và sức khoẻ con người;
2. Thông báo ngay cho CQQLNNMT và Uỷ ban nhân dân địa phương nơi xảy ra sự cố để chỉ đạo và phối hợp xử lý; đồng thời cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin cần thiết về sự cố cho CQQLNNMT và Uỷ ban nhân dân địa phương nơi xảy ra sự cố và thực hiện các hướng dẫn của họ để khắc phục sự cố;
3. Khẩn trương tiến hành khắc phục sự cố do CTNH gây ra, nếu gây thiệt hại về sức khoẻ con người, tài sản và môi trường thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
4. Trường hợp phải vận chuyển CTNH ra khỏi khu vực sự cố thì phải được CQQLNNMT tại địa phương cho phép.
Điều 14. Việc vận chuyển CTNH qua biên giới phải tuân thủ các quy định của Công ước về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng (Công ước Basel 1989) cụ thể sau đây:
1. Việc vận chuyển quá cảnh CTNH qua lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả nội thuỷ và lãnh hải phải có sự đồng ý bằng văn bản của CQQLNNMT trung ương và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hữu quan theo đúng pháp luật Việt Nam về hàng hóa quá cảnh. Việc vận chuyển CTNH qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam phải được thông báo cho CQQLNNMT trung ương Việt Nam;
2. Tổ chức, cá nhân muốn vận chuyển quá cảnh CTNH qua lãnh thổ Việt Nam phải nộp đơn xin phép CQQLNNMT trung ương. Đơn xin phép phải gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nơi xuất phát và nơi chuyển đến cuối cùng của CTNH
b) Ngày giờ, số lượng và chủng loại CTNH hoặc các chất thải khác dự kiến vận chuyển quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam;
c) Chứng nhận của quốc gia nhập khẩu về việc nhập khẩu số lượng và chủng loại CTNH đó không vi phạm luật pháp quốc gia hoặc các Công ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia;
d) Thông tin liên quan đến các bên xuất khẩu, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ cũng như các phương tiện hoạt động đã được cấp phép của họ;
đ) Thông tin liên quan đến các thủ tục xử lý sự cố khẩn cấp khi vận chuyển quá cảnh;
e) Thông tin về bảo hiểm và các thông tin khác có liên quan.
g) Trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận đơn, CQQLNNMT Trung ương phải cấp giấy phép, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong trường hợp được phép quá cảnh, tổ chức, cá nhân vận chuyển CTNH phải tuân thủ theo các quy định sau đây:
a) Đóng gói CTNH trong các thùng chứa thích hợp và dán ký hiệu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế;
b) Bảo đảm CTNH không bị thất thoát tại cửa khẩu và trong quá trình vận chuyển;
4. Mọi hành vi vận chuyển quá cảnh CTNH không tuân thủ các quy định trong giấy phép hoặc không có giấy phép đều bị coi là hành vi vận chuyển bất hợp pháp CTNH và sẽ bị xử lý theo pháp luật.
5. Trong trường hợp vận chuyển quá cảnh mà xảy ra sự cố gây rò rỉ, phát tán, thất thoát CTNH thì tổ chức, cá nhân vận chuyển quá cảnh phải lập tức báo cáo CQQLNNMT trung ương, địa phương và phải thực hiện các quy định tại Điều 13 của Quy chế này.

Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ LƯU GIỮ, XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CHẤT THẢI NGUY HẠI​
Điều 15. Trách nhiệm của chủ lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH:
1. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình CQQLNNMT có thẩm quyền. Sử dụng các phương tiện, thiết bị lưu giữ, công nghệ xử lý, tiêu huỷ CTNH theo đúng quy định trong giấy phép hoạt động do CQQLNNMT cấp;
2. Tiếp nhận CTNH từ các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng ký giữa hai bên, kèm theo đầy đủ chứng từ CTNH;
3. Có phương án và thiết bị phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa và ứng cứu sự cố;
4. Hoàn thiện chứng từ CTNH: lưu 01 bản và gửi 01 bản cho chủ nguồn thải, 01 bản cho chủ thu gom, vận chuyển CTNH;
5. Báo cáo cho CQQLNNMT có thẩm quyền các thông tin có liên quan đến quản lý CTNH (Phụ lục 4 kèm theo Quy chế này).
6. Đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH.
Điều 16. Chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH phải tuân thủ các quy định sau đây:
1. Không được chôn lẫn CTNH với chất thải không nguy hại;
2. Chỉ được phép chôn CTNH tại các khu vực đã được quy định;
3. Bãi chôn lấp CTNH phải đáp ứng các chỉ tiêu môi trường và các yêu cầu kỹ thuật do CQQLNNMT hướng dẫn và thẩm định;
4. Không được chôn CTNH quá công suất của bãi chôn lấp CTNH đã được quy định trong giấy phép.
5. Cấm thải CTNH vào các thành phần của môi trường như: không khí, đất, nước.
Điều 17. Trong quá trình xử lý, tiêu huỷ CTNH, các chủ xử lý, tiêu huỷ phải tuân thủ đầy đủ các quy định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các loại khí thải, nước thải, bùn, tro, xỉ phải được quan trắc, phân tích thành phần và có sổ nhật ký ghi chép, theo dõi và xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam (sau đây viết tắt là TCVN). Trường hợp không đạt TCVN, chủ xử lý phải:
1. Có biện pháp nâng cấp hệ thống xử lý khí, nước thải, bùn, tro và xỉ trong thời hạn CQQLNNMT cho phép;
2. Chôn lấp các chất thải không xử lý đạt TCVN theo đúng quy trình chôn lấp CTNH tại bãi chôn lấp được quy định;
3. Chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH không được pha loãng CTNH hoặc trộn lẫn CTNH với chất thải không nguy hại.
Điều 18. Trường hợp xảy ra sự cố, chủ lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ có nghĩa vụ:
1. Tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại đối với môi trường và sức khoẻ con người;
2. Thông báo ngay cho CQQLNNMT và Uỷ ban nhân dân địa phương để chỉ đạo và phối hợp xử lý; đồng thời cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin cần thiết về sự cố cho CQQLNNMT và Uỷ ban nhân dân địa phương nơi xảy ra sự cố và thực hiện các hướng dẫn của họ để khắc phục sự cố;
3. Khẩn trương tiến hành khắc phục sự cố do CTNH gây ra, nếu gây thiệt hại về sức khỏe con người, tài sản và môi trường thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp phải vận chuyển CTNH ra khỏi khu vực sự cố thì phải được CQQLNNMT tại địa phương cho phép.
Điều 19. Trong trường hợp ngừng hoạt động, chủ lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH có nghĩa vụ:
1. Thông báo ngay cho CQQLNNMT trung ương, địa phương và Uỷ ban nhân dân các cấp về lý do và thời gian ngừng hoạt động.
2. Nộp đề án bảo vệ môi trường sau khi cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ ngừng hoạt động cho CQQLNNMT và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đề án bảo vệ môi trường gồm các nội dung sau đây:
a) Các giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường;
b) Các giải pháp cải tạo và sử dụng đất sau khi ngừng hoạt động;
c) Các yêu cầu và giải pháp quan trắc sau khi ngừng hoạt động;
3. Giải quyết các hậu quả phát sinh khác;
4. CQQLNNMT ở trung ương hoặc địa phương trong phạm vi thẩm quyền được giao phải thẩm định và tư vấn cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quyết định ngừng hoạt động của các cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH.
Điều 20. Các vị trí ô nhiễm tồn lưu được phát hiện tại địa phương nào thì địa phương đó có trách nhiệm xử lý, tiêu huỷ theo thẩm quyền của mình; nếu vượt quá khả năng giải quyết của địa phương thì báo cáo với CQQLNNMT trung ương và các cơ quan chức năng có liên quan để phối hợp giải quyết.
Các vị trí ô nhiễm tồn lưu có liên quan đến an ninh, quốc phòng do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền; nếu vượt quá khả năng giải quyết của Bộ thì báo cáo với CQQLNNMT trung ương và các cơ quan chức năng có liên quan để phối hợp giải quyết.

Chương V
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI​
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về chất thải nguy hại trong phạm vi toàn quốc; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các hoạt động quản lý CTNH;
2. Xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTNH;
3. Cấp sổ đăng ký quản lý CTNH hoặc giấy phép môi trường theo thẩm quyền được giao cho các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH (theo Phụ lục 2A, 2B của Quy chế này);
4. Ban hành các chỉ tiêu môi trường cho việc lựa chọn bãi chôn lấp CTNH, các chỉ tiêu kỹ thuật cho việc thiết kế, xây dựng và vận hành các khu lưu giữ, các bãi chôn lấp CTNH bảo đảm vệ sinh môi trường; lựa chọn và tư vấn các công nghệ xử lý CTNH; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành mức thu phí, lệ phí quản lý CTNH;
5. Hướng dẫn nội dung và thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ và các bãi chôn lấp CTNH;
6. Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực quản lý CTNH;
7. Tổ chức điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các khu lưu giữ, cơ sở xử lý, tiêu huỷ, các bãi chôn lấp CTNH; thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các hoạt động quản lý CTNH theo Quy chế này;
8. Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về quản lý CTNH;
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức phổ biến Quy chế Quản lý CTNH trên phạm vi cả nước;
b) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý CTNH;
c) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và nhân dân về quản lý CTNH;
9. Hàng năm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tiến hành thống kê CTNH, tổng hợp tình hình quản lý CTNH trong phạm vi cả nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
1. Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quy hoạch xây dựng các khu xử lý CTNH hợp vệ sinh, các bãi chôn lấp CTNH phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo các Sở Xây dựng lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu huỷ, các bãi chôn lấp CTNH hợp vệ sinh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt;
3. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo các Sở Giao thông Công chính lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất thải (bao gồm cả chất thải nguy hại) của địa phương;
4. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc giám sát quản lý đô thị, đặc biệt chú ý tới vấn đề thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ, chôn lấp CTNH của các đô thị và khu công nghiệp;
5. Ban hành các quy trình, quy phạm hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH của các công trình xây dựng đặc biệt tại các đô thị và khu công nghiệp;
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu, sản xuất, hướng dẫn sử dụng thống nhất trên toàn quốc các loại kiểu dáng công nghiệp của các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công tác quản lý CTNH.
Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Công nghiệp
1. Giám sát, kiểm tra và triển khai các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải phải tuân thủ các quy định của Quy chế này. Trường hợp các chủ nguồn thải không có khả năng tự thực hiện được việc thu gom, xử lý, tiêu huỷ CTNH, thì yêu cầu các chủ nguồn thải phải ký hợp đồng với các chủ thu gom vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH;
2. Huy động các nguồn vốn để đầu tư cho các công trình xử lý CTNH và thay thế, đổi mới công nghệ, thiết bị lạc hậu bằng công nghệ và thiết bị tiên tiến; tổ chức thống kê, đánh giá các loại CTNH của ngành công nghiệp;
3. Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do CTNH gây ra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ Công nghiệp quản lý.
Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Y tế
1. Giám sát, kiểm tra và có các biện pháp hữu hiệu buộc các bệnh viện, trạm y tế, cơ sở dịch vụ y tế tuân thủ các quy định của Quy chế này;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng trong việc quy hoạch, lựa chọn công nghệ, thiết bị, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống lò thiêu đốt chất thải y tế đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
3. Ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.
Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:
1. Giám sát, kiểm tra và triển khai thực hiện các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tuân thủ các quy định của Quy chế này;
2. Cấp các loại giấy phép môi trường liên quan đến Quy chế Quản lý chất thải nguy hại cho các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH thuộc lĩnh vực bí mật an ninh, quốc phòng;
3. Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý CTNH và tuyên truyền nâng cao nhận thức về CTNH trong phạm vi ngành mình;
4. Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan trong việc khắc phục sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng do CTNH gây ra;
5. Các chủ nguồn thải CTNH được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận là các chủ nguồn thải hoạt động thuần túy trong lĩnh vực kinh tế phải chấp hành đầy đủ các quy định của Quy chế này.
Điều 26. Trách nhiệm của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại
1. Căn cứ vào kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn của các Bộ, ngành và địa phương về quản lý CTNH, cân đối các nguồn vốn, kể cả các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để bảo đảm điều kiện cần thiết cho các Bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch quản lý CTNH;
2. Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu, đề xuất các chế độ, chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi về vốn, thuế nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ đối với các công trình xử lý CTNH;
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành các quy định về mức thu phí CTNH, lệ phí cấp các loại giấy phép môi trường.
Điều 27. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Chỉ đạo Sở Xây dựng lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu huỷ và các bãi chôn lấp CTNH hợp vệ sinh thuộc địa bàn quản lý của địa phương;
2. Chỉ đạo Sở Giao thông Công chính lập kế hoạch khả thi (phương án tổ chức, phương tiện, thiết bị, công nghệ, vốn ...) và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch quản lý chất thải bao gồm cả thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH trên địa bàn quản lý của địa phương.
3. Chỉ đạo Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong việc:
a) Cấp sổ đăng ký quản lý CTNH hoặc các loại giấy phép môi trường cho các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH (theo Phụ lục 2A, 2B của Quy chế này);
b) Hướng dẫn nội dung, yêu cầu xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các chủ cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ các bãi chôn lấp CTNH để trình CQQLNNMT có thẩm quyền phê duệt.
c) Tổ chức điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu huỷ, các bãi chôn lấp CTNH trong phạm vi địa phương;
d) Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về quản lý CTNH trong phạm vi địa phương;
đ) Hàng năm tiến hành thống kê CTNH, tổng hợp tình hình quản lý CTNH trong phạm vi địa phương để báo cáo Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng quyết định những vấn đề về quy hoạch đất đai cho các khu xử lý CTNH và các bãi chôn lấp chất thải. Tổ chức theo thẩm quyền các loại hình tổ chức dịch vụ quản lý CTNH ở địa phương; chủ động cân đối và khai thác các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác nhau trong tỉnh, thành phố, các loại phí CTNH, lệ phí cấp các loại giấy phép môi trường, các nguồn hỗ trợ từ Trung ương và nước ngoài (viện trợ không hoàn lại, vốn vay với lãi suất ưu đãi hoặc liên doanh với nước ngoài) nhằm thực hiện tốt kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại địa phương;
5. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý CTNH;
6. Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các yêu cầu, kiến nghị về quản lý CTNH trong phạm vi quyền hạn của mình hoặc chuyển đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH​
Điều 28. Các Bộ, ngành và địa phương có các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát sinh chất thải nguy hại phải chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành và địa phương mình thực hiện nghiêm chỉnh các quy định có liên quan trong Quy chế này. Tiếp nhận, xem xét và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị về quản lý CTNH trong phạm vi thẩm quyền của Bộ, ngành và địa phương theo quy định c ủa pháp luật.
Điều 29. Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý CTNH.
Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý CTNH.
Điều 30. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý CTNH thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cá nhân có hành vi phạm tội, vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý CTNH thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Trong quá trình thực hiện Quy chế Quản lý chất thải nguy hại, nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành và địa phương cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ để kịp thời giải quyết.
KT/THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ​
PHÓ THỦ TƯỚNG​
Phạm Gia Khiêm
Đã ký

PHỤ LỤC 2A:
- Đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải
- Sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại
ĐƠN VỊ, CƠ SỞ
...........................​
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM​
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc​
----------------------​
ĐĂNG KÝ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA
CHỦ NGUỒN THẢI
1. Phần khai chung
Tên cơ sở hoặc cá nhân : ............
Tỉnh, thành phố: .............. Quận (huyện) : ..............
Tên của chủ sở hữu hoặc người điều hành (khoanh tròn chữ chủ sở hữu hoặc người điều hành) : .......................
Địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người điều hành (khoanh tròn chữ chủ sở hữu hoặc người điều hành) : ....................
Số điện thoại: ................. Fax : ............. Telex:...............
2. Dữ liệu sản xuất :
(i) Danh mục nguyên liệu thô/hóa chất và số lượng dùng trong 1 tháng
Nguyên liệu thô​
(các hoá chất):​
..........................................​
..........................................​
..........................................​
Số lượng (tính bằng tấn hoặc​
các đ.vi khác tương đương)​
..........................................​
..........................................​
..........................................​
(ii) Danh mục tên hàng và số lượng được sản xuất trong 1 tháng
Hạng mục sản phẩm​
..........................................​
..........................................​
..........................................​
Số lượng​
..........................................​
..........................................​
..........................................​
3. Dữ liệu về chất thải :
(i) Chất thải nguy hại sản sinh trong 1 tháng
Mã hạng muc (theo phụ lục 1)​
.................​
.................​
.................​
Tên chất thải​
.................​
.................​
.................​
Thành phần chất thải​
.................​
.................​
.................​
Số lượng (tấn)​
.................​
.................​
.................​
(ii) Chất thải khác sản sinh trong 1 tháng
Tên chất thải​
..........................​
..........................​
..........................​
Rắn/Lỏng/Nhão​
..........................​
..........................​
..........................​
Số lượng (tấn)​
..........................​
..........................​
..........................​
Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật

................., ngày ... tháng .... năm ....
Chữ ký của người báo cáo:
..........................................
Tên :
..........................................
Chức vụ :
..........................................


PHỤC LỤC 2A :
CQQLNNMT
-----​
Số : ............/​
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM​
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc​
----------------------​
............, ngày ... tháng ... năm .....
SỔ ĐĂNG KÝ QUẢN LÝ
CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI
I. Phần khai chung
Tên cơ sở được cấp : ..............................................................
Loại hình cơ sở : ....................................................................
Địa điểm : .............................................................................
Điện thoại :.................... Fax :................ Telex : .................
Họ tên người chịu trách nhiệm : ............ Chức vụ :............
Tài khoản số : ............................. tại :................................
Số CMT nhân dân (nếu là cá nhân) : ......................
Do .................... cấp ngày ................
Số đăng ký kinh doanh (nếu có) : .....................
Số giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm (nếu có) : ...............
Số Quyết định phê chuẩn ĐTM (nếu có) : ........................
II. Đã đăng ký Danh mục chất thải nguy hại sản sinh tại cơ sở; đã đăng ký Danh mục chất thải khác sả