Nhà máy rác “nửa nạc nửa mỡ”

TT - Những năm qua, không ít tỉnh thành đã vay vốn ODA nhập dây chuyền xử lý rác nhưng hiệu quả rất hạn chế. Không ít dây chuyền xử lý rác đang “đắp chiếu” hoặc chỉ vận hành được một phần.

Dây chuyền xử lý rác của nhà máy xử lý rác TP Nam Định trông khá hiện đại, nhưng vẫn phải áp dụng phương pháp thủ công phân loại rác trước khi xử lý - Ảnh: ĐỨC TUYÊN
TP Hải Phòng nhập dây chuyền xử lý rác từ Hàn Quốc có giá trị khoảng 334 tỉ đồng nhưng hiện chỉ xử lý được hơn 40% tổng lượng rác, gần 60% vẫn phải đem chôn. Nhà máy xử lý rác của tỉnh Nam Định (nhập từ Pháp) cũng trong tình trạng tương tự.
Theo điều tra của PV Tuổi Trẻ, dây chuyền sản xuất phân hữu cơ - compost của cả hai nhà máy trên đều không hoạt động, nguyên nhân cơ bản là không phù hợp với thực tiễn.
Công suất thấp
Năm 2007, UBND TP Hải Phòng đã tiến hành đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát (Nhà máy rác Tràng Cát) trên diện tích 14,2ha tại P.Tràng Cát, Q.Hải An. Toàn bộ dây chuyền của Nhà máy rác Tràng Cát đều được nhập từ Hàn Quốc, giá 16 triệu USD (tính tỉ giá hiện nay gần 334 tỉ đồng). Tổng số tiền đầu tư cho toàn bộ Nhà máy rác Tràng Cát gần 25 triệu USD (khoảng 521 tỉ đồng). Trong đó vốn vay ODA là 19 triệu USD và phải trả trong mười năm. Công nghệ của dây chuyền này ban đầu được cho rằng sẽ sản xuất mùn hữu cơ để chế biến thành phân compost với công suất thiết kế 200 tấn rác/ngày. Tháng 6-2009, nhà máy chính thức hoạt động.

Vẫn lựa chọn công nghệ chôn lấp rác
Trước thực trạng hoạt động của Nhà máy rác Tràng Cát hơn hai năm qua, ông Quý nhận xét: “Công nghệ xử lý rác của một số nước khi nhập về VN đều không đáp ứng được tình hình thực tế. Dây chuyền xử lý rác làm phân hữu cơ của Hải Phòng cũng thế. Từ nay đến năm 2020, Hải Phòng vẫn lựa chọn việc chôn lấp là công nghệ chủ đạo để xử lý rác thải thông thường”.
Chúng tôi đến Nhà máy rác Tràng Cát chiều 24-9 và không thấy bóng dáng xe chở rác nào. Một số nhân viên ở đây cho biết nhà máy đang nghỉ hoạt động để bảo trì. Đi tham quan một vòng dây chuyền xử lý rác, chúng tôi thấy những lớp bụi phủ mờ trên một số băng chuyền, không ít mạng nhện giăng trên những công tắc điện, môtơ điện...

Theo ông Nguyễn Văn Quý - phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hải Phòng, Nhà máy rác Tràng Cát chỉ có thể xử lý 150 tấn/ngày. Trong khi đó tổng lượng rác của TP Hải Phòng thu gom một ngày lên đến 850 tấn. Ông Quý cho biết hiệu quả hoạt động của Nhà máy rác Tràng Cát khá thấp. Rác sau khi được đưa vào nhà máy để tách lọc và chỉ xử lý được hơn 40% rác hữu cơ để làm phân compost, lượng rác còn lại chiếm tới gần 60% phải đem ra chôn lấp ngoài bãi.
Giải thích việc này, ông Quý cho rằng dây chuyền máy xử lý rác không tự phân loại được. Việc phân loại rác trong nhà máy hiện vẫn phải dùng đến sức người. Ông Quý cho biết dây chuyền làm ra phân compost chưa hoạt động được ngay từ khi nhập về, do nguyên liệu rác mùn hữu cơ của dây chuyền nhà máy sau khi xử lý chưa đạt chất lượng, không thỏa mãn một số chỉ tiêu môi trường như quy định. Ông Quý còn nói giá trị của toàn bộ dây chuyền sản xuất phân compost của nhà máy không lớn so với tổng vốn đầu tư. Theo điều tra, dây chuyền sản xuất phân compost chiếm khoảng 20% trên tổng giá trị 334 tỉ đồng (tức 66,8 tỉ đồng).

Công đoạn tiếp rác tại Nhà máy xử lý rác Nam Định - Ảnh: Q.Thanh

Mùn làm phân không bán được
TP Nam Định “đi trước đón đầu” bằng cách nhập dây chuyền xử lý rác làm phân compost của Pháp từ năm 1999. Vào thời điểm đó, dây chuyền xử lý rác này có giá khoảng 3 triệu USD. Và tổng vốn đầu tư cho nhà máy xử lý rác của TP Nam Định là 76 tỉ đồng. Nhà máy chính thức đi vào hoạt động năm 2002. Theo ông Triệu Đức Kiểm - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Nam Định, dây chuyền xử lý rác thải này đang hoạt động hiệu quả. Thế nhưng chúng tôi được biết do không đủ kinh phí nên nhà máy xử lý rác của TP Nam Định chỉ xử lý được khoảng 102 tấn rác/ngày, trong khi thiết kế ban đầu là 200 tấn rác/ngày.
Đi sâu vào tìm hiểu, chúng tôi phát hiện dây chuyền làm phân compost của nhà máy xử lý rác Nam Định dường như đã lâu không hoạt động. Khi được hỏi, ông Kiểm thừa nhận: “Dây chuyền làm phân compost từ rác thải hữu cơ không hoạt động từ năm 2004 do mùn rác hữu cơ làm ra không đạt các chỉ tiêu để sản xuất phân compost. Giá trị dây chuyền chiếm khoảng 20% của 3 triệu USD”.
Ông Kiểm cũng cho biết hiện 50% lượng rác sau khi đưa vào nhà máy xử lý vẫn phải đem ra bãi chôn lấp, 50% lượng rác còn lại gồm một ít rác được tái chế thành hạt nhựa, còn chủ yếu là mùn hữu cơ. “Riêng phần mùn hữu cơ đã ký hợp đồng tiêu thụ với công ty sản xuất phân hữu cơ và Công ty cổ phần Hoa Nam nhưng chưa tiêu thụ được. Phần rác mùn hữu cơ làm ra chỉ đem cho người dân quanh vùng bón cây trồng là chủ yếu” - ông Kiểm nói.
Theo ông Kiểm, dây chuyền xử lý rác do các nước châu Âu sản xuất, hệ thống tự động hóa không thích nghi được với thời tiết nhiệt đới của VN. “Hệ thống tự động hư hỏng rất nhanh. Chúng tôi phải sáng chế ra một số thiết bị cơ khí để thay thế hệ thống điều khiển tự động bị hư hỏng” - ông Kiểm nói thêm. Ông cũng thừa nhận: “Nhà máy xử lý rác của TP Nam Định chưa đạt hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ rác phải mang đi chôn lấp. Hiệu quả về mặt kinh tế cũng chưa đạt khi sản phẩm mùn rác hữu cơ làm ra chưa bán được”.
ĐỨC TUYÊN - QUỐC THANH
 
Trung Quốc đối mặt với thiếu nước
TTO - Trung Quốc sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nước gay gắt trong tương lai do nhu cầu tăng cao khi nước này tiếp tục công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhận định của Thứ trưởng Bộ tài nguyên nước Trung Quốc ngày 16-2.

Gần 300 triệu người Trung Quốc ở nông thôn hiện không được tiếp cận nguồn nước uống an toàn - Ảnh: Reuters
Theo Thứ trưởng Hu Siyi, cùng với thiếu nước, sông ngòi ô nhiễm trầm trọng và hệ sinh thái nước ngọt biến đổi xấu đang là “vấn đề lớn” có thể đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước. Ông cho biết với dân số 1,3 tỉ người, Trung Quốc hiện tiêu thụ hơn 600 tỉ m[sup]3[/sup] nước mỗi năm, tức 1/3 nguồn nước có thể khai thác của đất nước.
Theo Bộ tài nguyên nước, trung bình mỗi người dân Trung Quốc chỉ được dùng 2.100m[sup]3[/sup] nước, bằng khoảng 28% so với mức trung bình của thế giới. Thống kê cũng cho biết hiện có khoảng 2/3 các thành phố Trung Quốc đang thiếu nước, trong khi gần 300 triệu người ở nông thôn không được tiếp cận nguồn nước uống an toàn.
 
Túi nilon, Không dễ thay đổi thói quen
TT - Luật thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilông được xem như một trong những giải pháp hạn chế sử dụng sản phẩm khó phân hủy, gây tác hại cho môi trường này.
Tuy nhiên sau hơn một tháng luật này có hiệu lực (từ ngày 1-1-2012), việc hạn chế và sử dụng tiết kiệm túi nilông vẫn chưa chuyển biến.


Tại các chợ, vẫn là túi nilông khó tiêu hủy được sử dụng - Ảnh: Quang Khải

Trong khi đó các doanh nghiệp muốn chuyển đổi công nghệ, vật liệu để sản xuất túi nilông thân thiện môi trường lại lúng túng vì chưa có quy định rõ ràng.
Từ chợ đến siêu thị
Những doanh nghiệp sản xuất túi nilông trước đây không bị áp thuế bảo vệ môi trường thì kể từ ngày 1-1-2012 họ phải đóng mức 30.000-50.000 đồng/kg. Mức thuế này đã làm giá thành túi nilông trên thị trường có thời điểm tăng 40.000-45.000 đồng/kg.
Theo bà Nguyễn Thị Lý, tiểu thương quầy đồ khô chợ Hòa Hưng (Q.10, TP.HCM): “Đầu tháng 1-2012, giá túi nilông tăng gấp đôi nên khi khách hàng mua nhiều sản phẩm, tôi dồn vào một túi nilông đưa cho khách. Gặp người khó tính, đòi phải bỏ riêng thì tôi phải tính thêm 1.000 đồng”. Nhiều tiểu thương tại các chợ Xóm Mới, Thạch Đà cũng áp dụng “chiêu” giống như bà Lý.
Tuy nhiên sau một thời gian giá túi nilông đã hạ nhiệt, chỉ còn tăng 10.000-20.000 đồng/kg thì việc sử dụng tràn lan túi nilông trở lại như cũ. Theo một chủ sạp bán túi nilông tại chợ Xóm Mới, nguyên nhân quan trọng hơn khiến túi nilông trở thành sản phẩm không thể thiếu là do tính tiện lợi của nó. “Nếu như trước đây mua vài trái ớt, bịch me còn có thể xé tờ giấy, báo gói, nhưng giờ làm vậy rất mất thời gian nên mọi người chuyển sang xài túi nilông vừa tiện lợi vừa vệ sinh”, bà chủ sạp túi nilông nói.
Tiếp xúc với chúng tôi, những người đi mua hàng hóa tại các chợ đều cho biết việc sử dụng túi nilông dần trở thành thói quen khó bỏ nên dù tăng giá đôi chút họ cũng chấp nhận. Bà Nguyễn Thị Hà Thanh, một người mua hàng ở chợ Thạch Đà, thừa nhận: “Dù biết túi nilông có thể gây ô nhiễm môi trường, nhưng tới chợ chọn mua bó rau hay con cá người bán hàng đều dùng túi nilông đựng. Bản thân tôi cũng thấy như thế rất tiện lợi, mỗi loại thực phẩm đều được đựng túi riêng, hạn chế được mùi và dễ dàng treo, móc trên xe máy...”.
Quan sát tại một số chợ như Hòa Hưng, Nguyễn Văn Trỗi (Q.3), Trần Hữu Trang (Q.Phú Nhuận) cho thấy nhiều bà nội trợ vẫn có thói quen dùng bao nilông của người bán để đựng hàng, rồi khi bao đầy hoặc có nhiều túi hàng nhỏ lỉnh kỉnh lại xin thêm bao lớn hơn để gom lại. Những người bán hàng đều chiều khách và không phàn nàn gì về việc xin thêm bao nilông.
Trong khi đó, tại các siêu thị đều bày bán túi đựng hàng hóa thân thiện với môi trường (giá 5.500-7.500 đồng/chiếc) nhưng túi nilông vẫn được sử dụng chính để đựng sản phẩm. Bà Đỗ Thị Thúy Hằng, phó giám đốc quản lý môi trường của Co.op Mart, cho biết: “Từ ngày 1-1-2012, chúng tôi đã bắt đầu đóng thuế bảo vệ môi trường khi mua túi nilông. Loại túi mà siêu thị đang sử dụng là của một công ty đã chứng minh có tốc độ phân hủy nhanh, thân thiện với môi trường hơn so với các loại túi nilông truyền thống. Giá thành loại này cao hơn bình thường 10%. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải chấp nhận phát không vì việc phục vụ khách hàng vẫn là tiêu chí quan trọng. Mặt khác, thực chất chúng tôi vẫn hi vọng loại túi mà mình đang sử dụng sẽ sớm đạt tiêu chí thân thiện môi trường của Bộ Tài nguyên - môi trường. Đến lúc đó công ty sẽ lại được hoàn thuế”.
Cần có sản phẩm thay thế túi nilông
Những tác hại từ túi nilông hầu như ai cũng biết, chủ trương hạn chế dần việc sử dụng sản phẩm không thân thiện môi trường này là việc cần thiết. Luật thuế bảo vệ môi trường cũng nói rõ những đơn vị nào sản xuất túi nilông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường (do Bộ tài nguyên - môi trường ban hành) sẽ không phải đóng thuế. Nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng nắm bắt được chủ trương này và có ý định chuyển đổi công nghệ, vật liệu để sản xuất túi nilông thân thiện môi trường. Tuy nhiên hiện do các cơ quan thẩm quyền chưa ban hành tiêu chí cụ thể nên nhiều doanh nghiệp còn lúng túng.
Theo bà Trần Thị Cam - phó ban quản lý chợ Xóm Mới, Q.Gò Vấp, việc sản xuất được túi nilông thân thiện môi trường là một trong những giải pháp căn cơ loại bỏ dần túi nilông như hiện nay. Tuy nhiên sản phẩm thay thế ngoài đảm bảo về vấn đề môi trường còn phải tiện lợi như túi nilông hiện nay thì người tiêu dùng mới chọn lựa. Nhiều người tiêu dùng khi tiếp xúc với chúng tôi cũng cho biết sẵn sàng chuyển qua sử dụng một loại túi đựng hàng hóa khác nếu đáp ứng được các điều kiện như trên.
Liên quan đến vấn đề này, Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM cho biết ngày 30-1-2012 đã gửi văn bản kiến nghị UBND TP ban hành các tiêu chuẩn cụ thể về túi nilông thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó sở cũng có công văn gửi cho Bộ Tài nguyên - môi trường sớm ban hành các tiêu chí về túi nilông thân thiện môi trường để doanh nghiệp có điều kiện sản xuất nhưng đến nay chưa có câu trả lời.

Đâu cũng vào đấy
Bà Trần Thị Cam cho biết trước và sau khi áp dụng Luật thuế bảo vệ môi trường với túi nilông, ban quản lý chợ phát loa tuyên truyền vận động tiểu thương, người mua hàng hạn chế sử dụng túi nilông. Bản thân bà Cam làm gương khi đi chợ chỉ sử dụng một túi nilông để đựng nhiều sản phẩm và tái sử dụng túi nilông cho những lần sau hoặc dùng vào việc khác. Tuy nhiên bà Cam thừa nhận việc tuyên truyền “chỉ có tác dụng được thời gian đầu rồi đâu lại vào đấy”. Ngoài ra, các tiểu thương còn có cách lấy chi phí khác bù vào khoản tăng giá từ túi nilông như tăng giá các mặt hàng. Vì vậy, việc áp thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilông thực tế người tiêu dùng lãnh đủ nhưng không phải ai cũng nhận ra điều này.
Chưa có tiêu chí “thân thiện môi trường”
Theo Công ty cổ phần bao bì Vafaco, những đơn vị sản xuất túi nilông thân thiện môi trường sẽ được miễn thuế. Vì vậy, Vafaco đã liên hệ các cơ quan chức năng để chuyển sang sản xuất loại túi nilông này, và đây là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp sản xuất bao bì phải hướng tới. Tuy nhiên, hiện nay chưa có tiêu chí cụ thể túi nilông như thế nào là thân thiện môi trường nên Vafaco vẫn phải sản xuất 50% túi nilông truyền thống, 50% túi nilông tự phân hủy để bán cho khách hàng.
Trong khi đó, bà Lê Hồ Thanh Vân, giám đốc Công ty TNHH một thành viên sản xuất - thương mại - dịch vụ Một Bước Tiến, cho biết hiện nay sản phẩm túi nilông của công ty bà chủ yếu xuất khẩu và được thị trường Nhật công nhận thân thiện môi trường. Bà Vân đánh giá thị trường Việt Nam đầy tiềm năng về túi nilông thân thiện môi trường, nên bà kiến nghị các cơ quan chức năng sớm ban hành những tiêu chí cụ thể để Công ty Một Bước Tiến có thể bán ở thị trường nội địa.

BÍCH TRÂN - QUANG KHẢI
 
Bắt quả tang Miwon Tây Ninh xả thải trộm
TT - Chiều 21-12, tổ công tác của Phòng 4 Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) phát hiện nhà máy sản xuất tinh bột sắn (khoai mì) của Công ty TNHH Miwon VN chi nhánh Tây Ninh - nằm bên bờ hồ Dầu Tiếng, xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh - xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường với lưu lượng 2.000m3/ngày đêm.

Nước thải của Miwon Tây Ninh xả ra môi trường có màu đen - Ảnh: N.Triều

Tại hiện trường, nước thải được xả thẳng ra các hồ tự nhiên nằm xung quanh và đổ thông ra sông Sài Gòn. Ông Baek Songho - giám đốc nhà máy - thừa nhận hành vi vi phạm và cho biết nhà máy này hoạt động từ năm 2005, đến nay hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chưa được xây dựng hoàn thiện. Tổ công tác đã lập biên bản vi phạm và yêu cầu nhà máy ngưng xả thải.
 
Trạm xử lý nước thải xả thải ra sông
TT - Ngày 27-12, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49 - Bộ Công an) phối hợp với Công an Hưng Yên kiểm tra, phát hiện trạm xử lý nước thải của Xí nghiệp dịch vụ quản lý hạ tầng thuộc Công ty Quản lý khai thác Khu công nghiệp Phố Nối A (tại xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm) xả ra môi trường nước thải không đạt tiêu chuẩn.

Nơi C49 phát hiện xí nghiệp lắp đặt ống cống xả thải ra sông Bún - Ảnh: Lâm Hoài

Tại hiện trường, cảnh sát môi trường phát hiện một ống cống lớn của xí nghiệp đổ thẳng ra sông Bún (dài 1,5km) nằm phía sau xí nghiệp. Tại nơi xả thải, nước tung bọt trắng xóa, nhiều váng dầu phủ kín mặt nước, toàn bộ nước sông màu đỏ, đục ngầu và bốc mùi khó chịu.
Theo kết quả kiểm tra nhanh của Trung tâm kiểm định môi trường (thuộc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường), nước thải xả ra có chỉ số sắt vượt 10 lần cho phép, mangan vượt 6 lần. Cục đang tiếp tục gửi mẫu tới các cơ quan chức năng phân tích làm rõ vi phạm. Ngoài ra, đơn vị này còn phát hiện một khối lượng bùn thải từ hệ thống xử lý vẫn đang tập kết tại chỗ, chưa được vận chuyển đi.
LÂM HOÀI - M.QUANG
 
Tỉnh ra hạn khắc phục ô nhiễm
TT - Chiều 14-2, UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản chỉ đạo về việc khắc phục hậu quả sau vụ thất thoát nước thải từ Nhà máy bio - ethanol Dung Quất.
Tỉnh yêu cầu Công ty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung chậm nhất đến ngày 18-2 phải xử lý xong ô nhiễm, đảm bảo tuyệt đối vấn đề môi trường, có trách nhiệm hỗ trợ và bồi thường cho số hộ dân bị thiệt hại, hỗ trợ kinh phí để dẫn nước sạch về cho người dân trong vùng chịu ô nhiễm có nước sinh hoạt.
Cùng ngày, huyện Bình Sơn cử cán bộ xuống khu vực ô nhiễm do nước thải chưa qua xử lý của Nhà máy bio-ethanol Dung Quất gây ra để thống kê mức độ thiệt hại của hộ dân. Ông Nguyễn Quang Huy - chủ tịch xã Bình Thuận - cho biết sau khi có thống kê cụ thể sẽ công bố mức độ thiệt hại để đơn vị xả thải có trách nhiệm hỗ trợ thiệt hại cho dân.
Theo ông Huy, ngoài việc cá tôm chết, nhiều hộ dân cũng có vịt chết do chăn thả ở khu vực này. Có khoảng 100 hộ dân và 12,4 ha ruộng lúa bị ảnh hưởng trong vụ ô nhiễm. Ông Đặng Vĩnh Nghi - chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung - đã thống nhất việc hỗ trợ cho dân.
 
<h1>TRANH BIẾM HỌA GIÚP CỨU MÔI TRƯỜNG</h1> Báo“Thể thao & Văn hóa” Việt Nam phát động cuộc thi biếm họa báo chí lần thứ ba – Cúp Rồng Tre– lần này tập trung vào môi trường.



[id="tmppasteie"]Cuộc thi biếm họa báo chí được Đại sứ quán Đan Mạch hỗ trợ thông qua Quỹ phát triển và trao đổi văn hóa Đan Mạch- Việt Nam. Như Đại sứ John Nielsen nhấn mạnh tại lễ phát động cuộc thi, “tranh biếm họa là một cách hài hước để tạo sự quan tâm và nâng cao nhận thức về những vấn đề nghiêm trọng như môi trường.”
“Việc môi trường được chọn làm chủ đề năm này là rất phù hợp. Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường nghiêm trọng do sự phát triển kinh tế nhanh chóng và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”.
Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ ô nhiễm và sự phá hủy về môi trường, do vậy việc tập trung vào môi trường là điều hết sức quan trọng.

Trong bối cảnh này, các họa sĩ biếm họa kết hợp sự hài hước, tranh biếm họa và tranh đả kích để nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và khí hậu.

Các tác phẩm dự thi có thể thể hiện chủ đề bằng nhiều cách khác nhau nhằm phản ánh các vấn đề môi trường thông qua những cách tiếp cận khác nhau:

- Hoạt động kinh tế có thể có những ảnh hưởng về môi trường trực tiếp hoặc gián tiếp như thế nào

- Lên án các hành vi gây ô nhiễm môi trường và các hậu quả của nó đối với đa dạng sinh học và sức khỏe con người

- Chuyển tải thông điệp bảo vệ môi trường theo chiều hướng tích cực hơn, tác động đến nhận thức và hành động của con người đối với môi trường.

Cuộc thi dành cho các họa sĩ biếm họa chuyên và không chuyên cũng như mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam yêu thích biếm họa. Các tác phẩm dự thi phải được gửi đến báo “Thể thao & Văn hóa” trước ngày 31 tháng 1 năm 2012. Các tác phẩm lọt vào chung khảo và đoạt giải sẽ được trao giải và triển lãm vào tháng 4 năm 2012.
 
<h3>QUỶ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG</h3> <h3>Các căn cứ pháp lý:</h3>
  • Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg ngày 03/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Quyết định số 2031/QĐ-BTNMT ngày 13/10/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Thông tư 93/2003/TT-BTC ngày 06/10/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Quyết định số 24/QĐ-HĐQL ngày 12/01/2004 của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, tài trợ và đồng tài trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Quyết định số 04/QĐ-HĐQL ngày 31/8/2009 của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam về việc ban hành Lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn 2009 - 2010.

<h3>Đối tượng cho vay</h3>
  • Đối tượng được hỗ trợ tài chính từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức, cá nhân có các dự án đầu tư hoặc phương án đề nghị tài trợ thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; dự án đầu tư thực hiện việc phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng có phạm vi ảnh hưởng lớn.

<h3>Tiêu chí xét duyệt dự án</h3>
  • Tiêu chí 1: Tính cấp thiết và hiệu quả bảo vệ môi trường. Tiêu chí 2: Quy mô và đặc thù. Tiêu chí 3: Tính kinh tế và khả năng trả nợ. Tiêu chí 4: Tính nhân rộng, bền vững. Tiêu chí 5: Ưu thế áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp, đặc biệt là công nghệ trong nước. Tiêu chí 6: Phục vụ trực tiếp các chính sách của Nhà nước về bao vệ môi trường.

<h3>Các Lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ tài chính</h3>
  • Xử lý chất thải công nghiệp của các khu công nghiệp (KCN); Xử lý ô nhiễm môi trường của các đơn vị trực thuộc QĐ64 (xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng); Xử lý nước thải của các nhà máy, xi nghiệp; Xử lý ô nhiễm làng nghề (nước, không khí, chất thải rắn); Xử lý chất thải sinh hoạt; Xử lý khói bụi xi măng và các loại bụi khác; Triển khai các công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng; Sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường; Xã hội hóa thu gom rác thải.

<h3>Các nội dung ưu tiên hỗ trợ tài chính</h3>
  • Dự án nằm trong danh mục thuộc Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ban hành kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Xử lý chất thải khu đô thị, làng nghề, bệnh viện; Khắc phục sự cố môi trường; Nghiên cứu và triển khai các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường; Nghiên cứu và triển khai các công nghệ thân thiện môi trường; Bảo vệ và cải thiện các hệ sinh thái nhạy cảm, chú trọng vùng đất ngập nước, các khu bảo tồn trên cạn, dưới nước; Bảo tồn nguồn gen và các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu; Giáo dục môi trường học đường; Xây dựng và duy trì các phong trào nhằm tạo thói quen, nếp sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên của cộng đồng dân cư;
 
Hạng D
30/3/05
2.352
16.038
113
Chú bô đội hơi bị siêng à nhe.
Các bác ở diễn đàn này chủ yếu quan tâm đến vấn đề ô tô, còn các vấn đề khác thì khi nào cần hay thắc mắc đưa lên để ai có biết thì tư vấn, chú đưa lên cả 1 chương trình về BVMT từ cổ chí kim, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ trên rừng xuống dưới biển...thì không ai đọc đâu bác ơi.
Tài liệu đưa lên nhiều quá ai mà đọc cho nổi mà từ nhiều nguồn khác nhau. Các văn bản mà chú đưa liên quan đến ĐTM hay CTR nguy hại đều hết giá trị sử dụng từ lâu rồi. Hiện nay ĐTM thì theo NĐ 29/2011 rồi, CTR nguy hại thì có TT 12/2011/TT-BTNMT rồi.