@tuanle: lúc đó lo cặm cụi làm hành động nghĩa hiệp nên em quên khuấy mất chụp hình. Nhưng hình như là có chụp lại cái xe của đội bạn, để em lục lại trong máy ảnh.
@Xe dap: em rủ bác đi năm lần bảy lượt mà bác lo cày kiếm tiền không (đồ tham tiền!), nên mới phải lên đường một mình đó chứ
Em xin tiếp:
Xuyên Việt - Đến Diên Khánh nhớ tích xưa
Hôm ghé qua Đà Lạt, mình và anh Long (một người anh mà mình rất quý, không phải vì anh là một nghệ sỹ nhiếp ảnh lớn của Việt Nam mà vì sự mộc mạc và chân thành nơi anh). Buổi tối hai anh em đi uống cà phê, suốt cả buổi mình ngồi “dụ khị” anh cùng đi xuyên Việt với mình, nhưng vì anh có nhiều việc phải giải quyết nên dù rất muốn đi anh vẫn chưa quyết được. Cuối cùng mình quyết định lên đường tiếp vì sợ anh khó xử. Đến Nha Trang anh gọi xuống báo tin vui là anh đã sắp xếp được công việc và ngày mai sẽ đón xe xuống Nha Trang để đi cùng mình.
Vậy là hôm nay mình dừng lại ở Nha Trang một ngày để đợi anh xuống. Tranh thủ thời gian này mình sẽ đi chụp một số nơi đã dự định chụp bấy lâu nay. Có một điểm ở Nha Trang mà rất muốn đến và chụp, đó là thành Diên Khánh. Thật ra nơi đây cũng chẳng có gì đặc biệt nếu xét về phong cảnh hay du lịch. Cái là mình muốn chụp nơi này chính vì lịch sử của nó.
Trước nay mình rất mê đọc sử, đặc biệt là sử Việt Nam giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, sau đó là nhà Tây Sơn, cuộc chiến của Gia Long và Quang Trung.
Nhiều người thường bảo thành Diên Khánh được xây bởi tướng Võ Tánh của nhà Nguyễn, nhưng thật ra ông chỉ có công tu bổ trong một số giai đoạn nhất định. Còn thành Diên Khánh có từ trước khi cuộc chiến của nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn nổ ra. Khi chúa Nguyễn vào lập nghiệp ở Thuận Hoá. Năm 1600… mấy, năm chính xác mình không nhớ chỉ nhớ là thời chúa Nguyễn Phúc Tần, thấy phần đất này địa thế trọng yếu, ông cho người vào lập đồn luỹ để phòng thủ. Rồi nhà Tây Sơn nổi lên, sau khi chiếm được thành Quy Nhơn, Nguyễn Huệ kéo quân vào Nam rồi chiếm thành Diên Khánh, đó là trận đánh đầu tiên của thành Diên Khánh.
Có rất nhiều trận đánh ở thành Diên Khánh này, nhưng một trong những trận mình đọc đi đọc lại mãi không chán là giai đoạn sau khi mất thành Diên Khánh vào tay Tây Sơn, Nguyễn Ánh cho đại quân do Tống Phước Hiệp chỉ huy tiến chiếm lại Diên Khánh ép quân Tây Sơn phải rút về Phú Yên. Cùng lúc đó quân chúa Trịnh đánh vào phía Bắc. Nguyễn Ánh tiếp tục tăng quân lên gần 6 vạn tiến thẳng ra Phú Yên, áp sát Quy Nhơn. Nhà Tây Sơn đứng trước nguy cơ diệt vong.
Thế mà nhờ tài thao lược của mình, Nguyễn Huệ từng bước kềm chân chúa Trịnh và đưa quân đánh tan quân của Tống Phước Hiệp, chiếm lại thành Diên Khánh. Tiếp theo sau là trận tượng binh, khi mà Nguyễn Ánh đã xây dựng lại lực lượng, ông cho 3 đạo quân tiến từ Sài Côn ra chiếm lại Diên Khánh, trận này Nguyễn Huệ dùng tượng binh hùng mạnh của Tây Sơn được huấn luyện bởi nữ tướng Bùi Thị Xuân đẩy lùi được lực lượng của Nguyễn Ánh, đọc khúc này mà tưởng tượng ra y như trong phim Hollywood.
Trên mặt thành, phía xa là tháp canh, theo thiết kế xưa bên trái là hào nước tuy nhiên bây giờ đã gần như không còn.
Sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy yếu. Nguyễn Ánh cho Võ Tánh – một vị tướng mà mình rất yêu thích, có dịp sẽ viết bài về ông – ra chiếm lại Diên Khánh. Nhận thấy rõ vị trí trọng yếu của thành này, lưng dựa vào núi (dãy Trường Sơn) , 2 bên có 2 dãy núi vòng cung bao bọc phòng ngự từ xa, lại gần sông gần biển. Thành Diên Khánh như một chốt tiền tiêu để trấn ải cho mọi hướng quân tiến về Trấn Biên, Sài Côn hoặc tiến ra Phú Yên, Quy Nhơn.
Nguyễn Ánh sau đã cho một vị quan người Pháp tên là Olivier xây dựng lại thành Diên Khánh theo kiến trúc như ngày nay – lúc đó ngoài thành Sài Gòn thì chỉ có thành Diên Khánh được xây theo kiến trúc này. Thành xây ban đầu có 6 cổng, nhưng đến nay chỉ còn 4 cổng: Đông, Tây, Tiền, Hậu. Cửa Tả và Hữu nay đã không còn. Hiện nay đường đi từ quốc lộ 1 vào chính là cửa Đông và cửa Tây, cũng là 2 cửa còn trọn vẹn nhất. Hôm mình đến do cửa Đông treo băng rôn cổ vũ linh tinh gì đó cho Đảng nên mình chỉ chụp được mỗi cửa Tây. Còn hình bên dưới là cửa Tiền.
Cửa Tiền – còn cửa Hậu nữa nhưng do hiện nay cửa Hậu nằm sau 1 trường mẫu giáo nên mình không chụp được.
Kể thêm về một giai đoạn biến động khác của thành Diên Khánh. Sau khi xây dựng xong, thành được giao cho Hoàng Tử Cảnh và Bá Đa Lộc chỉ huy (người đã theo Nguyễn Ánh từ những ngày đầu, sau này ông mất được chôn ở Gia Định, vị trí mà ngày nay gọi là Lăng Ông Cha Cả). Nhà Tây Sơn quyết tâm chiếm lại thành Diên Khánh, đã phái tướng là Trần Quang Diệu – cũng là một vị tướng cực hay của nhà Tây Sơn mà mình yêu thích – đi đánh chiếm lại Diên Khánh. Nguyễn Ánh phái tướng Võ Tánh ra ứng cứu.
Đây là trận giao đấu đầu tiên của 2 vị tướng mà mình yên mến: Võ Tánh và Trần Quang Diệu. Trận thuỷ chiến khốc liệt diễn ra tại bến Trường Cá, một địa điểm gần thành Diên Khánh. Hai bên đánh nhau ác liệt nhưng do thuỷ binh của Tây Sơn nổi tiếng thiện chiến nên cuối cùng quân của tướng Võ Tánh phải thất thủ. Trần Quang Diệu cho quân áp sát vây thành Diên Khánh một thời gian dài, cuối cùng Nguyễn Ánh phải một lần nữa điều binh ra giải vây. Rất tiếc là hôm đó mình không đến được bến này.
Chính lịch sử nhiều biến động của toà thành nhỏ bé này mà mình luôn nuôi ý định từ trước đến giờ là chụp một bộ ảnh về nơi đây.
Tuy nhiên có một điều buồn là hôm đến hỏi chuyện dân quanh vùng thì ít ai biết về lịch sử nơi này, hỏi thăm thông tin về một nhà bảo tàng hay một nhà truyền thống thì cũng không có. Chụp một lúc thì tấp vào một quán nước, bắt chuyện làm quen định hỏi thêm thông tin từ 2 cô gái bán nước. Thật đáng tiếc là cả 2 cô cũng không biết gì về nơi mình đang sống, nhưng cũng may là mình được giới thiệu cho một ông cụ cao tuổi mà 2 cô bảo đảm là biết rất nhiều về nơi đây. Lội bộ vô nhà thì ông cụ đi vắng, bà cụ nói mình ngồi trước hiên đợi. Đợi hơn nửa tiếng mà vẫn không thấy ông cụ về nên mình đành xin phép ra về. Hẹn một dịp khác sẽ quay lại.
Chia tay nhà thờ Hà Dừa, tôi quay trở lại Nha Trang để tiếp tục đi lang thang những điểm khác.
@Xe dap: em rủ bác đi năm lần bảy lượt mà bác lo cày kiếm tiền không (đồ tham tiền!), nên mới phải lên đường một mình đó chứ
à đây rồi, cô cháu gái bác hứa giới thiệu cho em mãi đâu không thấy "show hàng" , giờ có mối mới ở Nha Trang rồi (giải cứu lacetti) không cần nữa đâudephuly nói:Tiếp đi cháu
Em xin tiếp:
Xuyên Việt - Đến Diên Khánh nhớ tích xưa
Hôm ghé qua Đà Lạt, mình và anh Long (một người anh mà mình rất quý, không phải vì anh là một nghệ sỹ nhiếp ảnh lớn của Việt Nam mà vì sự mộc mạc và chân thành nơi anh). Buổi tối hai anh em đi uống cà phê, suốt cả buổi mình ngồi “dụ khị” anh cùng đi xuyên Việt với mình, nhưng vì anh có nhiều việc phải giải quyết nên dù rất muốn đi anh vẫn chưa quyết được. Cuối cùng mình quyết định lên đường tiếp vì sợ anh khó xử. Đến Nha Trang anh gọi xuống báo tin vui là anh đã sắp xếp được công việc và ngày mai sẽ đón xe xuống Nha Trang để đi cùng mình.
Vậy là hôm nay mình dừng lại ở Nha Trang một ngày để đợi anh xuống. Tranh thủ thời gian này mình sẽ đi chụp một số nơi đã dự định chụp bấy lâu nay. Có một điểm ở Nha Trang mà rất muốn đến và chụp, đó là thành Diên Khánh. Thật ra nơi đây cũng chẳng có gì đặc biệt nếu xét về phong cảnh hay du lịch. Cái là mình muốn chụp nơi này chính vì lịch sử của nó.
Trước nay mình rất mê đọc sử, đặc biệt là sử Việt Nam giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, sau đó là nhà Tây Sơn, cuộc chiến của Gia Long và Quang Trung.
Nhiều người thường bảo thành Diên Khánh được xây bởi tướng Võ Tánh của nhà Nguyễn, nhưng thật ra ông chỉ có công tu bổ trong một số giai đoạn nhất định. Còn thành Diên Khánh có từ trước khi cuộc chiến của nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn nổ ra. Khi chúa Nguyễn vào lập nghiệp ở Thuận Hoá. Năm 1600… mấy, năm chính xác mình không nhớ chỉ nhớ là thời chúa Nguyễn Phúc Tần, thấy phần đất này địa thế trọng yếu, ông cho người vào lập đồn luỹ để phòng thủ. Rồi nhà Tây Sơn nổi lên, sau khi chiếm được thành Quy Nhơn, Nguyễn Huệ kéo quân vào Nam rồi chiếm thành Diên Khánh, đó là trận đánh đầu tiên của thành Diên Khánh.
Có rất nhiều trận đánh ở thành Diên Khánh này, nhưng một trong những trận mình đọc đi đọc lại mãi không chán là giai đoạn sau khi mất thành Diên Khánh vào tay Tây Sơn, Nguyễn Ánh cho đại quân do Tống Phước Hiệp chỉ huy tiến chiếm lại Diên Khánh ép quân Tây Sơn phải rút về Phú Yên. Cùng lúc đó quân chúa Trịnh đánh vào phía Bắc. Nguyễn Ánh tiếp tục tăng quân lên gần 6 vạn tiến thẳng ra Phú Yên, áp sát Quy Nhơn. Nhà Tây Sơn đứng trước nguy cơ diệt vong.
Thế mà nhờ tài thao lược của mình, Nguyễn Huệ từng bước kềm chân chúa Trịnh và đưa quân đánh tan quân của Tống Phước Hiệp, chiếm lại thành Diên Khánh. Tiếp theo sau là trận tượng binh, khi mà Nguyễn Ánh đã xây dựng lại lực lượng, ông cho 3 đạo quân tiến từ Sài Côn ra chiếm lại Diên Khánh, trận này Nguyễn Huệ dùng tượng binh hùng mạnh của Tây Sơn được huấn luyện bởi nữ tướng Bùi Thị Xuân đẩy lùi được lực lượng của Nguyễn Ánh, đọc khúc này mà tưởng tượng ra y như trong phim Hollywood.
Trên mặt thành, phía xa là tháp canh, theo thiết kế xưa bên trái là hào nước tuy nhiên bây giờ đã gần như không còn.
Nguyễn Ánh sau đã cho một vị quan người Pháp tên là Olivier xây dựng lại thành Diên Khánh theo kiến trúc như ngày nay – lúc đó ngoài thành Sài Gòn thì chỉ có thành Diên Khánh được xây theo kiến trúc này. Thành xây ban đầu có 6 cổng, nhưng đến nay chỉ còn 4 cổng: Đông, Tây, Tiền, Hậu. Cửa Tả và Hữu nay đã không còn. Hiện nay đường đi từ quốc lộ 1 vào chính là cửa Đông và cửa Tây, cũng là 2 cửa còn trọn vẹn nhất. Hôm mình đến do cửa Đông treo băng rôn cổ vũ linh tinh gì đó cho Đảng nên mình chỉ chụp được mỗi cửa Tây. Còn hình bên dưới là cửa Tiền.
Cửa Tiền – còn cửa Hậu nữa nhưng do hiện nay cửa Hậu nằm sau 1 trường mẫu giáo nên mình không chụp được.
Đây là trận giao đấu đầu tiên của 2 vị tướng mà mình yên mến: Võ Tánh và Trần Quang Diệu. Trận thuỷ chiến khốc liệt diễn ra tại bến Trường Cá, một địa điểm gần thành Diên Khánh. Hai bên đánh nhau ác liệt nhưng do thuỷ binh của Tây Sơn nổi tiếng thiện chiến nên cuối cùng quân của tướng Võ Tánh phải thất thủ. Trần Quang Diệu cho quân áp sát vây thành Diên Khánh một thời gian dài, cuối cùng Nguyễn Ánh phải một lần nữa điều binh ra giải vây. Rất tiếc là hôm đó mình không đến được bến này.
Chính lịch sử nhiều biến động của toà thành nhỏ bé này mà mình luôn nuôi ý định từ trước đến giờ là chụp một bộ ảnh về nơi đây.
Tuy nhiên có một điều buồn là hôm đến hỏi chuyện dân quanh vùng thì ít ai biết về lịch sử nơi này, hỏi thăm thông tin về một nhà bảo tàng hay một nhà truyền thống thì cũng không có. Chụp một lúc thì tấp vào một quán nước, bắt chuyện làm quen định hỏi thêm thông tin từ 2 cô gái bán nước. Thật đáng tiếc là cả 2 cô cũng không biết gì về nơi mình đang sống, nhưng cũng may là mình được giới thiệu cho một ông cụ cao tuổi mà 2 cô bảo đảm là biết rất nhiều về nơi đây. Lội bộ vô nhà thì ông cụ đi vắng, bà cụ nói mình ngồi trước hiên đợi. Đợi hơn nửa tiếng mà vẫn không thấy ông cụ về nên mình đành xin phép ra về. Hẹn một dịp khác sẽ quay lại.
———
Sẵn tiện mình ghé qua thăm nhà thờ Hà Dừa gần đó, đi qua cổng Tây thành một đoạn thì ta sẽ đến nhà thờ Hà Dừa, nhiều người lầm tưởng nhà thờ Hà Dừa chỉ mới được xây vào năm 1917 nhưng thật ra đây là một nhà thờ cổ được xây dựng từ rất lâu đời nhằm mục đích truyền đạo cho người dân trong vùng, ít nhất là từ những năm 1800.. mấy. Sau này những cha sứ đi truyền đạo cho xây dựng và tu bổ. Đến năm 1917 thì người Pháp cho xây dựng thêm tháp chuông như kiến trúc ngày nay. Cái tên Hà Dừa cũng không biết xuất phát từ đâu, chỉ nhớ rằng mình đã đọc đâu đó một lần là do khu vực này trước đây mọc rất nhiều dừa, Hà Dừa có nghĩa là con sông dừa. Đến nay qua bao năm do ít được trùng tu thường xuyên nên phía ngoài nhà thờ xuống cấp khá nhiều, nhưng chính những vết thời gian ấy lại làm mình muốn chụp nơi này.
Chia tay nhà thờ Hà Dừa, tôi quay trở lại Nha Trang để tiếp tục đi lang thang những điểm khác.
Last edited by a moderator:
Pác viết hay quá, không biết khi nào em mới có dịp rong ruỗi như Pác.....
Chúc mừng Pác chuyến đi đã thành công tốt đẹp!
Chúc mừng Pác chuyến đi đã thành công tốt đẹp!