Hay lắm. Mỗi hình ảnh là 1 tác phẩm nghệ thuật. Em có đọc blog của bác và rất ấn tượng về hình ảnh. Cho em hỏi tí, phải mất bao lâu bác mới chọn được 1 kiểu ảnh và chụp đựơc như vậy? Và bác phải chọn ra bao nhiêu ảnh để được những bức ảnh như thế này?
Cảm ơn bác, àh, mà bác đi đến đâu vậy, báo anh em biết để còn ngóng trông nữa chứ.
Cảm ơn bác, àh, mà bác đi đến đâu vậy, báo anh em biết để còn ngóng trông nữa chứ.
qha_vn nói:tựa đề là lang thang 1 mình sao đâu ra lắm người thế này
Hehe, ở đoạn này thì có 2 anh bạn đu theo nên cũng đỡ buồn rồi anh ạ
phongluu nói:Hay lắm Pồ típ đi em .
Cố gắng làm một điều gì để 30 năm nữa quay lại .... có người .......nhớ.
Nhớ hay là nhận mặt sau bao nhiu năm xa cách Ác ka nhỉ
Hay quá bác apo! lâu lắm rồi mới có đổi món... mình rất mê đoạn bác viết về thành Diên khánh, lâu nay cứ tưởng am tường sử sách, giờ mới thấy mình còn hổng to...! Mà sao mình thấy cảm động lạ khi đọc đoạn này...
Mong được biết thêm nhiều điều hay như vậy trong chuyến đi của bác...
À, bác có tìm hiểu về vùng lăng mộ của Tây sơn không? Như là một vùng đất bị dấu kín thì phải...
Mong được biết thêm nhiều điều hay như vậy trong chuyến đi của bác...
À, bác có tìm hiểu về vùng lăng mộ của Tây sơn không? Như là một vùng đất bị dấu kín thì phải...
Bài của bác hay quá, ảnh thì quá đẹp, bác kể tiếp chuyến lang thang xuyên Việt một mình nhưng không phải mội người đi bác
Xuyên Việt – Đồng cói Tam Quan
Anh em chúng tôi lại tiếp tục chuyến lang thang của mình, cứ đi mà cũng chưa biết trước là sẽ dừng lại ở đâu, vì đã xác định với nhau là thấy điểm nào đẹp thì dừng lại chụp không thì đi tiếp, cứ thế mà đi vô tư vô lo, không cần kế hoạch cũng không cần lộ trình.
Lúc này trời vẫn còn tối, nhưng phía xa sau rặng núi trời bắt đầu hửng lên ánh hừng đông. Cả đêm qua lang thang suốt trên đường nên anh Long và anh Bu một lúc sau đã ngủ khò, mình cũng xác định nếu mà buồn ngủ thì sẽ tấp vô cây xăng nào đó chợp mắt một tí để đảm bảo an toàn nhất định không lái khi có cảm giác buồn ngủ, nhưng chẳng hiểu sao mà cứ tỉnh như sáo. Thế là cứ thế đi tiếp, cảm giác một mình lái xe đi trong cái bình minh yên lặng của những cánh đồng mờ sương miền Trung thật thanh bình.
Hôm nay sương nhiều, những làn sương dày cứ là đà trên những cánh đồng mà ban đầu mình cứ ngỡ là đồng lúa (sau đó mới biết là đồng cói). Trời cứ mỗi lúc một sáng dần, bình minh hôm đó đẹp lắm, cứ tưởng tượng ra cảnh xung quanh đang bao phủ một màn sương nhẹ, rồi cái ánh mặt trời cứ ngày một đỏ rực lên. Bên đường thỉnh thoảng là từng tốp những người nông dân nối nhau ra đồng. Cảnh tượng thật là hiền hoà và thanh bình.
Trong xe tiếng piano cứ chậm rãi ngân nga từng nhịp của bài hoà tấu Beautiful Lady, chẳng hiểu vì sao mà một bài hát về một phụ nữ đẹp nhưng giai điệu lại buồn đến thế, từ nốt từng nốt một cứ nhẹ nhàng trôi qua.
Bên đường cột cây số báo còn 14km nữa là đến Tam Quan, chợt nhớ anh Long có nói là ở Tam Quan người ta có trồng những cánh đồng cói rất dày và nếu may mắn đến đúng lúc thì có thể chụp được cảnh người ta thu hoạch cói rất hay.
Cây cói, một loại cây thân cỏ thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Thân cây có điểm đặc biệt là hình tam giác. Cây cói được trồng ở khắp các vùng quê Việt Nam để dệt chiếu, giỏ (mà người miền Nam thường gọi là giỏ đệm), và các mặt hàng thủ công đan lát khác. Tuy nhiên ở miền Trung này thì nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói, rất nhiều làng nghề dệt chiếu nổi tiếng như làng chiếu Tân Lễ, chiếu làng Hới… Và điểm mà anh em chúng tôi ghé hôm nay cũng là một nơi rất nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói: Tam Quan, Bình Định.
Thật ra thì Tam Quan được biết đến nhiều hơn với giống dừa Tam Quan nổi tiếng ngon ngọt mà có lẽ sự nổi tiếng cũng không thua gì xứ dừa Bến Tre. Tuy nhiên do chỉ đi ngang nên không có dịp chụp được nhiều về cây dừa, một dịp khác sẽ quay lại với cây dừa nơi đây. Còn đợt này thì mấy anh em quyết định chụp thu hoạch cói.
Chạy rà rà trên quốc lộ một lúc sau khi qua ngoài huyện Tam Quan thì mấy anh em để ý 2 bên là những đồng cói xanh ngát, có cảm giác đến tận dãy Trường Sơn phía xa. Và may mắn thay, bên dưới là một tốp người đang thu hoạch cói. Vội dừng xe sát vào lề đường và bắt đầu vác ba lô máy ảnh lội bộ sâu vào ruộng.
Anh Long và anh Bu chọn góc chụp từ xa dùng ống tele chụp lại, mình thì thích tả cận cảnh hơn nên gắn 24-70mm vô và tiến sát lại gần. Chụp gần thế này được dịp tả lại những hoạt động của mọi người, nhưng trước hết phải bắt chuyện hỏi han làm quen này nọ, đến một lúc mọi người quen với sự có mặt của mình rồi thì khi đó chụp ảnh mới tự nhiên. Thật vui là mọi người rất thân thiện, còn cho mình uống nước trà nữa.
Vì áp sát chụp nên thường xuyên phải núp vô các góc khuất kẻo trong khung ảnh của anh Long và anh Bu lại thấy có một anh chàng nông dân nhưng lại đang đeo máy ảnh Và đây là bộ ảnh mình đã chụp được ở nơi này.
Và cứ thế những cọng cói sẽ được chuyển đến các làng nghề, nơi mà cũng bằng sự cần cù và miệt mài, người ta biến nó thành những chiếc chiếu nhiều màu sắc. Chợt giật mình đã lâu lắm rồi mình không được thấy lại chiếc chiếu, cuộc sống thành thị cứ ngày một phát triển đẩy lùi những sản phẩm ngày xưa đi.
Chợt nhớ có một lần đến chơi nhà anh bạn, ngồi nói chuyện với bé con nhà anh, kể cho cậu bé nghe về cách mà người ta làm một chiếc chiếu, nhóc ta nghe rất chăm chú. Sau một loạt câu hỏi, cuối cùng nhóc nhà ta hỏi: “Con hiểu rồi, nhưng mà chiếu để làm gì hả chú?” – Chẳng biết nên vui hay buồn. Biết là cuộc sống phải ngày một phát triển và không thể gắn mãi với sản phẩm cơm no áo ấm của ngày xưa được. Dẫu sao cũng không khỏi nhớ về một chiếc chiếu đã từng giỗ giấc ngủ của bao người, trong đó có mình.
Anh em chúng tôi lại tiếp tục chuyến lang thang của mình, cứ đi mà cũng chưa biết trước là sẽ dừng lại ở đâu, vì đã xác định với nhau là thấy điểm nào đẹp thì dừng lại chụp không thì đi tiếp, cứ thế mà đi vô tư vô lo, không cần kế hoạch cũng không cần lộ trình.
Lúc này trời vẫn còn tối, nhưng phía xa sau rặng núi trời bắt đầu hửng lên ánh hừng đông. Cả đêm qua lang thang suốt trên đường nên anh Long và anh Bu một lúc sau đã ngủ khò, mình cũng xác định nếu mà buồn ngủ thì sẽ tấp vô cây xăng nào đó chợp mắt một tí để đảm bảo an toàn nhất định không lái khi có cảm giác buồn ngủ, nhưng chẳng hiểu sao mà cứ tỉnh như sáo. Thế là cứ thế đi tiếp, cảm giác một mình lái xe đi trong cái bình minh yên lặng của những cánh đồng mờ sương miền Trung thật thanh bình.
Hôm nay sương nhiều, những làn sương dày cứ là đà trên những cánh đồng mà ban đầu mình cứ ngỡ là đồng lúa (sau đó mới biết là đồng cói). Trời cứ mỗi lúc một sáng dần, bình minh hôm đó đẹp lắm, cứ tưởng tượng ra cảnh xung quanh đang bao phủ một màn sương nhẹ, rồi cái ánh mặt trời cứ ngày một đỏ rực lên. Bên đường thỉnh thoảng là từng tốp những người nông dân nối nhau ra đồng. Cảnh tượng thật là hiền hoà và thanh bình.
Trong xe tiếng piano cứ chậm rãi ngân nga từng nhịp của bài hoà tấu Beautiful Lady, chẳng hiểu vì sao mà một bài hát về một phụ nữ đẹp nhưng giai điệu lại buồn đến thế, từ nốt từng nốt một cứ nhẹ nhàng trôi qua.
———–
Bên đường cột cây số báo còn 14km nữa là đến Tam Quan, chợt nhớ anh Long có nói là ở Tam Quan người ta có trồng những cánh đồng cói rất dày và nếu may mắn đến đúng lúc thì có thể chụp được cảnh người ta thu hoạch cói rất hay.
Cây cói, một loại cây thân cỏ thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Thân cây có điểm đặc biệt là hình tam giác. Cây cói được trồng ở khắp các vùng quê Việt Nam để dệt chiếu, giỏ (mà người miền Nam thường gọi là giỏ đệm), và các mặt hàng thủ công đan lát khác. Tuy nhiên ở miền Trung này thì nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói, rất nhiều làng nghề dệt chiếu nổi tiếng như làng chiếu Tân Lễ, chiếu làng Hới… Và điểm mà anh em chúng tôi ghé hôm nay cũng là một nơi rất nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói: Tam Quan, Bình Định.
Thật ra thì Tam Quan được biết đến nhiều hơn với giống dừa Tam Quan nổi tiếng ngon ngọt mà có lẽ sự nổi tiếng cũng không thua gì xứ dừa Bến Tre. Tuy nhiên do chỉ đi ngang nên không có dịp chụp được nhiều về cây dừa, một dịp khác sẽ quay lại với cây dừa nơi đây. Còn đợt này thì mấy anh em quyết định chụp thu hoạch cói.
Chạy rà rà trên quốc lộ một lúc sau khi qua ngoài huyện Tam Quan thì mấy anh em để ý 2 bên là những đồng cói xanh ngát, có cảm giác đến tận dãy Trường Sơn phía xa. Và may mắn thay, bên dưới là một tốp người đang thu hoạch cói. Vội dừng xe sát vào lề đường và bắt đầu vác ba lô máy ảnh lội bộ sâu vào ruộng.
Anh Long và anh Bu chọn góc chụp từ xa dùng ống tele chụp lại, mình thì thích tả cận cảnh hơn nên gắn 24-70mm vô và tiến sát lại gần. Chụp gần thế này được dịp tả lại những hoạt động của mọi người, nhưng trước hết phải bắt chuyện hỏi han làm quen này nọ, đến một lúc mọi người quen với sự có mặt của mình rồi thì khi đó chụp ảnh mới tự nhiên. Thật vui là mọi người rất thân thiện, còn cho mình uống nước trà nữa.
Vì áp sát chụp nên thường xuyên phải núp vô các góc khuất kẻo trong khung ảnh của anh Long và anh Bu lại thấy có một anh chàng nông dân nhưng lại đang đeo máy ảnh Và đây là bộ ảnh mình đã chụp được ở nơi này.
#30
Trước tiên người ta dùng một loại liềm đặc biệt để cắt cói, nhìn cái liềm cắt nguyên bó cói ngọt lịm mà mình rợn người. Công việc cắt này đa phần giao cho các anh thanh niên khoẻ mạnh.
#31
Sau đó người ta cột lại thành từng bó và dùng một loại đòn gánh đặc biệt để xiên qua 2 bó cói.
#32
Và cứ thế gánh đi, điểm đặc biệt là việc gánh cói này chỉ dành cho các chị phụ nữ
#33
Chân dung một chị thôn nữ, gọi là chị nhưng mình chắc là cô này nhỏ tuổi hơn mình. Cô này được các chị xung quanh trêu là chưa chồng, “nhà báo” có muốn rước đi không? (các chị cứ nhất định bảo mình là nhà báo, dù mình đã giải thích là chỉ đi chơi và ghé lại chụp ảnh về làm lưu niệm thôi).
#34
Họ gánh ra một bờ sông gần đó và kết những bó cói lại thành một chiếc bè lớn
#35
Sau khi “chiếc bè” đủ lớn thì người ta kéo dọc theo con sông ra quốc lộ và xe sẽ đến chở đi.
Trước tiên người ta dùng một loại liềm đặc biệt để cắt cói, nhìn cái liềm cắt nguyên bó cói ngọt lịm mà mình rợn người. Công việc cắt này đa phần giao cho các anh thanh niên khoẻ mạnh.
#31
Sau đó người ta cột lại thành từng bó và dùng một loại đòn gánh đặc biệt để xiên qua 2 bó cói.
#32
Và cứ thế gánh đi, điểm đặc biệt là việc gánh cói này chỉ dành cho các chị phụ nữ
#33
Chân dung một chị thôn nữ, gọi là chị nhưng mình chắc là cô này nhỏ tuổi hơn mình. Cô này được các chị xung quanh trêu là chưa chồng, “nhà báo” có muốn rước đi không? (các chị cứ nhất định bảo mình là nhà báo, dù mình đã giải thích là chỉ đi chơi và ghé lại chụp ảnh về làm lưu niệm thôi).
#34
Họ gánh ra một bờ sông gần đó và kết những bó cói lại thành một chiếc bè lớn
#35
Sau khi “chiếc bè” đủ lớn thì người ta kéo dọc theo con sông ra quốc lộ và xe sẽ đến chở đi.
Và cứ thế những cọng cói sẽ được chuyển đến các làng nghề, nơi mà cũng bằng sự cần cù và miệt mài, người ta biến nó thành những chiếc chiếu nhiều màu sắc. Chợt giật mình đã lâu lắm rồi mình không được thấy lại chiếc chiếu, cuộc sống thành thị cứ ngày một phát triển đẩy lùi những sản phẩm ngày xưa đi.
Chợt nhớ có một lần đến chơi nhà anh bạn, ngồi nói chuyện với bé con nhà anh, kể cho cậu bé nghe về cách mà người ta làm một chiếc chiếu, nhóc ta nghe rất chăm chú. Sau một loạt câu hỏi, cuối cùng nhóc nhà ta hỏi: “Con hiểu rồi, nhưng mà chiếu để làm gì hả chú?” – Chẳng biết nên vui hay buồn. Biết là cuộc sống phải ngày một phát triển và không thể gắn mãi với sản phẩm cơm no áo ấm của ngày xưa được. Dẫu sao cũng không khỏi nhớ về một chiếc chiếu đã từng giỗ giấc ngủ của bao người, trong đó có mình.