Dạ ý em là xe Vios nó ghi vậy là có 3 số hay còn nữa !dawmgoodman nói:tùy theo xe có 4-5-6-7 số mà D sẽ là số 1-2-3-4-5-6-7 luôn, tùy theo tốc độ mà nhảy số.lamds nói:Các bác cho em hỏi ngu tý !
xe Vios G 2008 ngang chữ D là số 3 , vậy sổ 3 là số cao nhất hay là còn 1 số nữa? nếu để số 3 chạy luôn có bị ảnh hưởng gì không các bác ?
Khi để số 3 thì xe sẽ chạy ở số 3 mà k lên số cao hơn. Để luôn là banh máy đó. Cái này chỉ dùng khi xuống dốc, số 2-1 cũng vậy. Trừ mấy bác đem lý thuyết MT sang áp dụng "lên sao xuống vậy", lên dốc cũng 1-2-3 thì em chịu. Trong này cãi mãi rồi
showpei nói:<span style=""color: #ff0000;"">- Trong mọi trường hợp chuyển sang các chế độ khác nhau (D, N, R, P hay D1(L), D2 (S), D3), tài xế cần đạp phanh để đảm bảo an toàn. </span>
Theo volang
Em không đồng ý với đoạn này. Không có bất kỳ tài liệu nào nói rằng nếu chuyển từ D sang D1/D2 (và ngược lại) thì phải đạp phanh cả.
Em cũng hay để vô lăng tự trả trươt trên tay trong những đoạn cua thích họp với độ trả tự động (đoạn nào gấp thì cầm bẻ lại) cảm giác "da trựt qua da" đã ơi là đã. Đọc xong cái này cũng hơi sợ sợ (chắc bác hướng dẫn sợ đang trả đứng luôn)tonjohn nói:"Khi ra khỏi cua thì nhẹ nhàng từ từ trả lái và tuyệt đối không được thả để vô lăng tự quay."
Thả có kiểm soát tay vẫn lướt nhẹ trên vô lăng thì có sao đâu bác ? Nếu vậy thì đâu còn cái sự sướng của tay lái trợ lực nữa !
Về vụ số thì em chú ý khi dừng đèn đỏ nếu trả về N thì nghe tiếng máy đỡ nặng hơn nhiều là vẫn để D, nhưng khi vào số lại thì nó bắt vào khựng lên 1 cái rất đau xót nếu về N rồi lên D liên tục nên giờ vẫn chưa biết nên làm thế nào thì xe bền đẹp hơn
- Khi lái xe AT lên dốc các bạn chỉ cần làm mỗi một việc là để cần số ở vị trí D. Tùy tốc độ thực tế của xe mà hộp số tự động sẽ chuyển tới số thích hợp. Không nên chuyển cần số về vị trí 3, 2 hoặc L. Các vị trí số được đánh dấu bằng số chỉ dùng khi cần phanh động cơ hãm bớt quán tính của xe bằng lực cản của động cơ khi xe được cài số thấp.
Đoạn này là tào lao nè. Bác nào thử leo Langbian mà để số D coi . Nếu lên một mình một đường thì có thể bò được, nhưng chỉ cần giảm tốc một chút để tránh người tránh xe gì đó là mất đà. Nếu không về số 1 thì còn lâu mới lên nổi.
Để chạy tốt số tự động thì phải hiểu các chỉ số 1-2-3-4 không phải là số 1-2-3-4 như số sàn mà là các "chương trình chuyển số".
Nếu đặt ở mức D hay là OD, chương trình cho phép hộp số chuyển tự động từ số thấp nhất đến cao nhất.
Nếu để OD/OFF thì chương trình sẽ cho phép chuyển từ số thấp nhất đến số nào có tỷ số truyền 1:1 là hết. (có thể là số 3 trong hộp số 4 cấp, số 5 trong hộp số 6 cấp v.v.)
Các chương trình 1-2 hay L1-L2-L3 (tùy theo cấu tạo hộp số, cho phép hộp số chuyển từ số thấp nhất lên đến số 2 - hoặc 3) đều có thể được dùng bất cứ khi nào tài xế cần đến lực kéo mạnh hơn như trường hợp đường dốc, đường xấu, v.v. tùy tình huống.
Một số hộp số đòi hỏi người lái đạp thắng, bóp lẫy thì mới có thể chuyển ra khỏi số P, vài hộp số khác thì yêu cầu bóp lẫy mới cho phép chuyển từ D sang L2... Nhưng chuyển ngược lại từ L2 sang D thì lại không cần bóp lẫy. Cái này là không có quy tắc nhất định, nó chỉ tùy thuộc vào ý định thiết kế của hãng SX nhằm ngăn ngừa việc vô tình sử dụng sai, gây hư hỏng hộp số, hoặc phát sinh tình huống nguy hiểm ngoài ý muốn.
Cám ơn bài viết hữu ích của bác nhưng mà em cũng thấy cách lái xe lên dốc như vậy cũng ko ổn. Một lần em lên dốc phà em cũng chỉ để D, nhém xíu là chú Ỉn ở đàng sau hôn đít em rồi. Lúc này em chuyển về vị trí 2 xe từ từ bò lên yêm ru. Nói tóm lại là tuỳ độ dốc của con dốc mà bác tài cân nhắc nên để vị trí nào thích hợp thôi, cái này kinh nghiệm của mỗi người thôi.showpei nói:2. Lái xe lên dốc:
- Khi lái xe AT lên dốc các bạn chỉ cần làm mỗi một việc là để cần số ở vị trí D. Tùy tốc độ thực tế của xe mà hộp số tự động sẽ chuyển tới số thích hợp. Không nên chuyển cần số về vị trí 3, 2 hoặc L. Các vị trí số được đánh dấu bằng số chỉ dùng khi cần phanh động cơ hãm bớt quán tính của xe bằng lực cản của động cơ khi xe được cài số thấp.
OK với bác và thanks bác về CM của bác trong các thớt trước. Từ ngày xài O/D khi lên và xuống dốc em thấy rất " hợp lý cây bài "Newbie_SG nói:- Khi lái xe AT lên dốc các bạn chỉ cần làm mỗi một việc là để cần số ở vị trí D. Tùy tốc độ thực tế của xe mà hộp số tự động sẽ chuyển tới số thích hợp. Không nên chuyển cần số về vị trí 3, 2 hoặc L. Các vị trí số được đánh dấu bằng số chỉ dùng khi cần phanh động cơ hãm bớt quán tính của xe bằng lực cản của động cơ khi xe được cài số thấp.
Đoạn này là tào lao nè. Bác nào thử leo Langbian mà để số D coi . Nếu lên một mình một đường thì có thể bò được, nhưng chỉ cần giảm tốc một chút để tránh người tránh xe gì đó là mất đà. Nếu không về số 1 thì còn lâu mới lên nổi.
Để chạy tốt số tự động thì phải hiểu các chỉ số 1-2-3-4 không phải là số 1-2-3-4 như số sàn mà là các "chương trình chuyển số".
Nếu đặt ở mức D hay là OD, chương trình cho phép hộp số chuyển tự động từ số thấp nhất đến cao nhất.
Nếu để OD/OFF thì chương trình sẽ cho phép chuyển từ số thấp nhất đến số nào có tỷ số truyền 1:1 là hết. (có thể là số 3 trong hộp số 4 cấp, số 5 trong hộp số 6 cấp v.v.)
Các chương trình 1-2 hay L1-L2-L3 (tùy theo cấu tạo hộp số, cho phép hộp số chuyển từ số thấp nhất lên đến số 2 - hoặc 3) đều có thể được dùng bất cứ khi nào tài xế cần đến lực kéo mạnh hơn như trường hợp đường dốc, đường xấu, v.v. tùy tình huống.
Một số hộp số đòi hỏi người lái đạp thắng, bóp lẫy thì mới có thể chuyển ra khỏi số P, vài hộp số khác thì yêu cầu bóp lẫy mới cho phép chuyển từ D sang L2... Nhưng chuyển ngược lại từ L2 sang D thì lại không cần bóp lẫy. Cái này là không có quy tắc nhất định, nó chỉ tùy thuộc vào ý định thiết kế của hãng SX nhằm ngăn ngừa việc vô tình sử dụng sai, gây hư hỏng hộp số, hoặc phát sinh tình huống nguy hiểm ngoài ý muốn.
Cỡ dốc cầu Nguyễn Tất Thành, Cầu Kênh Tẻ, Cầu Nguyễn Văn Cừ là em đã áp dụng rồi...vì thường lượng xe máy lưu thông rất lớn, rủi có tay nào chạy ẩu cắt đầu thì mình cũng xử lý nhanh hơn vì xe đằm hơn
Leo Langbiang có sao đâu bác? Để số D mà phanh mất đà.......buông phanh
--->tự động chuyển thành số de thôi bác.
--->tự động chuyển thành số de thôi bác.