Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

Ẩm thực khẩn hoang​

Bò Tùng Xẻo​

Nói đến ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ người lớn tuổi nhớ tới món bò tùng xẻo hay bò gác chéo (mà nay một vài khu du lịch đã mô phỏng chế biến dịch vụ). Món này có lịch sử cách đây hơn nửa thế kỷ, thuộc cái thời Hắc, Bạch công tử ở Bạc Liêu! Chủ điền mở tiệc nhậu ngay trên sân vườn hoặc đồng trong dịp cuối năm hay đầu năm mới. Giàu thì uống sâmbanh, rượu vang đỏ; bình dân thì rượu đế, nếp than, còn thức ăn là nguyên... con bò non được vỗ béo sẵn.

Bò được cắt lấy tiết, làm sạch lông, mổ lấy hết ruột rồi nhồi vào bụng các loại lá thơm như kim lăng, tía tô, sả... xong khâu chặt lại để không bị xì hơi khi thui. Đem bò đặt lên cây tre lớn gác chéo, bốn chân cột trên bốn nhánh của hai cây tre (cái tên bò gác chéo là đặt theo cái tư thế xoạc chân bò này) rồi đốt lửa lên nướng cho đến khi bò chín vàng. Lúc ăn, người ta cầm dao xọc vào thân bò, thịt sẽ theo hơi nóng xì ra đỏ tươi, dùng dĩa găm và dao cắt chấm với tương (có lẽ vậy mà còn gọi là bò tùng xẻo?).

UpNhAnHdotC0M2008073021131ntdiodviyw79316.jpeg
UpNhAnHdotC0M2008073021131y2y1njazy255311.jpeg
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

BÊ THUI​

UpNhAnHdotC0M2008073021131ztqzytk3yt43253.jpeg


UpNhAnHdotC0M2008073021131mtaxota0zt187147.jpeg


Cái độc đáo là ăn xong phần thịt bò thì nhắm tới món da thui vàng rợm, ăn cùng với bộ đồ lòng được làm riêng kèm rau sống chấm mắm nêm pha gừng, ớt, chanh... Nếu ăn và uống với rượu đế nước nhất rồi hứng chí ca vài câu vọng cổ trong tiếng đờn bầu thì quả không đâu lý thú bằng.

Trần Trọng Thi​
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

LƯƠN UM...

UpNhAnHdotC0M2008073121231mgi3oda1ow7850.jpeg
UpNhAnHdotC0M2008073121231ndu4m2uznz11299.jpeg


Miền Tây còn có món lươn um (om) lá nhàu. Lươn là thức ăn bổ dưỡng nên còn được gọi là sâm đất. Lươn đỏ kết hợp lá nhàu chấm tương tàu pha nước cốt dừa đồng thời là bài thuốc trị đau lưng, mát gan... Tuy vậy ẩm thực kiểu khẩn hoang là món cá lóc nướng trui. Nướng đúng cách là kê trên mấy hòn gạch, đốt bằng rơm. Nướng cá là cả một nghệ thuật: chín quá thì cá hết ngọt, chín chưa tới thì cá nhão, lửa nhỏ cá có mùi tanh, lửa lớn cá mất hết nước... Cá chín, xẻ đôi dọc theo lưng lấy bộ đồ lòng cho vào chén nước mắm làm nước chấm, cuốn với bánh tráng thì quả khó món nào sánh bằng vì dễ tiêu lại không nặng bụng.


Trần Trọng Thi
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

BA KHÍA

UpNhAnHdotC0M2008073121231zty3zwi1mw62191.jpeg
UpNhAnHdotC0M2008073121231ndnhndyznt40560.jpeg



Ở Cà Mau có món ba khía muối, An Giang thì rắn bông súng nướng, Sóc Trăng là dơi nấu cháo đậu xanh.... nhưng phổ biến các nơi là hai món cua và ốc. Ôậc thì vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long nơi nào cũng có, ốc hấp lá gừng là món độc chiêu. Món này ăn liền lúc nóng, nước chấm là nước mắm chanh pha đường, tỏi, ớt xay... Còn cua đồng có hai loại: loại nhỏ màu vàng nâu, loại lớn tím thậm. Thịt cua đồng rất ngọt, ăn luộc mới thưởng thức hết cái vị ngọt này; khi luộc chín, cua có màu đỏ gạch, chấm tiêu chanh ăn hết ý. Món ăn khoái khẩu của dân sông Tiền, sông Hậu lại là cua đồng nấu riêu, món này có tác dụng trị triệu chứng đầy hơi, trong mấy ngày Tết

Trần Trọng Thi
 
Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

LẨU MẮM​

UpNhAnHdotC0M2008073121231mgfkmte0nd148672.jpeg


UpNhAnHdotC0M2008073121231odixymzhng89878.jpeg


Cuối cùng là món... lẩu. Thoạt kỳ thuỷ bến Ninh Kiều xuất hiện món lẩu gọi là lẩu mắm Cần Thơ, phổ biến đến mức một thời đâu cũng treo bảng. Mắm chỉ là mắm cá linh, cá sặc nhưng lên Sài Gòn bị đổi tên thành lẩu cá hú, lẩu cá bông lau, lẩu cá kèo... Nói đến lẩu, phải kể đến rau. Rau làm cái nền cho lẩu sủi... bọt. Từ rau muống, rau nhút, cần tây, cải xanh, bông súng, so đũa... đến thơm (dứa), khế, chuối chát, cà chua..., nhưng đúng điệu không thể thiếu hai món rau đã vào thơ ca là "rau đắng" và "bông điên điển". ăn lẩu mắm ngồi ngắm sông quả là tuyệt tác của thú ẩm thực khẩn hoang ngày nay.

Trần Trọng Thi
 
Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

BÁNH TÉT NAM BỘ​


UpNhAnHdotC0M2008073121231njbmzjnhnt269057.jpeg



Nếu ở miền Bắc trong ngày Tết, giỗ kỵ, các lễ hội cổ truyền có bánh dày, bánh chưng để dâng cúng tổ tiên, thì ở Nam Bộ bánh tét được liệt ngang hàng, coi như bánh Tổ.

Dân Nam Bộ chế biến bánh tét một cách tài tình và phong phú, tuỳ theo địa phương mà thêm thắt gia vị cho thích khẩu. Có chỗ gói nếp với nhân đậu xanh, còn gia đình khá giả thêm vào nhân đậu xanh một miếng thịt theo chiều dài đòn bánh. Cũng có chỗ không thuần nếp mà trộn lẫn đậu đen để tăng chất lượng vừa dẻo, vừa bùi.
Đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngày xưa những gia đình giàu có, con cháu đông đảo, thường gói bánh tét đòn rất lớn. Khi tét bánh ra, khoang bánh tròn trịa, nằm gọn gàng trong lòng một đĩa kiểu trông khá đẹp mắt. Trung bình một đòn bánh đường kính cả tấc tây và độ nặng khoảng hơn một kí lô.

Công việc gói bánh khá tỉ mỉ. Trước tiên, đem bếp và đậu đen vo sạch để ráo nước. Lá dứa đâm nhuyễn lọc lấy nước trộn hoà vào nếp. Đậu xanh cà, đãi vỏ để sống. Thịt ba rọi (nửa nạc nửa mỡ) cắt vuông vắn đặt theo chiều dài đòn bánh đã được ướp trước cho thắm vào hành, muối, đường. Có như thế, thịt vừa trong, vừa đẹp để khi tét bánh ra, thịt hoà tan vào nhân đậu xanh, ăn nghe vừa béo của thịt, vừa bùi của đậu, vừa dẻo của nếp, vừa thơm ngon.

Mỗi lần gói bánh chí ít cũng 5-7 chục đòn, tuỳ theo khả năng tài chính của mỗi gia đình. Hai đòn cột thành một cặp, có dây quai để xách cho tiện, khi có làm quà tặng bà con một cặp vừa đẹp, vừa hợp với tập quán vì năm mới phải đủ đôi, chẵn cặp, ý chúc cho bà con đủ vợ, đủ chồng là niềm hạnh phúc thịnh vượng. Bánh khi hấp phải thường xuyên canh chừng lửa, có khi từ đầu hôm hấp suốt đêm đến 6,7 giờ sáng mới vớt ra.
Để bánh mau chín, các bà nội trợ thường áp dụng một số mẹo vặt, vắt chanh vào nếp hoặc ngâm nếp với nước khóm một thời gian chừng vài ba giờ. Không được ngâm lâu, sợ nếp rã thành bột. Lúc gói bánh, xếp lá chuối ở hai đầu, bẻ thành 4 góc rồi nức đòn bằng cọng lá chuối phơi khô cho dẻo, cắt nhỏ như dây lạc. Hiện nay, theo thời hiện đại, cũng có chỗ nức đòn bằng dây chỉ nhựa.

Nhiều gia đình ăn chay, gói bánh tét nhân ngọt (không có thịt) nhân đậu xanh có trộn đường; hoặc bánh tét nhân chuối cũng được ưa thích, chuối thay cho nhân đậu xanh, đòn nhỏ một trái chuối, còn đòn lớn ba trái chuối xiêm chín có thêm đường để tăng độ ngọt cho nhân, khi chín có màu đỏ tím. Tét khoanh bánh ra trong lạ mắt, màu đỏ tím chính giữa nổi bật bên ngoài màu nếp trắng phau.

Còn một loại bánh tét được chế biến khá đặc biệt nữa là bánh tét thập cẩm, vẫn bánh tét nếp, phần nhân được nâng cấp có trứng, tôm khô, lạp xườn, hột sen, thịt giò Bắc thảo, đậu phộng, nấm đông trộn chung với nhân đậu xanh. Dĩ nhiên, loại bánh này ăn rất ngon và thực hiện quả là tốn kém.

Trong dịp lễ tết cổ truyền, giỗ kỵ... người Nam Bộ thường làm bánh tét đãi khách và làm quà biếu xén bà con gây thiện cảm. Những ngày đầu năm tét bánh ra đãi khách ăn với thịt kho tàu, chấm nước mắm, thật đậm đà hương vị ngày Xuân. Bánh tét ra giêng còn dư, nhằm đổi khẩu vị, người ta thường đem chiên với dầu hoặc mỡ phi tỏi, ăn thấy lạ miệng sau khi đã chán các món cao lương mỹ vị. Đây cũng là một loại lương khô rất tiện dụng cho du khách đi xa, leo núi hoặc người hành quân lâu ngày, bởi có thể để cả mười ngày, nửa tháng không bị mất phẩm chất.

Trần Trọng Thi
 
O.S.P.D
27/9/05
1.693
311
83
64
www.vnexpress.net
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

@ B2 moi ra truong:
Lạy bác!Em đang đói!
38.gif
38.gif
38.gif

Hy vọng một ngày nào đó,em được "chiến" hết những gì gọi là đặc sản Miền Tây!
Nhớ bài "chiếc áo bà ba" quá!:):D:D
 
Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

Cá Lóc Nướng Trui


UpNhAnHdotC0M2008080421632ngqyytdjmw32064.jpeg



Cá lóc nướng trui là món ăn sướng cả ba giác quan - mắt, tai và mũi - ngay từ lúc chuẩn bị đến khi trải mâm bằng lá chuối lên bờ đìa hay bờ ruộng giữa mênh mông trời đất...

Vùng đất Nam bộ, ruộng lúa mênh mông, sông ngòi chằng chịt là nơi sinh sôi của bao nhiêu là tôm cá, thuỷ sản. Chính vì vậy cái thú tát đìa bắt cá đem nướng trui trở thành một kiểu thưởng thức ẩm thực độc đáo ở miền Tây.

Thú quê


Thú tát đìa bắt cá đem nướng trui trở thành một kiểu thưởng thức ẩm thực độc đáo ở miền Tây.

Nhiệm vụ tát đìa thường do đám thanh niên đảm trách, cứ dùng gàu mà tát nước. Đến lúc nước cạn là giai đoạn gay cấn nhất, đám trê, rô cố chúi sâu xuống lớp bùn dưới đáy để trốn. Còn cá lóc thì cố vượt lên để lóc qua bờ mà thoát thân, nhưng đìa đã cạn, cứ lên tới nửa thành đìa thì rớt xuống. Trên bờ, đám con nít hò reo, chỉ chỏ, còn người dưới đìa thì cứ thấy con lóc, con tràu nào phóng lên thì cứ chộp con đó. Người và cá cứ quần thảo nhau huyên náo cả góc ruộng.

Trong nhà các bà, các cô đã bắc nồi cháo sôi sùng sục chờ sẵn. Ngoài sân vườn dưới góc hàng điều xoè tán mát rượi, tấm đệm được trải sẵn, những tàu lá chuối xanh mượt xếp dài ở giữa. Bên trên lớp lá chuối là những xấp bánh tráng dẻo trắng phau, những khúm rau rừng như đọt mọt, đọt xoài, lá lụa, quế vị, húng lủi,…tươi roi rói. Xen lẫn là những lát chuối chát, khế chua và mùa này không thể thiếu những trái điều chín với màu vàng ươm, đỏ hồng như mời mọc. Cạnh đó là tô mắm nêm cay cứ bốc mùi, kích thích nước miếng tha hồ ứa ra trong miệng lúc ngồi đợi món chủ chốt của buổi tát đìa là cá lóc nướng trui.

Cá lóc sau khi được rửa sạch, lựa con cỡ non 1kg là vừa, thịt cá vừa dai, ngọt và dễ nướng. Xiên một cây trúc hoặc thanh tre tươi vót sẵn từ miệng cá cho đến đuôi. Người sành ăn cá lóc nướng trui phải chuẩn bị thêm một động tác là dùng dao chặt bỏ phần đuôi cá, vì như vậy khi nướng chín trong bụng, xương cá không còn bị ứ máu, thịt cá sẽ trắng và không tanh khi để nguội. Sau đó cắm những thanh tre đã xiên cá xuống đất và phủ rơm khô lên, người nướng cá "có nghề" phải lượng sao cho rơm vừa đủ để khi lửa tàn thì cá cũng vừa chín. Rơm dư thì cá khét hoặc chín quá mất ngọt; rơm thiếu thì cá nhão, tanh; thêm rơm thì khúc đầu chín nhưng khúc đuôi lại khô mất ngon. Còn nướng lại bằng lửa than thì mất đi ít nhiều hương vị của cá lóc nướng trui.

Sướng quê

Dân Nam bộ mê cá lóc nướng trui vì đây là món ăn sướng mắt từ lúc chuẩn bị. Nhìn đụn rơm cháy đỏ, tiếng mỡ nổ lốp bốp thật sướng tai, sướng mũi vì cá lóc nướng thơm không giống bất cứ loại cá nướng nào khác, mùi thơm cứ toả ra từng lớp vẩy, sớ thịt, càng nghe càng ghiền. Sướng miệng bởi cá dai, béo, ngọt ăn hoài không thấy ngán. Và nó là món ăn đơn giản, dễ thực hiện.

Cả nhà cùng ngồi xếp bằng quây quần bên mâm cá lóc nướng nóng hổi, tách bộ lòng cá óng ánh mỡ để riêng mời bậc trưởng thượng. Cánh đàn ông cùng nâng ly xây chừng rượu đế, ực một hơi, khà một cái thiệt đã. Vậy là bữa ăn bắt đầu rôm rả, vừa ăn vừa nói chuyện nhà cửa, con cái, ruộng vườn… Dẽ miếng cá còn bốc khói cuốn với rau rừng, đừng quên những vị chua của khế, chát của chuối xanh và nhất là miếng điều chín mọng nước. Chấm cuốn bánh tráng vào nước mắm hoặc mắm nêm cho vào miệng. Mùi thơm, vị ngọt béo của cá được các loại rau rừng và nhất là hương vị chua, chát, ngọt của trái điều hoà lẫn, dù ăn nhiều cũng không làm ngậy miệng. Nhai thật chậm rãi để nghe bao nhiêu hương vị của rơm rạ, rau cỏ, đồng ruộng như ngấm tận ruột gan.

Cho dù ở bất cứ nơi nào, hương vị cá lóc nướng trui vẫn mãi là món ăn đậm đà hồn quê mà người dân đất phương Nam luôn lưu giữ trong tâm khảm của mình.
 
Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

Mậu Tý "lai rai" đặc sản chuột đồng

UpNhAnHdotC0M2008080421632oty4odlhmj52701.jpeg


Không phải đợi đến năm Tí thì dặc sản chuột đồng miền quê Nam bộ mới được chú ý mà đã nhiều năm nay chuột đồng đã trở thành món đặc sản của không chỉ dân ghiền nhậu mà của nhiều gia đình, trong giai đoạn rộ lên bệnh dịch đối với thịt bò, heo, gà.

Nói đến đặc sản miền Tây Nam bộ thì có thể kể đến ba khía, chuột đồng úp trách, nhộng ong... ngon, bổ mà còn làm phong phú ẩm thực Việt Nam. Và cũng không chỉ có miền Tây mới có thương hiệu nổi tiếng “Chuột đồng Cao Lãnh”, mà từ hơn 20 năm nay tại làng Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Ninh, Thanh Trì, Hà Nội) cũng nổi tiếng với đặc sản thịt chuột, giá chỉ từ 25.000-30.000/kg, thậm chí còn bắt buộc phải có những mâm thịt chuột bên cạnh rượu, chè, thuốc lá…trong lễ vật dẫn cưới của họ nhà trai (?). Tuy vậy, chuột đồng Cao Lãnh vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất và nhiều nhất so với các loại chuột các vùng An Giang, Sóc Trăng hay Trà Vinh. Nhân tiện năm Tí đã kể, thì phải kể cho tường tận. Cái con vật bé xíu mà đứng đầu 12 con giáp này quả thật không hổ danh: trong sử sách Trung Quốc, thời Từ Hy Thái Hậu, chuột non vừa sinh đã từng được chế biến thành món ăn hết sức tinh vi, cầu kỳ trong nghệ thuật ẩm thực Đông Phương. Đó là món Sâm Thử…và Sâm Thử là Chuột Sâm! Chuột được nuôi bằng Sâm và như thế trải qua… 3 đời nhà chuột. Sâm Thử được coi là món ăn tinh hoa kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái “thập toàn đại bổ” của nhân sâm thượng hảo hạng và cái tinh ranh, khôn ngoan, năng động của chú Tí nhà ta. Nhưng, cái độc đáo của món này là phải thưởng thức sống thì mới tận hưởng được hết cái tính túy của đất trời. Vì vậy, còn phải xét lại !

Nguồn thức ăn chính của chuột là lúa, gạo cùng hoa màu theo các mùa sản xuất của bà con nông dân. Chuột đồng ở miền Tây có 2 loại: chuột cơm, trọng lượng 4-5 con/kg, có lông màu vàng, đượm màu lúa chín và chuột cống nhum, lớn con lông đen trọng lượng gấp 3-4 lần chuột cơm đồng. Vài năm trở lại đây chuột đồng đã thâm nhập được vào thực đơn của các nhà hàng ở thành phố, chứ không còn là món để cải thiện bữa cơm gia đình của vùng miền Tây Nam bộ nữa, của cái thủơ săn chuột là nhằm bảo vệ mùa màng. Chuột tăng trưởng nhanh, mập ú, thịt mềm và nhiều mỡ nhất là trong giai đoạn cây lúa làm đòng, rồi đến lúa ngậm sữa và đến khi lúa trổ đều, chín vàng, thu hoạch...vì lúc này thức ăn chính của chúng là như cua ốc, tép, cá, cây lúa non rồi hạt lúa già rơi vãi trên đồng.

Chưa có cơ sở khoa học nào phân tích thành phần dinh dưỡng trong thịt chuột nhưng thực tế cho thấy đây cũng là một nguồn protein tốt, (bởi lương thực mà chuột đồng tiêu thụ toàn là loại “có chất lượng”). Thịt chuột rất dễ chế biến, làm được nhiều món, từ luộc ướp lá chanh chấm với muối ớt, hoặc ướp với gia vị rồi đem chiên, tới thịt chuột nướng với vỏ quýt, vừa giòn vừa thơm - dân nhậu xếp món này vào loại topten. Còn các bà nội trợ vùng quê thì thích chuột đồng rôti nước dừa và chuột đồng ướp muối sả ớt nướng hơn. Các cậu trai làng Cao Lãnh mà không biết nhắm thịt chuột thì chớ có khoe mình là dân miền Tây.

Theo kinh nghiệm của dân ghiền thịt chuột thì chuột nhỏ ăn ngon hơn chuột loại to (thường sinh sống ở những gò mương cao, béo tốt nhưng ăn dai và thịt không thơm ngon bằng chuột đồng sống ở bờ ruộng thấp) và thịt chuột khi vừa mới luộc xong, đem gói kỹ với lá chuối sẽ có mùi rất thơm mà thịt không bị ôi thiu. Cũng theo họ thì thịt chuột đồng trắng như thịt gà và mềm như thịt thỏ. Người ta còn khuyên là thịt chuột đồng chế biến các món nước sẽ không ngon vì thịt bị bở và có mùi tanh. Dân dã là như vậy, nhưng khi thịt chuột đồng đến với nhà hàng thì được các bậc thầy ẩm thực “phù phép” thành các món như chuột nướng chao, chuột xào lăn, thịt chuột bằm nhuyễn xào khô trộn lá cách, dùng với bánh đa nướng. Nhưng công phu và ngon nhất, có lẽ phải kể chi tiết là món chuột đồng úp trách (khạp đất nung): sau khi thui chuột cho sạch lông, vứt bỏ lòng, để nguyên con đem ướp muối, tiêu, ngũ vị hương, bột ngọt, sả, nước tương ngon cho đến khi gia vị ngấm sâu vào thịt; sau đó dùng que xiên đâm xuôi từ đuôi đến đầu theo cột sống lưng chừa một đoạn để cắm xuống đất. Nơi cắm chuột phải là nơi cao ráo, sạch sẽ. Cắm đứng những que xiên chuột lên, lấy trách úp ngược miệng xuống đất, bên ngoài đốt lửa lên, đốt đến lúc nào mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Dở trách ra, ta thấy da chuột căng bóng, vàng rộm ánh lên mầu hổ phách. Con chuột trên que như “ngấm” đủ hương vị thơm tho, mặn ngọt, béo giòn... của trần gian; dùng ngay khi còn nóng không thua gì sơn hào hải vị, nhấp ngụm rượu thì còn gì bằng.


Thưởng thức thịt chuột thực tế cũng chẳng có gì là ghê gớm lắm, chỉ ngang hàng với rắn, bò cạp, côn trùng mà thôi. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng được khuyên nếu lỡ có “kết” thịt chuột thì cũng nên thận trọng “chọn mặt gửi vàng”, bởi vì không phải lúc nào cũng có chuột đồng tươi (hoặc là chuột đồng chính hiệu). Thông thường thì chuột đồng rộ lên vào những tháng cuối mùa vụ, vào khoảng tháng 10. Nên nhớ là chuột cũng là hiểm họa gieo rắc bệnh dịch chết người.

Minh Nhật​
 
Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

Ca dao Nam Bộ



* Rắn hổ đất nằm cây thục địa,
Ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên.

* Chiều chiều én liệng trên trời,
Rùa bò dưới nước khỉ ngồi trên cây.

* Tới đây đất nước lạ lùng,
Chim kêu phải sợ, cá vùng phải kiêng !

* Ví dầu cá bống kho tiêu,
Con theo hát bội mẹ liều con hư.

Vĩnh Long có cặp rồng vàng
Nhất Bùi Hữu Nghĩa nhì Phan Tuấn Thành (Thần)

Cá Trà Vinh xanh kỳ đỏ dạ
Gái xứ nầy không lang chạ đâu anh…

Trà Vinh là xứ ruộng, giồng,
Rừng xanh, biển rộng, nhiều sông, lắm vườn
Con người hiền hậu dễ thương
Xa quê lập hội đồng hương kết tình.

Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu
Quản chi nắng sớm mưa chiều
Lên doi xuống vịnh cũng chèo thăm em


Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ nọ em về
Bấy lâu sông cận biển kề
Phân tay mai trúc dầm dề hột châu

Đèn nào cao bằng đèn Chợ Mỹ
Lộ nào kỹ bằng lộ Cần Thơ
Anh thương em lững đững lờ đờ
Tỷ như Tôn Các ngồi chờ Bạch Viên

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Dốc nào cao bằng dốc Cần Thơ
Anh thương em lững đững lờ đờ
Giả như Tôn Các mà chờ Bạch Viên

Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai về xứ bạc thong dong cuộc đời

Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về

Cần Thơ là tỉnh Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải lo buôn bán không về thăm em

Cần Thơ, Vàm Sáng, Ba Láng, Phong Điền
Anh thương em cho bạc cho tiền
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.

Trai Nhân Ái gái Long Xuyên

Con mèo trèo lên cây táo
Mẹ chồng nương náu, chưởi mắng nàng dâu
Bà ơi không sợ bà đâu
Bà đừng chửi mắng mà mang tiếng đời
Bà cưới tôi có rượu có trầu
Có đưa có rước, nàng dâu mới về
Tôi về bà nhún bà trề
Để con bà ở lại tôi về xứ tôi
Xứ tôi là xứ Tân Châu
Cũng có ngựa ô, ngựa bạch ngựa hồng của tôi.

Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
Anh thương em chẳng ngại sang giàu
Mứt hồng đôi lượng, trà Tàu đôi cân (*)

Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu

Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên
Bạc Liêu chữ đặt bình yên dân rày
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung
Anh em Mười Chức công khùng
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan…

Xứ nào bằng xứ Cạnh Đền
Muỗi kêu như sáo thỗi, đỉa lội lền như bánh canh

Đèn nào cao bằng đèn Thủ Ngữ
Gió nào dữ bằng gió Ðồng Nai
Trai nào khôn bằng trai Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Ba Tri

Bến Tre biển cá sông tôm
Ba Tri muối mặn, Giồng trôm lúa vàng

Bến Tre gái đẹp thật thà
Nói năng nhỏ nhẹ mặn mà có duyên

Bến Tre giàu mía Mỏ Cày
Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn

Bến Tre lắm (nhiều) gái chưa chồng
Không tin xuống chợ Mỹ Lồng mà coi

Bến Tre nước ngọt lắm dừa
Ruộng vườn mầu mỡ, biển thừa cá tôm
Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn
Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày
Xoài chua cam ngọt Ba Lai
Bắp thì Chợ Giữa Mắm bàm ven bãi phù sa, giồng khoa
Bà Hiền, Tân Thủy hằng hà cá tôm

Cầu nào cao bằng cầu Cái Cối
Gái nào giỏi bằng gái Bến Tre

Gái Sơn Đông ăn với chồng một bữa
Ở với chồng nửa đêm

Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông sen, nhớ đồng quê Tháp Mười

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm

Ai về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

Anh đi Rạch Giá qua truông
Gió rung ngọn sậy ngồi buồn nhớ em

Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi mon
Giã em ở lại vuông tròn
Anh về xứ sở không còn vô ra

Ngó lên rừng thấy cặp cu đương (đang) đá
Ngó về Rạch Giá thấy cặp cá đương (đang) đua (*)
Anh về lập miếu thờ vua
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha

Tháng hai tháng ba anh đi chở cá
Không khá anh qua Rạch Giá chở khoai lang
Tìm người bạn ngọc thở than đôi lời
Biết làm sao lên đặng ông trời
Hỏi thăm duyên nợ đổi dời về đâu?

U Minh Rạch Giá Thị Quá Sơn Trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua

Ăn ớt rủi cay, hít hà chịu vậy
Chớ nhăn mặt nhăn mày, họ thấy cười chê.

Ăn một bữa một heo
Không bằng ngọn gió ngoài đèo thổi vô

Đạo cương thường khó lắm chàng ơi
Chẳng như con bướm đậu rồi lại bay.

Đạo mẹ cha mất là khó kiếm,
Đạo vợ chồng chẳng hiếm chỉ nơi

Đấy dứt tình thương, đoạn trường thân thiếp,
Nhớ trông tha thiết, tội nghiệp cho em.
Ôm sầu chất thảm ngày đêm,
Năm canh lăn lộn, gối nghiêng một mình.

Đặng chữ trung, bất tùng chữ hiếu,
Đặng chữ tam tòng, thất hiếu mẹ cha.


Đốn cây, ai nỡ dứt chồi,
Tình chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.

Đừng ham nón tốt dột mưa
Đừng ham tốt mã mà thưa chuyện nhà

Đừng thương con gái có chồng,
Rủi ro bắt được, mõ với cồng như nhái kêu.

Đừng thấy bóng trăng mà phụ ngọn đèn
Bóng trăng có thuở, ngọn đèn quanh năm

Đừng thấy miếu rách mà khinh
Miếu rách mặc miếu, thần linh hãy còn

Đèo nào cao băng đèo Đá Tượng ?
Nghĩa nào trượng bằng nghĩa phu thê ?
Buổi xưa kia mình chằng đặng kề,
Khuyên anh ở lại, em về nơi xa.

Đèo nào cao bằng đèo Phú Cốc ?
Dốc nào ngược bằng đốc Nha Trang ?
Mỗi tiếng em than, hai hàng lụy nhỏ
Còn chút mẹ già, biết bỏ cho ai ?
Mẹ già, còn có em trai,
Phận em là gái, nay mai phải theo chồng.

Đu đủ tía, dền dền cũng tía, (2)
Rau lang giâm ngọn mía cũng giâm.
Bởi tốt mai dong ngọt miệng em làm,
Bây giờ nghĩ lại giận bầm lá gan.

Ai ơi chớ vội cười nhau
Ngẫm mình cho kỹ trước sau hãy cười

Anh đau tương tư nằm trên bộ vạc
Hồn anh thất lạc xuống chốn Diêm Đình
Ông vua phán qưở: anh vì tình thác oan
Em ơi! Một mai anh chết
Em đừng có đến để tang
Bởi tại nơi em mà thiên hạ luận bàn

Anh muốn tìm nguồn nước trong
Nên đi ngược giòng Sông Cái
Hay vì bị bù ngải
Nên anh bỏ bãi lên nguồn
Thuyền anh dù thuận gió đi luôn
Đến đầu Thác Ngựa cũng phải cuốn buồm trở lui
Thề xưa lời đã nặng lời
Anh cố xa em đi nữa
Nếu chẳng phải ý trời thời cũng khó xa
Anh đi em ở lại nhà
Biển sâu em lặn lội nuôi mẹ già đợi anh

Chân mình đạp cứt tèm lem
Lại đi vác đuốc mà xem chân người

Chữ rằng: "Họa phước vô môn"
Tìm giàu thì dễ, tìm khôn khó tìm

Con cò đi ăn mắc giò mà chết
Bìm bịp ở nhà mua nếp làm chay.
Cu cu gõ mõ ba ngày,
Chốc mào đội mũ, mang giày đọc văn.
Le le, vịt nước lăng xăng
Rủ nhau đi tới bịt khăn cho cò.



Mấy bác sưu tầm tiếp với em chứ :D