RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa
Thoại Ngọc Hầu , tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829) là một danh tướng của triều Nguyễn. Ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 1761 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, tại làng An Hải, Quảng Nam, nay thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, được phong tước Ngọc hầu và mất ngày 6 tháng 6 năm 1829. Ông là người đã chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà... để phát triển nông nghiệp và mở đường từ Châu Đốc đi núi Sam, Châu Đốc đi Lò Gò và Sóc Trăng. Ông có công lớn trong việc mở mang khai phá nhiều vùng đất phía Tây Nam Việt Nam.
Lĩnh ấn bảo hộ Cao Miên
Tháng 5 năm 1812 (Nhâm Thân), hai trong ba hoàng thân Campuchia (Cao Miên) là Nặc Ông Nguyên và Nặc Ông Yêm (Ang Im), là các em trai của vua Cao Miên Nặc Ông Chân (Ang Chan II) (còn một người em khác là Nặc Ông Giun (Ang Duong)), cầu viện Xiêm La về đánh lại Cao Miên. Ang Chan II chạy từ Oudong về Nam Vang. Nguyễn Văn Thoại, đang cùng Lê Văn Duyệt đóng quân ở Nam Vang Cao Miên, đã đưa Ang Chan II về Gia Định tạm trú cho đến tháng 8 khi quân Xiêm rút thì mới đưa trở về. Năm Quí Dậu (1813), nhà Nguyễn cho xây xong thành Nam Vang, Lê Văn Duyệt rút quân về nước, để Nguyễn Văn Thoại ở lại bảo hộ Cao Miên. Năm 1816, nhà Nguyễn cử Chưởng cơ Lưu Phước Tường thay Nguyễn Văn Thoại. Nhưng đến 1818, Chưởng cơ Nguyễn Văn Thoại lại làm Thống chế sang bảo hộ Chân Lạp (Cao Miên) cho đến năm 1819 mới được điều hẳn về Gia Định. Đây là lần cuối ông sang Nam Vang giữ chức bảo hộ Cao Miên, vì tới sau năm 1919, nhà Nguyễn bãi bỏ chức Bảo hộ ở Nam Vang Cao Miên, tới năm 1834 mới cử quan Bảo hộ Trương Minh Giảng sang trấn giữ Nam Vang. Về nước, ông tiếp tục công việc đào kênh Vĩnh Tế, sau đó giữ chức vụ Khâm sai thống chế trấn giữ ở đồn Châu Đốc kiêm chức Bảo hộ Cao Miên cho đến lúc mất.
Khai phá đồng bằng sông Cửu Long
Từ nguyên quán ở Quảng Nam, do loạn lạc nên gia đình ông di trú vào Nam tại cù lao Dài trên sông Cổ Chiên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Long). Do công phò tá Gia Long, ông dần được thăng chức đến Trấn thủ Vĩnh Thanh (nay là địa bàn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Kiên Giang). Ở chức vụ này, ông đã có công lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất Tây Nam. Các công trình lớn của ông để lại cho đời sau là:
Đắp lộ Núi Sam - Châu Đốc, dài 5 cây số trong năm 1826 - 1827, huy động gần 4.500 nhân công. Đoạn nằm trong nội ô thị xã Châu Đốc hiện nay vẫn còn mang tên Ông.
Đào kênh Thoại Hà dài hơn 30 km ở núi Sập (Thoại Sơn) vào năm 1818, với khoảng 1.500 nhân công. Triều đình đã lấy tên ông để đặt cho tên núi, tên sông.
Đào kênh Vĩnh Tế dài theo biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc - Hà Tiên nối lưu thông sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan, dài hơn 90 km, huy động đến 80.000 nhân công thực hiện từ năm 1819 - 1824. Con kênh được đặt tên theo tên vợ chính của ông, phu nhân Châu Thị Vĩnh Tế (?-1826) (hay Châu Vĩnh Tế, Châu Thị Tế), là người đóng góp nhiều công sức trong việc tổ chức khai khẩn và đào kênh. Bà cũng được vua Minh Mạng phong là Nhất phẩm Phu nhân.
Năm 1823, ông cho lập 5 làng trên bờ kênh Vĩnh Tế: Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia, Vĩnh Thông.
Những công trình trên được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này. Ngoài những sắc phong của triều đình nhà Nguyễn và các văn bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn, còn có bia "Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương" dựng tại núi Sam năm 1828 nhằm kỷ niệm ngày hoàn thành con lộ Châu Đốc - Núi Sam, ngày nay không còn nữa nhưng văn bia văn còn ghi trong sử sách.
Ngoài bà Vĩnh Tế, ông còn người vợ thứ là Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt (?-1821).
Lăng mộ của Thoại Ngọc hầu và hai vị phu nhân được xây dựng đối diện với điện thờ bà chúa xứ núi Sam. Khu vực này được nhà nước Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia và được xem là một trong những địa điểm du lịch hành hương lớn trong cả nước.
Bia Thoại sơn
Bia Thoại Sơn năm 1822 Kênh Đông Xuyên nối từ Long Xuyên đi Rạch Giá có một vị trí rất quan trọng trong việc giao thông, vận tải, phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của nhân dân trong vùng. Kênh đào xong, ông được nhà vua khen ngợi, cho phép lấy tên ông đặt tên cho núi Sập, một núi nhỏ nằm gần bên dòng kênh vừa mới đào, là Thoại Sơn.
Để đánh dấu một công trình trọng đại, Thoại Ngọc Hầu cho soạn một bài văn khắc vào bia đá. Đầu bia chạm to hai chữ Thoại Sơn, chiều cao 3 m, ngang 1,2 m, bề dày 0,2m, mặt bia chạm đúng 629 chữ Hán. Năm Minh Mạng thứ ba (1822), ông long trọng làm lễ dựng bia tại miếu thờ Sơn thần ( nay là ngôi đình thờ ông làm Thành Hoàng ) bên triền núi Sập.
Hiện bia được bảo quản tốt trong đình, dù có bị sơn phết màu mè, mất đi phần nào dáng vẻ xưa. Còn ở phía ngoài, người đời sau cho dựng thêm một tấm bia khác, gần đúng kích cở nhưng kém mỹ thuật hơn, khắc bản dịch bia Thoại Sơn bằng tiếng việt.
Bia Thoại Sơn
Trích bia ký:
Mùa thu năm Đinh Sửu (1817), lão thần kính, được vua trao ấn phù giữ trấn Vĩnh Thanh, mùa xuân năm Mậu Dần (1818) vâng chỉ đốc suất đào kênh (kinh) Đông Xuyên.
Từ ngày thụ mệnh vua, sớm khuya kính sợ, đốn cây rậm, bới bùn lầy, đào kênh dài đến 12.410 tầm, trải qua một tháng thì xong việc, nghiễm nhiên trở thành ra một sông to, luôn luôn ghe thuyền qua lại tiện lợi. Mà núi này lại ở gần kênh, cao ước hơn 10 trượng, chu vi 2.478 tầm, sắc biếc dờn dờn, đứng cao sững sững…
Lại vâng theo lời dụ của vua, lấy danh tước Ngọc Thoại của lão thần, vì đã có công coi sóc việc này mà đặt tên là núi Thoại (Thoại Sơn).
Thoại Ngọc Hầu với nỗi oan ức
Sự việc bắt đầu khi Võ Du ở Tào Hình Bộ tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Triều đình nghị án, ông bị truy giáng chức tước xuống hàm ngũ phẩm, con ông tên Nguyễn Văn Tâm bị lột ấm hàm; tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi .Về sau, người ta không biết Tâm đi đâu và làm gì, riêng Nguyễn Văn Minh, con dòng thứ, cam phận sống cảnh dân dã, nghèo nàn.
Còn người nghĩa tế (con rể) tên Võ Vĩnh Lộc, cưới con gái nuôi của ông tên (thị) Nghĩa, sau theo Lê Văn Khôi chống lại triều đình. Khi cuộc nổi dậy bị phá tan, vợ chồng Lộc đều bị bắt, bị giết. Nhà vua chỉ dụ cho Bộ Hình điều tra mối quan hệ giữa Lộc và ông …
Thời gian sau mọi việc được phơi bày, phạm tội tố cáo gian, Du bị cách chức, lãnh án lưu đày đi Cam Lộ. Về phần ông cũng không dính liếu gì với con rể trong vụ biến loạn tại thành Phiên An của họ Lê. Nhưng chẳng hiểu sao nhà vua chẳng giải oan cho người có công đã khuất và phục hồi phẩm tước, quyền lợi cho con cháu ông …
Mãi đến ngày 25 tháng 7 năm Giáp Tý (1924), vua Khải Định mới xét và chính thức truy phong TNH thành Thần “Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần”. Tính đến ngày ấy, nỗi oan mà anh linh Thoại Ngọc Hầu và con cháu ông gánh chịu đã hơn 90 năm …
Theo : http://vi.wikipedia.org/wiki/Tho%E1%...Dc_H%E1%BA%A7u
Thoại Ngọc Hầu
Thoại Ngọc Hầu , tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829) là một danh tướng của triều Nguyễn. Ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 1761 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, tại làng An Hải, Quảng Nam, nay thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, được phong tước Ngọc hầu và mất ngày 6 tháng 6 năm 1829. Ông là người đã chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà... để phát triển nông nghiệp và mở đường từ Châu Đốc đi núi Sam, Châu Đốc đi Lò Gò và Sóc Trăng. Ông có công lớn trong việc mở mang khai phá nhiều vùng đất phía Tây Nam Việt Nam.
Lĩnh ấn bảo hộ Cao Miên
Tháng 5 năm 1812 (Nhâm Thân), hai trong ba hoàng thân Campuchia (Cao Miên) là Nặc Ông Nguyên và Nặc Ông Yêm (Ang Im), là các em trai của vua Cao Miên Nặc Ông Chân (Ang Chan II) (còn một người em khác là Nặc Ông Giun (Ang Duong)), cầu viện Xiêm La về đánh lại Cao Miên. Ang Chan II chạy từ Oudong về Nam Vang. Nguyễn Văn Thoại, đang cùng Lê Văn Duyệt đóng quân ở Nam Vang Cao Miên, đã đưa Ang Chan II về Gia Định tạm trú cho đến tháng 8 khi quân Xiêm rút thì mới đưa trở về. Năm Quí Dậu (1813), nhà Nguyễn cho xây xong thành Nam Vang, Lê Văn Duyệt rút quân về nước, để Nguyễn Văn Thoại ở lại bảo hộ Cao Miên. Năm 1816, nhà Nguyễn cử Chưởng cơ Lưu Phước Tường thay Nguyễn Văn Thoại. Nhưng đến 1818, Chưởng cơ Nguyễn Văn Thoại lại làm Thống chế sang bảo hộ Chân Lạp (Cao Miên) cho đến năm 1819 mới được điều hẳn về Gia Định. Đây là lần cuối ông sang Nam Vang giữ chức bảo hộ Cao Miên, vì tới sau năm 1919, nhà Nguyễn bãi bỏ chức Bảo hộ ở Nam Vang Cao Miên, tới năm 1834 mới cử quan Bảo hộ Trương Minh Giảng sang trấn giữ Nam Vang. Về nước, ông tiếp tục công việc đào kênh Vĩnh Tế, sau đó giữ chức vụ Khâm sai thống chế trấn giữ ở đồn Châu Đốc kiêm chức Bảo hộ Cao Miên cho đến lúc mất.
Khai phá đồng bằng sông Cửu Long
Từ nguyên quán ở Quảng Nam, do loạn lạc nên gia đình ông di trú vào Nam tại cù lao Dài trên sông Cổ Chiên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Long). Do công phò tá Gia Long, ông dần được thăng chức đến Trấn thủ Vĩnh Thanh (nay là địa bàn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Kiên Giang). Ở chức vụ này, ông đã có công lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất Tây Nam. Các công trình lớn của ông để lại cho đời sau là:
Đắp lộ Núi Sam - Châu Đốc, dài 5 cây số trong năm 1826 - 1827, huy động gần 4.500 nhân công. Đoạn nằm trong nội ô thị xã Châu Đốc hiện nay vẫn còn mang tên Ông.
Đào kênh Thoại Hà dài hơn 30 km ở núi Sập (Thoại Sơn) vào năm 1818, với khoảng 1.500 nhân công. Triều đình đã lấy tên ông để đặt cho tên núi, tên sông.
Năm 1823, ông cho lập 5 làng trên bờ kênh Vĩnh Tế: Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia, Vĩnh Thông.
Những công trình trên được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này. Ngoài những sắc phong của triều đình nhà Nguyễn và các văn bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn, còn có bia "Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương" dựng tại núi Sam năm 1828 nhằm kỷ niệm ngày hoàn thành con lộ Châu Đốc - Núi Sam, ngày nay không còn nữa nhưng văn bia văn còn ghi trong sử sách.
Ngoài bà Vĩnh Tế, ông còn người vợ thứ là Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt (?-1821).
Lăng mộ của Thoại Ngọc hầu và hai vị phu nhân được xây dựng đối diện với điện thờ bà chúa xứ núi Sam. Khu vực này được nhà nước Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia và được xem là một trong những địa điểm du lịch hành hương lớn trong cả nước.
Bia Thoại sơn
Bia Thoại Sơn năm 1822 Kênh Đông Xuyên nối từ Long Xuyên đi Rạch Giá có một vị trí rất quan trọng trong việc giao thông, vận tải, phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của nhân dân trong vùng. Kênh đào xong, ông được nhà vua khen ngợi, cho phép lấy tên ông đặt tên cho núi Sập, một núi nhỏ nằm gần bên dòng kênh vừa mới đào, là Thoại Sơn.
Để đánh dấu một công trình trọng đại, Thoại Ngọc Hầu cho soạn một bài văn khắc vào bia đá. Đầu bia chạm to hai chữ Thoại Sơn, chiều cao 3 m, ngang 1,2 m, bề dày 0,2m, mặt bia chạm đúng 629 chữ Hán. Năm Minh Mạng thứ ba (1822), ông long trọng làm lễ dựng bia tại miếu thờ Sơn thần ( nay là ngôi đình thờ ông làm Thành Hoàng ) bên triền núi Sập.
Hiện bia được bảo quản tốt trong đình, dù có bị sơn phết màu mè, mất đi phần nào dáng vẻ xưa. Còn ở phía ngoài, người đời sau cho dựng thêm một tấm bia khác, gần đúng kích cở nhưng kém mỹ thuật hơn, khắc bản dịch bia Thoại Sơn bằng tiếng việt.
Bia Thoại Sơn
Trích bia ký:
Mùa thu năm Đinh Sửu (1817), lão thần kính, được vua trao ấn phù giữ trấn Vĩnh Thanh, mùa xuân năm Mậu Dần (1818) vâng chỉ đốc suất đào kênh (kinh) Đông Xuyên.
Từ ngày thụ mệnh vua, sớm khuya kính sợ, đốn cây rậm, bới bùn lầy, đào kênh dài đến 12.410 tầm, trải qua một tháng thì xong việc, nghiễm nhiên trở thành ra một sông to, luôn luôn ghe thuyền qua lại tiện lợi. Mà núi này lại ở gần kênh, cao ước hơn 10 trượng, chu vi 2.478 tầm, sắc biếc dờn dờn, đứng cao sững sững…
Lại vâng theo lời dụ của vua, lấy danh tước Ngọc Thoại của lão thần, vì đã có công coi sóc việc này mà đặt tên là núi Thoại (Thoại Sơn).
Thoại Ngọc Hầu với nỗi oan ức
Sự việc bắt đầu khi Võ Du ở Tào Hình Bộ tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Triều đình nghị án, ông bị truy giáng chức tước xuống hàm ngũ phẩm, con ông tên Nguyễn Văn Tâm bị lột ấm hàm; tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi .Về sau, người ta không biết Tâm đi đâu và làm gì, riêng Nguyễn Văn Minh, con dòng thứ, cam phận sống cảnh dân dã, nghèo nàn.
Còn người nghĩa tế (con rể) tên Võ Vĩnh Lộc, cưới con gái nuôi của ông tên (thị) Nghĩa, sau theo Lê Văn Khôi chống lại triều đình. Khi cuộc nổi dậy bị phá tan, vợ chồng Lộc đều bị bắt, bị giết. Nhà vua chỉ dụ cho Bộ Hình điều tra mối quan hệ giữa Lộc và ông …
Thời gian sau mọi việc được phơi bày, phạm tội tố cáo gian, Du bị cách chức, lãnh án lưu đày đi Cam Lộ. Về phần ông cũng không dính liếu gì với con rể trong vụ biến loạn tại thành Phiên An của họ Lê. Nhưng chẳng hiểu sao nhà vua chẳng giải oan cho người có công đã khuất và phục hồi phẩm tước, quyền lợi cho con cháu ông …
Mãi đến ngày 25 tháng 7 năm Giáp Tý (1924), vua Khải Định mới xét và chính thức truy phong TNH thành Thần “Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần”. Tính đến ngày ấy, nỗi oan mà anh linh Thoại Ngọc Hầu và con cháu ông gánh chịu đã hơn 90 năm …
Theo : http://vi.wikipedia.org/wiki/Tho%E1%...Dc_H%E1%BA%A7u
Last edited by a moderator: