Hạng C
22/2/08
775
1
18
TP. Cần Thơ
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

kkaka, vô đây phải có nhiều chiện nói chớ..
thanks bác B2 và bvác PHAn đã cho anh em nhiều hình ảnh như vậy
 
Hạng B2
22/1/08
102
0
16
TP Cần Thơ
www.anchau.net
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

Em đề nghị mấy bác An Giang giới thiệu địa điểm off 18/5/2008 cho ACE biết nào? nhớ kèm theo hình ảnh mới nhất nhé !!! lâu rồi em chưa đi Núi Cấm, nôn quá !!!!
 
Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

Thiên Cấm Sơn

ΩΩΩ

Đường Rầy Đét - dốc đá chài – Âm thanh trong rừng vắng - Cụ bảy Do và Nam cực Đường - Cụ Ba Đạo, Đức Minh – Chùa Phật Lớn - Vồ bồ Hong - Vồ Thiên tuế - Vồ Chư Thần - Thuỷ Liêm Động – Hang Cấm - Thủ Khoa Huân ẩn tích ở Thất Sơn ….. đó là truyền thuyết về sự huyền bí của Thiên Cấm Sơn .

Thiên Cấm sơn được xem là ngọn Núi trung Tâm của vùng Thất Sơn (bảy Núi). Nơi hội tụ nhiều truyền thuyết về tôn giáo - những chuyện huyền bí thường xuất phát tại đây .
Để đến Thiên Cấm Sơn người ta đi bằng 2 ngả : từ Long xuyên đến Châu đốc vào Tịnh Biên và đến Thiên Cấm sơn - Từ Long xuyên đến ngả 3 lộ tẻ đi tri tôn và đến thiên cấm sơn ( ngả này đi nhanh hơn ngả kia do đường gần hơn) – xưa kia muốn lên đến Đỉnh Thiên cấm Sơn người ta phải trèo qua nhiều đoạn dốc đứng, qua những dòng thác đổ vào mùa mưa - thường thì đi trong ngày sẽ không đến được Đỉnh Núi- Với nhiều truyền thuyết về thú dử cũng như sự huyền bí của núi Non tạo cho sự sợ hải của con người khi màn đêm buông xuống . Ngày nay với sự khai thác Du lịch phục vụ du khách - từ chân ngọn núi đã hình thành 1 con đường xe chạy thẳng lên đỉnh núi - nhiều ngôi chùa lớn mọc lên trong đó đáng kể là Chùa VẠN LINH và Tượng Phật DI LẠC lớn nhất Đông Nam Á.

*** Cụ Bảy Do – Nam Cực Đường – Chùa Phật lớn :

- Đạo sĩ Nguyễn văn Do, thứ bảy , nên thường được gọi là Bảy Do – Ông vốn là học trò – cũng là Cháu của Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa, bởi Cha Ông đều tử trận trong các cuộc Kháng Pháp, cho nên ngoài đường học văn ông còn cố công luyện võ chờ dịp phuc thù .

- Năm 1911 người ta thấy xuất hiện ở sườn núi Cấm , một thảo am với một đạo sĩ lực lưỡng, mình khoát áo tràng đen, chân giẩm đất, đầu búi tóc, ngày 2 buổi ngồi thiền nhưng đêm đêm vẩn mài gươm dưới nguyệt – tuy đối với các sơn nhân trong vùng có vẽ xa lạ, nhưng từ phương xa người ta kéo về quy phục rất đông . họ đem cúng đủ thứ, kể cả vật liệu xây cất. Từ đó Ông bảy Do dựng lên một ngôi chùa Lớn lấy tên là Nam Cực Đường. với Phương pháp tiên đoán tương lai, làm phù chú giáng phúc trừ hoạ , Nam cực Đường thu phục hàng ngàn đệ tử và nơi ấy nghiểm nhiên biến thành tổng hành dinh Chống Pháp .

- Pháp thả mật thám giả làm Bổn Đạo để dò xét – tong tích bại lộ, năm1917 , pháp đưa quân vào vây Nam Cực đường- sau trận chiến ngôi chùa bị san bằng , ông Bảy cùng 1 số quân bị bắt , số còn lại chạy tản lạc vào rừng . Ông bị đưa về giam tại khám lớn Sài Gòn và bị kêu án 5 năm cấm cố, sau đó bị phát vãng Côn Lôn , Ông Bảy đã cắn lưỡi tử tiết trong đề lao trên hải đảo vào ngày rằm tháng 3 năm Bính dần (1926) lúc đó mới 45 tuổi.

*** Đứng trên đỉnh Thiên cấm sơn vào buổi chiều đẹp trời. bạn có thể nhìn thấy biển Hà Tiên mờ mờ với những vệt đen li ti của các hòn đảo. Núi Tà Lơn xanh dờn chọc thủng ngàn mây xám đục, cánh đồng Ba Thê, Bảy Thưa, láng linh trải dài một màu thâm thâm . Ánh sang lùi dần, mây trời đục hẳn, một vài đóm lửa phía Giang Thành được nhen lên từ những bàn tay của ngư dân trên lòng kênh Vĩnh tế hay của những nông phu trong làng mạc Vĩnh Gia, hoặc cũng có thểnhững đóm lửa trơi từ cuộc chiếnHà Âm thuở nọ … Trong chuyến đi xứ sang Xiêm, tại vùng này Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa đã để cho tâm hồn rung động:

Mịt mịt mây đen kéo tối dần
Đau lòng nghĩ lại cảnh Hà Âm
Đống xương vô địng sưong phao trắng
Giọt máu phi thường cỏ nhuộm thâm
Gió chốt dật dờ nơi chiến luỹ
Đèn trơi leo lét dậm u lâm
Cám thương con tạo sao dời đổi
Dẳng dỗi đêm trường tiếng dế ngâm ….

Cũng như các lãnh tụ chống Pháp đương thời,cụ Nguyễn hửu Huân đúng dậy mộ quân đánh Pháp ở Mỹ Quý, Thuộc Nhiêu, Cai lậy ( tỉnh Định Tường) . ban đầu pháp thua nhưng về sau họ dò biết vị trí đóng quân của Cụ nên trong tháng 6 năm 1863, lúc ban đêm chúng dẩn quân bất ngờ đánh mạnh. Cụ thủ khao đại bại, bỏ chạy về Thất sơn. tại đây, thống đốc an giang theo chỉ thị của Triều Đình, bắt giử cụ lảnh tụ chống Pháp này, viện lẽ là không tuân lệnh ngưng chiến theo hoà ước 1862 . De la Grandìere biết tin đó, viết thư buộc chính quyền Châu Đốc phải giao cụ cho họ làm tội.Chính quyền không thuận, tức thời, Doudart de Lagrée được lệnh đem 500 binh và đại bác từ Oudong xuống uy hiếp An Giang buộc phải giao giải Cụ Huân cho họ. Trước áp lực đó. tổng đốc AG đành phải nhượng bộ. cụ Huân bị đài sang đảo Réunion năm 1864. sau ít lâu tình thế yên ổn, họ thả cụ về> cụ tức tốc lập lại tổ chức kháng Pháp tại Mỹ Tho. Nhưng rồi cụ cũng thua trân do lúc bấy giờ sáu tỉnh Nam kỳ đã lọt vào tay pháp nên họ có thừa sức mạnh để diệt Kháng chiến . Cụ Huân bị bắt và bị hành hình tại Cai lậy vào ngày rằm tháng 4 năm Ất Hợi ( 1875).

(Còn nhiều câu chuyên Huyền bí về vùng Thất Sơn , nếu có thời gian em sẽ post them)
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
22/1/08
102
0
16
TP Cần Thơ
www.anchau.net
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

wa a.... đọc thôi là thấy hấp dẫn rồi, đây đúng là địa điểm off lý tưởng. Bác B2 minh hoạ thêm tí hình nữa nhé !!!!
 
Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây

y0uRpIcTuR3_happybuddha_upnhanh_2.jpeg

Tượng Phật Di Lạc ngồi, với nụ cười tươi. Có năm em bé trai leo trèo trên khắp thân tượng. Chúng tượng trưng cho năm căn của thân người - mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Căn thứ sáu là ý, vì không nhìn thấy được nên không có biểu hiện ở đây. Theo ý nghĩa thông thường, tượng Phật Di Lạc mập, cười tươi với cái bụng to tượng trưng cho An lạc, Khoan dung và Từ bi. Có nghĩa là Phật Di Lạc hoan hỉ nhận lấy tất cả những gì phát sinh từ tác động của sáu căn. Phía sau tượng là cây Bồ Đề. Cây này đã được trồng từ hạt giống của cây ở chùa Mahindarama, thuộc vùng Penang, Mã Lai Á chiết từ cội Bồ Đề mà cách đây hơn 25 thế kỷ Đức Phật đã thành tựu Giác ngộ viên mãn.

Tượng phật Di LẠc lớn nhất Đông nam á ở thiên cấm sơn .

UpNhAnHnddhnzqzy2rmoduyzmi3nwqzz2369098_2.jpeg
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
10/10/07
33
0
0
RE: Một Thoáng Miền Tây

hy vọng sẽ có dịp để e đi hết những nơi trong hình,đc nghỉ ngơi ở những nơi này thật là thỏai mái sau những ngày làm việc bận rộn ở tp, đặc biệt ra đường không gặp cảnh kẹt xe là thấy nhẹ người rồi .
 
Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây

Hà Tiên - huyền thoại cảnh sắc

Có thể nói vùng đất Hà Tiên hội tụ được hầu hết dáng vẻ của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước. Hãy đến Hà Tiên một lần để hiểu và yêu hơn mảnh đất đầu sóng ngọn gió.

UpNhAnHnwu2n2zmnmi3y2e1mzgxytdmz11010_1.jpeg
UpNhAnHzdqynzyzy2q5nzdjzjmxymvlz9264_1.jpeg


Được khai mở vào đầu thế kỉ thứ 18, cách tỉnh lỵ Kiên Giang 93 km, Hà Tiên từ lâu đã nổi tiếng có nhiều thắng cảnh đẹp, thu hút nhiều lượt khách tham quan. Không ai nhớ chính xác tên gọi này có từ bao giờ. Chỉ biết Hà Tiên xưa kia thuộc vùng đất Mang Khảm (tục danh Trấn Phiên thành, còn gọi là Đồng Trụ trấn). Tương truyền rằng, ngày xưa vì mến cảnh trần gian nơi đây có nhiều cảnh đẹp, non nước hữu tình, tiên nữ thường xuất hiện, vậy là có tên Hà Tiên.

UpNhAnHndeym2niytewngq4ytq2ztbhz2960.jpeg
UpNhAnHn2vhodkwyjcwmjuymgvmy2vmm11043.jpeg


Năm 1679, Mạc Cửu (quê quán Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) vì bất mãn với chế độ nhà Thanh, lưu lạc đến vùng đất Hà Tiên, chiêu tập lưu dân lập nên xứ Hà Tiên. Năm Hiển Tông đời thứ 7, nghe lời mưu sĩ Tô Quân cùng các thuộc hạ Trường Cầu, Lý Xá dâng biểu cầu thân với nhà Nguyễn. Kể từ ngày đó, Hà Tiên trở thành mảnh đất cuối cùng của đất Việt về hướng Tây Nam.

UpNhAnHmtvlmgqxyznkyje0ywfingjiy3525.jpeg


Vào thế kỉ 18, Hà Tiên là một thị trấn buôn bán sầm uất, một hải cảng luôn có mặt các tàu buôn phương Tây và các nước Nam Á, trong hải trình từ Tây sang Đông và ngược lại. Những tàu này thường xuyên cập bến, những hiệu buôn của người Hoa lẫn người Việt lần lượt mọc lên, buôn bán nhộn nhịp. Quán xá, hiệu ăn và các cửa hàng mỹ nghệ bày bán mời gọi mọi người. Bãi biển quanh năm đông người. Những lưu dân từ các tỉnh miền ngoài lũ lượt đi thuyền, vượt sóng gió vào Nam, tới đây vừa buôn bán, vừa đánh bắt hải sản mà cũng để giao lưu với người nước ngoài. Một nền văn hóa, thi ca một thời phát đạt, cực thịnh, còn lưu lại tiếng tăm của một thi đàn luôn luôn quyến rũ tao nhân mặc khách từ nhiều địa phương tới ngâm vịnh, ngoạn cảnh.

Còn bây giờ khi đến vùng đất này mới thấy Hà Tiên không ra dáng vẻ của một đô thị như trong suy nghĩ của mọi người: không nhà cao tầng, không tiếng còi xe rầm rập suốt ngày, không ồn ào xô bồ... Nơi đây thật lặng lẽ, yên bình như một làng quê xưa với nét uy nghiêm của những chứng tích lịch sử cùng nét hoang sơ của những tạo tác mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này.

Những mái ngói cổ rêu phong nghiêng nghiêng trong nắng chiều, trong cái gió hanh hao mang theo vị mặn của biển đã tạo nét riêng cho xứ sở Hà Tiên. Hà Tiên nghèo nhưng đẹp, nhiều người bảo vậy!

Bạn đã nghe chưa Hà Tiên Thập Vịnh, nơi Tao Đàn Chiêu Anh Cát, nơi vị tổng trấn Mạc Thiên Tích tập hợp những anh tài trong thiên hạ. Hà Tiên đẹp lắm, nét đẹp tự ngàn xưa! Hà Tiên thập vịnh là mười bài thơ làm để vịnh mười cảnh đẹp của Hà Tiên do Mạc Thiên Tích đề xướng từ năm Bính Thìn 1736

Kim dự lan đào

Bình san điệp thuý

Tiêu tự thần chung

Gianh thành dạ cổ

Thạch động thôn vân

Châu nham lạc lộ

Đông hồ ấn nguyệt

Nam phố trừng ba

Lộc trĩ thôn cư

Lư khê ngư bạc

Mười bài thơ này khi đọc lên sẽ làm cho bạn càng thêm thích thú nhất là khi bạn đang ở Hà Tiên. Và bạn sẽ tự hỏi mình sẽ đi thăm cảnh đẹp nào trong mười cảnh đẹp này đây? Mười cảnh này nơi nào cũng đáng xem cả, mỗi nơi một vẻ nhưng “Bình san điệp thúy” là nơi đáng đến, một nơi rất đáng xem. Bình là tấm bình phong, san là núi. Bình san là dãy núi dựng như bức bình phong sau thành Hà Tiên. Điệp là trùng trùng điệp điệp, lớp lớp, từng từng. Thúy là màu xanh chi trả. Bình san điệp thúy là ngọn núi như tấm bình phong sắc xanh lớp lớp. Từ trên núi Bình San, Hà Tiên hiện ra thơ mộng đến vô cùng: một bên là biển Đông mênh mông, một bên là núi Voi Phục, điểm xuyết là những núi đá vôi cô độc càng tôn thêm vẻ đẹp riêng của xứ sở Hà Tiên mà không nơi nào có được! Đã đến Hà Tiên không thể nào không ghé thăm từ đường của dòng họ Mạc được khởi đầu từ Tổng binh Mạc Cửu. Khi ông qua đời, nhà Nguyễn đã phong tặng tước hiệu Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghị công. Những bậc thang đá đưa du khách viếng thăm nơi an nghỉ của những người đã có công khai phá xứ Hà Tiên hơn 300 năm trước. Mạc Cửu giỏi tài dụng binh, Mạc Thiên Tích giỏi văn, người có công lập ra tao đàn Chiêu Anh Các để mỗi mùa trăng tròn ngắm trăng làm thơ tại Bảo nguyệt liên trì (đối diện đền thờ Mạc Công)...

Hà Tiên có Thạch Động còn gọi là Vân Sơn. Chẳng biết tự bao giờ mà người dân Hà Tiên tự hào: Thạch động chính là nơi khởi nguồn của câu chuyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn thấm sâu trong ký ức tuổi thơ. Vào sâu trong Thạch Động, thạch nhũ lâu ngày đã tạo những hình thù: con chằn, một cô gái tóc dài mà dân gian quen gọi là Phật Bà Quan Âm... Trí tưởng tượng con người được dịp bay bổng. Từ đây, đi bộ thêm vài bước chân là tới cửa khẩu Xà Xía, bên kia là đất nước Chùa Tháp.

Dọc theo biển, xuôi về hướng Nam, du khách sẽ đến một cụm thắng cảnh nổi tiếng của Hà Tiên là Hòn Chông. Nước biển ở đây xanh ngắt, không thua kém gì biển miền Trung. Điểm nhấn khi đến Hòn Chông là được ngắm nhìn hòn Phụ Tử ngày đêm sóng vỗ của những huyền thoại thắm đượm tính nhân văn của người dân Việt: hai cha con đã tiêu diệt thủy quái; người cha cứ mỗi chiều dẫn đứa con bé bỏng ra trước biển ngóng về miền quê xa với nỗi nhớ khôn nguôi...

Từ chùa Hang, chỉ vài phút bồng bềnh trên ca nô vượt sóng sẽ đến hang Gia Long với những hình thù do thạch nhũ tạo ra như ghế Gia Long, hình Đường Tăng, giếng Tiên, tượng Phật Bà Quan Âm... để trí tưởng tượng của con người một lần nữa bay cao! Chỉ thấy tiếc là không nghỉ lại tại Hòn Chông để có dịp ngắm biển, hít thở không khí trong lành mằn mặn vị biển và yên tĩnh đến vô cùng. Chính vì lẽ đó mà bây giờ Hòn Chông được xây dựng tiện nghi hơn để phục vụ khách đường xa.

Còn nhiều lắm những di tích, thắng cảnh của xứ Hà Tiên: đình Nguyễn Trung Trực, mộ Bà lớn tướng Lê Kim Định, đền Phó Cơ Điều, Sắc tứ Tam bảo tự, chùa Phù Dung (còn gọi là am Phù Cừ)... mà người dân tự hào là Hà Tiên thập cảnh. Có thể nói vùng đất Hà Tiên hội tụ được hầu hết dáng vẻ của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước. Hãy đến Hà Tiên một lần để hiểu và yêu hơn mảnh đất đầu sóng ngọn gió.

Lê Hằng


theo : http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050106094245/nr050112153408/ns050527094809


Đặc biệt là các bạn có thể ngắm nhìn cảnh hoàng hôn trên biển từ Hà Tiên.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
1/1/07
701
7.934
93
45
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

đẹp quá các pác ah. thanh binh thật
 
Hạng D
3/7/04
2.051
827
113
Cù Lao Ông Chưởng
RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa

Phật Thầy Tây An và Giáo Phái Bửu Sơn Kỳ Hương

Đoàn Minh Huyên (14 tháng 11 năm 1807 - 10 tháng 9 năm 1856) là người sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương.
Ngoài vai trò là một tu sĩ, ông còn là một nhà yêu nước, nhà đinh điền lớn, đã có công khai hoang miền đất phía Tây Nam thuộc miền Nam Việt Nam.

Tiểu sử

Ông tên thật là Đoàn Văn Huyên hay Đoàn Minh Huyên, đạo hiệu: Giác Linh, quê ở Tòng Sơn, Cái Tàu thượng, tổng An Thạnh thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Các tín đồ và người dân nơi vùng miền này, gọi tôn ông là "Phật thầy Tây An".

Vụ mất mùa và đại dịch năm 1849-1850 ở miền Nam đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc. Trong hoàn cảnh ấy, ông Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn vào Tràm Dư, rồi đến vùng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ đến chỗ cải sửa tánh tình, biết điều nhân nghĩa, ngay thảo với mẹ cha, kính thờ Trời Phật.

Khoảng năm 1849-1856, ông đến vùng đất phía tây Thất Sơn và Láng Linh, dựng chùa, lập trại ruộng và đi dạo khắp vùng miền này.

Vừa đi vừa rao giảng đạo, lại vừa có những cách trị bệnh kỳ hoặc như cho bệnh nhân uống nước lã, uống nước tro giấy vàng bạc, ăn bông hoa cúng Phật... nên nhà cầm quyền nghi ngờ ông ngầm hoạt động chính trị hoặc là gian đạo sĩ. Thế là ông bị bắt giam tại Châu Đốc, rồi vì không đủ chứng cứ nên viên quan cai trị phải thả ông, nhưng buộc ông phải đến tu ở chùa Tây An để dễ kiểm soát.


Thới Sơn tự, xưa là "trại ruộng " Hưng Thới " Sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong của Nguyễn Hiền Đức kể chi tiết:

Vào khoảng năm 1847, Đoàn Minh Huyên đi hành đạo ở vùng Tòng Sơn (nay thuộc Lấp Vò, Đồng Tháp) và cốc Ông Kiến (nay là Tây An cổ tự, Chợ Mới, An Giang), ông bị triều đình bắt giam rồi đưa về ở chùa Tây An, Châu Đốc; buộc ông phải chính thức xuất gia thọ giới theo nghi lễ chánh thức của Phật giáo. Vì vậy, ông phải thọ giới tì kheo với thiền sư Hải Tịnh, được ban pháp danh là Minh Huyên, hiệu Pháp Tạng và trở thành vị thiền sư thuộc thế hệ thứ 38 của phái thiền Lâm Tế tông. (thời kỳ Thiền sư Hải Tịnh Nguyễn Văn Giác trụ trì đời thứ nhất - Thiệu Trị thứ 7 năm 1847, và có thể vì vậy dân chúng gọi tôn ông là "Phật thầy Tây An") cho đến khi ông qua đời.
Ông mất lúc 49 tuổi. . Hiện mộ ông ở phía sau chùa Tây An, không đấp nấm theo lời dặn dò của ông.

10048376507a4019.jpg


Công đức

Mặc dù mất sớm, nhưng Đoàn Minh Huyên đã làm được rất nhiều việc như: chữa bệnh miễn phí, khẩn hoang thành lập nhiều "trại ruộng" và am tu hành, để có chỗ cho tín đồ hành đạo và tự tay làm lấy miếng ăn, chứ không nên cứ nương nhờ vào bá tánh, và sau này những nơi ấy đều trở thành những căn cứ chống quân Pháp.


Giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương

Phước Điền tự, cất trên nền trại ruộng xưa của Đoàn Minh Huyên, nay thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, An Giang.Tên giáo phái: Bửu Sơn: núi qúi báu, tức Thất Sơn mà đỉnh linh thiêng nhất là núi Cấm; Kỳ Hương tức là mùi thơm lạ.

1004837636e57ffa.jpg


Chủ trương của giáo phái: Tín đồ lấy đạo Phật làm căn gốc, không cần “ly gia cắt ái”, không đầu tròn áo vuông, không thờ tượng cốt, chỉ treo tấm "trần điều" (mảnh vải đỏ, tượng trưng cho tinh thần vô vi, cho ngôi Tam bảo), không ăn chay, không gõ mõ tụng kinh, không xuống tóc cạo râu. Vật phẩm dâng cúng chỉ hương hoa và nước lã đơn sơ. Chỉ cần giảng và nghe giáo lý, chứ không cần ghi chép... Và theo giáo lý của ông thì người “cư sĩ tại gia” cốt tránh ác làm lành, rửa lòng trong sạch, giữ tâm thanh tịnh và hằng thực thi “Tứ ân”: Ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân Tam bảo, ân đồng bào nhân loại.

Nhờ sự canh tân về giáo lý, tín điều như trên, nên thu hút được đông đảo lưu dân thời khẩn hoang nơi vùng đất địa đầu lắm gian khó này.


Bửu Sơn Kỳ Hương đã đề xướng những hoạt động mang lợi ích thiết thực cho đời sống lưu dân. Như vào năm 1851, Đoàn Minh Huyên chia các đệ tử thành nhiều đoàn đi khẩn hoang những miền đất hoang vu, lập nên những trại ruộng ở vùng Cần Lố (Đồng Tháp Mười) của ông Đạo Ngoạn; vùng Láng Linh của Quản cơ Trần Văn Thành; vùng núi Két (thuộc Thất Sơn) của ông Bùi Văn Thân (Bùi Thiền Sư), sau lập nên hai làng Hưng Thới, Xuân Sơn; vùng Cái Dầu của ông Nguyễn Văn Xuyến (Đạo Xuyến)... Nhờ đức tin, tín đồ đã bám trụ và khẩn hoang, biến những vùng đầm lầy, rừng rậm thành những vùng đất rộng lớn, màu mỡ.

10048376507b1eb0.jpg


Khi Pháp xâm chiếm miền Tây Nam Bộ (1867), tiếp nối truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt và tư tưởng giáo lý “Tứ ân”, những tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đã tự cuốn hút vào ngọn cờ khởi nghĩa do lãnh tụ Trần Văn Thành khởi xướng ở Bảy Thưa (Láng Linh). Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ... nên cuối cùng khởi nghĩa này cũng không tránh khỏi thất bại.
1004837636e66662.jpg
100483766e756a32.jpg


Bửu Sơn Kỳ Hương thực sự là một tôn giáo nhập thế, một tôn giáo yêu nước có ảnh hưởng lớn đến lịch sử chính trị và tôn giáo tại Nam Kỳ.

theo : http://vi.wikipedia.org/wiki/Đoàn_Minh_Huyên
 
Last edited by a moderator: