Em làm ngân hàng nên cũng làm qua vài bộ hồ sơ như vậy. Thật ra quy trình của một bộ hồ sơ vay vốn " mục đích vay thanh toán tiền mua nhà, đất ở" đầy đủ thì bên mua sẽ ký 2 hợp đồng
- Thứ 1: hợp đồng tín dụng, giấy nhận nơ (kế ước nhận nợ) tức là sau khi ngân hàng thẩm định xong hết từ Mục đích vay vốn, Nguồn thu nhập trả nợ, Tài sản bảo đảm (đây là tài sản mà bên mua sẽ mua để thế chấp vay vốn) thì ngân hàng sẽ có 1 thông báo chấp nhận cho vay. Thông báo chấp nhận cho vay thôi chừng nào kí giấy nhận nợ thì mới tính là vay
)
- Thứ 2: Hợp đồng thanh toán ba bên: người mua - người bán - ngân hàng. Sau khi bên mua và bên bán ra công chứng hợp đồng mua bán QSDĐ thì cả 2 bên cùng ra ngân hàng và cùng 1 hợp đồng 3 bên. Sau khi kí xong thì ngân hàng sẽ GIẢI NGÂN số tiền cấp tín dụng ra 1 SỔ TIẾT KIỆM đứng tên của người bán sau đó PHONG TỎA và sẽ "nhập kho tài sản bảo đảm" là Sổ Tiết Kiệm này vào két sắt của ngân hàng
Xong người bán ko có gì trong tay chỉ có tiền đang năm trong ngân hàng mà không làm gì được. được mỗi cái lãnh lãi kỳ hạn 1 tháng của cuốn STK đang nằm trong két sắt ngân hàng.
Đến khi người mua nhận được Giấy chứng nhận QSDĐ đã đăng bộ sang tên cho người mua. Người mua sẽ dùng GCNQSĐ này thế chấp lại vào Ngân Hàng để xóa PHONG TỎA số tiền trong tài khoản đứng tên người bán. Sau đó số tiền này tùy ý người bán được quyết định rút tiền mặt - tiếp tục gửi tiết kiệm hay chuyển khoản đều được.
Rủi ro ? Người bán nghĩ người mua không thế chấp gì mà sao ngân hàng thông báo cho vay ? Thật ra người mua trong tương lai sẽ thế chấp chính QSDĐ mà mình đã mua và nhận chuyển nhượng cho ngân hàng. Và Ngân hàng cũng định giá mức bảo đảm cấp tín dụng chỉ khoảng 70% giá trị tài sản bảo đảm nên vì thế số tiền ngân hàng giải ngân chỉ là một phần (khoảng 70%) phần còn lại (30%) người mua phải thanh toán cho người bán tùy vào thương lượng của 2 bên.