Hạng C
4/8/12
548
5.810
93
42
Vụ này bữa em có đọc trên báo 1 lần. Kết cục là người mua thì ôm đơn kêu cứu gửi khắp nơi, chủ cũ thì vẫn ở trong căn nhà của nó. Khổ :)
Híc, phải chi người mua đầu trọc, thêu thùa thì ko phải lăn tăn nhỉ :D
 
  • Love
Reactions: behieu
Hạng C
23/7/13
517
14.076
93
Híc, phải chi người mua đầu trọc, thêu thùa thì ko phải lăn tăn nhỉ :D
Mấy vụ này người mua nắm đằng lưỡi. Dính vô tranh chấp thì mình thiệt đôi thiệt kép. Anh thử tham vấn ý kiến luật sư xem sao. Em có bà chị, cứ mua bán nhà là bả đá hết qua cho luật sư xử lý hết, tốn chút phí nhưng an tâm
 
  • Like
Reactions: orderchung.com®
Hạng C
4/8/12
548
5.810
93
42
Mấy vụ này người mua nắm đằng lưỡi. Dính vô tranh chấp thì mình thiệt đôi thiệt kép. Anh thử tham vấn ý kiến luật sư xem sao. Em có bà chị, cứ mua bán nhà là bả đá hết qua cho luật sư xử lý hết, tốn chút phí nhưng an tâm
Dạ, e muốn hỏi mấy anh CNL am hiểu thông não trước, rồi tham vấn ý kiên LS sau, do e dính vô vụ mua lúa non nên tụi e cũng thuê LS xử lý vụ đó, cái này hỏi nhờ ok thôi ko tốn kém gì, nhưng chắc chắn rủi ro vẫn cao vì mình đang lách luật mà
 
Hạng C
9/9/14
924
22.763
93
MG hay tư vấn e là ký hứa mua hứa bán và ủy quyền gì đó
E là người bán
Hứa mua hứa bán là một loại đặt cọc. Nhưng người bán phải có quyền sở hữu tài sản thì mới phát sinh hứa này hứa nọ được. Nếu anh không có quyền tài sản, thì anh hứa thế nào được? Cho nên hứa mua hứa bán này có khả năng là vô hiệu.

Cái hứa mua hứa bán giữa CĐT và người mua thì lại ok, vì nguyên khu đất đó thuộc quyền sở hữu của CĐT. Vì vậy, CĐT có phân lô, hoặc xây CC thì CĐT vẫn có quyền tài sản, nên họ được quyền hứa mua hứa bán tài sản của họ. Pháp luật thậm chí cho phép CĐT bán nhà ở và BĐS hình thành trong tương lai. Nhưng cái khái niệm nhà ở và BĐS hình thành trong tương lai theo định nghĩa của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản không áp dụng cho trường hợp này.

Nói chung là nếu làm HĐ mua bán rồi mang ra cho CĐT xác nhận, và CĐT chuyển tên người mua trong HĐ cũ thành tên của mình thì ok, vì cái này đúng luật. Nhưng bây giờ, tính ra là cái HĐ mua bán này không được xác nhận của CĐT, tức là đã không đúng luật, và theo những gì em biết về Luật, thì có khi vô hiệu luôn không chừng. Nói chung là không dám chắc, nhưng chắc chắn là khi kiện thì mình chưa chắc đã thắng 100%.

Còn cái vụ ủy quyền thì như đã nói, cũng có 1 số rủi rỏ, ví dụ ủy quyền này chỉ có tác dụng khi người ủy quyền còn sống. Và nếu như Tòa xử theo hướng người này không có quyền tài sản vào lúc ủy quyền, thì cái ủy quyền này cũng bị vô hiệu.

Về di chúc, cách này cũng không xi nhê gì, vì người lập di chúc có quyền thay đổi di chúc bất cứ lúc nào họ muốn. Hôm nay công chứng di chúc này, mai đi công chứng di chúc khác, chẳng sao cả. Thậm chí không cần công chứng, lập di chúc bằng miệng và có người làm chứng cũng được luôn. Chưa kể di chúc đó cũng sẽ không có tác dụng nếu người đó còn cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà mất khả năng lao động, những người này mặc nhiên nhận được một phần thừa kế cho dù di chúc có ra sao đi nữa.

Ngoài ra, còn phải tính đến chuyện, nếu người này đã kết hôn, thì tất cả tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của 2 vợ chồng, trừ phi chứng minh là mua bằng tài sản riêng của ông chồng. Như vậy, việc ông chồng 1 mình ký HĐ là không đúng quy định và HĐ cũng bị tuyên vô hiệu, hoặc cùng lắm là Tòa sẽ xử theo kiểu coi như ông chồng chỉ bán được 1/2 căn hộ thuộc sở hữu của mình, và người mua sẽ chỉ mua 1/2 căn hộ.

Nói chung, kể ra thì nhiều rủi ro, phải có người chuyên làm mấy cái này thì mới biết được nếu ra Tòa thì Tòa sẽ xử làm sao. Nhưng ... liều thì ăn nhiều, chứ muốn an toàn 100% thì không có đâu. Ví dụ cứ cho là anh kiện thắng, thì đến lúc thi hành án cũng mệt mỏi chứ dễ gì.
 
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.081
82.350
113
Ngoài ra, còn phải tính đến chuyện, nếu người này đã kết hôn, thì tất cả tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của 2 vợ chồng, trừ phi chứng minh là mua bằng tài sản riêng của ông chồng. Như vậy, việc ông chồng 1 mình ký HĐ là không đúng quy định và HĐ cũng bị tuyên vô hiệu, hoặc cùng lắm là Tòa sẽ xử theo kiểu coi như ông chồng chỉ bán được 1/2 căn hộ thuộc sở hữu của mình, và người mua sẽ chỉ mua 1/2 căn hộ.
Vụ này thì dễ mà a
2vc cùng ký bên bán mà
 
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.081
82.350
113
Còn cái vụ ủy quyền thì như đã nói, cũng có 1 số rủi rỏ, ví dụ ủy quyền này chỉ có tác dụng khi người ủy quyền còn sống.
Nguyên nhân gì mà luật cho tự động hủy ủyquyền khi nuq mất vậy a
 
Hạng B2
17/8/04
156
1.456
93
HCMC
Rủi ro quá, nếu có hd mua bán với chủ đầu tư và chuyển tên trên hd mua bán được qua cho anh thì chơi, không thì thôi, không đáng, đến lúc có chuyện đủ thứ nhức đầu.
 
Hạng C
9/9/14
924
22.763
93
Nguyên nhân gì mà luật cho tự động hủy ủyquyền khi nuq mất vậy a
Điều 140: Thời hạn đại diện
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được."

Điều 134. Đại diện

  1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
  3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
 
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.081
82.350
113
Điều 140: Thời hạn đại diện
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được."

Điều 134. Đại diện

  1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
  3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
M chưa hiểu nguyên nhân