Hạng D
29/11/06
2.944
39.454
113
54
Làm gì có chuyện ngân hàng tới tự ý niêm phong? Tát cho vểnh râu. :D
Cũng phải ra toà kiện tụng cả. :)

Ra tòa chỉ khi nào NH ko thu hồi được, 2 bên ko thỏa thuận được mới vô phúc đáo tụng đình -> ra tòa -> hòa giải thành -> cho thi hành án dân sự bán đấu giá phát mãi -> cưỡng chế
 
  • Like
Reactions: lathuykhanh
Hạng B2
6/3/11
266
2.157
93
mới cọc sao đi đăng bộ được mà biết có bị ách lại hay không ? Ý e là những case mua bán khác như lâu nay mà bên bán chơi chiêu như a nói thì nó cam kết luôn chứ ngán gì, bên mua làm sao để phòng tránh ?
- A nghĩ vậy thôi, bằng chứng là nó k dám làm, chủ nhà này là luật sư, thực tế là khi chủ nhà k chịu cho sang cọc và người bạn bên tòa báo về tiền sử chủ nhà là bên mình đã chuẩn bị sẵn các phương án rồi, Hiện bên đó đang kiện bên mình vì bị phong tỏa tài sản, khi nào tòa xử xong thì sẽ đưa tin cụ thể là căn nhà nào luôn, nguòi bạn bên tòa thông báo là bà này cũng lừa vài người với phương cách tuong tu rồi
 
Hạng D
15/3/12
2.402
17.841
113
Đồng Nai
chuyện từ 2015 bây giờ thằng bán có khi định cư ở nước khác rồi nên ngân hàng nó đang nghi anh thớt cấu kết bên kia lừa nó
 
  • Like
Reactions: nvquangcm
Hạng B2
19/11/17
499
30.450
93
Ra tòa chỉ khi nào NH ko thu hồi được, 2 bên ko thỏa thuận được mới vô phúc đáo tụng đình -> ra tòa -> hòa giải thành -> cho thi hành án dân sự bán đấu giá phát mãi -> cưỡng chế
Hoà giải ko thành mới ra toà chớ?
Hoà giải thành sao có bản án mà đưa qua THA, cưỡng chế?

Niêm phong giữ nhà rồi, phải qua thi hành án dân sự bán đấu giá
Nhà thế chấp 6 tỏi, lãi mẹ đẻ lãi con thành 7 tỏi, bán thanh lý được 5 (do thi hành án xớt), nó hù sao ai tới coi cũng chạy tét, mỗi lần chạy 1 tháng giảm 10% tới 5 tỏi là có đội nhà khớp
Cái này có bản án toà tuyên rồi mới đc xuống niêm phong.
 
Hạng D
29/11/06
2.944
39.454
113
54
Làm gì có chuyện ngân hàng tới tự ý niêm phong? Tát cho vểnh râu. :D
Cũng phải ra toà kiện tụng cả. :)

Lười gõ quá, cóp pát cho nhanh :)
Chỉ sợ anh chủ thớt đọc xong vãi lái

------------------------------------------------
Hiện gia đình chúng tôi đang gặp tình huống như sau: Chúng tôi trước đây vay ngân hàng ( Ngân hàng nhà nước) số tiền là 500 triệu đồng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, kinh tế khó khăn, gia đình mong ngân hàng tạo điều kiện cho phép chỉ trả lãi, ân hạn vốn gốc nhưng không được ngân hàng chấp nhận. Khoản vay của gia đình chúng tôi tại ngân hàng đã bị chuyển sang nợ quá hạn. Thời điểm này, cán bộ ngân hàng gọi điện đến rất nhiều thúc ép về việc trả nợ nếu không sẽ xử lý tài sản. Trong đó nêu ra là nếu đến ngày 25/05/2013 không trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ cho người ( Kèm theo cả cơ quan công an) xuống niêm phong nhà cửa thế chấp tại ngân hàng. Như vậy, các luật sư cho gia đình hỏi là trong trường hợp này, gia đình chúng tôi nếu không bàn giao tài sản ( Nhà cửa và quyền sử dụng đất- ngân hàng đã giữ bản chính) cho ngân hàng, thì sẽ bị niêm phong nhà cửa và có sự can thiệp của cơ quan công an đúng không? Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, gia đình chúng tôi nghĩ rằng, để cưỡng chế và thu hồi tài sản thế chấp, ngân hàng cần khởi kiện ra tòa án, sau khi có bản án rồi mới tiến hành xử lý tài sản có đúng không à? Trong trường hợp này, hợp đồng thế chấp và trình tự xử lý của ngân hàng (Niêm phong bất động sản thế chấp khi chưa thông qua tòa án) như trên liệu có đúng không? Rất cảm ơn các luật sư!

----------------------------------------------------------

Căn cứ điều 63 nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006

Điều 63. Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý

1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:

a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.

b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.

4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

Như vậy trình tự xử lý của ngân hàng như bạn nêu là hoàn toàn có căn cứ.
 
  • Like
Reactions: tuando
Hạng D
29/11/06
2.944
39.454
113
54
Hoà giải ko thành mới ra toà chớ?
Hoà giải thành sao có bản án mà đưa qua THA, cưỡng chế?

Cái này có bản án toà tuyên rồi mới đc xuống niêm phong.

Mấy vụ này cần đíu gì xử, trắng đen rõ mười rồi, ra hòa giải thành -> biên bản của tòa là xong, đi tắt được 1 bước, đỡ tốn tiền điện mở phiên tòa :)
 
Hạng D
29/11/06
2.944
39.454
113
54
- A nghĩ vậy thôi, bằng chứng là nó k dám làm, chủ nhà này là luật sư, thực tế là khi chủ nhà k chịu cho sang cọc và người bạn bên tòa báo về tiền sử chủ nhà là bên mình đã chuẩn bị sẵn các phương án rồi, Hiện bên đó đang kiện bên mình vì bị phong tỏa tài sản, khi nào tòa xử xong thì sẽ đưa tin cụ thể là căn nhà nào luôn, nguòi bạn bên tòa thông báo là bà này cũng lừa vài người với phương cách tuong tu rồi

Chỉ 1 trường hợp lừa đảo cố ý như anh,
Mà anh kêu ký cái cam kết,
Rồi chặn luôn cái giao dịch hàng ngày đang diễn ra
Sợ là phiến diện quá hông ?

Ví dụ em là bên bán, ngày công chứng anh bác ko ra ký sang tên thì mất cọc, nếu trong hợp đồng cọc có ghi rõ ko được sang nhượng cho bên thứ 3

Giả sử cái nhà 40 tỏi, mà anh bác mới cọc 2 tỏi đòi trả lại cọc + đền cọc là total 4 tỏi
Họ deposit vào tòa 4 tỏi, gỡ phong tỏa, đem bán cái nhà lấy tiền xoay xở, làm việc khác
Cho 2 bên dính 1 chùm 2 tỏi vào đó kiện tới tết congo luôn,
Nên nhớ đã ra tòa thì 5/5
 
Thân Tâm An Lạc
4/12/11
1.897
23.922
113
- A nghĩ vậy thôi, bằng chứng là nó k dám làm, chủ nhà này là luật sư, thực tế là khi chủ nhà k chịu cho sang cọc và người bạn bên tòa báo về tiền sử chủ nhà là bên mình đã chuẩn bị sẵn các phương án rồi, Hiện bên đó đang kiện bên mình vì bị phong tỏa tài sản, khi nào tòa xử xong thì sẽ đưa tin cụ thể là căn nhà nào luôn, nguòi bạn bên tòa thông báo là bà này cũng lừa vài người với phương cách tuong tu rồi
Có vẻ case của a là dân rành luật nên chỉ muốn chiếm cọc bằng cách bán giá rẻ và cài không cho sang cọc ( dân lướt thấy giá thơm cọc liền sợ mất ăn :p ) trúng tay lướt cọc mà đông xèng chấp nhận mua luôn thì giả bộ đòi chồng 95% thôi vì nó có muốn bán thiệt đâu :D, bằng chứng là làm vài case trước đó mà có bị gì đâu.
 
  • Like
Reactions: NGUYENVO
Hạng D
29/11/06
2.944
39.454
113
54
À, mình đang nhìn ngân hàng ở góc độ khác, khác quan điểm thôi :)
chứ tự nhiên nhà mình đang ở, đứng tên mình, thằng ngân hàng nào lại niêm phong mình xé mẹ giấy đi rồi tát cho thằng nhân viên mấy cái đấy chứ. nói chung mìn chưa bị niem phong nên chưa biết vụ này, hok tranh cãi với anh Quang nửa :)

Mình ko có cãi với Tèo, nhưng từ năm 2017 QH có nghị quyết 42/2017 thí điểm xử lý nợ xấu còn căng hơn nữa, nhà anh chủ thớt mua 2014 chắc sẽ áp dụng nghị đinh 163/2006 CP

Sổ anh đứng tên, nhà anh đang ở, NH với công an xuống bu đen niêm phong thì anh chỉ có kêu gào thôi chứ tát nó thì thêm tội chống người thi hành công vụ


https://thuvienphapluat.vn/van-ban/...xu-ly-no-xau-cac-to-chuc-tin-dung-353638.aspx


Điều 7. Quyền thu giữ tài sản bảo đảm

1. Bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc trong văn bản khác (sau đây gọi là hợp đồng bảo đảm) và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều này.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự;

b) Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật;

c) Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;

d) Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này.

3. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ theo quy định sau đây:

a) Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình;

b) Gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an nơi có tài sản bảo đảm;

c) Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản bảo đảm;

d) Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm.

4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện công khai thông tin về việc tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là động sản theo quy định sau đây:

a) Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình và thông báo về việc thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm trước khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm;

b) Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản trước thời điểm thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm bằng cách gửi theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm.

5. Chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm.
 
Hạng D
8/2/12
1.023
2.023
113
Làm gì có chuyện ngân hàng tới tự ý niêm phong? Tát cho vểnh râu. :D
Cũng phải ra toà kiện tụng cả. :)

giờ này mà anh nghỉ phải ra toà mới mất tài sản thì làm ơn đoc hết Hợp đồng thế chấp dùm, nhất là thế chấp xe hoặc máy móc thiết bị nữa con lẹ hơn