Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Những hình ảnh về kiến trúc Hà nôi xưa:

Ga Hà nội:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Tượng Nữ Thần Tự Do:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



(Khi trao tặng tượng Thần Tự Do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp có giữ lại cho mình một phiên bản nhỏ cũng bằng đồng, đặt cạnh chiếc cầu bắc qua sông Seine. Đồng thời cũng có một phiên bản khác nhỏ hơn nữa, chiếm tỷ lệ 1/16 của pho tượng chính, tức khoảng 2,85m. Phiên bản này đưa sang triển lãm tại Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt - Xô) năm 1887. Triển lãm xong, pho tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng tại vườn hoa Cửa Nam trước khi bị giật đổ lúc 9 giờ 40 ngày 1/8/1945, theo vnn)

Cầu Long Biên xưa:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Vườn hoa Con Cóc:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Phủ Chủ Tịch:

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Ga Hàng Cỏ hồi đầu:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Sau đó mới được xây thêm hai dãy hai bên:


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Đường Paul Bert (phố Tràng Tiền ngày nay):

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Trong Nhà Hát Lớn:

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!



Tàu điện qua ngã tư Hàng Khay-Hàng Bài-Tràng Tiền-Đinh Tiên Hoàng:

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về!




Mời các bác tiếp chiêu về chủ đề Hà nội, cả cổ lẫn kim :)
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Tuyển tập các bài hát (gần 300 bài!) về Hà Nội:
=============================

[link]http://www.mediafire.com/?j2fowm0zynz[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?momgtmommmw[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?ddjiykm3ym4[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?yngxmjdnywm[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?trn4wtxygyv[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?f2j5zyjfiti[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?nuwh5znjtqy[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?j3j1iujzn1n[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?cjvzoq2ztyw[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?tdt4ejmlggq[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?mj2wjg3fgow[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?wgzzjnmd2mt[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?2zzvxzmdnfz[/link]
[link]http://www.mediafire.com/?fgrgzjtoknm[/link]


Nào ta bắt đầu ca trù các bản nhạc hay về HN, bắt đầu là bản:
"Hà nội mùa này máy nước không bơm!" :D


Hoang_hon_tren_Ho_Tay.jpg
 
Hạng B2
22/8/06
216
26
28
63
Hồi nhỏ, trước 75, mua vé tàu điện 5 xu là đi khắp Hà nội. Sao người ta không phục hồi tàu điện, chỉ cần vài tuyến đường thôi?
 
Hạng D
21/3/09
1.012
109
63
Saigon
dạ đúng rồi đó bác , tòa sọan ở số 8 LND , Hà nội đẹp lắm ...những phố hàng cứ dài mãi trong kí ức của em , những con người cũng rất thanh lịch nhưng có một sức mạnh tinh thần rất lớn ....bây giờ em tìm mãi k thấy ...đâu rồi . Bây giờ HN TO qúa chứ ngày xưa hết những phố hàng và quanh hồ Gươm là hết HN rồi
Der Fahrer nói:
Lý nam Đế , gần tòan sọan Tạp Chí Văn Nghệ Quân Đội hở bác ?
 
Hạng D
21/3/09
1.012
109
63
Saigon
Oto_Pleiku nói:
Hồi nhỏ, trước 75, mua vé tàu điện 5 xu là đi khắp Hà nội. Sao người ta không phục hồi tàu điện, chỉ cần vài tuyến đường thôi?

Em đi tầu điện chẳng bao giờ mất tiền ....:)em đi từ Thụy Khuê về Vườn hoa Hàng đậu ,,,
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Tiếp các hình về HN xưa:

Trụ sở Báo Hanội mới bây giờ, xưa là gì không biết :


bao-hanoimoi.jpg



Đền Bà kiệu, giờ là tượng đài "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh", cũng là nơi chiếc siêu xe DB9 đã drifted "cảm tử", làm OS mất nhiều bút mực :) :


den-ba-kieu.jpg



Con đường Tình yêu (đường Thanh niên bây giờ):


duong-thanh-nien.jpg



Nhà hát Lớn (với tượng đài phía trước đã bị đập bỏ từ hồi nào?):


nha-hat-lon.jpg



Nhà máy gạch ở Cát Linh:


nha-may-gach-catlinh.jpg



Ngã tư Điện Biên Phủ , Trần Phú được Pháp quy hoạch với nhiều cây xanh đô thị:


cay-xanh.jpg



Thư Viện Quốc Gia:


ko-ten-2.jpg



ko-ten-4.jpg



Ngôi nhà Tòa Án:


ko-ten-5.jpg



Đấu Xảo, trung tâm thương mại lớn nhất hồi đó, nay là Cung VH Hữu nghị Việt Xô:


ko-ten-6.jpg



Cổng Đấu Xảo:


ko-ten-7.jpg



Vẫn Đấu Xảo:

ko-ten-8.jpg



Ngân hàng NN ngày nay:


ko-ten-9.jpg



Còn đây là tầu điện leng keng cho bác pleiku :)


leng-keng-tau-dien.jpg



Tượng đài đã bị phá:


tuong-dai-2.jpg


tuong-dai.jpg



Phố cổ:


pho-co.jpg


pho-co-2.jpg


pho-hang-ma.jpg


pho.jpg




Hà nội xưa quả là rất ... đẹp :)
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
HN nổi danh với 36 phố phường Hà nội với mỗi phố là một làng nghề

Lịch sử của một làng nghề tiêu biểu là nghề rèn tại phố Lò rèn :)

Tại địa chỉ số 1 phố Lò Rèn, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày nay tọa lạc ngôi đình Lò Rèn thờ Ông tổ nghề rèn.

Khu vực này đầu thế kỷ XIX là huyện Thọ Xương, xa hơn vào thế kỷ XVI là phần đất mở rộng của khu phố cổ ở Thăng Long thời Lê. Đình Lò Rèn do dân làng làm nghề thợ rèn lập nên để thờ Tổ nghề rèn sắt. Theo truyền tụng thì, thời Hùng Vương, ở vùng châu thổ sông Hồng có người họ Lỗ tên Cao Sơn, thông minh tuấn tú, giỏi võ nghệ lại ham thích các việc thủ công. Biết người Thục giỏi nghề rèn sắt, ông tìm đường sang học được các bí truyền của nghề đó, về nước còn cải tiến thêm khiến nghề rèn không thua kém nghề rèn của họ, rồi đem dạy cho mọi người. Nước Nam có nghề rèn là do ông, nên sau khi ông qua đời, người người làm nghề rèn tôn ông làm Tổ sư:


orig_400x400.jpg



Trong sách Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn viết: "Thời nhà Lý mới đóng đô ở Thăng Long, người bốn phương đã lũ lượt kéo đến, tụ họp, buôn bán, hình thành và phát triển các làng nghề thủ công. Cùng với các nghề thủ công gốc ở Thăng Long, như nghề dệt ở Nghi Tàm, nghề giấy ở Yên Hoà, Yên Thái... có thêm nhiều nghề thủ công ở các vùng phụ cận được di chuyển vào, tạo nên "ba mươi sáu phố phường".

Đa phần thợ thủ công các nghề vào Thăng Long đều tập trung ở khu vực phía đông kinh thành, như nghề nhuộm đào từ Đan Loan, Hải Dương, nghề thêu từ Quất Động, Thường Tín, nghề kim hoàn từ Định Công, Thanh Trì, Thái Bình, nghề da, giầy từ Trúc Lâm, Văn Lâm, Hải Dương, nghề tiện từ Nhị Khê, nghề rèn sắt từ Hoè Thị, Từ Liêm và Đa Hội, Đông Anh ...

Về nghề rèn sắt di chuyển vào Thăng Long gồm hai nhóm chính; một nhóm khá đông đảo đã đến lập nghiệp ở khu vực Tân Khai, Tân Lập, còn nhóm kia thì kéo đến khu vực gần cửa Nam, sau này là phố Sinh Từ. Nhiều năm sau, nghề rèn phát đạt, mở rộng thêm, một số thợ đã đến Kim Mã, Hàng Bột, Ô Cầu Dền. Đến cuối thế kỷ XIX, người Pháp mở mang phố xá, nên nguyên vật liệu bằng sắt rất thông dụng, và suốt dãy phố nhà nào cũng có bễ lò rèn phì phò hoạt động. Từ đấy xuất hiện tên phố Lò Rèn.

Lúc phát triển nhất, thợ rèn ở Nam Định, Thanh Hoá cũng đến lập nghiệp ở phố Lò Rèn, có gần trăm bễ lò hoạt động, trong đó quá nửa là lò rèn của người gốc Hoè Thị. Và rồi, cũng như bao làng nghề, phường nghề khác, người dân phường rèn cũng đã cùng nhau dựng một ngôi đình chung để thờ Tổ nghề và các vị khai công đầu tiên đưa nghề rèn lên Thăng Long lập nghiệp.

Rèn là một công việc nặng nhọc đồi hỏi phải có sức khoẻ. Một gia đình làm nghề rèn ít nhất phải có bốn người: một thợ cả chịu trách nhiệm về kỹ thuật cũng như chất lượng của sản phẩm và ba thợ phụ: một quai búa, một quay bễ và một tu sửa thành phẩm.

Công việc bắt đầu của người thợ rèn kỹ thuật "ẩu": ẩu sắt, ẩu thếp, ẩu đe. Ẩu sắt là cho sắt vụn vào một cái vỏ bọc bằng thép, cho vào lò rồi nung bằng than (than hoa gỗ lim, than đá). Sắt chảy ra thành một khối dài ngắn tuỳ theo ý muốn. Nguyên liệu dùng để ẩu sắt thường được thu nhặt qua các phế thải. Ẩu thép là cho sắt và gang vào lò theo tỷ lệ nhất định để luyện. Thép già hoặc non quá đều không được. Chát lượng sản phẩm phụ thuộc vào khâu này. Còn ẩu đe là cho sắt và gang vào lò nung chảy, đổ vào khuôn tạo thành chiếc đe, kỹ thuật ẩu này dễ hơn hai loại trên:


65968227.jpg



Trước kia, sản phẩm của người thợ rèn ở Lò Rèn và một số nơi nữa gồm lưỡi cày, bừa, cuốc, liềm, hái, dao phát bờ, kéo... đáp ứng cho nhu cầu của dân kinh thành và dân các tỉnh lên Hà Nội mua. Dần dần, nhu cầu xã hội phát triển nhiều mặt hàng sắt, người thợ rèn đã luôn luôn thích ứng, lại không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng và kỹ thuật. Đầu thế kỷ XX, thợ Lò Rèn Hà Nội đã sản xuất bulông theo đơn đặt hàng của công trình xây dựng đường sắt Hà Nội đi Vân Nam và Hà Nội đi Sài Gòn. Rồi tất cả các đồ sắt cho các công trình xây dựng công sở, xây dựng các công trình văn hoá công cộng lớn như cửa sắt hoa, hàng rào, cổng, bản lề... đều được người thợ rèn ở Hà Nội làm ra. Và nhiều mặt hàng công cụ người thợ rèn Hà Nội chế tạo rất đẹp và bền như khoan, kìm, búa, chàng, đục...

Thời kỳ Cách mạng Tháng Tám 1945, Nghiệp đoàn thợ rèn đã được thành lập tại đình Lò Rèn. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các bễ lò rèn vẫn nổi lửa, người thợ vẫn làm ra những dụng cụ thiết yếu cho đời sống của nhân dân, và còn rèn những vật phẩm phục vụ công cuộc kháng chiến trong đó có các loại vũ khí thô sơ như lưỡi lê, kiếm để cung cấp cho quân đội, cho du kích.

Đến năm 1954, tại đình Lò Rèn đã có buổi lễ long trọng thành lập Liên đoàn thợ rèn. Mọi hoạt động của công nhân Liên đoàn thợ rèn đều được tổ chức tại Đình.

Cho đến hôm nay sản phẩm của nghề rèn thủ công Hà Nội vẫn đáp ứng được nhu cầu thị trường trong Hà Nội và một số vùng lân cận, còn nhiều nhà vẫn giữ được nghề truyền thống. Trên một đoạn đường phố Lò Rèn, chỉ dài 128 mét là phố nhỏ thôi mà có đến 20 số nhà là những bễ lò rèn của người quê gốc Hoè Thị! Đó là sắc thái làng nghề thật đặc biệt của Thăng Long trải mấy trăm năm vẫn còn đến hôm nay, vừa có giá trị kinh tế kỹ nghệ, lại mang những giá trị văn hoá lịch sử của Thăng Long - Hà Nội:


3463498_723449206e.jpg



Nguồn: linhtinh, langtang, tổng hợp lại đây để nhớ tới người bạn gái thân thiết xưa nhà ở phố Lò rèn :)
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Dạ thưa bác Đè, bạn gái hồi ấy rèn em vì hồi đó em còn "rắn", giờ nếu gặp không biết có còn muốn rèn em nữa không, bởi giờ em đã ... "mềm" :)

Hà nội qua bản nhạc của Phú Quang:

Em ơi Hà nội phố

Nhạc: Phú Quang
Thơ: Phan Vũ

Em ơi, Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm

Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông

Mùa đông năm ấy
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân
Ta còn em một màu xanh thời gian
Một chiều phai tóc em bay
Chợt nhòa, chợt hiện
Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường

Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói xô nghiêng
Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ



muadong.jpg

ha-noi-mua-thu0.jpg



HaNoi%2520Pho%252001a.jpg


ha_noi_mua_dong.jpg



78451247111200.jpg


IMG_0382.jpg



1218172874_Mua%2520thu%2520hn%2520nho.jpg


hoguom.jpg


Em ơi Hà nội phố qua tiếng hát Khánh Ly:

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=nUz-TBTJFsg[/tube]
 
Last edited by a moderator: