Có thể một số trong chúng ta có hình dung mặc nhiên về sự hoạt động của quạt gió : Rằng gió đập vào mặt cánh , rồi nó bị phân tích lực theo 2 phương như các bài toán Hình học Vecter lớp 11 , một thành phần đẩy quạt ngửa ra sau , thành phần kia theo phương ngang , đẩy cánh quạt quay ,nhưng thực tế không chỉ có vậy , lực xuất hiện trên cánh để đẩy nó di chuyển còn do hiện tượng vật lý được diễn giải ở hình dưới đây :
Lực đó , như đã mô tả ở đoạntr ước , có bản chất giống như lực nâng trên cánh máy bay , do chênh lệch vận ốc lưu chất ở phần trên và dưới ( hoặc bên phải và bên trái ở cánh turin gió ) , nhưng ở đây , nó đẩy cánh quạt về một bên làm dàn chong chóng quay tít , với kiểu thiết kế cánh có biên dạng lưu tuyến , làm việc theo phương xếp dọc hướng gió như trên , lực đẩy lên giàn quạt là thấp nhất , đúng như nnguyện vọng của các nhà thiết kế . Đây là khác biệt hẳn về nguyên tắc làm việc của cánh gió kiểu Nghiệp dư và kiểu Bài bản !
@bác Tập lái : Tất cả các loại cánh bác nêu và cả các loại bác chưa nêu đều được sử dụng trong phong điện , nó tùy thuôc vào :
-Quy mô sử dụng
-Đặc điểm gió
-Khả năng xây tháp
-Loại Turbin và công nghệ chế tạo cơ khí
-Các đặc điểm đòi hỏi khi hòa lưới cục bộ
-Và ...Tiền!
Khi nào sự dụng loại được người ta lực chọn theo các chuẩn sơ lược :
Loại quạt nhanh
Loại quạt chậm
Loại xây Thấp
Loại xây Cao
Công suất thấp cao hay vừa...
...và quan trọng hơn cả là hệ số tính toán quan trọng khi thiết kế từng loại cánh mà giá trị của nó được tra theo các bảng tương tự như dưới đây , ở đây bác thấy nhiều loại cánh với các vùng hiệu suất rất khác biệt ( Thể hiện qua hệ số tính toán đi kèm )
Bởi vậy xài cánh nào là kết quả của hàng loại yếu tố và kết quả tính toán , nếu quan tâm , ta có thể tìm ra vài công thức thú vị nhưng hơi rườm rà . Nhưng dù kiểu nào thì bien dạng cánh cũng phải thỏa điều kiện lưu chất ( Hình cắt ở trên ) . Theo đây , các loại quạt đa cánh , cánh lồng , cánh xoắn , cánh trụ bất luận hướng kính hay hướng trục đều ở nhóm " Thấp bé nhẹ cân " , công suất thấp , loại thực sự dám " Ra gió " thường cao lớn ít cánh , cánh mỏng , có khi chỉ có ...1 cánh mới khiếp !?
Nhắc lại : Cánh quay không phải vì cản gió mà quay , nó quay là do tác động của dòng chảy lên bề mặt nó theo các nguyên tắc vật lý .
Khi quạt quay , mặt sau so với hướng quay có lõm chân không , các lõm này sinh ra đều đặn , tạo ra trong không khí xung quanh luồng dao động chu kỳ , đó là giao động hạ âm , rất khó chịu , như tiếng máy giặt hàng xóm ở chu kỳ vắt , chịu đựng về lâu dài là hóa điên . Hội gia súc có ngưỡng nghe trên và dưới khá hơn người thì không bao giờ bén mảng đén dưới chân quạt gió , trừ con ...Bò ,như một tấm hình mình họa ở phần trước .
Tiếp đây là một công thức tổng quát tính năng lượng gió
Theo đây , năng lượng tỷ lệ bậc hai với đương kính quạt gió và tỷ lệ bậc ba với vận tốc gió , gió tăng 2 lần thì công suất tăng 2x2x2=8 lần. Một hình ảnh cụ thể : Một cụm quạt có đường kính 40 m , áp suất khí quyển trung bình , nhiệt độ 10Độ C ( Càng lạnh khí càng đặc , công suất càng lớn ) , giớ cấp 5 , khoảng 21km/h sẽ cho ra công suất 680KW , tức là ngang với công suất một xe tải phát sinh khi kéo 2,5 Tấn chạy với vận tốc 84km/h hay là một xe con 700kg chạy nhanh 160km/h : Khi gió tăng tốc lên 65km/h ( Giông ) , vận tốc gió tăng lên 3 lần , công suất tăng lên 3x3x3 = 27 lần , tức là hơn 18.000 KW. (~ 18MW)
Việc công suất tăng lên nhanh chóng làm cho bài toán phân bố năng lượng và an toàn thiết bị cũng đau đầu như bài toán tăng cường hiệu suất .
Làm ra một thiết bị sinh điện thật là dễ , đạt được hiệu suất và an toàn mới là thể hiện đẳng cấp "dân chơi Năng Lượng " !
Đã từ lâu ta chưa ngắm nghía vợ mình , cũng như chưa bao giờ quan sát ngôi nhà hay căn hộ ta đang sống , ở các Balkon lộng gió ( Ví dụ PMH ), hành lang , giếng trời gió rút ở các chung cư ( Ví dụ Ngô Tất Tố ) hay mái nhà lồng lộng bên bờ kênh ( Ví dụ Nhiêu Lộc ) , bên dòng sông( Ví dụ Sài Gòn) , ở đó mỗi ngày mối giờ có hàng chục hay trăm Kilowat x Giờ điện năng hữu dụng bay qua gió .
Làm gì đi chứ !